Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012 0 nhận xét

Bài 19


HÌNH THỂ ĐẤT TRONG BÁT TRẠCH LẠC VIỆT
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:
I. HÌNH THỂ
Phàm trạch cơ tối kị tham đa chí hữu dinh khuyết.
Lược dịch: Nhà cửa tối kỵ chỗ đầy, chỗ lõm.
Bát trạch Lạc Việt cũng xác định điều này và quan niệm rằng:
Khi phân cung, phương vị nhà thì phương vị nào khuyết hãm sẽ xấu cho phương vị đó. Thí dụ:
Khuyết cung Sinh Khí thì sức khỏe tổn hại. Nhưng với 4 phương vị xấu bị khuyết thì sự hung họa do tính chất phương vị đó giảm nhiều. Đó cũng là lý do tại sao nhà hình chữ L bị coi là xấu vì trung cung thường bị khuyết hãm.
Kinh văn:
Ốc thiểu nhơn đa vị nhơn khắc trạch kiết, trạch đa nhơn thiểu vi trạch thắng nhơn, hung.
Lược dịch: Đất chật, người đông, nhân thắng trạch. Tốt.
Đất rộng, người thưa, trạch thắng người. Hung.
Bát trạch Lạc Việt cũng thống nhất với kệt luận này. Nhưng lý giải như sau:
Người đông chứng tỏ sinh khí tụ, trạch vượng. Người thưa chứng tỏ sinh khí tán. Tuy nhiên, quý nhất là hài hòa giữa nhu cầu không gian tồn tại, không quá chật và quá rộng. Mọi cái đều phải cân đối, mọi sự thái quá đều bất cập.
II. QUYẾT VĂN
1) Càn trạch ốc cơ (nền nhà) nhược khuyết Ly, Trung phòng (con giữa) hửu nữ âm vô nghi.
Ld: Nhà trạch Càn, khuyết phương Ly. Thứ nữ vô nghĩa.


2) Khảm trạch ốc cơ nhược khuyết Tốn(*), trưởng phòng (con lớn) đã tử (chết) thiếu niên nhơn (chết nhỏ)
Ld: Nhà trạch Khảm. khuyết phương Tốn, Con gái lớn chết yểu.



3) Cấn trạch ốc cơ nhược khuyết Khôn, Trưởng phòng vô tử (không con lớn) thì nhơn gian.
Ld: Nhà trạch Cấn, khuyết phương Khôn, vợ lớn không con.



4) Chấn trạch cơ chỉ (bìa thềm) nhược khuyết Càn, Trưởng phòng di phúc (để bụng) bất tu ngôn.
Ld: Nhà Chấn trạch, khuyết cung Càn. Trưởng nam khó tính không thể nói.

5) Tốn trạch cơ chỉ nhược khuyết Chấn. Trưởng phòng nhứt định yểu vô nhơn (Yếu cả).
Ld: Nhà trạch Tốn khuyết phương Chấn. Trưởng nam sức khỏe rất kém.

6) Lỵ trạch cơ chỉ nhược khuyết Càn. Trưởng phòng tử (Không con) bất đãi ngôn.
Ld: Nhà trạch Ly khuyết Càn. Con trưởng không con.

7) Khôn trạch cơ chỉ nhược khuyết Cấn. Trung phòng yểu tử thiếu niên nhơn.
Ld: Trạch Khôn khuyết phương Cấn. Thứ nam chết hồi còn nhỏ.

8) Đoài trạch cơ chỉ khuyết vô cùng, (lỏm khắp chổ), chủ phòng tiêu diệt nhứt tràng không.
Nhà trạch Đoài, nền nhà khuyết lõm, chung quanh diện tích không bằng phẳng. Chủ nhà phút chốc trắng tay(?).

III. HỰU VÂN

Khảm trạch cơ chỉ nhược dinh Càn (dinh là đầy), Lảo Ông hoa tửu bất tu ngôn. (Ông sa đấm tửu sắc).
Có sách viết:
Nhà trạch Khảm, phương Càn nhô cao, đầy đặn. Chủ nhà tửu sắc vô độ.



Anh chị em thân mến.

Qua phần trích dẫn ở sách Bát trạch Minh Cảnh trên, chúng ta thấy rằng:
Những yếu tố không nhất quán và hoàn chỉnh. Tuy nhiên, chúng ta nhận xét thấy rằng:
Nếu xét các cung Đông trạch (Câu 4 - 6) thì dù khuyết cung Tây trạch là cung Càn đều bất lợi.
Bởi vậy, Bát trạch Lạc Việt quan niệm rằng:


1 - Cung Càn không thể khuyết lõm về hình thể khi phân cung nói chung. Vì Càn ở Hậu Thiên là phương chủ sinh ra các cung khác. Nhà nào cung Càn khuyết lõm đều khắc hại gia chủ. Kể cà khuyết lõm do đào hầm, hố cũng nên hạn chế tránh cung Càn - Khôn.
2 - Với trạch nhà Tây - hoặc Đông cung - mà khuyết các phương Tây hoặc Đông cung đều bất lợi.


Bát trạch Lạc Việt quan niệm rằng:

Phàm thiết kế nhà ở .
A) Người Tây cung khuyết phương Tây trạch, khuyết cung nào xấu cung đó.
Thí dụ: Khuyết 
Thiên Y - Tài lộc , may mắn giảm. Nếu Thiên Y là phương Càn thì cha dễ tổn hại.
Ngược lại, người Đông cung khuyết phương Đông trạch . Xấu.
B ) Người Tây Cung đầy phương Đông trạch thì đầy cung nào xấu cung đó....và ngược lại.
Thí dụ: Như trạch Khảm đầy cung Càn, theo hình minh họa trên .
C) Nhưng phương đầy, khuyết liên quan đến Bát quái, như:
Càn = Cha; Khôn = Mẹ, Chấn = Trường Nam; Tốn = Trưởng Nữ; Đoài = Thiều Nữ; Ly = Trung Nữ; Khảm = Trung Nam; Cấn = Thiếu Nam sẽ liên hệ xấu tốt với thành phần đó trong gia đình.
Ý NGHĨA 24 SƠN HƯỚNG 
Và Qui Luật phân 24 sơn Hướng Trong Bát Trạch Lạc Việt

Anh chị em cũng biết rằng: Cùng một phương trong Bát trạch, nhưng lại chia làm 3 sơn khác nhau. Mỗi sơn quản 15 độ lại có tính chất khác nhau về tính tốt xấu. Trong Bát trạch, tổng có 24 sơn hướng và người ta lần lượt đặt tên và định tính cho 24 sơn hướng như sau:

I - Ý NGHĨA 24 SƠN TRONG BÁT TRẠCH MINH CẢNH:

1.PHƯỚC ĐỨC

(Kiết o)
Phước đức khai môn đại kiết xương, niên niên tấn hữu đắc điền viên. Chủ tăng điền địa kim ngân khí. Hựu sanh quý tử bất tầm thường.
Thủ vị an Môn đại cát chi triêu. Chủ: tấn ngưu mã, lục…. cốc vượng tướng, hữu tấn đông phương Giáp âm …..khiếc thơ, kim ngân đồng thiếc hoạnh tài. Ứng 3 niên nội tấn nhơn khẩu, sanh quý tử, đa thăng gian chức, tấn sản nghiệp bà sự kiết.
Diễn nghĩa:
Mở cửa ngay sơn này thì rất ư là tốt. Nhiều năm tăng tiến về điền sản. Gia chủ cũng vượng phát tiền vàng, kim ngân, trân bảo. Lại còn thêm sanh con quý tử, không phải là hạng tầm thường đâu. đượ cửa hướng này tức nhiên gia súc, trâu bò, ngũ cốc, lúa gạo...phát triển và dồi dào, trồng trọt, chăn nuôi thuận lợi, vàng bạc đột nhiên khởi phát. Lợi cho người nữ về ở nhà này thì sau 3 năm liền sanh quý tử, người trong nhà cũng tốt về đường thăng quan tiến chức.



2. ÔN HOÀNG
(Hung •)
Ôn hoàng chi vị mạc khai môn 3 niên 5 tải nhiểm thới ôn. Cánh hữu ngoại nhơn lai tự ải; Nữ nhơn sanh sãn mạng nan thồn. Thử vị an môn chiêu thời khí, ma đậu, lợi tật, đại tiểu khẩu sanh bạo bệnh, lạc thủy, xà trương, thủy hỏa lôi thương chi ách, nữ nhơn sảng ách, phi hoành, tảo hình, ngoại nhơn tự ải, quan sự, thối tài phá hao bất lợi.

Diễn nghĩa:
Hướng Ôn Hoàng là hướng mạc, suy; mở cửa hướng này thì sau 3 năm người trong nhà mắc bệnh sốt rét, dịch ôn. Người họ hàng xa (không biết là bao xa?) có người chết vì tự vẫn. Người nữ sanh sản khó khăn, khó mà an toàn tính mạng. Lập cửa hướng này thì người trong nhà mắc bệnh thời khí, bệnh đậu mùa, người lớn trẻ con đều dể sanh bệnh, té nước, bị thú cắn, bệnh liên quan nước lửa, người nữ sanh sản dể gặp nguy nan; bên ngoài có người tự vẫn, dính liếu đến chuyện hình sự, thưa kiện tài sản thất thoát, quả là không lợi.

3: TẤN TÀI
(Kiết o)
Tấn tài chi vị thị tài tinh, Tại thiên an môn bá sự thành. Lục súc điền viên nhơn khẩu vượng. Đa quan tấn tước hữu thành danh.
Thử vị an môn tấn tài cốc, thiêm nhơn khẩu, 4 phương điền trạch khiếc thơ, da quan tấn bửu, ngưu mã điền trang hương nhơn ký vật, kiết Triệu.
Diễn nghĩa:
Tấn Tài đích thị là sao "Tài". Lập cửa hướng này thì trăm việc thành công. Vật nuôi, điền sản, nhân sự trong nhà đều vượng phát và tăng tiến. Thăng quan tiến chức lại thành danh. Lập cửa ngay hướng thì tiền tài, lúa gạo, nhân đinh càng thêm đông. Điền sản rộng rãi bốn phương trời, tài lộc tới ào ào, trâu bò, điền sản thêm phú phát, tốt lành.
4.TRƯỜNG BỆNH
(Hung •)
Trường bệnh chi vị tật bệnh truong, Thử vị an môn lập kiến hung. Gia Trưởng hộ đỉnh mục tật hoạn, thiếu niên bạo tử lao ngục trung.
Thử vị an môn gia Trưởng thủ túc bất nhân, nhản manh, tâm thống nhơn khẩu, tật ách, thiếu niên tử tôn bạo tốt, khẩu thiệt quan phi bại tài, gia tài cân liêng, ngoại nhơn thảm hại, nhơn khẩu bất an.
Diễn nghĩa:
Trường Bệnh là bệnh dai dẵn. Lập cửa hướng này là xấu. Người trên hay con trưởng bị bệnh, bị tật ở mắt, người trẻ bạo ngược hoặc bị ngục tù. Lập cửa hướng này thì người trên hay con trưởng mang tính bất nhân, gian manh, người trong nhà tâm trang khốn khổ, bệnh tật, con cháu ngang ngược, vạ miệng vạ lây, liên quan luật pháp, tiền bạc tổn tán, gia tài tán tận, người ngoài thảm hại, gia đình bất an.

5. TỐ TỤNG
(Hung •)
Tố tụng chi phương đáng bất thường. An môn chiêu họa nặc phi ương. Điền viên tài vật âm nhơn hoai. Thời tao khẩu thiệt nảo nhơn trường.
Thử vị an môn tranh quang sản nghiệp, phi tài hoành hoai, phá bại lục súc, đền tàm bất lợi, tiểu nhân tà bại, hao tán bất an.

Diễn nghĩa:

Tố Tụng là một phương đáng thật bất thường. Lập cửa thì rước họa vào nhà ngay. điền sản, nhà cửa bị người nữ phá hoại. Gây nhiều chuyện khẩu thiệt, gia đạo khốn khổ não nề. Lập cửa tại hướng trong nhà sẽ có người tranh giành tài sản, tiền tài tiêu hoại, vật nuôi tiên tán tùng, tiểu nhân làm hai, người nhà không yên.


6.QUAN TƯỚC
(Kiết o)
An môn quan tước tối cao cường. Sỉ quan cao quyền nhập đế hương. Thứ nhơn đền địa tiền tài vượng Thiên bang kiết khánh tổng tương đương.
Thử vị an môn đa quan tấn tước, tăng thêm nhơn khẩu, hướng thiện phát đạt. Thứ nhơn điền tàm, lục súc đa bội, nhơn tài đại vượng.

Diễn nghĩa:
Lập cửa sơn Quan Tước là cực kỳ tốt. Quan nhỏ được thăng quan lên quan to. Người bình thường hạn được trời ban phúc mà điền sản, tiền tài phát đạt như kẻ đại gia. Lập cửa tại hướng thì thăng quan, tăng nhân khẩu, tâm hướng thiện. Người bình thường cũng giầu có điền sản, vật nuội gia tăng, nhân khẩu sinh sôi.
7. QUAN QUÝ
(Kiết o)
Quan quý vị thượng hảo an môn. Định chủ danh vang vị tước tôn. Điền địa thử tài nhơn khẩu vượng. Kim ngân tài vật bất tu luận.
Thử vị an môn sanh quý tử, sỉ vị cao thiên, tấn điền trạch, khiếc thơ, lục súc hoạnh tài tệ bạch điền tàm phát phước.

Diễn nghĩa:
Quan Quý là hướng tuyệt vời để làm cửa nhà. Gia chủ sẽ vang danh, nhanh có quyền chức. Vàng bạc, của cải nhiều khỏi phải bàn. Lập cửa tại hướng sinh quý tử, có uy với đời, giầu có điền sản, vật nuôi tăng trưởng,




8.TỰ ẢI
(Hung •)
Tự ải vị thường bất tương đương, an môn lập kiến hữu tai ương. Đao binh hoàng họa tảo hoành sự. Ly hương tự ải nữ nhơn thương.
Thử vị an môn tự ải, lạc thủy tổn nhơn, quan sự phá hao, nam ly hương nữ sảng ách, lục súc hoá tài bất lợi.

Diễn nghĩa:
Tự Ải là hướng bất thường, xấu. làm cửa thì gặp tai ương ngay. Họa binh đao, chiến tranh loạn lạc. Người nữ bỏ quê hương mà đi biệt xứ hoặc tự tử. Mở cửa hướng này có người tự vẫn, chết đuối, đường quan nghiệp bị phá bại, nam thì bỏ xứ, nữ thì dể gặp tai nạn trong khi sinh sản, vật nuôi khánh tận, bại hao.


9.VƯỢNG TRANG

(Kiết o)
Vượng trang an môn tối kiết lợi. Tấn tài, tấn bửu cập điền trang.
Bắc nhơn thủy âm nhơn tấn khiếc. Đại hoạch tàm tơ lợi thắng thường.
Thử vị an môn tấn điền địa, lương nhơn sản nghiệp chiêu thử phương, phụ nhơn điền địa khiếc thơ hoạnh tài, tấn nhơn, khẩu phát bổn mạng nhơn.

Diễn nghĩa
Lập cửa hướng Vược trang là đại kiết. Tiền tài, điền sản, của quý tiến tới. Người trên kẻ dưới đều tốt lành, gặp điều lợi bất ngờ. Lập cửa thì điền sản tăng, sản nghiệp phát triển, điền địa phì nhiêu, tăng nhân khẩu.



10.HƯNG PHƯỚC
(Kiết o)
Hưng phước an môn thọ mạng trường. Niên niên tứ quý thiểu tai ương. Sỉ nhơn tấn chức đa quan lộc; Thứ nhơn phát phước tấn điền trang.
Thử vị an môn phước thọ miêng trường, nhơn khẩu bình an, nam thanh nữ khiếc, sỉ nhơn tấn quyền, thứ nhơn phát phước, lục súc đại vượng, xuất nhập trung hiếu.

Diễn nghĩa:
Mở cửa hướng này thì người nhà thọ mạng lâu dài, bốn mùa ít gặp tai ương, thăng quan tiến chức nhiều tài lộc; người thường cũng phát phước, rộng điền trang.
Lập cửa hướng này thì sống thọ dài lâu, người nhà bình an, nam nữ tốt lành, kẻ làm quan thăng quan, người bình thường cũng có phước, vật nuôi cực phát, mọi sự vẹn toàn.


11. PHÁP TRƯỜNG

(Hung •)
Pháp trường vị thượng đại hung ương. Nhược an thử vị thọ thương trường. Phi tai lao ngục Phi đa sảo. Lưj đồ phát phối xuất tha hương.
Thử vị an môn, chủ: Tào bất minh, nhơn mạng quang tư, lưu đồ tha hương, phụ nhơn câu liêng bất lợi.

Diễn nghĩa:
Đây là hướng đại hung. Nếu mở cửa hướng này thì chịu nhiều thương tổn trong trường đời. có khi chịu ngục tù. Đến cả tôi tớ cũng mang họa lư đày biệt xứ.



12. ĐIÊN CUỒNG
(Hung •)
Điên cuồng chi vị bất khả khoá, sanh ly tử biệt cập điên tà. Đoạn địa tiêu thối nhơn khẩu bại, Thủy Hỏa ôn hoàng tuyệt diệt gia.
Thử vị an môn, chủ nhân phong tà, đảm loạn, nữ nhơn sảng ách, nam tửu, nữ sắc thiếu niên bạo tốt, phụ nam tử bắc, nhơn khẩu bất an, tài vật hao tán.

Diễn nghĩa:
Mở cửa hướng Điên Cuồng thì không thoát khỏi họa, sống chia lỳ chết mất biệt, hoặc bệnh điên tà. Đất đai nhân khẩu đều lụm bại. Nạn thủy hỏa tai ương phá diệt cửa nhà.
Lập cửa, chủ nhân bị bệnh phong tà, dâm loạn, người nữ gặp họa trong lúc sinh,đàn ông rượu chè, đàn bà vô độ, người trẻ bạo ngược, cha con xa lìa, người nha bất an, tiền tài của cải đội nón ra đi.


13.KHẨU THIỆT

(Hung •)
Khẩu thiệt an môn tối bất tường, thường chiêu vô hảnh hoạnh tai ương. Phu thê tương tiếng nhựt trực hửu. Vô đoan huynh đệ đấu tranh cường.
Thử vị an môn: Khẩu thiệt bất ly, quang phi thường hửu, ngổ nghịch bất hiếu, tức phụ (vợ) trị ô, lục súc vô thâu, phàm sự bất lợi.


Diễn nghĩa:

Lập cửa hướng Khẩu Thiệt thiệt là bất lành, tự dưng hay bị tai ương. Vợ chồng chửi nhau như chó với mèo. Anh em đoản hậu đấu đá nhau như thù.
Lập cửa ở hướng này, mạnh vạ khẩu thị phi, quan lộc cũng bại, con cái ngổ nghịch bất hiếu, vợ nhà chả ra gì, vật nuôi hao tổn, chả ra tích sự gì.


14. VƯỢNG TÂM
( Kiết o)
Vượng tàm vị thượng bảo tu phương, thử vị an lai gia đạo xương. Lục súc tàm tơ giai đại lợi. Toạ thâu mể cốc mảng tương thương.
Thử vị an môn đại vượng điền sản, tài bạch thắng thuờng tăng thiêm tử tôn, can kiệm hảo thiện. Hỏa mạng nhơn khởi da tàm tơ bội vượng.


Diễn nghĩa:

Hướng thượng hảo. Gia đạo an lành, vật nuội lợi lớn. Chỉ ngồi mà thu lúa gạo vào đến mỏi tay chưa thôi. Lập cửa, phát lớn về điền sản, tiền tài không những tăng hơn mà con cái thêm đùm đề, cần kiệm và tốt lành. Người mạng Hỏa thì chăn nuôi tằm rất vượng phát.


15. TẤN ĐIỀN
(Kiết o)
Tấn điền vị thượng phước miên miên, thuờng chiêu tài bửu tử tôn hiền. Cánh hữu ngoại nhơn lai ký vật, kim ngân tài bạch phú điền viên.
Thử vị an môn chiêu điền sản, khiếc thơ, xuất nhập thân hiền lạc thiện. Bổn mạng ký vật phát đạt, lục súc đa bội.

Diễn nghĩa:
Mở cửa hướng Tấn Điền thì phúc liên tục đến, thường của cải phát đạt, con cái ngoan hiền. Người họ xa cũng phát phú quý kim ngân, tài lộc điền sản. Lập cửa tại hướng là kiếm được nhiều điền sản, đủ đầy. Tài của bội thu, vật nuội phát triển.


16. KHỐC KHẤP
(Hung •)
Khốc khấp chi vị bất khả khai, niên niên tai họa đáo gia lai; Uổng tữ thiếu vong nam tốn nữ; bị để lưu lụy viết đinh tai.
Thử vị an môn thường khốc thinh, ôn dịch đổng thống đậu lợi, ma chẩn, nam nữ thiếu vong, âm nhơn đa bệnh, phá hại tiền tài lục súc bất lợi.

Diễn nghĩa:
Khốc Khấp thì không nên lập cửa, tai họa luôn luôn ập đến; Con chết non, nam nữ chết trẻ, nhân sự gặp nhiều bi lụy. Lập cửa thường bị khốn khổ, dể bị bệnh dịch ôn, đậu mùa, nam nữ chết yểu, người nữ bệnh nhiều, tài tiền, vật nuôi đều bại hoại.


17. CÔ QUẢ

(Hung •)
Cô quả chi phương tai đại hung, tu chi quả phụ toạ đường trung. Lục súc điền tàm củ tổn bại; Cánh liêm nhơn táng tẩu tây đông.
Thử vị an môn, quả phụ vô ỷ, tẩu xuất tha hương, phá gia hao tàng, lục súc bất lợi.

Diễn nghĩa:
Hướng đại hung, nhà sẽ có người góa chồng. Vật nuôi tổn hại; người họ cũng tha phương. Lập cửa tại hướng, quả phụ chẳng còn ai dựa dẫm, bỏ xứ mà đi, gia đình lụm bại, vật nuôi kiệt huệ.




18. VINH PHÚ
(Kiết o)
Vinh phú vị thượng tối kham tu, An môn đương đích vượng nhơn châu. Phát tích gia đình vô tai họa, Phú quí vinh huê sự tối thâu.
Thữ vị an môn dinh thiên đa chuyển, điền tàm vượng tưởng, tài bạch bội thâu, lục súc thắng thường. Hỏa mạng phát vượng.

Diễn nghĩa:
Vinh Phú là hướng rất tốt cho việc mở cửa, mọi vật, mọi người tụ về. gia đình không tai họa. Phú quý vinh hoa cùng cực. Lập cửa thì có nhiều thay đổ tốt, ruộng tằm phát vượng, tài lộc bội thu, vật nuôi nhiều lắm. Người mạng Hỏa thì rất vượng.

19. THIẾU VONG
(Hung •)
Thiếu vong chi vị bất khả đàm, nhứt niên chi nội khốc thinh quê. Háo tửu âm nhơn tự ải tữ; Lôi môn thương tử (con)tử (chết) thiên khê.
Thử vị an môn tổn tiểu khẩu, chiêu thệ uổng tử, đầu hà tự ải, âm nhơn đa bệnh, Tửu sắc phá gia.

Diễn nghĩa:
Hướng Thiếu Vong thì khỏi nói, chỉ một năm thôi thì trong nhà có tiếng khóc, người nữ bê tha rượu mà tự tử, con cái chết yểu. Lập cửa tại đây thì có người chết trẻ, vợ chết, có người nhảy sông tự tử, người nhà mê tửu sắc mà phá bại cửa nhà.




20.XƯƠNG DÂM
(Hung •)
Xương dâm chi vị bất kham tu, tu chi dâm loạn sự vô hưu. Thất nữ hoài thai tùy nhập định: Nhứt gia đại tiểu bất tri tu. Thử vị an môn, Nam tửu nữ sắc, xương dâm vô sỷ, tối hoại gia phong, phụ nhơn nhủ loạn, lục lúc bất thâu, thất nữ hoài thai.

Diễn nghĩa:
Hướng Xương Dâm thì không thể làm cửa, trong nhà có người dâm loạn, người nữ bị sảy thai, kẻ lớn người nhỏ chẳng được đàng hoàng. Mở cửa tại hướng, nam nữ tửu sắc vô độ, dâm loạn không biết liêm dĩ, bại hoại gia phong, cha con loạn cào cào, vật nuôi thất thu, nữ nhân dể bị sảy thai.


21. THÂN HỒN

(Kiết o)
Thân hôn vị thượng hảo tu phương, tu chi thân việc chúng hiền lương. Đương thời lai vảng đa kiết khánh; kim ngân tài bửu mãng dinh thương.
Thử vị an môn chiêu tài tấn nhơn khẩu, lục súc đại vượng. Hỏa mệnh nhơn phát đạt.

Diễn nghĩa:
Thân Hôn là hướng tuyệt tốt, người trong gia đình hiền lương, đi về đều mang lại điều tốt lành, của cải vàng bạc đầy nhà. Lập cửa tại hướng tiền tài đưa tới, tăng vượng nhân khẩu, vật nuội rất tăng triển, ngường mạng hỏa hợp lắm, phát đạt.



22. HOAN LẠC
(Kiết o)
Hoan lạc môn tu cánh tấn tài, thường hữu vi âm nhơn tống lai. Điền tâm lục súc giai hưng vượng; Phật phước thỉnh danh thọ tợ lôi.
Thử vị an môn chiêu nam phương môn hộ, ngân tiền tệ bạch, lục súc hưng vượng. Aâm nhơn tống bạch, thủy mạng nhơn phát đạt.

Diễn nghĩa:
Mở cửa hướng Hoan Lạc là tiền tài đưa tới, lợi cho người nữ. Điền sản, vật nuôi gia tăng. Nhanh phát phước, phát công danh. Người mạng thủy rất phát.

23. TUYỆT BẠI
(Hung *)
Tuyệt bại chí phương bất khả tù, Tu chi lịch lạc bất kham sầu. Nhơn đinh tổn việc vô tông chiếc. Phụ tử đông tây các tự cầu. (cha con mỗi người 1 nơi ai làm nấy ăn.)
Thử vị an môn phá bại gia tài, tảo hoàng hạo tốt (chết ngang) tự ải, lạc thủy, phong hỏa thủy ách bất lợi.

Diễn nghĩa:
Tuyệt Bại là hướng không thể dùng lập môn. Dù có là người đường hoàn thanh cao cũng không chịu nổi sầu khổ. Người nhà chả làm được tích sự gì. Cha con mổi người mổi nơi, ai làm nấy ăn. Lập cửa tại hướng là phái bại gia tài, chết đột ngột, té sông, bị tại nạn nước lửa.
24. VƯỢNG TÀI
(Kiết o)
Vượng tài môn thượng yếu quân tri, Phú quý lủng thương nhậm phát uy Hiếu đạo nhơn đinh gia nghiệp thắng. Nhứt sanh phong hậu thọ my tề.
Thử vị an môn tấn thương, âm nhơn tài vật thỏa, hựu vinh thọ. Hỏa mạng nhơn phát đạt.

Diễn nghĩa:
Hướng vượng Tài là hướng quan trọng, kẻ trí phải rỏ hướng này, phú quý ngầm phát uy, người trong nhà có lòng hiếu đạo, cơ nghiệp gia đạo tề my, an ổn. Lập cửa hướng này gia đình tấn tới, người trên kẻ dưới của cải đủ đầy, sống thọ dài lâu. Người mạng hỏa rất phát đạt.

Anh chị em lưu ý:

Tính chất của sơn trong cung hướng chỉ có ý nghĩa phân biệt sự tốt xấu so với tính chất với sơn khác trong chính cung đó. Không có ý nghĩa vì sơn xấu mà cung đó là xấu.
Thí dụ:
Người mang Càn được hướng Đông Nam là Phước Đức dù gặp sơn xấu nhưng không có nghĩa là phạm cung hướng Tuyệt Mạng nhưng gặp sơn tốt sẽ tốt hơn. Tính chất của ba sơn trong cung hướng chỉ là những phần tử trong một tập hợp. Tập hợp tốt là yếu tố căn bản. Gặp hướng tốt, lại được sơn tốt là tốt nhất.
Trong hoàn cảnh kiến trúc hiện đại, những ngôi gia thường đã định hướng trước, lúc đó ta có thể chọn hướng để mua nhà, cất nhà. Sau đó mới xét đến sơn để điều chỉnh hướng bếp thích hợp.
II - PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ SƠN HƯỚNG TRONG BÁT TRẠCH MINH CẢNH
Qui luật phân bổ 24 sơn theo định danh trong Bát trạch như trên, có phương pháp của nó. Trước khi anh chi em tìm hiểu qui luật phân bố 24 sơn theo Bát trạch Lạc Việt, chúng ta nghiên cứu bản văn sau đây trong cuốn Bát Trạch Minh Cảnh có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán.

II - 1: Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:
MÔN LẦU NGỌC BỐI KINH
* Càn (*) Hợi Tuất sơn tùng “Tị" khởi,
* Khảm Quý Nhâm địa hướng “Thân” cầu.
* Đoài Canh Tân vị phòng “Xà” tẩu.
* Khôn Mùi Thân sơn “Giáp” thượng tầm.
* Ly Bính Đinh vị thị “Hổ” đầu,
* Tốn Tị Long thân “Hầu” vi thủ.
* Sửu Cấn Dần sơn phùng “Hợi” vị;
* Chấn Mão Ất vị hứơng “Trư” Du.
Bát quái Trường sanh khởi phước đức,
Vô nghĩa chi nhơn bất khã cầu.
(Người vô nghĩa khó cầu mong)

GIẢI CÂU 1: 
Càn Hợi Tuất sơn tùng “Tỵ” khởi. Nhà trạch Ly thuộc Càn Hợi và Tuất sơn khởi "Phước đức" tại “Tỵ” sơn thuận mỗi sơn 1 vị đến tại cửa ngỏ ngừng lại xem được kiết hung. 24 vị ghi số thứ tự, biết cửa ngỏ vị nào số mấy xem bài giải số đó từ trương này để định vị trường sanh bát quái.
Lần lượt là: 
[/left]
1. Phước đức; 2. Ôn hoàng; 3. Tấn tài; 4. Trường bệnh; 5. Tố tụng; 6. Quan tước; 7. Quan quý; 8. Tự ải; 9. Vượng trang;
10. Hưng phước; 11. Pháp trường; 12. Điên cuồng; 13. Khẩu thiệt; 14. Vượng tâm; 15. Tấn điền; 16. Khốc khấp; 17. Cô quả; 18. Vinh phú; 19. Thiếu vong; 20. Xương dâm; 21. Thân hôn; 22. Hoan lạc; 23. Bại tuyệt; 24. Vương tài.

LƯU Ý: 
Các bộ Bát trạch Minh Cảnh khởi Phước đức đúng nhau ở 3 cung Càn Khảm Cấn mà thôi ,còn 5 trạch nọ khác nhau, nên soạn giả an theo bài của "Môn Lầu Ngọc Bối kinh" trên đây.

Bây giờ chúng ta sắp xếp lại thứ tự bài phú trên theo 8 cung bắt đầu từ Càn để quán xét:

1)
 Tuất Càn Hợi sơn tùng “Tị" khởi,
2)
 Nhâm Tý Quý địa hướng “Thân” cầu.
3)
 Sửu Cấn Dần sơn phùng “Hợi” vị.
4) 
Giáp Mão Ất vị hướng “Trư” du.
5) 
Thìn Tốn Tỵ thân "Hầu" vi thủ.
6) 
Bính Ngọ Đinh vị thị “Hổ” đầu.
7)
 Mùi Khôn Thân sơn “Giáp” thượng tầm.
8) 
Canh Dậu Tân vị phòng “Xà” tẩu,

Bài phú trên cho biết phương pháp khởi sơn Phúc Đức so với sơn tọa của nhà, theo Bát trạch Minh Cảnh có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán.
Thí dụ:
Hướng Nhà thuộc Khảm (Bắc) thì tọa (Sau lưng nhà) của căn nhà là Nam (Ly), có ba sơn là: 
Bính Ngọ Đinh.
Bính Ngọ Đinh thị vị "Hổ " đầu.
Tức là với vị trí tọa nằm một trong ba sơn là "Bính Ngọ Đinh " thì sơn "Phúc Đức" khởi từ sơn "Dần" (Hổ). Xin xem hình minh họa dưới đây:

Sau đó, thuận theo chiều kim đồng hồ, mỗi sơn an một vị thuận tự là:
1) Phúc Đức ; 2) Ôn Hoàng .....cho đến hết 24 sơn.
Như vậy, qua bài phú trên, anh chị em cũng nhận thấy: Sách Bát trạch Minh Cảnh có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán không mang tính qui luật và tạp loạn. Chính nhà biên soan Thái Kim Oanh cũng phải viết:
Trích:
Nội dung trích dẫn
LƯU Ý:
Các bộ Bát trạch Minh Cảnh khởi phước đức đúng (như) nhau (ở) 3 cung Càn Khảm Cấn mà thôi còn 5 trạch nọ khác nhau, nên soạn giả an theo bài của "Môn lầu Ngọc Bối kinh" trên đây.


Nhưng ngay cả phương pháp an theo sách "Môn Lầu Ngọc Bối kinh" cũng không hề có tính quy luật và rất tạp loạn.
Tôi phân tích để anh chị em nhận thấy tính tạp loạn của sách "Ngọc Bối Kinh" mà tác giả Thái kinh Oanh chép lại, như sau:
1 - Anh chị em cũng nhận thấy rằng các danh từ như: "Hổ, Xà, Trư, Hầu" thực chất là cách gọi khác của Dần, Tỵ, Hợi và Thân là tên 12 con giáp Địa chi mà các câu trước nói đến. Nhưng trong đó lại nảy ra một anh Thiên Can là "Giáp":

"7) Mùi Khôn Thân sơn “Giáp” thượng tầm" (?).

Anh chị em nghiên cứu hoặc hành nghề có thể mua cuốn Bát trạch minh cảnh về tham khảo. Cũng qua đó anh chị em cũng nhận thấy rằng tính tam sao thất bản và thiếu nhất quán trong quá trình Hán hóa nền văn minh Lạc Việt trải hàng ngàn năm.
Nhưng Bát trạch Lạc Việt khởi Phúc Đức hoàn toàn mang tính qui luật, nhất quán và hợp lý trên cơ sở nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ", khi hiệu chỉnh lại sai lầm này.


III - QUI LUẬT PHÂN BỐ 24 SƠN THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

[left]
Anh chị em thân mến . 
Để dễ nhớ, tôi viết lại bài phú trên theo cách an sơn của Bát trạch Lạc Việt. Sự khác biệt so với sách Tàu ghi trong ngoặc, bên cạnh.

Bát Trạch Lạc Việt an sơn phú
1) Tuất Càn Hợi sơn tùng “ Thân" khởi, (Sách Tàu: Tỵ)
2) Nhâm Tý Quý địa hướng “Thân” cầu.
3) [color="#008000"]Sửu Cấn Dần
 sơn phùng “Hợi” vị;
4) Giáp Mão Ất vị hướng “Trư” du.
5) 
Thìn Khôn Tỵ thân " Dần" vi thủ.(Sách Tàu: Hầu/ Thân) 
6) 
Bính Ngọ Đinh vị thị “Hổ” đầu,
7) 
[color="#ff8c00"]Mùi Tốn Thân sơn “ Tỵ" thượng tầm.(Sách Tàu: Giáp)
8) 
Canh Dậu Tân vị phòng “Xà” tẩu, 
Dưới đây là 8 hình minh họa cho việc an 24 sơn theo Bát trạch Lạc Việt.
1) Tuất Càn Hợi sơn tùng “ Thân" khởi

2) Nhâm Tý Quý địa hướng “Thân” cầu

3) Sửu Cấn Dần sơn phùng “Hợi” vị

4) Giáp Mão Ất vị hướng “Trư” du

5) Thìn Khôn Tỵ thân " Dần" vi thủ

6) Bính Ngọ Đinh vị thị “Hổ” đầu

7) Mùi Tốn Thân sơn “ Tỵ" thượng tầm


8) Canh Dậu Tân vị phòng “Xà” tẩu


Anh chị em thân mến.
Qua tính quy luật của việc phân bố 24 sơn trong Bát trạch Lạc Việt, chúng ta lại càng nhận thấy tính quy luật của việc đối chỗ Tốn Khôn trong Hậu Thiên Lạc Việt so với Hậu Thiên Văn Vương. Tính quy luật này cho ta thấy rằng: Những cặp cùng hành trên Hà Đồ - thí dụ như: Cặp cùng hành Thủy

1) Tuất Càn Hợi sơn tùng “ Thân" khởi, (Sách Tàu: Tỵ)
2) Nhâm Tý Quý địa hướng “Thân” cầu.


Như vậy, theo Bát trạch Lạc Việt thì các cặp cùng hành sẽ an Phúc Đức từ cung tương sinh ra nó. Trong ví dụ trên - Cặp cùng hành Thủy - Phúc đức xuất phát từ cung Thân Kim, chính là cung tương sinh ra nó. Từ đó anh chị em suy ra các cặp cùng hành khác.


Anh chị em lưu ý rằng: 

Những điều tôi truyền đạt lại với anh chị em - dù rất kỹ - những cũng là những kiến thức căn bản mở rộng đến chi tiết ứng dụng. Nhưng chưa phải đã tập hợp được hết những sách vở và kiến thức về Phong thủy do tiền nhân để lại. Nên sau này anh chị em cần xem rộng các sách, sưu tầm tài liệu, chiêu thức còn lưu truyền trong dân gian để bổ sung kiến thức của mình. Nhưng nhất thiết phải tỉnh táo dùng nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" và tiêu chí khoa học làm kim chỉ nam để đối chiếu hiệu chỉnh.
Những hình trên định tính 24 sơn hướng theo Bát trạch Lạc Việt phối Mệnh quái gia chủ trong Bát trạch Lạc Việt tôi vẽ sẵn cho biết các sơn hướng tốt xấu sau khi định tâm nhà. Căn cứ vào các sơn hướng tốt xấu này, anh chị em sẽ đối chiếu để sẽ tìm được các hướng tốt xấu cho các vấn đề liên quan đến cấu trúc nhà để đặt cửa, phòng, bếp...vv - sẽ tiếp tục tìm hiểu về sau. 


Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012 0 nhận xét

Bài 18


Bài tham khảo
HƯỚNG KHÔNG VONG
Anh Chị Em thân mến,

Phương pháp Bát Trạch chú trọng đến Cung và Hướng, Cung gồm khoản rộng 45 độ, Hướng là chỉ phân độ cụ thể mà sách xưa gọi là "Tuyến". Tuy nhiên, dân gian thường không phân biệt được Cung và Hướng, chính xác là những phân độ cụ thể, cho nên dễ lầm lẫn phạm phải những tuyến gọi là "Bất khả lập tuyến", tức là hướng mà theo đó không thể chọn làm hướng nhà hay hướng mộ.

Cũng vì lẽ thường như đã nói, trên thực tế, khi nói đến chọn hướng nhà thì cụ thể chỉ quan tâm đến Cung hợp Mênh chủ mà không hoặc hiếm khi xét đến một cách chi tiết hơn, rằng hướng bao nhiêu phân độ và thuộc Sơn nào, thuộc Cung nào. Do đó, có những trường hợp tưởng rằng chọn nhà "đúng hướng", nhưng lại chọn nhầm hướng phạm phải tiêu chí xấu, đó là Không Vong.

Vì lẽ đó bài nhỏ này để nêu ra một trong những tiêu chí của Bát Trạch Lạc Việt mà theo đó ta cần nên tránh, là Hướng Không Vong. Tiêu chí này không phải chỉ riêng dùng trong Bát Trạch mà trong Huyền Không lại còn quan tâm sâu sát hơn, bởi đó là một yếu tố cực xấu xét trên hai yếu tố Bát Trạch và Huyền Không Phi Tinh.
I. ĐẠI KHÔNG VONG:
1 Xác Định Phân Độ:
Ta khảo lại sự phân độ trong Bát Trạch lạc Việt sau đây:

* Bắc: Từ 337, 5 độ - 0độ (Chính Bắc) - 22, 5 độ; Quái Khảm quản.

* Đông Bắc: 22,5 độ - 45 độ (Chính Đông Bắc) - 67, 5 độ. Quái Cấn quản.

* Đông: 67,5 độ - 90 độ (Chính Đông) - 112,5 độ. Quái Chấn quản.

* Đông Nam: 112, 5 độ - 135 độ (Chính Đông Nam) - 157, 5 độ.Quái Khôn quản. (Theo Phong Thủy Lạc Việt).

* Nam:
 157, 5 độ - 180 độ (Chính Nam) - 202,5 độ.Quái Ly quản
* Tây Nam: 202,5 độ - 225 độ (Chính Tây Nam) - 247.5 độ. Quái Tốn quản (Theo Phong Thủy Lạc Việt)
* Tây: 247,5 độ - 270 độ (Chính Tây) - 292, 5 độ. Quái Đoài quản.
* Tây Bắc: 292,5 độ - 315 độ (Chính Tây Bắc) - 337, 5 độ. Quái Càn quản.
Quan sát đồ hình sau đây:


Dễ dàng nhận thấy rằng hướng (hay tuyến) 22,5 độ, 67,5 độ, 112,5 độ, 157,5 độ, 202,5 độ, 247,5 độ, 292,5 độ và 337,5 là tất cả 8 tuyến biên của hai Cung khác nhau, nghĩa là tuyến giáp ranh, tuyến biên giữa hai Cung khác nhau, thế thì 8 tuyến này gọi là Hướng (hay Tuyến) Đại Không Vong. Nói một cách chính xác hơn là hướng Chính Đại Không Vong.
Nhưng, bên cạnh đó, thuộc Tuyến Đại Không Vong lại có thêm quy định rằng
từ Chính Đại Không Vong, nếu nghiêng qua trái 1,5 độ hay nghiêng qua phải 1,5 độ thì vẫn thuộc phạm hướng Đại Không Vong.

Ta lấy ví dụ sau:
Một hướng nhà được dùng la bàn đo, cho biết là hướng 157,5 độ.
Xét trên đồ hình 24 Sơn Bát Trạch, ta thấy rằng đó là biên của hai Cung Khôn và Ly. Cụ thể hơn nữa là biên, giáp ranh giữ hai sơn: Sơn Tị và sơn Bính. Vậy nhà này đã phạm hướng Đại Không Vong.



Giả thuyết, nhà này không ở hướng 157,5 độ mà lại là hướng 159 độ thì ta vẫn thấy rằng, từ hướng Chính Đại Không Vong 157,5 độ đánh qua phải 1,5 độ là 156 độ thì theo tiêu chí trên, nhà này vẫn phạm Đại Không Vong.
Cũng như vậy, nếu ở hướng 159 độ thì vẫn thuộc Đại Không Vong.
Cuối cùng, một điều hiển nhiên rằng nếu hướng nhà rơi vào trong một biên độ từ 156 độ đến 159 độ, thì đó là đã phạm hướng Đại Không Vong. Các hướng Đại Không Vong đều theo đó mà suy ra.

2. Ảnh Hưởng Của Đại Không Vong:
Nhà phạm hướng Đại Không Vong thì người trong nhà thường ngủ gặp ác mộng, ma quái, tinh thần dễ bất an, tâm lý hay xáo động, cáu gắt, nóng giận vô cớ, dễ liên quan chuyện thị phi, kiện cáo, hình ngục, nếu phạm nặng (thêm các yếu tố cực xấu khắc) thì nhà có kẻ chia ly, thân thuộc ly tán, gia đạo bất an, biến động... 
II. TIỂU KHÔNG VONG:
Cũng giống như Đại Không Vong, nhưng đây lại là tuyến biên hay tuyến giáp của hai Sơn trong cùng một Cung.
1. Âm Dương Sai Thố:
Theo quy định từ lâu, 24 Sơn Bát Trạch được phân định Âm Dương. Một cung gồm 3 sơn trong 3 sơn đó có một sơn Dương 2 sơn Âm hoặc 1 sơn Âm 2 sơn Dương. Vì vậy, khi chọn hướng, nếu chọn nhầm hướng là biên của hai sơn thì đã phạm Tiểu Không Vong; mặt khác, nếu hai sơn đó, một sơn Âm và một sơn Dương, thì gọi là "Âm Dương sai thố", tức là Âm Dương tạp loạn.
Xét ví dụ sau: 


Nhà gia chủ được hướng 172,5 độ. Xét trên đồ hình 24 sơn Bát Trạch, 172,5 độ là ranh giới giữa hai sơn Bính và Ngọ trong cùng một Cung Ly. Hơn nữa, sơn Bính dương, còn sơn Ngọ âm, như vậy rỏ ràng phạm cách Tiểu Không Vong và âm dương sai thố.
Giả thuyết rằng nhà đó không phải hướng 172,5 độ mà là 174 độ thì sao? Vẫn thuộc Tiểu Không Vong Tuyến vì từ biên Tiểu Không Vong 172,5 đánh qua phải hay qua trái 1,5 độ thì vẫn thuộc phạm Không vong. Do vậy trong biên độ 3 độ 171 đến 174 độ, hướng nhà rơi vào một trong những biên độ đó thì đều phạm Tiểu Không Vong.
2. Đồng Âm Đồng Dương:
Trong cùng một cung nếu hướng nhà là biên giáp ranh của hai sơn mà hai sơn đó đều là Âm hay đều là Dương thì theo sách xưa, không phạm Không Vong mà gọi là được hướng.
Ví dụ: hướng 187,5 độ là biên của hai sơn Ngọ và Đinh, đều là hai sơn Âm; tuyến 142,5 độ là biên của hai sơn Khôn và Tị là hai sơn Dương nên các hướng này đồng Âm đồng Dương nên , theo sách xưa, không coi là Không Vong.



3. Ảnh Hưởng Của Tiểu Không Vong:
Cũng như Đại Không Vong, nhưng mức độ thấp hơn, người trong nhà đó mọi sở cầu đều bất như ý, công danh, tài lộc đều không thuận, sức khỏe và tình cảm gia đình đều có vấn đề, hay ngủ mơ thấy điềm gở, tinh thần không thông suốt...

III. HÓA GIẢI KHÔNG VONG:

khi nhà phạm hướng "Bất khả lập tuyến", tức phạm Không Vong, thường là xấu, do vậy có cách hóa giải hướng này bằng những phương pháp trấn yểm của phong thủy. Có nhiều giải pháp, nhưng thường thì phương pháp phổ thông nhất vẫn được biết đến là xây xéo, tức chuyển xéo hướng Đại môn, hay hướng cửa cộng thêm việc thiết kế số đo Thông thủy cửa nhà sao cho vào cung tốt, còn gọi là thước Lỗ Ban. Tuy nhiên kích thước phổ thông thường dùng trên thị trường có vài điểm chưa ổn, do vậy Sư Phụ Thiên Sứ - Nguyện Vũ Tuấn Anh đã hiệu chỉnh lại kích thước Thông Thủy trên cơ sở "tỉ lệ Vàng" theo toán học và đã đưa ra và áp dụng từ lâu, gọi là "Thước Phong Thủy Lạc Việt".
IV. PHẢN ĐỀ:

Theo quan điểm cá nhân tôi, nhận thấy rằng có sự mâu thuẩn, không nhất quán từ những tiêu chí hay quy định từ sách xưa ghi lại. Sự không nhất quán trong quy định rằng biên giáp giữa hai sơn Âm Dương thì gọi là Không Vong và Âm Dương sai thố, còn biên giáp giữa hai sơn đồng âm đồng dương thì lại không xem là Không Vong. Tuy nhiên quán xét thấy rằng tất cả 8 tuyến Đại Không Vong, các tuyến này đều là biên giáp ranh giữa hai sơn đều đồng Âm hoặc đồng Dương, nhưng (tại sao) không vẫn cho là Không Vong mà lại là phạm nặng...Đại Không Vong (?).
Điều này kéo theo sự hoài nghi, có sự phân định Âm Dương cho sơn được quy định từ xưa đến nay có thực vậy không? hay có cần thiết phải phân định Âm Dương cho sơn không?
Hay lý do nào cái đồng âm đồng dương gọi là Đại Không Vong và cái lý do của đồng âm đồng dương nào cho là phạm Tiểu Không Vong, ngoài hai lý do quá đơn thuần là đồng Cung và khác Cung?
Do vậy theo tôi, có 8 hướng Đại Không Vong và 16 hướng Tiếu Không Vong, nếu cho rằng biên, giáp ranh sơn đều là Không Vong, bỏ qua quán xét yếu tố Âm Dương.
Điều này cũng cần các Anh Chị Em tra khảo và nghiên cứu thêm để rông đường khảo nghiệm.


 
;