Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013 0 nhận xét

Bai 31-Phần nâng cao ( Hết phần nâng cao )


LẠC VIỆT PHIÊN TINH PHÒNG
Anh chị em thân mến.
Hôm nay, chúng ta bắt đầu tìm hiểu về phương pháp Phiên tinh phòng liên quan đến - Cấu trúc hình thể - trong phong thủy Lạc Việt, mà sách Hán gọi là Dương Trạch Tam yếu. Đây vốn được coi là một môn phái trong phong thủy có nguồn gốc Hán. Tuy nhiên, chúng ta đã xác định rằng: Đó chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố thuộc Phong Thủy Lạc Việt, bị Hán hóa một cách rời rạc và tách ra thành cái gọi là trường phái. Sách Dương trạch Tam yếu của Triệu Cửu Phong phổ biến dưới thời Tàn Đường thực ra ông ta cũng không phải là tác giả, mà chỉ là lấy cắp từ Tàng Thư Các của triều đình nhân khi loạn lạc. Điều này là một minh chứng sắc sảo, cho thấy người Trung Hoa không hề là chủ nhân tác giả của các cuốn sách thuộc văn hóa Đông phương. Triệu Cửu Phong thực chất chỉ là người có công phổ biến những bí ẩn của văn minh Việt trong văn hóa Hán.
Nhưng ngay cuốn sách này, đã cho thấy một yếu tố liên quan đến việc phân chia phòng ốc, ngăn trong Dương trạch qua Bát quái, đây chính là nguyên tắc liên quan đến Dịch Phong Thủy mà chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu sau phần học này. Để bắt đầu các bài học chính thức liên quan đến phương pháp này của Phong Thủy Lạc Việt liên quan đến Cấu trúc hình thể, tôi sẽ lần lượt giới thiệu và phân tích nhưng tài liệu là các bản dịch từ cô thư chữ Hán liên quan để anh em tham khảo.
Trong những tài liệu liên quan, có những đoạn tôi không phân tích và phê phán thì mặc nhiên đó là những phương pháp được chính thức thừa nhận dùng trong phong thủy Lạc Việt.
Sau này, khi anh chị em có đủ tri kiến về phong Thủy Lạc Việt và có điều kiện nghiên cứu các sách vở liên quan, thì có thể tự tìm hiểu, phát hiện dựa trên cơ sở nguyên lý:

"Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ"
Đồng thời đối chiếu với tiêu chí khoa học:
Một lý thuyết, phương pháp, giả thuyết khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích một cách hợp lý, nhất quán và hoàn chỉnh, hầu hết những vấn đề liên quan đến nó có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

I. DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU
I - 1: BẢY CHỖ QUAN HỆ VỚI NHÀ

Một ngôi nhà có 7 chỗ quan hệ tức là có ảnh hưởng tốt xấu: Cửa - ngõ, Cửa - cái, Cửa - phòng, Cửa - bếp, Chủ - phòng hay Sơn - chủ, Bếp và Hướng - bếp. Sở dĩ nói Chủ - phòng hay Sơn - chủ bởi ở Tịnh - trạch dùng Chủ - phòng làm chỗ chủ yếu, còn ở Động - trạch và Biến - Hoá - trạch dùng Sơn - chủ làm chỗ chủ yếu. (Chú ý: tên các chỗ quan hệ luôn luôn có gạch nối.)
- Trong 7 chỗ quan hệ có 3 chỗ chính yếu ảnh hưởng trọng đại để quyết định ngôi nhà tốt hay xấu. Còn 4 chỗ kia thuộc hàng thứ yếu (phụ thuộc), ảnh hưởng bình thường, chỉ có thể thêm bớt tốt xấu mà thôi.
- Ở Tịnh - trạch, có 3 chỗ chính yếu là Cửa - cái, Chủ – phòng và Bếp. Còn 4 chỗ thứ yếu là Cửa - phòng, Cửa - bếp, Hướng - bếp và Cửa - ngõ.
- Ở Động - trạch và Biến - hoá - trạch, 3 chỗ chính yếu là Cửa - cái, Sơn - chủ và Bếp. Còn 4 chỗ thứ yếu cũng như ở Tịnh - trạch là: Cửa - phòng, Cửa - bếp, Hướng bếp và Cửa - ngõ.
I - 2: SỰ SAI BIỆT TRONG BA CHỖ CHÍNH YẾU

- Ở Tịnh - trạch dùng Chủ - phòng chỉ thừa một du - niên mà thôi và lấy tên du - niên này mà đặt tên cho nhà, như Sinh - khí - trạch hay Thiên - y - trạch chẳng hạn. Còn ở Động - trạch và biến - hoá - trạch thì dùng một Sơn - chủ đã thừa một du - niên lại còn thêm ảnh hưởng với một “Sao - chúa” rất trọng hệ nữa, vậy lấy tên du – niên và cả Sao – chúa để đặt tên cho nhà, như Diên – niên – trạch, như Tham – lang – trạch, Vũ – khúc – trạch chẳng hạn.
- Cửa cái là một nơi chính yếu, vì nó là lối đi vào nhà, nếu dựng trúng tại cung tốt tức như người đi trúng vào chốn may mắn, bằng dựng tại cung xấu tức như người đi vào chốn nguy hiểm, tối – tăm, chông gai. Cửa – cái là mẹ sanh ra các du – niên cho chủ – phòng, cho Sơn – chủ và cho Bếp. Vì vậy, nên hễ Chủ – phòng, Sơn – chủ và bếp thừa du – niên tốt tức Cửa – cái tốt, vì mẹ tốt mới sanh ra các con tốt, bằng thừa du – niên xấu tức Cửa – cái xấu, vì mẹ xấu mới sanh con xấu.
- Chủ – phòng hay Sơn – chủ đều là những nơi chính yếu, trụ cột, chủ yếu, làm chủ toàn thể ngôi nhà cho nên gọi là Chủ – phòng, là Sơn – chủ . Nếu có được ở nhằm cung tốt và thừa du – niên tốt hay Sao tốt là nhà ở thịnh vượng và yên lành. Bằng ở nhằm cung xấu và thừa du – niên xấu hay sao xấu là nhà ở suy vi, chẳng yên.
- Bếp là chỗ chính yếu vì nơi sinh dưỡng, nuôi sống con người, nếu được an trí nơi cung tốt và thừa du – niên tốt thì sự sinh dưỡng mới đặng lợi ích, ít bệnh hoạn. Bằng an trí tại cung xấu và thừa du – niên xấu khác nào sự sinh dưỡng bị đầu độc gây ra đủ các bệnh chứng cả tai hoạ. Trăm bệnh đa số do nơi ăn uống sinh ra.
TÓM LẠI:
Ba chỗ chính yếu được đặt vào 3 cung tốt là đối với nhau được tương sinh hay tỵ hoà và 3 cung đều thừa kiết du – niên hay kiết – tinh thì quyết định một ngôi nhà thịnh vượng. Bằng trái lại đặt trúng vào 3 cung xấu là đối với nhau tương khắc và đồng thừa du – niên hay hung tinh thì quyết định ngôi nhà suy bại.
Nhan đề quyển sách có hai chữ Tam – yếu đó là 3 chỗ chính yếu nói trong bài vậy.
I - 3:SỰ SAI BIỆT TRONG 4 CHỖ THỨ YẾU

- Trong 4 chỗ thứ yếu thì Hướng – bếp có tầm quan trọng hơn cả, kế đó là Cửa – phòng và Cửa – bếp, sau hết là Cửa – ngõ. Người xưa không kể tới Cửa – ngõ, có lẽ vì nó không thuộc về ngôi nhà.
- Cửa – phòng và Cửa – bếp ở Tịnh – trạch ít quan trọng, còn ở Động – trạch và Biến – hoá – trạch được quan trọng nhiều hơn. Đó là bởi ở Tịnh – trạch thì Chủ – phòng và Bếp bị lệ thuộc, tất cả các cửa của nó cũng bị lệ thuộc, còn ở Động – trạch và Biến – hoá – trạch thì Phòng – chúa và Bếp chiếm riêng một ngăn nhà độc lập, tức nó có tầm quan trọng hơn trong hàng thứ yếu.
I - 4: ĐO LƯỜNG TỐT XẤU CHO 7 CHỔ
- Cái việc đo lường tốt xấu không lấy đâu là quyết định cho đúng từng phân ly như việc trắc lượng bằng toán pháp, nhưng đại khái cũng có thể phân biệt chỗ khinh chỗ trọng, nhiên – hậu mới giảo định được một cái nhà thịnh hay suy, thịnh suy nhiều hay ít. Vả lại còn sự phân lượng tốt xấu cho chỗ chính yếu thì khác, cho những chỗ thứ yếu thì khác. Những chỗ chính yếu và thứ yếu của loại trạch này với loại trạch kia cũng lại không hoàn toàn bằng nhau. Vậy tạm định như sau:
- Ở Tịnh – trạch có 3 chỗ chính yếu là Cửa – cái, Chủ – phòng và Bếp. Còn 4 chỗ phụ thuộc kia là Hướng – bếp, Cửa – bếp, Cửa – phòng và Cửa – ngõ.
- Động – trạch và Biến – hoá – trạch cũng có 3 chỗ chính yếu là Cửa – cái, Sơn – chủ và Bếp. Lại phải kể Phòng – chúa có Sao – chúa là chỗ thiết yếu nhất hạng. Còn 4 chỗ phụ thuộc kia, cũng như ở Tịnh – trạch, ảnh hưởng tam thường.
- Mỗi chỗ chính yếu trọn tốt thì được 30% tốt, trung bình thì được 15% tốt, bằng trọn xấu thì 30% xấu.
- Mỗi chỗ phụ thuộc trọn tốt thì được 10% tốt, trung bình thì được 5% tốt, bằng trọn xấu thì định 10% xấu.
Ba hạng: trọn tốt, trung bình và trọn xấu là như vầy:
. Trọn tốt: là chỗ gặp kiết du –niên hay kiết – tinh mà phải đắc vị hay đăng – diện. Có 3 kiết du – niên là Sinh – khí, Diên – niên và Thiên – y (Phục – vị cũng được gọi là kiết du – niên, nhưng chỉ tốt bằng phân nửa). Có 3 kiết tinh là Tham – lang, Vũ – khúc và Cự – môn (Phụ Bật cũng là kiết tinh nhưng chỉ tốt bằng phân nửa). Trọn tốt là được 30% tốt. Riêng Phục – vị và Phụ Bật trọn tốt là 15%.
. Trung bình: là chỗ gặp kiết du – niên hay kiết – tinh nhưng thất vị, được 15% tốt. Riêng Phục – vị và Phụ Bật chỉ được trên dưới 5% tốt.
. Trọn xấu: Là chỗ gặp hung du – niên như Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát và Hoạ hại. Hoặc gặp hung tinh như Phá quân, Liêm trinh, Văn khúc và Lộc tồn. Phàm hung du – niên hay hung tinh cũng vậy, thì kể là trọn xấu 30%, dù đắc vị hay đăng diện cũng vậy.
- Phàm kiết du – nên hay kiết tinh cũng vậy, đối với nó gặp cung tương khắc là thất vị. Gặp cung tương sanh là đắc vị, gặp cung tỵ hoà (đồng loại) là đăng – diện tốt bậc nhất, đắc vị tốt bậc nhì, thất vị tốt bậc ba. Đắc vị mà có sanh cung tốt hơn cung sanh nó.
- Riêng kiết tinh đắc vị hay đăng diện mà được ở tại ngăn chót tức ngăn cuối cùng gọi là nhập miếu, không có cách nào tốt hơn nó được. Tính sẵn như sau:
. Sinh khí và Phục vị thuộc Mộc: gặp các cung Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các cung Khảm Ly là đắc vị, gặp các cung Chấn Tốn là đăng diện.
. Thiên y thuộc Thổ: Gặp các cung Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các cung Ly Đoài Kiền là đắc vị, gặp các cung Cấn Khôn là đăng diện.
. Diên niên thuộc Kim: gặp các cung Ly Chấn Tốn là thất vị, gặp các cung Cấn Khôn Khảm là đắc vị, gặp các cung Kiền Đào là đăng diện.
. Tham lang và Phụ Bật thuộc Mộc: gặp các Sơn – chủ Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các Sơn – chủ Khảm Ly là đắc vị, gặp các Sơn – chủ Chấn Tốn là đăng diện.
. Cự môn thuộc Thổ: gặp các sơn – chủ Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các sơn – chủ Ly Kiền Đoài là đắc vị, gặp các sơn – chủ Cấn Khôn là đăng diện.
. Vũ khúc thuộc Kim: gặp các sơn – chủ Ly Chấn Tốn là thất vị, gặp các Sơn – chủ Cấn Khôn Khảm là đắc vị, gặp các sơn – chủ Kiền Đoài là đăng diện.
(Chú ý: Những kiết du – niên so đối với cung sở – thừa của nó mà tính. Còn những kiết tinh so đối với sơn – chủ mà tính.
I - 5: VƯỢNG TRẠCH CÁCH VÀ SANH TRẠCH CÁCH
- Vượng trạch: phàm kiết tinh hay kiết du – niên đồng một loại với trạch là cách rất tốt, thêm sự thịnh vượng cho nhà. Như Đông – tứ – trạch (thuộc Mộc) mà dùng Tham lang Mộc tinh làm Sao – chúa, hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa sinh khí Mộc. Như Tây – tứ – trạch (thuộc Kim) mà dùng Vũ khúc Kim tinh làm Sao chúa hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa Diên – niên Kim.
- Sanh – trạch: Phàm kiết tinh hay kiết du – niên sanh trạch là cách tốt, thêm sự phát đạt cho nhà. Như tây – tứ – trạch (thuộc Kim) mà dùng Cự môn Thổ tinh làm Sao – chúa, hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa Thiên – y Thổ.
Phàm được hai cách trên (Vượng – trạch hay Sanh – trạch) mà kiết tinh hay kiết du – niên lại đăng diện hay đắc vị thì sự thịnh vượng, sự phát đạt càng mạnh càng lâu bền.

Anh chị em thân mến.
Qua đoạn trích dẫn trên thì anh chị em sẽ thấy hơi rối và có vẻ như người viết không rõ ràng. Bởi vậy, tôi diễn tả lại như sau:
Theo quan niệm về cấu trúc hình thể ở trên thì họ phân biệt 3 yếu tố quan trọng trong một căn nhà là: Cửa cổng chính, Phòng chủ - hay còn gọi là Sơn chủ - tức là căn phòng được chọn làm phòng chính trong nhà và bếp.
Nhưng về 4 chỗ thứ yếu thì họ cho là:
Cửa bếp, cửa phòng, cửa ngõ và hướng bếp.
Phong Thủy Lạc Việt - do là sự tổng hợp cả của Bát trạch Lạc Việt và Huyền Không, Loan đầu - hình lý khí - xác định rằng:

Chỉ có ba chỗ thứ yếu là:
Cửa bếp, cửa phòng, cửa ngõ.
Hướng bếp phải quay về hướng tốt và vượng khí và điều này đã được xác định là một yếu tố quan trọng trong Bát Trạch Lạc Việt. Do đó, nó không thể bị coi là "thứ yếu" như trong sách mà Triệu Cửu Phong phổ biến qua cổ thư chữ Hán.
Như vậy, Phong Thủy Lạc Việt xác nhận có ba chỗ chính yếu như cổ thư ghi nhận và ba chỗ thứ yếu. Đây chính là nguyên lý: Tam Âm Tam Dương. "Dương trước, Âm sau" nên ba chỗ chính yếu là tam Dương và ba chỗ thứ yếu là tam Âm.
Trong Dương trạch tam yếu quan niệm vị trí cửa chính phải phối hợp giữa hướng và tọa, trong Huyền Không thì cửa chính còn phụ thuộc vị trí phi tinh sao vận vào thời điểm cất nhà, trong Loan đầu - hình lý khí thì cửa chính phải xét đến đường dẫn khí và trạch. Khi học xong các kiến thức liên quan đến Phong Thủy Lạc Việt thì chính là sự phối hợp cả 4 yếu tố trong việc quán xét nhà ở. Tôi luôn nhắc nhở anh chị em rằng:
Yếu tố khí là yếu tố quan trong bậc nhất trong Phong Thủy Lạc Việt và đây cũng chính là tính vượt trội của Phong Thủy Lạc Việt so với tất cả các phương pháp ứng dụng rời rạc từ cổ thư chữ Hán. Có thể nói rằng: 

4 yếu tố tương tác trong Phong Thủy Lạc Việt gồm: Huyền Không, Loan Đầu, Bát trạch và Cấu trúc là phần xác của Phong Thủy Lạc Việt thì phần hồn chính là Khí.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Anh chị em thân mến.
Trong bài trích đoạn từ Dương trạch tam yếu của Triệu cửu Phong , chúng ta thấy có một đoạn nói về du niên kiết hung. Đoạn này cũng đã được nhắc tới ngay trong sách Bát trạch Minh Cảnh và tôi đã nói qua trong Bát Trạch Lạc Việt. Nhưng sự phân biết du niên - qua danh từ các vì sao hung kiết có liên quan đến phương vị này, chủ yếu được bàn rõ và ứng dụng trong sách của phái Dương trạch Tam yếu. Đồng thời chúng ta cũng biết rằng - theo nội dung cổ thư chữ Hán và lịch sử văn minh Hán thì Dương trạch Tam yếu là một trường phái tách biệt không liên quan gì đến Bát trạch Minh Cảnh. Nhưng tôi đã nhiều lần chứng minh và đã khẳng định rằng:
Phong Thủy là một phương pháp ứng dung nhất quán, hoàn chỉnh, thuộc về nên văn hiến Lạc Việt một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử. Khi nền văn minh này bị sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC và bị đế quốc Hán đô hộ hàng ngàn năm, thì những tri thức của nền văn minh này lần lượt bị Hán hóa. Nhưng nền văn minh Hán chỉ tiếp thu một cách rời rạc, không hoàn chỉnh và sai lệch những tri thức của nền văn minh Việt.
Khi anh chị em học về du niên phiên tinh sẽ thấy cái gọi là trường phái Dương Trạch và Bát trạch tưởng như không liên quan và mâu thuẫn này, thực chất lại có mối tương quan chặt chẽ giữa tính chất tốt xấu trong phân cung Bát trạch và tính chất sao trong phương pháp phiên tinh của Dương trạch tam yếu. Đây chính là một sự minh chứng sắc sảo nữa cho luận điểm trên.

Đoạn trích lại từ sách Dương trạch tam yếu liên quan đến 
Phiên Tinh Du Niên.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->


Quote
Trọn tốt: là chỗ gặp kiết du –niên hay kiết – tinh mà phải đắc vị hay đăng – diện. Có 3 kiết du – niên là Sinh – khí, Diên – niên và Thiên – y (Phục – vị cũng được gọi là kiết du – niên, nhưng chỉ tốt bằng phân nửa). Có 3 kiết tinh là Tham – lang, Vũ – khúc và Cự – môn (Phụ Bật cũng là kiết tinh nhưng chỉ tốt bằng phân nửa). Trọn tốt là được 30% tốt. Riêng Phục – vị và Phụ Bật trọn tốt là 15%.
. Trung bình: là chỗ gặp kiết du – niên hay kiết – tinh nhưng thất vị, được 15% tốt. Riêng Phục – vị và Phụ Bật chỉ được trên dưới 5% tốt.
. Trọn xấu: Là chỗ gặp hung du – niên như Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát và Hoạ hại. Hoặc gặp hung tinh như Phá quân, Liêm trinh, Văn khúc và Lộc tồn. Phàm hung du – niên hay hung tinh cũng vậy, thì kể là trọn xấu 30%, dù đắc vị hay đăng diện cũng vậy.
- Phàm kiết du – nên hay kiết tinh cũng vậy, đối với nó gặp cung tương khắc là thất vị. Gặp cung tương sanh là đắc vị, gặp cung tỵ hoà (đồng loại) là đăng – diện tốt bậc nhất, đắc vị tốt bậc nhì, thất vị tốt bậc ba. Đắc vị mà có sanh cung tốt hơn cung sanh nó.
- Riêng kiết tinh đắc vị hay đăng diện mà được ở tại ngăn chót tức ngăn cuối cùng gọi là nhập miếu, không có cách nào tốt hơn nó được. Tính sẵn như sau:
. Sinh khí và Phục vị thuộc Mộc: gặp các cung Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các cung Khảm Ly là đắc vị, gặp các cung Chấn Tốn là đăng diện.
. Thiên y thuộc Thổ: Gặp các cung Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các cung Ly Đoài Kiền là đắc vị, gặp các cung Cấn Khôn là đăng diện.
. Diên niên thuộc Kim: gặp các cung Ly Chấn Tốn là thất vị, gặp các cung Cấn Khôn Khảm là đắc vị, gặp các cung Kiền Đào là đăng diện.
. Tham lang và Phụ Bật thuộc Mộc: gặp các Sơn – chủ Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các Sơn – chủ Khảm Ly là đắc vị, gặp các Sơn – chủ Chấn Tốn là đăng diện.
. Cự môn thuộc Thổ: gặp các sơn – chủ Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các sơn – chủ Ly Kiền Đoài là đắc vị, gặp các sơn – chủ Cấn Khôn là đăng diện.
. Vũ khúc thuộc Kim: gặp các sơn – chủ Ly Chấn Tốn là thất vị, gặp các Sơn – chủ Cấn Khôn Khảm là đắc vị, gặp các sơn – chủ Kiền Đoài là đăng diện.
(Chú ý: Những kiết du – niên so đối với cung sở – thừa của nó mà tính. Còn những kiết tinh so đối với sơn – chủ mà tính.
VƯỢNG TRẠCH CÁCH VÀ SANH TRẠCH CÁCH
- Vượng trạch: phàm kiết tinh hay kiết du – niên đồng một loại với trạch là cách rất tốt, thêm sự thịnh vượng cho nhà. Như Đông – tứ – trạch (thuộc Mộc) mà dùng Tham lang Mộc tinh làm Sao – chúa, hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa sinh khí Mộc. Như Tây – tứ – trạch (thuộc Kim) mà dùng Vũ khúc Kim tinh làm Sao chúa hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa Diên – niên Kim.
- Sanh – trạch: Phàm kiết tinh hay kiết du – niên sanh trạch là cách tốt, thêm sự phát đạt cho nhà. Như tây – tứ – trạch (thuộc Kim) mà dùng Cự môn Thổ tinh làm Sao – chúa, hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa Thiên – y Thổ.
Phàm được hai cách trên (Vượng – trạch hay Sanh – trạch) mà kiết tinh hay kiết du – niên lại đăng diện hay đắc vị thì sự thịnh vượng, sự phát đạt càng mạnh càng lâu bền.

Như vậy - qua đoạn trích dẫn trên - anh chị em cũng thấy rằng: Những danh từ và khái niệm liên quan sư tên các sao: Cự Môn, Vũ Khúc, Tả Phù, Phá Quân....được ứng dụng như là một phương pháp căn bản trong phép du niên phiên tinh trong Dương trạch tam yếu, nhưng chúng tại hoàn toàn có xuất xứ từ phân cung quái theo Hậu Thiên từ bát trạch. Điều này cũng như phương pháp phi mệnh cung trong Bát trạch chính là phương pháp phi tinh Huyền Không vậy: Nam phi nghịch, nữ phi thuận.
Chúng ta tiếp tục theo dõi bài sau.
Anh chị em thân mến.
Trong bài trích đoạn từ Dương trạch tam yếu của Triệu cửu Phong , chúng ta thấy có một đoạn nói về du niên kiết hung. Đoạn này cũng đã được nhắc tới ngay trong sách Bát trạch Minh Cảnh và tôi đã nói qua trong Bát Trạch Lạc Việt. Nhưng sự phân biết du niên - qua danh từ các vì sao hung kiết có liên quan đến phương vị này, chủ yếu được bàn rõ và ứng dụng trong sách của phái Dương trạch Tam yếu. Đồng thời chúng ta cũng biết rằng - theo nội dung cổ thư chữ Hán và lịch sử văn minh Hán thì Dương trạch Tam yếu là một trường phái tách biệt không liên quan gì đến Bát trạch Minh Cảnh. Nhưng tôi đã nhiều lần chứng minh và đã khẳng định rằng:
Phong Thủy là một phương pháp ứng dung nhất quán, hoàn chỉnh, thuộc về nên văn hiến Lạc Việt một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử. Khi nền văn minh này bị sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC và bị đế quốc Hán đô hộ hàng ngàn năm, thì những tri thức của nền văn minh này lần lượt bị Hán hóa. Nhưng nền văn minh Hán chỉ tiếp thu một cách rời rạc, không hoàn chỉnh và sai lệch những tri thức của nền văn minh Việt.
Khi anh chị em học về du niên phiên tinh sẽ thấy cái gọi là trường phái Dương Trạch và Bát trạch tưởng như không liên quan và mâu thuẫn này, thực chất lại có mối tương quan chặt chẽ giữa tính chất tốt xấu trong phân cung Bát trạch và tính chất sao trong phương pháp phiên tinh của Dương trạch tam yếu. Đây chính là một sự minh chứng sắc sảo nữa cho luận điểm trên.

Đoạn trích lại từ sách Dương trạch tam yếu liên quan đến 
Phiên Tinh Du Niên.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Quote
Trọn tốt: là chỗ gặp kiết du –niên hay kiết – tinh mà phải đắc vị hay đăng – diện. Có 3 kiết du – niên là Sinh – khí, Diên – niên và Thiên – y (Phục – vị cũng được gọi là kiết du – niên, nhưng chỉ tốt bằng phân nửa). Có 3 kiết tinh là Tham – lang, Vũ – khúc và Cự – môn (Phụ Bật cũng là kiết tinh nhưng chỉ tốt bằng phân nửa). Trọn tốt là được 30% tốt. Riêng Phục – vị và Phụ Bật trọn tốt là 15%.
. Trung bình: là chỗ gặp kiết du – niên hay kiết – tinh nhưng thất vị, được 15% tốt. Riêng Phục – vị và Phụ Bật chỉ được trên dưới 5% tốt.
. Trọn xấu: Là chỗ gặp hung du – niên như Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát và Hoạ hại. Hoặc gặp hung tinh như Phá quân, Liêm trinh, Văn khúc và Lộc tồn. Phàm hung du – niên hay hung tinh cũng vậy, thì kể là trọn xấu 30%, dù đắc vị hay đăng diện cũng vậy.
- Phàm kiết du – nên hay kiết tinh cũng vậy, đối với nó gặp cung tương khắc là thất vị. Gặp cung tương sanh là đắc vị, gặp cung tỵ hoà (đồng loại) là đăng – diện tốt bậc nhất, đắc vị tốt bậc nhì, thất vị tốt bậc ba. Đắc vị mà có sanh cung tốt hơn cung sanh nó.
- Riêng kiết tinh đắc vị hay đăng diện mà được ở tại ngăn chót tức ngăn cuối cùng gọi là nhập miếu, không có cách nào tốt hơn nó được. Tính sẵn như sau:
. Sinh khí và Phục vị thuộc Mộc: gặp các cung Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các cung Khảm Ly là đắc vị, gặp các cung Chấn Tốn là đăng diện.
. Thiên y thuộc Thổ: Gặp các cung Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các cung Ly Đoài Kiền là đắc vị, gặp các cung Cấn Khôn là đăng diện.
. Diên niên thuộc Kim: gặp các cung Ly Chấn Tốn là thất vị, gặp các cung Cấn Khôn Khảm là đắc vị, gặp các cung Kiền Đào là đăng diện.
. Tham lang và Phụ Bật thuộc Mộc: gặp các Sơn – chủ Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các Sơn – chủ Khảm Ly là đắc vị, gặp các Sơn – chủ Chấn Tốn là đăng diện.
. Cự môn thuộc Thổ: gặp các sơn – chủ Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các sơn – chủ Ly Kiền Đoài là đắc vị, gặp các sơn – chủ Cấn Khôn là đăng diện.
. Vũ khúc thuộc Kim: gặp các sơn – chủ Ly Chấn Tốn là thất vị, gặp các Sơn – chủ Cấn Khôn Khảm là đắc vị, gặp các sơn – chủ Kiền Đoài là đăng diện.
(Chú ý: Những kiết du – niên so đối với cung sở – thừa của nó mà tính. Còn những kiết tinh so đối với sơn – chủ mà tính.


VƯỢNG TRẠCH CÁCH VÀ SANH TRẠCH CÁCH
- Vượng trạch: phàm kiết tinh hay kiết du – niên đồng một loại với trạch là cách rất tốt, thêm sự thịnh vượng cho nhà. Như Đông – tứ – trạch (thuộc Mộc) mà dùng Tham lang Mộc tinh làm Sao – chúa, hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa sinh khí Mộc. Như Tây – tứ – trạch (thuộc Kim) mà dùng Vũ khúc Kim tinh làm Sao chúa hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa Diên – niên Kim.
- Sanh – trạch: Phàm kiết tinh hay kiết du – niên sanh trạch là cách tốt, thêm sự phát đạt cho nhà. Như tây – tứ – trạch (thuộc Kim) mà dùng Cự môn Thổ tinh làm Sao – chúa, hoặc Chủ – phòng hay Sơn – chủ thừa Thiên – y Thổ.
Phàm được hai cách trên (Vượng – trạch hay Sanh – trạch) mà kiết tinh hay kiết du – niên lại đăng diện hay đắc vị thì sự thịnh vượng, sự phát đạt càng mạnh càng lâu bền.

Như vậy - qua đoạn trích dẫn trên - anh chị em cũng thấy rằng: Những danh từ và khái niệm liên quan sư tên các sao: Cự Môn, Vũ Khúc, Tả Phù, Phá Quân....được ứng dụng như là một phương pháp căn bản trong phép du niên phiên tinh trong Dương trạch tam yếu, nhưng chúng tại hoàn toàn có xuất xứ từ phân cung quái theo Hậu Thiên từ bát trạch. Điều này cũng như phương pháp phi mệnh cung trong Bát trạch chính là phương pháp phi tinh Huyền Không vậy: Nam phi nghịch, nữ phi thuận.
Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về "Cấu trúc hình thể nhà" trong Phong thủy Lạc Việt. Tài liệu trong phần này chủ yếu là cuốn "Dương trạch tam yếu", "Chủ - Môn - Táo" và các sách liên quan, nhưng đã được tôi biên soan lại trên cơ sở tính hợp lý trong tương quan các mối quan hệ trong phương pháp ứng dụng và với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Đồng thời là sự minh chứng tiếp tục cho tính nhất quán và hoàn chỉnh của Phong thủy Lạc Việt.
ĐÔNG TÂY TRẠCH, TRÙ, MỆNH.

Bài 2 - Dương trạch tam yếu

Đông trạch khi dùng để chỉ trạch nhà và gọi là Đông tứ cung khi dùng để chỉ mệnh chủ của gia chủ. 
Đông tứ trạch thuộc Dương gồm 3 tứ chính và 1 tứ di là:

Dương Thủy Khảm:


Sinh Dương Mộc Chấn:



Sinh Dương Hỏa Ly:


Kết ở Âm Kim Tốn:


Như vậy, Đông Tứ trạch gồm Tam Dương , nhất Âm.
Tây tứ trạch thuộc Âm gồm 3 tứ di và một tứ chính là:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

Âm Kim đới Thủy Càn:


Sinh Âm Mộc Cấn:


Sinh Âm Hỏa đới Thổ Khôn:


Kết ở Dương Kim Đoài:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->


Như vậy, Tây Tứ trạch gồm Tam Âm, nhất Dương.Dương trạch tam yếu viết:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Nếu Đông tứ cung gặp Tây tứ cung hỗ biến với nhau tất gặp những hung du niên, xấu – vì hai phe khác nhau, phe Đông Mộc với phe Tây Kim tương khắc
- Chú ý: Kiết du niên là du niên tốt gồm có: Sinh khí, Diên niên, Thiên y và Phục vị. Hung du niên gọi là du niên xấu gồm có: Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát, Hoạ hại.

Đông tứ trạch:
Là nhà có Cửa cái và Chủ phòng hay Hướng chủ đều ở trong vòng 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn thì nhà ở tất tốt vì cùng một phe với nhau.
Nếu có lộn Tây tứ cung thì gọi là Đông Tây tương hỗn (hỗn loạn) nhà ở tất xấu.

Tây tứ trạch:
Là nhà có Cửa cái và Chủ phòng hay Hướng đều ở trong vòng 4 cung Kiền Khôn Cấn Đoài thì nhà ở tất tốt vì cùng một phe với nhau.
Nếu có lộn Đông tứ cung vào thì gọi là Đông Tây tương hỗn, nhà ở tất xấu.
+ Đông trù là Bếp thuộc Đông tứ trạch.
Phàm Bếp đặt tại 1 trong 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn thì gọi là Đông trù. Đông trù đem thịnh vượng cho Đông tứ trạch nhưng làm suy bại Tây tứ trạch.
+ Tây trù là Bếp thuộc Tây tứ trạch:
Phàm bếp đặt tại một trong 4 cung Kiền Khôn Cấn Đoài thì gọi là tây trù. Tây trù làm thịnh vượng cho Tây tứ trạch, nhưng gây suy bại cho Đông tứ trạch.
+ Đông mệnh: Mệnh của chủ nhà là 1 trong 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn thì gọi là Đông Mệnh.
Đông Mệnh nên ở nhà Đông tứ trạch mới tốt, bằng ở nhà Tây tứ trạch không hợp, bớt tốt.
+ Tây mệnh: Mệnh của chủ nhà là 1 trong 4 cung Càn Cấn Khôn Đoài thì gọi là Tây Mệnh.
Tây Mệnh nên ở nhà Tây tứ trạch mới tốt, bằng ở nhà Đông tứ trạch không hợp, bớt tốt.


Tóm lại:
 - Ở Đông tứ trạch phải dùng Đông trù mới tốt. Nếu chủ nhà thuộc Đông mệnh nữa là nhà trọn tốt, bằng chủ nhà thuộc Tây mệnh thì cấu trúc hướng cầu thang, bếp, phân phòng, hướng ngồi, nằm ... phải thuận theo cung mệnh của gia chủ thuộc Tây Mệnh. Đồng thời phải trấn yểm, chế hóa hướng xấu do nghịch với mệnh của gia chủ.
Anh trị em cũng lưu ý rằng: 
Trong phương pháp này cũng coi việc để bếp tại phương vị tốt là tốt. Trong phương pháp này còn yêu cầu các vị trí quan yếu phải nằm ở vị trí phân quái phòng tốt . Điều này tôi sẽ giảng ngay dưới đây.
- Ở Tây tứ trạch phải dùng Tây trù mới tốt. Nếu chủ nhà thuộc Tây mệnh nữa là nhà trọng tốt, bằng chủ nhà Đông mệnh thì cấu trúc hướng cầu thang, bếp, phân phòng, hướng ngồi, nằm ... phải thuận theo cung mệnh của gia chủ thuộc Đông Mệnh.Đồng thời phải trấn yểm, chế hóa hướng xấu do nghịch với mệnh của gia chủ.
Nói chung, người Tây tứ cung thì nhà, bếp, cửa phải Tây tứ trạch và ngược lại. Nghịch lý là điều không tốt.


Sách Dương trạch tam yếu cho rằng:

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Quote
"- Cửa cái thuộc Đông tứ cung mà Chủ phòng hay Sơn chủ thuộc Tây tứ cung là cái nhà Đông Tây hỗn loạn, bất phát. Nếu dùng Đông trù có thể đủ ăn, bằng dùng Tây trù là suy sụp. Nếu dùng Tây trù mà chủ là tây mệnh nữa thì cùng khổ cực điểm.
- Cửa cái thuộc Tây tứ cung mà chủ phòng hay Sơn chủ thuộc Đông tứ cung là cái nhà Đông Tây hỗn loạn, chẳng phát lên được. Nếu dùng Tây trù còn có thể đủ ăn, bằng dùng Đông trù ắt suy sụp. Đã dùng Đông trù mà chủ nhà Đông mệnh nữa thì cùng khổ cực điểm".

Thực ra đây là một cái nhìn cực đoan về phương pháp của người biên tập Triệu Cửu Phong. Vì "cấu trúc hình thể" chỉ là một yếu tố trong Phong thủy Dương trạch và thực tế đã chứng tỏ điều này: Nhà không thuận hướng với gia chủ vẫn ở được và phát triển tốt, nếu xử lý cấu trúc thuận với mệnh cung của gia chủ và tạo được sinh khí cho căn nhà.
Một trong những ưu điểm của phương pháp "Cấu trúc hình thể nhà" (Quen gọi là Dương trạch tam yếu) chính là phân quái (Còn gọi là thừa du niên), phiên tinh phòng, tính sự sinh khắc của sao và cung theo Ngũ Hành mà chúng ta sẽ tiếp tục tham khảo dưới đây.


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Quote
SÁU CHỖ QUAN HỆ VỚI NHÀ.
Đã biên tập và hiệu chỉnh
Một ngôi nhà có 6 chỗ quan hệ tức là có ảnh hưởng tốt xấu: Cửa - ngõ, Cửa - cái, Cửa - phòng, Cửa - bếp, Chủ - phòng, Bếp và Hướng bếp. Sở dĩ nói Chủ - phòng hay Hướng - chủ bởi ở Tịnh - trạch dùng Chủ - phòng làm chỗ chủ yếu, còn ở Động - trạch và Biến - Hoá - trạch dùng Hướng - chủ làm chỗ chủ yếu. (Chú ý: tên các chỗ quan hệ luôn luôn có gạch nối.)

Trong cấu trúc nhà thì tịnh trạch chỉ có một ngăn. Bởi vậy, hướng nhà và phòng đều coi như một quái và tên quái liên hệ với mệnh chủ gọi là du niên cho cả hướng nhà và căn nhà này. Thí dụ: Chủ nhà mệnh Càn , nhà hướng Càn thì vì chỉ có một ngăn nên nhà này gọi là Phục Vị trạch.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Quote

(Đã biên tập và hiệu chỉnh)
- Trong 6 chỗ quan hệ có 3 chỗ chính yếu ảnh hưởng trọng đại để quyết định ngôi nhà tốt hay xấu. Còn 3 chỗ kia thuộc hàng thứ yếu (phụ thuộc), ảnh hưởng bình thường, chỉ có thể thêm bớt tốt xấu mà thôi.
- Ba chỗ chính yếu là Cửa - cái, Chủ – phòng và Bếp. Còn 3 chỗ thứ yếu là Cửa - phòng, Cửa - bếp và Cửa - ngõ.

SỰ SAI BIỆT TRONG BA CHỖ CHÍNH YẾU
- Ở Tịnh - trạch dùng Chủ - phòng chỉ thừa một du - niên mà thôi và lấy tên du - niên này mà đặt tên cho nhà, như Sinh - khí - trạch hay Thiên - y - trạch chẳng hạn. Còn ở Động - trạch và biến - hoá - trạch thì dùng một Hướng - chủ đã thừa một du - niên lại còn thêm ảnh hưởng với một “Sao - chúa” rất trọng hệ nữa, vậy lấy tên du – niên và cả Sao – chúa để đặt tên cho nhà, như Diên – niên – trạch, như Tham – lang – trạch, Vũ – khúc – trạch chẳng hạn.

Tên của các trạch nhà ngoài cách gọi theo Bát trạch - căn cứ vào hướng - là:
Họa hại trạch, sinh khí trạch, ....Riêng Phong Thủy Lạc Việt coi nhà hướng và tọa sơn đều tốt gọi là Phúc Đức trạch, hướng sơn đều xấu là Tuyệt mạng trạch. Tức là các sơn hướng: Tây Bắc - Đông Nam (Càn - Khôn) và Bắc - Nam (Khảm - Ly).
Trong phương pháp này các tên gọi trên Sinh khí, Thiên y, Hoa hại....trong sách Hán cổ, còn thường gọi bằng tên là:


THEO SÁCH HÁN CỔ
Quote
Bốn sao tốt ứng với 4 hướng tốt:
1) Sinh khí = Tham Lang tinh Dương Mộc.
2) Thiên Y = Cự Môn tinh Dương Thổ.
3) Phúc Đức (Diên Niên) = Vũ khúc tinh, Dương Kim
4) Phục Vị = Tả phụ tinh Âm Thủy.
Bốn sao xấu ứng với 4 hướng xấu:
Ngũ Quỉ = Liêm trinh tinh, Âm hỏa .
Tuyệt Mạng = Phá Quân tinh, Âm Kim.
Lục Sát = Văn khúc tinh, Dương thủy.
Họa Hại = Lộc Tồn tinh. Âm Thổ.

Anh chị em thân mến.
Bảng so sánh giữa trạch hướng và tinh hướng được ghi nhận như tôi đã trình bày ở trên từ cổ thư chữ Hán. Anh chị em hãy nhận thấy một sự trùng khớp với cách phân Âm Dương của Đông - Tây tứ cung là:
Đông tứ cung gồm Tam Dương - nhất Âm và Tây tứ cung gồm tam Âm nhất Dương. So sánh với bảng trên thì 4 sao xấu gồm: Tam Âm nhất Dưông và 4 sao tốt gồm Tam Dương nhất Âm.
Anh chị em hãy nhận thấy rằng: 
Trong 4 sao tốt thiếu hành 
Hỏa. 
Trong 4 sao xấu thiếu hành 
Mộc.
Đây là tính phi quy luật của sách Hán khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử. Trên cơ sở nguyên lý "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Tôi sắp xếp lại các sao trên như sau:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->


Trên cơ sở này, tôi hiệu chỉnh như sau:Bốn sao tốt ứng với 4 hướng tốt:
1) Sinh khí = Tham Lang tinh 
Dương Mộc.
2) Thiên Y = Cự Môn tinh 
Dương Hỏa đới Thổ.
3) Phúc Đức (Diên Niên) = Vũ khúc tinh, 
Âm Kim
4) Phục Vị = Tả phụ tinh 
Dương Kim đới Thủy.
Bốn sao xấu ứng với 4 hương xấu là:
Ngũ Quỉ = Liêm trinh tinh, 
Âm Hỏa .
Tuyệt Mạng = Phá Quân tinh, 
Dương Kim.
Lục Sát = Văn khúc tinh, 
Âm Thủy.
Họa Hại = Lộc Tồn tinh.
 Âm Mộc.
Như vậy, anh chị em so sánh thì thấy sự hiệu chỉnh này không nhiều, về phương pháp luận ngũ hành sinh khắc giữa cung và tinh không đổi. Nhưng do tính chất các sao sau khi hiệu chỉnh thì sự tương tác giữa cung và tinh sẽ có thay đổi ở những trường hợp luận đoán rất cụ thể.
Trên đây là sự phân ngũ hành của các tinh hướng chính thức theo Phong thủy Lạc Việt. Anh chị em nghiên cứu ứng dụng. Sự liên hệ này, nếu anh chị em phát hiện tính bất hợp lý có thể chỉnh sửa. Nhưng về phương pháp, đại để như vậy.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

CÁCH ĐO HƯỚNG NHÀ BẰNG LA KINH
I. ĐO HƯỚNG

Trước tiên, học thuộc 24 sơn Bát trạch sau đây
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->


Ghi nhận la kinh:
Thường trên la kinh có
- 2 đường chỉ đỏ chữ thập giữa la kinh, đây la đường giống dùng để chỉ hướng nhà và xác định phân độ vạch.
- kim la kinh luôn có mũi nhọn chỉ hướng nam 180 độ. Đôi khi nhà sản xuất cũng có bán la kinh với kim chỉ Bắc.

Hướng nhà là đường vuông góc với ranh trước nhà có chứa cửa cổng hay cửa chính, nhìn từ trong nhà nhìn ra.

Đứng trong nhà hay trước mặt tiền nhà. hai tay nâng la kinh ngang tầm ngực. So cạnh trước của la kinh sao cho song song hay trùng với ranh trước. Đôi khi lấy ranh cửa hay đướng chỉ gạch nhà song song với ranh trước.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->



<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
Như vậy đường chỉ đỏ vuông góc vơi cạnh trước la kinh, trước là vuộng góc với ranh trước nhà là đường chỉ hướng.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->


Dùng 2 ngón tay cái xoay mặt bàn la kinh sao cho mũi kim chỉ 180 độ. Giữ yên la kinh và đảm bảo kim không bị nhiểm từ do sắt, kim loại hay quat máy. Khi kim bình ổn thì nhìn xem đường chỉ đỏ chỉ hướng trùng lên phân độ vạch bao nhiêu thì nhà đó hướng bấy nhiêu độ.


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

Trên đây, cụ thể, đường chỉ đỏ chỉ hướng trùng lên 250 độ. Vậy hướng nhà này là 250.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
II. ĐỌC TÊN HƯỚNG

Ví dụ trên cho thấy đường chỉ đỏ chỉ hướng trùng lên phân độ vạch 250 độ, phân độ này thuộc trong sơn Canh. sơn Canh thuộc 1 trong 3 sơn của cung Đoài, tức hướng Tây.


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
Ta nhớ rằng phân độ vạch ở chính giữa sơn Canh, chia đôi sơn này ra 2 bên trái phải bằng nhau 7,5 độ là phân độ 255 độ, gọi là chính Sơn Canh. Do hướng nhà ở phân độ 250 độ, tức là ở bên trái của sơn Canh, cách phân độ giữa của sơ Can (chính Canh) là 5 độ và hướng gần về sơn Thân cạnh bên, cho nên hướng chính xác được gọi là tên là "hướng Canh kiêm Thân 5 độ".

Kiêm nghĩa là nghiên qua hay tiến về. Phân độ hướng nhà tiến gầnvề sơn nào bên cạnh thì gọi là kiêm, kiêm hướng.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
LẬP THÀNH TÓM TẮT
Đã chỉnh sửa theo Phong Thủy Lạc Việt
Cách lập thành (tính sẵn) này rất gọn, rất dễ tìm cho mau lẹ để sử dụng, không cần phải biến gạch trên, gạch giữa, gạch dưới… cũng khỏi xét tới việc biến lần 1, lần 2 hay lần thứ mấy. Chỉ nói cung này gặp cung kia thì biến sanh ra một du niên. Như thấy Càn gặp Càn: Phục vị; Khảm: Lục sát… thì biết là Càn gặp Càn thì biến sanh ra du niên Phục vị; gặp Khảm thì biến sanh ra du niên Lục sát…
Cách lập thành tóm tắt này theo thứ tự 8 cung: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Khởi đầu là Càn gặp Càn, Khảm gặp Khảm, Cấn gặp Cấn…
CÀN gặp:-----------KHẢM gặp:-----------CẤN gặp:-----------CHẤN gặp:
Càn: Phục vị
-------Khảm: Phục vị--------Cấn: Phục vị-------Chấn: Phục vị
Khảm: Lục sát
------Cấn: Ngũ quỷ---------Chấn: Lục sát------Khôn: Họa hại
Cấn: Thiên y
--------Chấn: Thiên y--------Khôn: Sinh khí-----Ly: Sinh khí
Chấn: Ngũ quỷ
-----Khôn: Tuyệt Mệnh---Ly: Hoạ hại---------Tốn: Diên niên
Khôn: Diên niên
----Ly: Diên niên---------Tốn Tuyệt mạng---Đoài: Tuyệt mệnh
Ly: Tuyệt mệnh
----Tốn: Sinh khí---------Đoài: Diên niên-----Càn : Ngũ quỷ
Tốn: Hoạ hại
 ----- -Đoài: Hoạ hại---------Càn : Thiên y-------Khảm:Thiên y
Đoài: Sinh khí
------Càn : Lục sát ---------Khảm: Ngũ quỷ-----Cấn: Lục sát

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
TỐN gặp:-------------LY gặp:-------------KHÔN gặp:-------------ĐOÀI gặp:
Tốn: Phục vị
---------Ly: Phục vị---------Khôn: Phục vị--------- Đoài: Phục vị
Đoài: Lục sát
---------Tốn: Thiên y-------Ly: Lục sát-------------Càn : Sinh khí
Kiền: Hoạ hại 
-------Đoài: Ngũ quỷ------Tốn: Ngũ quỷ----------Khảm: Hoạ hại
Khảm: Sinh khí
-----Càn :Tuyệt mệnh---Đoài: Thiên y----------Cấn: Diên niên 
Cấn:Tuyệt mệnh
----Khảm: Diên niên---Càn : Diên niên--------Chấn: Tuyệt mệnh
Chấn: Diên niên
-----Cấn: Hoạ hại--------Khảm: Tuyệt mệnh---Khôn: Thiên y 
Khôn: Ngũ quỷ
------Chấn: Sinh khí------Cấn: Sinh khí----------Ly: Ngũ quỷ
Ly: Thiên y
----------Khôn: Lục sát-------Chấn: Hoạ hại---------Tốn: Lục sát
BÁT MÔN CÁC DU - NIÊN
Bát môn cũng tức là 8 cung Càn, Khảm, Cấn… các du niên là theo khuôn khổ tóm lại mà biết tên 8 du niên của mỗi cung biến ra. Những phong thủy gia cần thuộc bài này để tính du niên một cách linh tiệp, khỏi phải lật sách tìm, xem bài này vốn theo cách Lập thành tóm tắt trên, nhưng khác hơn 3 điều:
1. Không kể ra tên 8 cung gặp kia.
2. Tên du niên nào cũng có 2 chữ, nhưng đây chỉ dùng một trong 2 chữ.
3. Bỏ du niên Phục vị (vì mình đã rõ Kiền gặp Kiền, Khảm gặp Khảm, Cấn gặp Cấn…vv.... đều là Phục vị).
CÀN - sát, thiên, quỷ, diên, tuyệt, họa, sinh.
KHẢM - quỷ, thiên, tuyệt, diên, sinh, họa, sát.
CẤN - sát, sinh, hoạ, tuyệt, diên, thiên, quỷ.
CHẤN - họa, sinh, diên, tuyệt, quỷ, thiên, sát.
TỐN - sát, họa, sinh, tuyệt, diên, ngũ, thiên.
LY - thiên, quỷ, tuyệt, diên, họa, sinh, sát.
KHÔN - sát, quỷ, thiên, diên, tuyệt, sinh, hoạ.
ĐOÀI - sinh, họa, diên, tuyệt, thiên, quỷ, sát.

Dẫn giải câu đầu về cung Càn: (bỏ Càn gặp Càn là Phục vị)
Càn gặp Khảm là Lục sát, gặp Cấn là Thiên y, gặp Chấn là Ngũ quỷ, gặp Khôn là Diên niên, gặp Ly là Tuyệt mệnh, gặp Tốn là Họa hại, gặp Đoài là Sinh khí.
. Câu 2: Khảm gặp Cấn là Ngũ quỷ, gặp Chấn là Thiên y, gặp Tốn…
. Câu 3: Cấn gặp Chấn là Lục sát, gặp Tốn là Tuyệt mệnh, gặp Ly…
. Câu 4: Chấn gặp Khôn là Hoạ hại, gặp Ly là Sinh khí, gặp Khôn…
. Gặp 5: Khôn gặp Đoài là thiên y, gặp Càn là Diên niên, gặp Khảm…

. Gặp 6: Ly gặp Tốn là Thiên y, gặp Đoài là Ngũ quỷ, gặp Càn …
. Câu 7: Tốn gặp Ly là Thiên y, gặp Khôn là ngũ quỷ, gặp Đoài…

. Câu 8: Đoài gặp Càn là Sinh khí, gặp Khảm là Hoạ hại, gặp Cấn…
CÁC ỨNG BIẾN VÀ HỖ BIẾN
Trong phép Bát biến du niên có hai cách: Chính biến và Hỗ biến. Cần phân biệt để dùng cho trúng chỗ.1 - Chính biến:
Là từ cung Cửa cái biến tới mỗi cung của các chỗ kia. Mỗi khi biến tất được một du niên. Từ cung Cửa cái biến tới một cung nào thì an du niên vào cung ấy chớ không an vào Cửa cái.
Thí dụ: Cửa cái tại Càn và Bếp tại Đoài thì phải từ Càn biến tới Đoài tất được Sinh khí, vậy an Sinh khí tại Bếp Đoài chớ không an tại Cửa cái Càn.
Thí dụ: Cửa cái tại Khảm và Chủ phòng hay Sơn chủ tại Chấn thì phải từ Khảm biến tới Chấn tất được Thiên y, vậy an Thiên y tại Chủ phòng hay Sơn chủ Chấn.
Thí dụ Cửa cái tại Ly và Hướng Bếp ngó về Đoài thì phải từ Ly biến tới Đoài tất được Ngũ quỷ, đó là hướng Bếp ngó về Đoài Ngũ quỷ… Từ Cửa cái biến tới Cửa Bếp, biến tới Cửa phòng, biến tới Cửa ngõ đều cũng gọi là Chính biến, nhưng 3 chỗ này ít quan trọng.
Anh chị em chú ý:Trong Phong Thủy Lạc Việt, phép biến du niên phiên tinh phòng, không theo phép biến của Dương trạch Tam Yếu. Trong Dương trạch Tam yếu cho rằng: Không cần tuổi gia chủ, cứ sơn phối hướng ra quái nào thì biến quái đó - "Nhất biến thượng....". Thí dụ: Chấn Sơn - Đoài hướng thì bất luận tuổi gia chủ mệnh cung gì thì ngăn đầu vẫn là Tuyệt Mạng phá quân kim tinh. Sau đó biến tới các phòng sau. Nhưng tôi đã minh chứng với anh chị em rằng: Phương pháp "Du niên phiên tinh" phòng có nguồn gốc từ Bát trạch, thí dụ: Cung Thiên Y là Cự Môn, Phúc Đức (Tức Diên niên) là Vũ Khúc. Như vậy, rõ ràng những khái niệm liên quan đến bản mệnh phối tám cung mới ra khái niệm Thiên Y, Phúc Đức ...vv...Bởi vậy, từ sự biến thể này, chúng ta vẫn phải lấy mệnh chủ phối hướng, dùng trong nhà tư nhân. Nhưng với các công trình công công , như: Công sở, nhà thờ...vv...chúng ta mới lấy sơn phối hướng. Chúng ta sẽ học cụ thể ở phần sau.
2 - Hỗ biến:Là hai cung của hai chỗ biến qua biến lại với nhau và tất nhiên cùng được một du niên giống tên. Du niên này không chính thức ở bên nào, nhưng vẫn có ảnh hưởng cho cả hai bên (hai chỗ). Thí dụ từ Bếp Ly biến tới Sơn – chủ Tốn được Thiên y, rồi từ Sơn – chủ Tốn biến lại Bếp Ly tất cũng được Thiên y. Thiên y này ảnh hưởng cho cả hai bên Ly và Tốn, nhưng nhiều ít có khác. Bởi Thiên y Thổ nói với Ly Hoả là tương sanh đắc vị, tốt nhiều, nhưng đối với Tốn Kim là tương sinh thoái khí, tốt ít.
Hỗ biến không dùng vào hết thảy 7 chỗ quan hệ, chỉ dùng vào 3 chỗ chính yếu mà thôi, tuỳ theo Tịnh trạch, Động trạch hay Biến trạch. Ở Tịnh trạch thì dùng Cửa cái, Chủ phòng và Bếp hỗ biến với nhau. Ở Động trạch hay Biến hoá trạch thì dùng Cửa cái, Sơn chủ và Bếp hỗ biến với nhau. Như 3 chỗ chính yếu hỗ biến với nhau được 3 du – niên tốt là Sinh khí, Diên niên và Thiên y thì gọi là Nhà ba tốt (nhà có 3 du niên tốt). Bằng 3 chỗ chính yếu hỗ biến với nhau chỉ được một du niên tốt mà tới 2 du niên xấu là cái nhà bất lợi. (Không có trường hợp hai chỗ tốt và một chỗ xấu. Cũng không có trường hợp ba chỗ đều xấu).
Phàm ở nhà ba tốt sẽ phát đạt, giàu sang và yên lành. Thí dụ Cửa cái tại Cấn, Phòng chủ tại Khôn và Bếp tại Đoài. Vậy lấy Cấn Hỗ biến cùng được Sinh khí, lấy Khôn với Đoài hỗ biến cùng được Thiên y và lấy Đoài với Cấn hỗ biến cùng được Diên niên. Ba chỗ chính yếu này hỗ biến với nhau được Sinh khí, Diên niên và Thiên y là ba du niên tốt cho nên gọi là Nhà ba tốt, ở sẽ thịnh vượng. Thí dụ Cửa cái tại Tốn, Sơn chủ tại Kiền và Bếp tại Khảm. Vậy lấy Tốn với Kiền hỗ biến cùng được Hoạ hại, lấy Kiền với Khảm hỗ biến cùng được Lục sát, và lấy Khảm với Tốn hỗ biến cùng được Sinh khí. Ba chỗ chính yếu này hỗ biến với nhau được Hoạ hại, Lục sát và Sinh khí, tức là chỉ có một tốt mà tới hai xấu cho nên gọi là nhà bất lợi, ở chẳng thịnh vượng.
Anh chị em chú ý:
Dương trạch tam yếu quan niệm răng: Đông trạch thì Đông trù, Tây trạch thì Tây trù, phòng chính (Họ gọi là Phòng Chủ, hay Phòng Chúa) cũng cùng trạch và họ không quan tâm đến cung mệnh của gia chủ. Quan điểm này, nếu xét theo Phong Thủy Lạc Việt - khi đã chọn hướng nhà - Bát trạch - phù hợp với gia chủ thì bếp, phòng chủ tất nhiên phải đồng trạch với hướng nhà. Và đây chính là sự phối hợp giữa các yếu tố Bát trạch và các phương pháp của Dương trạch Tam yếu, như: Du niên phiên tinh phòng, sắp đặt đồng trạch mệnh của Phong Thủy Lạc Việt. Chúng ta sẽ học cụ thể ở phần sau.

DU NIÊN SỞ THUỘC, HUNG KIẾT
- Có 4 kiết du – niên ứng điểm lành là: Sinh khí, Diên niên, Thiên y và Phục vị. Và cũng có 4 hung du – niên ứng điểm dữ là: Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát và Họa hại.1) SINH KHÍ:
Tham Lang tinh thuộc Mộc là du niên rất tốt, đem sức sống mạnh và nguồn sanh lợi lộc vào nhà. Thích hợp với Đông tứ trạch, khiến cho nhà thịnh vượng lên. Vì Mộc tinh chủ Đông trạch.
Sinh khí lâm Chấn Cấn Mộc là đăng diện tốt nhiều hơn lâm Khảm Ly Thuỷ là đắc vị, còn lâm Càn, Đoài, Tốn, Khôn là thất vị tốt ít. (Phàm du niên gặp cung tỷ hoà là đăng diện tốt bậc nhất, gặp cung tương sanh là đắc vị tốt bậc nhì, gặp cung tương khắc là thất vị tốt bậc ba).
2) DIÊN NIÊN:
Vũ Khúc tinh thuộc Kim là du niên rất tốt, có nghĩa là tuổi thọ, làm bền sự phát đạt, thứ nhất là phát đạt tài ngân, châu ảo. Cũng gọi nó là thần phúc đức.
Thích hợp với Tây tứ trạch. Vì Kim tinh chủ Tây trạch, khiến cho nhà thịnh vượng lên.
Như Vũ Khúc lâm Đoài Tốn là đăng diện tốt nhiều hơn lâm Khôn Khảm Càn là đắc vị, còn lâm Cấn Chấn Ly là thất vị ít tốt.
3) THIÊN Y:
Cự Môn tinh Âm Hỏa đới thổ du niên rất tốt, làm hưng vượng điền sản, đất vườn, lục súc. Nó có tính cách như một lương y, một cứu tinh năng giải trừ tai hoạn, năng gia tăng phúc đức. Ở Tây tứ trạch thì nó hợp với nhà vì Thổ sanh nhà Kim, bằng ở Đông tứ trạch không hợp với nhà vì nhà Mộc khắc Thổ. Thiên y làm Ly Khôn là tỷ hoà đăng diện tốt nhiều hơn lâm Càn Đoài Tốn là tương sanh đắc vị, còn lâm Chấn Cấn Khảm là tương khắc thất vị tốt ít.
4) PHỤC VỊ:
Tả Phù tinh Âm Kim đới thủy là du niên tốt phụ thuộc, có tánh cách phụ trợ, tiếp thêm. Ở chung với Phòng chủ hay Sơn chủ và Bếp thừa Sinh khí, Diên niên, Thiên y thì nó tốt theo, bằng thừa hung du niên thì nó chẳng ra gì. Ở Đông tứ trạch thì nó hợp với nhà vì Mộc gặp Thủy sanh vượng khí, bằng ở Tây tứ trạch thì nó không hợp với nhà vì nhà Kim sinh xuất. Tả phù tinh Phục vị lâm Càn Khảm là tỷ hoà đăng diện tốt hơn lâm Đoài Tốn là tương sanh đặc vị, bằng lâm Ly, Khôn Chấn Cấn là tương khắc thất vị tốt ít.
5) TUYỆT MỆNH:
Phá Quân Kim tinh là du niên rất hung hại, đem tuyệt khí vào nhà, sinh kế rất bất lợi. Nó ở cung nào cũng gây tai hoạ, dù tỷ hoà hay tương sanh cũng vậy (dù đăng diện hay đắc vị cũng vậy). Đông tứ trạch có nó thì nguy lắm vì Kim khắc Mộc chủ.
6) NGŨ QUỶ:
Liêm Trinh Hỏa tinh là du niên rất hung, đem tai hoạ vào nhà, thứ nhất là những chuyện quái dị, bệnh hoạn và các tai nạn máu lửa. Bếp gặp nó xấu nhất. Ở Tây tứ trạch có nó thì nguy nhất vì nó Hoả khắc Kim trạch. Dù nó đăng diện hay đắc vị cũng hung.
7) LỤC SÁT:
Văn Xương Thủy tinh là hung du niên, đem sát khí vào nhà, chuyện ứng về các tai nạn nước, tà dại, dâm đãng. Nó ở Bếp hại nhiều hơn ở các chỗ khác. Cái sức lực gây tai hoạ của nó kém hơn Ngũ quỷ và Tuyệt mệnh, vì nó thuộc Thuỷ đối với Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch đều tương sanh.
8) HOẠ HẠI:
Lộc Tồn Mộc tinh là một hung du niên, đem hung khí vào nhà, sanh nhiều hao hại. Cái sức hung hại của nó tương đương hoặc nhẹ hơn Lục sát. Đối với Đông tứ trạch tương sanh, đối với Tây tứ trạch nó bị khắc, không nguy hại bằng Tuyệt mệnh và Ngũ quỷ.
(Chú ý: Sinh khí đồng ứng như sao Tham lang, Diên niên đồng ứng như sao Vũ khúc, Thiên y đồng ứng như sao Cự môn, Phục vị đồng ứng như sao Phụ Bật, Tuyệt mệnh, đồng ứng như sao Phá quân, ngũ quỉ đồng ứng như sao Liêm trinh, Lục sát đồng ứng như sao Văn khúc và Hoạ hại đồng ứng như sao Lộc tồn).
 
QUI LUẬT PHIÊN TINH DU NIÊN TƯ GIA CỦA PHONG THỦY LẠC VIỆT
Như tôi đã trình bày với anh chị em: 

Trong tư gia thì mệnh chủ có tính quyết định liên quan đến hướng nhà. Tính chất của hướng nhà - Sinh khí, Thiên y, Ngũ quỷ...vv...lại là yếu tố tiền đề cho việc chuyển thành các sao trong phương pháp phiên tinh phòng. Chính vì mối liên hệ logic đó mà trong phương pháp phiên tinh phòng của Phong Thủy Lạc Việt phải tính đến sự phối mệnh cung giữa chủ nhà và hướng để tìm sao đầu tiên quản ngăn thứ nhất. Phiên tinh du niên trong tư gia và trong công trình công cộng nói chung có qui luật sau:
Bây giờ chúng ta bắt đầu xét từ quái Càn là mệnh chủ, khi biến hào dưới thành:

BIẾN HÀO DƯỚI
1): Càn mệnh chủ biến hào dưới thành Tốn. Càn phối Tốn là Họa Hại Lộc tồn Mộc tinh và ngược lại.

2):Khảm mệnh chủbiến hào dưới thành Đoài

. Khảm phối Đoài là Họa Hại Lộc tồn Mộc tinh và ngược lại.

3):Cấn mệnh chủbiến hào dưới thành Ly 

 . Cấn phối Ly là Họa Hại Lộc tồn Mộc tinh và ngược lại.

4):Chấn mệnh chủ   biến hào dưới thành Khôn

. Chấn phối Khôn là Họa Hại Lộc tồn Mộc tinh và ngược lại. BIẾN HÀO GIỮA VÀ CÁC HÀO KHÁC
Sau khi biến hào dưới thì ta lấy quái đã biến để biến tiếp hào giữa. 
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Thí dụ:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
<!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->
Càn mệnh chủ  biến hào dưới 


thành Tốn  . Càn phối Tốn là Họa Hại Lộc tồn Mộc tinh và ngược lại. Tốn biến hào giữa thành Cấn. Càn phối Cấn là Thiên Y Cự Môn hỏa đới Thổ tinh.
Tương tự như vậy lần lượt cho đến hết 8 cung mệnh chủ phối với hào biến theo quy luật dưới , giữa, trên.....ta có qui luật sau:
Ta dùng bảng minh họa mà Thiên Đồng đã sắp xếp:
BẢNG TRA BÁT BIẾN PHIÊN TINH


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
<!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->
Minh họa bảng trên:
Mệnh chủ Chấn - hàng dọc thứ hai - biến hào dưới thành Khôn, Chấn phối Khôn là Họa Hại Lộc Tồn Mộc tinh (Hàng dọc thứ ba). Khôn biến hào giữa thành Khảm. Mệnh chủ Chấn phối Khảm thành Thiên y Cự Môn Hỏa đới Thổ tinh (hàng dọc thứ tư). Tương tự như vậy cho đến hết tám quái.

Trên đây là qui luật bát biến phiên tinh phòng theo Phong thủy Lạc Việt.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
NGUYÊN LÝ DU NIÊN PHIÊN TINH PHÒNG
Bát trạch Lạc Việt cho chúng ta mối tương quan giữa phương hướng ảnh hưởng tới mệnh chủ của ngôi nhà. Điều này do tương tác của từ trường trái Đất. Nhưng cấu trúc hình thể nhà - Tịnh trạch, Động trạch....vv... sẽ phân biệt về khí chất của từng ngăn phòng trong nhà từ đằng trước ra đằng sau. Hiện tượng này hợp với quy luật về sự biến đổi của Dương khí vận động khi đi từ đằng trước ra đằng sau. Đương nhiên, Dương khí tương tác trong tịnh trạch - một ngăn phòng sẽ khác với Động trạch, nhiều ngăn phòng ..vv...Vì cấu trúc khác nhau thì tương tác sẽ khác nhau. Quy luật này là nguyên lý của Du niên phiên tinh phòng. Bởi vậy, mặc dù xuất phát từ tính chất cung Bát trạch - Sinh Khí thay bằng Tham Lang Mộc tinh. Nhưng sự phân bổ - phiên tinh - cho các ngăn phòng theo một quy luật khác, mà tôi đã trình bày ở trên.
A - Như vậy, theo sách Tàu - do biến từ trên xuống - thì chu kỳ bắt đầu từ:

….- 
Phục vị - 1/ Sinh khí – 2/ Ngũ quỷ - 3/ Phúc đức – 4/ Lục sát – 5/ Họa hại – 6/ Thiên y – 7/ Tuyệt mệnh – ….
Ứng với các sao là:
Tả Phù – Tham Lang – Liêm trinh – Vũ khúc – Văn khúc – Lộc tồn – Cự môn – Phá quân – 
B - Theo sách Việt thì chu kỳ bắt đầu từ:

….– 
Phục vị - 1/ Hoạ hại – 2/ Thiên y – 3/ Phúc đức – 4/ Lục sát – 5/ Sinh khí - 6/ Ngũ quỉ - 7/ Tuyệt mạng..
Ứng với các sao là:
Tả phù – Lộc tồn – Cự Môn – Vũ khúc – Văn khúc – Tham Lang - Liêm trinh – Phá quân – …Đến đây, anh chị em đã nhận thấy qui luật khác nhau giữa chu kỳ phiên tinh theo cổ thư chữ Hán và Phong Thủy Lạc Việt có sự khác biệt.
Tôi chép lại dưới đây để anh chị em tiện so sánh:
Việt:

Tả phù 
– Lộc tồn – Cự Môn – Vũ khúc – Văn khúc – Tham Lang – Liêm trinh – Phá quân ...
Hán:
Tả Phù – Tham Lang – Liêm trinh – Vũ khúc – Văn khúc – Lộc tồn – Cự môn – Phá quân...
Nếu chúng ta cắt đoạn để so sánh tính chất tốt xấu giữa Việt và Hán thì chúng trùng khớp về tính tốt xấu, nhưng khác biệt về tính chất sao như sau:V: Tả phù – Lộc tồn – Cự Môn – Vũ khúc – Văn khúc – Tham Lang - Liêm trinh – Phá quân ..
H: Cự môn - Phá quân -Tả Phù – Tham Lang - Liêm trinh – Vũ khúc – Văn khúc – Lộc tồn..
Trên cơ sở này chúng ta tiếp tục tìm hiểu phương pháp Du niên phiên tinh có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán, để so sánh với phương pháp Việt được rút ra có tính qui luật, tính hợp lý và khách quan, phù hợp với các hiện tương liên quan trong phong thủy.1 - Phương pháp phiên tinh theo cung từ cổ thư chữ Hán:
Phương pháp này căn cứ vào vị trí cửa gồm hướng, sơn, tọa để tính Du niên tinh cung có cửa. Trong sách Hán có nhiều phương pháp khác nhau rất tạp loạn và không thống nhất.
A - Có sách lấy hướng và tọa của cửa ra tính chất cung và lấy làm phiên tinh cung có cửa , đồng thời cũng là cung thứ nhất tính từ cung tọa của cửa. Sau đó lần lượt mỗi cung một sao theo chu kỳ đã trính bày ở trên.
Thí dụ: Cửa hướng Khôn, tọa Chấn. Khôn phối Chấn là Họa Hại. Như vậy coi cung Chấn là cung Họa Hại Lộc tồn Mộc tinh. Bất luận gia chủ thuộc Đông hoặc Tây từ cung.
Từ đó theo chiều kim đồng hồ sẽ biến quái theo chu kỳ đã trình bày để tìm các du niên phiên tinh cho tính chất các cung kế tiếp, là (Theo sách Hán):
Lộc tồn – Cự môn – Phá quân – Tả Phù – Tham Lang – Liêm trinh – Vũ khúc – Văn khúc ...
 Như vậy, giả thiết gia chủ là mạng Càn hướng Khôn là Phúc Đức trạch, hướng cũng Phúc Đức theo Bát trạch, nay trở thành một hướng xấu và các hướng tốt xấu sau đó rất tạp loạn. Để minh họa điều này, tôi so sánh các cung Bát trạch và sao theo phương pháp này liên quan đế cổ thư chữ Hán như sau:
Giả thiết: Gia chủ Càn mạng, hướng nhà Khôn, cửa tọa cung Chấn, theo phương pháp phiên tinh du niên cung chu kỳ từ cổ thư chữ Hán ta sẽ có:

Bắt đầu từ cung
1 - Càn gặp Chấn chính Đông - Bát trạch/ Ngũ Quỉ => Phiên tinh cung Lộc Tồn mộc tinh/ Họa Hại.
2 - Càn gặp Tốn Đông Nam (Sách Hán) - Bát trạch/ Họa Hại => Phiên tinh cung Cự Môn tinh/ Phúc đức.
3 - Càn gặp Ly chính Nam - Bát trạch/ Tuyệt Mạng => Phiên tinh cung Phá quân/ Tuyệt Mạng
4 - Càn gặp Khôn Tây Nam (Sách Hán) - Bát trạch/ Phúc Đức => Phiên tinh cung Tả Phù/ Phục Vị
5 - Càn gặp Đoài chính Tây - Bát trạch/ Sinh Khí => Phiên tinh cung Tham Lang/ Sinh khí.
6 - Càn gặp Càn Tây Bắc - Bát trạch/ Phục vị => Phiên tinh cung Liêm trinh/ Ngũ Quỷ
7 - Càn gặp Khảm Chính Bắc - Bát trạch/ Lục sát => Phiên tinh cung Vũ khúc/ Phúc Đức
8 - Càn gặp Cấn Đông Bắc - Bát trạch/ Thiên y => Phiên tinh cung Văn khúc/ Lục sát

Như vậy, chúng ta thấy rằng: 
Phương pháp phối sơn hướng hoặc tọa cửa và phiên tinh cung từ cổ thư chữ Hán hoàn toàn tạp loạn so với Bát trạch cũng chính từ sách Hán. Như vậy, hoàn toàn không có cơ sở nào để xét đoán hướng tọa ngay trong Bát trạch - vốn là cơ sở thể hiện tính chất các sao mà tôi đã trình bày ở trên.
Đó là lý do mà phương pháp này chỉ còn được nhắc đến một cách mơ hồ và không ứng dụng ngay trong cuốn Dương trạch Tam yếu. Phương pháp này không có cơ sở thực tế biện minh cho nó.
Nhưng phương pháp phiên tinh phòng hoàn toàn có cơ sở thực tế biện minh là sự tương tác khác nhau giữa tịnh, động, biến hóa trạch ....mà tôi đã trình bày ở trên.
2 - Phương pháp phiên tinh du niên phòng cho công trình nhà ở:
A - Theo Cổ Thư Chữ Hán
Phương pháp phiên tinh du niên phòng theo cổ thư chữ Hán , cụ thể là trong Dương trạch tam yếu, không có yếu tố mệnh chủ. Bất luận mệnh chủ thuộc trạch mệnh gì thì phương pháp này có các cách lấy du niên như sau:

A1 - Lấy sơn phối hướng ra du niên phiên tinh ngăn (Phòng đầu), sau đó theo quy luật từ sách Hán đã trình bày ở trên để tiếp tục phân du niên phiên tinh các ngăn (phòng) tiếp theo.
Phương pháp này có sự khiếm khuyết là trong các khu chung cư hiện đại, hoặc nhà phố xây giống nhau cho thuê thì tính chất các nhà này hoàn toàn giống nhau. Không phản ánh thực tế sinh động khác nhau của từng ngôi gia trong chung cư.

A2 - Lấy vị trí cung tọa của cửa, phối hướng ra tính chất của cửa và lấy đó làm sao đầu tiên phiên vào ngăn (phòng) đầu.
Phương pháp này có khiếm khuyết là: Với các căn nhà phố hiện nay, do bề ngang chật hẹp, nên cửa và hướng trong cùng dãy phố sẽ giống nhau. Do đó, tính chất ngăn phòng sẽ chỉ khác nhau khi mỗi nhà phân làm những phòng khác nhau.

A3 - Nếu nhà có hai hoặc nhiều cửa thì phối hướng tọa cửa chính với cung tọa các cửa khác làm phiên tinh du niên.
Phương pháp này cũng có những khiếm khuyết tổng hợp của cả hai phương pháp trên và còn khiếm khuyết đặc thù là nếu hướng tốt cũng dễ trở thành xấu, nếu hai cửa tọa trên hai cung khác nhau.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Chính vì tính phi khoa học do thất truyền trong cổ thư chữ Hán, nên phương pháp ứng dụng Dương trạch Tam yếu ngày nay ít người dùng. Phần lớn các phong thủy gia ngày nay ứng dụng Bát trạch và Huyền không và Hình lý khí. Qua những phương pháp khác biệt trong cùng một sự ứng dụng du niên phiên tinh phòng, chúng ta cũng thấy được tính thiếu nhất quán trong cổ thư chữ Hán. Anh chị em có thể tham khảo trong cuốn Dương trạch tam yếu và Chủ Môn Táo có trong trang chủ của diễn đàn.
Tuy nhiên, không thể có một sự tồn tại bất hợp lý khi nó được xác định là một phương pháp ứng dụng đã tồn tại. Một lý thuyết có thể sai, nhưng một phương pháp ứng dụng có cơ sở phương pháp luận của một lý thuyết đã xác định được tính khoa học của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chỉ có thể giải thích rằng:
Tính thiếu hợp lý, phi quy luật của nó là do thất truyền và chúng ta có trách nhiệm phải phục hồi lại.
Một lần nữa, chúng ta lại thấy tính rời rạc, chắp vá trong phong thủy từ cổ thư chữ Hán và đây chính là một yếu tố nữa xác định nguồn gốc phong thủy chính từ nền văn minh Việt một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử.
B - Theo phong thủy Lạc Việt. 

Phần trên tôi đã chứng minh với anh chị em rằng: Tính chất các sao có xuất xứ phụ thuộc vào tính chất các cung của Bát trạch.Và tính chất này lại là sự liên hệ giữa mệnh cung và Bát trạch.
Chúng ta xem lại hình dưới đây <!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->


Ngoài v/d mà tôi đã minh chứng tính bất hợp lý của cổ thư chữ Hán về tính chất ngũ hành của các sao và hiệu chỉnh lại như trên. Anh chị em cũng thấy tính qui luật của phương pháp phiên tinh theo Phong Thủy Lạc Việt là:
Tất cả các sao tốt đều thuộc về 4 cung Tây Tứ cung. Nhưng anh chị em cũng lưu ý là: Khi phiên tinh phòng thì nó thuận theo một qui luật khác, không phụ thuộc hoàn toàn vào mệnh cung Đông hay Tây trạch.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Qui luật này - các sao tốt đều thuộc về Tây tứ cung - phản ánh điều gì?

Chúng ta đều biết rằng:
Quái Cấn ở Trung cung chính là trái Đất của chúng ta - Âm Mộc (Tham khảo: Tìm về cội nguồn Kinh Dịch; Hà đồ trong văn minh Lạc Việt). Đây chính là điều kiện phát sinh và phát triển của con người. Cấn Khôn đều ở vị trí trung cung trong Phong thủy là hai cung thuộc về Tây tứ cung. Bởi vậy, việc đặt 4 sao tốt thuộc về Tây Tứ cung hoàn toàn hợp lý và còn là sự lý giải trong các tính chất liên quan khác trong Phong thủy.
Trên cơ sở mệnh trạch của chủ gia chính là xuất xứ các sao trong phương pháp du niên phiên tinh. Phong thủy Lạc Việt nhất quán với phương pháp lấy mệnh chủ phối hướng là sao đầu tiên phiên tinh phòng trong các ngôi nhà tư gia.
Trên cơ sở này , thuận theo chu kỳ đã trình bày ở trên các ngăn (Phòng) khác tiếp tục phiên các sao còn lại theo quy luật đã trình bày ở trên là:
Tả phù – Lộc tồn – Cự Môn – Vũ khúc – Văn khúc – Tham Lang - Liêm trinh – Phá quân – …
Thí dụ:

Gia chủ Càn mệnh, hướng Khôn Đông Nam.

Nhà hình ống, có 5 ngăn là:
Một sân trước, Phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và sân sau.
Càn mệnh của gia chu phối Khôn là Phúc Đức Vũ Khúc Kim tinh. Được cách cung sinh sao - Gọi là Cát tinh đăng diện.
Căn cứ vào chu kỳ sao, chúng ta lần lượt thực hiện các bước sau đây:
1 - Vũ khúc Kim tinh quản sân - Ngăn thứ nhất của căn nhà.
2 - Văn khúc Thủy tinh quản phòng khách - Ngăn thứ hai của căn nhà.
3 - Tham lang Mộc tinh quản phòng ngủ - Ngăn thứ ba của căn nhà.
4 - Liêm trinh Hỏa tinh quản phóng bếp - Ngăn thứ 4 của căn nhà.
5 - Phá quân Kim tinh quản sân sau - Ngăn thứ 5 của căn nhà.
Trên đây là toàn bộ phương pháp phiên tinh du niên phòng theo Phong Thủy Lạc Việt. Anh chị em chiêm nghiệm và tập ứng dụng vào chính căn nhà của mình. Các bài tiếp theo sẽ nói về các cách, cục tốt xấu, liên quan.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

NGUYÊN LÝ BÁT BIẾN PHIÊN TINH PHÒNG LẠC VIỆT

Gọi là “Bát biến” vì là từ quái Mệnh Chủ biến ra 8 quái biến lần lượt, đến lần thứ 8 thì trở về lại bản quái Mệnh chủ, gọi là hoàn nguyên hay phục vị; “Phiên tinh” là đến lượt sao, ứng với 8 lần biến quái thì mỗi quái biến mang một chủ tinh (Tinh Quân) chủ trì sự cát hung ứng với Dương trạch cụ thể.
I. LIÊN HOÀN BIẾN:
Tôi tạm gọi là liên hoàn biến. Vì quan sát sự biến đổi âm dương của hào biến tiếp nối liên tục qua các quái biến thì sự biến quái diễn ra theo chu kỳ tuần hoàn hình sin của hào biến, để sau đó trở về với chính quái mệnh ban đầu.


Ta quan sát như sau:
Đại diện là quái Càn. Càn quái gồm 3 hào dương.
Biến hào lần thứ nhất từ hào Sơ dương biến ra Sơ lục, như thế Càn biến thành Tốn ứng vào Họa Hại Lộc Tồn âm mộc tinh. 

Từ quái Tốn, đi lên, hào Cữu nhị (hào 2) biến dương ra âm, quái Tốn biến thành quái Cấn, ứng vào sao Thiên Y Cự Môn dương hỏa đới thổ tinh.


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

Từ quái Cấn, đi lên, hào Cữu tam (hào 3) biến dương ra âm, quái Cấn biến thành quái Khôn, ứng vào sao Phúc Đức Vũ Khúc dương kim tinh.



Từ quái Khôn, trở xuống, xuống hào Lục nhị (hào 2) biến âm ra dương, quái Khôn biến thành quái Khảm, ứng vào sao Lục Sát Văn Khúc âm thủy tinh.


Từ quái Khảm, trở xuống, xuống hào Sơ lục (hào 1) biến âm ra dương, quái Khảm biến thành quái Đoài, ứng vào sao Sinh khí Tham Lang dương mộc tinh.



Từ quái Đoài, đi lên, hào Cữu nhị (hào 2) biến dương ra âm, quái Đoài biến thành quái Chấn, ứng vào sao Ngũ Quỷ Liêm Trinh âm hỏa tinh.


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
Từ quái Chấn, đi lên, hào thượng (hào 3 ) biến âm ra, quái Chấn biến thành quái Ly, ứng vào sao Tuyệt Mạng Phá Quân dương kim tinh.



Từ quái Ly, trở xuống, hào trung (hào 2 ) biến âm ra dương, quái Ly trở về quái Càn, ứng vào sao Phục Vị Tả Phù dương kim đới thủy tinh.



Nhìn một lượt, ta thấy rằng sự biến hào đi theo một trình tự, quy luật từ thấp lên cao và từ cao xuống thấp theo biểu đồ hình sin, cũng có thể đây là một cách thể hiện một quy luật Sinh – Vượng – Mộ của biến hào.

Tham khảo bảng tra phối quái sau:



<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->


II. TỰ BIẾN:

Tôi tạm gọi là tự biến, vì chỉ quan sát sự biến đổi âm dương của hào ngay trong quái mệnh chủ. Sự biến hào này xảy ra với một, hai hay cả ba hào động biến.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
<!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->


Ta cũng quan sát như sau:
Đại diện là quái Càn. Càn quái gồm 3 hào dương.
Lần một: Hào thứ nhất là hào Sơ dương biến âm dương ra Sơ lục, như thế Càn biến thành Tốn ứng vào Họa Hại Lộc Tồn âm mộc tinh. 



Lần hai: Hai hào Sơ dương và Cữu nhị đồng biến dương ra âm hóa thành Sơ lục và Lục nhị, chuyển Càn quái biến thành Cấn quái, ứng vào Thiên Y Cự Môn dương hỏa đới thổ tinh.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Lần ba: ba hào Sơ dương, Cữu nhị và Thượng cữu đồng biến dương ra âm hóa thành Sơ lục, Lục nhị và Thượng lục, chuyển Càn quái biến thành Khôn quái, ứng vào sao Phúc Đức Vũ Khúc âm kim tinh.



Lần bốn: Hai hào Sơ dương và Thượng cữu đồng biến dương ra âm hóa thành Sơ lục và Thượng lục, chuyển Càn quái biến thành Khảm quái, ứng vào sao Lục Sát Văn Khúc âm thủy tinh.



Lần năm: Hào Thượng cữu độc biến dương ra âm hóa thành Thượng lục, chuyển Càn quái biến thành Đoài quái, ứng vào sao Sinh khí Tham Lang dương mộc tinh.



Lần sáu: Hai hào Cữu nhị và Thượng cữu đồng biến dương ra âm hóa thành Lục nhị và Thượng lục, chuyển Càn quái biến thành Khảm quái, ứng vào sao Ngũ Quỷ Liêm Trinh âm hỏa tinh.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Lần bảy: Hào Cữu nhị độc biến dương ra âm hóa thành Lục nhị , chuyển Càn quái biến thành Ly quái, ứng vào sao Tuyệt Mạng Phá Quân dương kim tinh.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->


Lần tám: Càn vẫn là Càn, trở về với chính nó nên gọi là Phục Vị, sao là Tả Phù dương kim đới thủy tinh.

Qua một lượt, ta thấy trong một quái có 3 hào, sự chuyển đổi âm dương của các hào diễn ra theo quy luật từ dưới đi lên, rồi từ trên đi xuống và hết một lượt của tổ hợp ba yếu tố.
III CÁCH NHỚ TRÊN 3 NGÓN:
Vận dụng nguyên lý Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt và Bát Tinh lên 3 ngón tay, ta có hình như sau:



Thuận tự chiều tương sinh theo chiều kim đồng hồ ta có:
Bốn Tinh quân thuộc nhóm quái dương: Tả (Tả Phù), Văn (Văn Khúc), Tham (Tham Lang), Lôc (Lộc Tồn).

Bốn Tinh quân thuộc nhóm quái âm: Cự (Cự Môn), Liêm (Liêm Trinh), Phá (Phá Quân), Lôc (Vũ Khúc).
Chiều Phiên Tinh:
Bắt đầu từ Lộc, đi xuống Cự, lên Vũ, lên Văn, ngang qua Tham, xuống Liêm, ghé Phá, về Tả. Rồi trở lại từ đầu là Lộc.

Câu khẩu quyết Thiên Đồng đặt ra là:
Có Lộc mà Cự Vũ Văn
Tham chi cho Ngũ Quỷ Phá - Tả văng cổng trời
 (quẻ Càn).

(Tham làm chi cho 5 thằng Quỷ phá và tả (đánh) văng cái cổng nhà trời)

Cần lưu ý rằng: Có sự cân bằng Âm Dương, độ số của cung trên Hà Đồ là Dương thì độ số của Tinh Quân là Âm, độ số trên Hà Đồ là Âm thì ngược lại của Tinh Quân là Dương, tuy nhiên tính chất hành quái không thay đổi.

Anh chị em thân mến.
Trước khi vào bài Du niên phiên tinh các công trính công cộng - Theo Phong Thủy Lạc Việt - Tôi bổ xung thêm một lý giải vì sao Phiên tinh du niên phòng theo Phong Thủy Lạc Việt lại lấy quái mệnh của gia chủ phối hướng mà cổ thư chữ Hán lại không đề cập đến v/d này. Tính chất các sao là do biến hào - Điều này tôi đã trình bày ở bài trên , và anh chị em cũng nhận thấy rằng: Tính chất này liên hệ chặt chẽ với quái mệnh. Thí dụ: Càn biến hào dưới thành Tốn, Tốn phối Càn - mệnh chủ thành Lộc Tồn Họa hại Mộc tinh. Nếu không phối mệnh chủ Càn thì Tốn không thể trở thành Lộc tồn Họa hại Mộc tinh. Do đó, mặc dù từ nguyên lý căn bản này, chúng tạo thành một quy luật với Tả phù - Lộc tồn - Cự môn....Nhưng chúng vẫn có xuất xứ từ mệnh chủ. Do đó, trong nhà tư gia, Phong Thủy Lạc Việt vẫn xác định một cách nhất quán sự liên quan giữa mệnh chủ và hướng nhà để phối hợp phiên tinh du niên phòng (Ngăn).



NGUYÊN LÝ DU NIÊN PHIÊN TINH PHÒNG

Phương pháp phiên tinh du niên phòng trong công trình công cộng.A - Theo cổ thư chữ Hán
Phương pháp phiên tinh du niên phòng theo cổ thư chữ Hán , cụ thể là trong Dương trạch tam yếu, không có yếu tố mệnh chủ. Bởi vậy, giữa công trình công cộng và tư gia đều phiên tinh như nhau. Tôi lặp lại bài trên và sẽ phân tích dưới đây cho công trình công cộng:
A1 - Lấy sơn phối hướng ra du niên phiên tinh ngăn (Phòng đầu), sau đó theo quy luật từ sách Hán đã trình bày ở trên để tiếp tục phân du niên phiên tinh các ngăn (phòng) tiếp theo.
Với công trình công cộng thì phương pháp này có tính ưu điểm là nhất quán với trạch nhà. Trạch nhà được xác định do sự phối hợp Hướng và Sơn - Tọa.
A2 - Lấy vị trí cung tọa của cửa, phối hướng ra tính chất của cửa và lấy đó làm sao đầu tiên phiên vào ngăn (phòng) đầu.
Phương pháp này có khiếm khuyết là: Với các căn nhà thuộc công trình công cộng thường có mặt tiền rộng. Sự phối hợp này sẽ dẫn đến sai lệch về tính cách sao, nếu chúng nằm ở các cung khác nhau trên mặt tiền. Từ đó sẽ dẫn đến sự sai lệch về tính chất sao trong phiên tinh ngăn (phòng) cho các cấu trúc khác trong nhà. Phương pháp này chỉ ứng dụng để tìm tính chất riêng từng cửa trong công trình công cộng. Nhưng ảnh hưởng này không có tính ứng dụng lớn so với phương pháp phiên tinh của Huyền không liên quan đến cửa - mà chúng ta sẽ học sau này.
A3 - Nếu nhà có hai hoặc nhiều cửa thì phối hướng tọa cửa chính với cung tọa các cửa khác làm phiên tinh du niên.
Phương pháp này cũng có những khiếm khuyết tổng hợp của cả hai phương pháp trên và còn khiếm khuyết đặc thù là nếu hướng tốt cũng dễ trở thành xấu, nếu hai cửa tọa trên hai cung khác nhau.
Qua phần trình bày trên thì anh chị em cũng thấy rằng: Cùng một phương pháp ứng dụng, mà cổ thư chữ Hán có đến ba phương pháp du niên phiên tinh phòng. Điều này khiến cho ngay cả những người tôn sùng sách Hán cũng mâu thuẫn lẫn nhau vì tính thiếu nhất quán trong ứng dụng.
B - Theo phong Thủy Lạc Việt.
Anh chị em cũng nhận thấy rằng: Trong Phong Thủy Lạc Việt thì tính chất của trạch nhà là yếu tố quyết định tốt xấu của ngôi nhà. Trạch nhà thì gồm Hướng và Sơn - Tọa. Trong công trình công cộng, gồm: Đình, đền, miếu, bệnh viện, trường học, công sở....vv...thì không có mệnh trạch chủ. Bởi vậy sự phối hợp Sơn - hướng - tọa chính là yếu tố quyết định cho sự tốt xấu của công trình này. Chúng ta cũng biết rằng - trong phong thủy Lạc Việt có hai sơn - hướng - tọa tốt cho Đông Tây trạch - đồng Phúc Đức trạch - là: Tây Bắc Đông Nam cho Tây trạch và Nam Bắc cho Đông trạch. Một công trình nổi tiếng liên quan đến Phúc Đức trạch thuộc Tây Trạch chính là Hoàng cung Huế. Chúng ta cũng thấy rằng: Do sai lệch hai quái Tốn Khôn mà phong thủy Hán không có Phúc Đức trạch cho Tây trạch. Hai sơn hướng tốt nhất của Tây trạch trong phong thủy Tàu chính là Đông Bắc Cấn phối Tây Nam Khôn theo phong thủy Tàu - và trạch chủ chỉ là Sinh Khí trạch. Càn Khôn trong phong thủy Tàu không bao giờ phối thành trạch nhà, vì sự sai lệch vị trí. 
Qua những sự phân tích trên, anh chị em đã thấy rất rõ tính hợp lý toàn diện của Phong Thủy Lạc Việt.
Phong thủy Lạc Việt xác định rằng:
Phương pháp chủ yếu của du niên phiên tinh ngăn phòng cho các công trình công cộng là lấy sơn - Tọa phối hướng. Hướng phối sơn – Tọa tối ưu cho các công trình công cộng là:
Tây Bắc - Đông Nam và Bắc - Nam.
Tùy theo vị trí Loan đầu, vận Huyền Không Lạc Việt (sẽ học sau), mà chúng ta sẽ chọn các công trình trên theo Tây hoặc Đông trạch.

BÀI HỌC THAM KHẢO
Tại sao Hoàng thành Huế lại xây theo hướng Đông Nam - Tây Bắc theo Phong Thủy Lạc Việt? 
Anh chị em cũng biết rằng:
Về danh nghĩa thì tôi là người phục hồi lại phong thủy Lạc Việt, vậy trước đây hàng trăm năm, tại sao Hoàng thành Huế lại xây theo hướng này - Khi mà Phong Thủy Tàu là một tri thức phổ biến?
Anh chị em cần rõ rằng: Tôi chỉ là người phục hồi và không phải là người sáng tạo ra phong Thủy Lạc Việt - mặc dù đề làm được điều này là một việc vô cùng khó khăn. Nhưng không loại trừ một dòng bí truyền nào đó của Phong Thủy Lạc Việt vẫn âm thầm lưu truyền trong dân gian. Trong thời gian làm Phong thủy Lạc Việt của tôi - cách đây khoảng 7 - 9 năm, trước khi phát hiện ra Hoàng thành Huế có hướng Tây Bắc Đông Nam - thì tôi đã chứng kiến một ngôi gia nhà sàn biệt thự , được một thày phong thủy đã kiến trúc theo hướng này khi tuối gia chủ thuộc Tây trạch. Điều này, khiến tôi ngạc nhiên.
 Điều ngạc nhiên nữa là Dienbatn - trong cuộc giang hồ của anh ta cũng xác nhận với tôi rằng: Anh ta đã gặp những vị thày phong thủy coi cách Đông Nam Tây bắc là hướng tốt cho người Tây trạch mà chính người thày cũng không hiểu tại sao.
Từ những hiện tượng này, tôi giải thích với anh chị em rằng:
Khả năng dòng phong thủy Lạc Việt bí truyền vẫn âm thầm lưu truyền trong dân gian. Cho nên lâu lâu lại xuất hiện những hiện tượng này.
 Bởi vậy, không loại trừ các nhà lãnh đão của Vương triều Nguyễn đã gặp các vị danh sư phong Thủy Lạc Việt và đã xây Hoàng thành Huế theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Bài thơ:
Văn hiến thiên niên quốc.
Xa thư vạn lý đồ.
Hồng bàng khai tịch hậu.
Nam phục nhất Đường Ngu

Chính là từ trong Hoàng thành Huế.
PHƯƠNG PHÁP PHIÊN TINH PHÒNG THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT

I - PHƯƠNG PHÁP PHIÊN TINH TƯ GIAHÌNH MINH HỌA





Hình trên đây minh họa cho phương pháp phiên tinh phòng trong cấu trúc hình thể theo Phong Thủy Lạc Việt của nhà tư gia.
Trong thí dụ này thì gia chủ phi cung Càn. Nhà hướng Cấn Đông Bắc.
Ta có:
Càn mệnh của gia chủ phối Cấn là Thiên Y.
Tra bảng ta có:

Theo sách Việt thì chu kỳ bắt đầu từ:

….– Phục vị - Hoạ hại - Thiên y – Phúc đức – Lục sát – Sinh khí - Ngũ quỉ - Tuyệt mạng..Ứng với các sao là:
.......Tả phù – Lộc tồn – Cự Môn – Vũ khúc – Văn khúc – Tham Lang - Liêm trinh – Phá quân – …
Như vậy:
1 - Ngăn đầu tiên phiên tinh sao là "Cự Môn Âm Hỏa đới Thổ Tinh" - Còn gọi là Thiên Y tinh.
2 - Ngăn kế là phòng khách theo chu kỳ sẽ là "Vũ Khúc Kim tinh" - Còn gọi là Phúc Đức tinh.
3 - Ngăn tiếp - phòng ngủ là "Văn Khúc thủy tinh" - Còn gọi là Lục Sát tinh.
4 - Ngăn tiếp - ngăn cầu thang là "Tham Lang Mộc tinh" - còn gọi là Sinh Khí tinh.
5 - Ngăn tiếp - Phòng bếp là "Liêm Trinh Hỏa tinh" - còn gọi là Ngũ Quỉ Tinh.
6 - Ngăn cuối - Sân sau là "Phá Quân Kim tinh" - Còn gọi là "Tuyệt Mạng tinh).

Anh chị em lưu ý:
Trong phương pháp phiên tinh phòng, nên hạn chế không dùng tên gọi theo Bát trạch, mà chỉ gọi theo tên sao đã định tính Ngũ hành.
Thí dụ:
Không gọi là Tuyệt Mạng tinh, mà nên gọi là "Phá Quân Kim tinh" để dễ nhớ và trấn yểm sau này.

Căn nhà trong thí dụ phiên tinh trên, cho chúng ta một khái niệm về phương pháp phiên tinh phòng. Căn cứ vào tính chất các sao, cho chúng ta một sự xét đoán tính hoàn chỉnh của căn nhà này - sau khi các tính chất tương tác về Bát trạch, hình thể, loan đầu và Huyền không đã xác định thì chính tính chất các sao trong phiên tinh phòng sẽ là một tương tác khác ảnh hưởng tốt xấu đối với căn nhà.
Căn cứ theo tính chất của các sao này sẽ quyết định cho sự xét đoán tính tốt xấu cho toàn bộ căn nhà theo phương pháp Phiên tinh du niên. Thí dụ như chọn phòng Chủ (Phòng Chúa), cần phải có phiên tinh tốt, Ngăn phòng đầu - theo Phong Thủy lạc Việt cũng rất quan trọng. Vì đó là ngăn chứa khí cho toàn bộ căn nhà, các ngăn phòng như: Phòng bếp, ngăn cầu thang cũng cần có các phiên tinh tốt để bảo đảm dòng khí chuyển hóa tốt tại những điểm quan trong này. Riêng ngăn cầu thang cần có phiên tinh tốt để chứa khí chuyển lên các tầng lầu.
Trong thí dụ trên, ta thấy nhà này có ngăn cầu thang tốt - Sinh khí Tham Lang Mộc tinh. Nhưng phòng bếp lại xấu. Giải pháp là phá vách ngăn giữa tường ngăn cầu thang và phòng bếp. Như vậy, ta sẽ có cầu thang và phòng bếp chung một ngăn là Sinh Khí Tham lang Mộc tinh. Như vậy, ngăn sau sẽ là: Ngũ Quỷ Liêm Trinh Hỏa tinh.
Nhà này, nếu xét theo phương pháp phiên tinh Phòng sẽ bị coi là xấu, bởi ngăn cuối cùng bị sao xấu tọa sơn. Trong trường hợp cụ thể này, nếu dùng núi trấn sơn theo phương pháp "Trấn trạch bình an" thì nên dùng núi bằng đầu tượng thổ để sinh xuất Liêm Trinh Hỏa. Còn nhiều phương pháp khác nữa, như: Ngăn lại phòng bằng bình phong, vách, tủ...vv....
Tuy nhiên nội dung bài giảng này, chỉ giới hạn trong khái niệm về phương pháp phiên tinh.

II - PHƯƠNG PHÁP PHIÊN TINH NHÀ CÔNG CỘNG
HÌNH MINH HỌA
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->


Hình trên đây là một thí dụ cho một công sở có hướng Ly tọa Khảm. Đây là nhà Phúc Đức trạch cho người Đông trạch. Trong trường hợp hướng tọa là Tây Bắc Đông nam thì là Phúc Đức Trạch cho người Tây Trạch. Tuy nhiên, vì là nhà công cộng, như: Cung điện, đền miếu, công sở...vv....nên tùy theo địa hình loan đầu để quyết định sẽ đặt nhà hướng nào. Ở Việt Nam , hình thể đa phần theo hướng Tấy Bắc Đông Nam (Tôi nói là đa phần, vì hình thể chính núi sông nước Việt chảy theo hướng này, chứ không khẳng định cụ thể cho từng trường hợp đặc thù địa phương), bởi vậy, nhà công sở nên theo hướng này là thuận hơn cả vì phù hợp với khí chất non nước Việt. Hoàng Thành Huế là một thí dụ. Nhưng rất tiếc là khu vực Huế tuy sơn thanh, thủy tú, nhưng lại chật hẹp, nên không bền. Nếu ở Hanoi, hoặc Sài Gòn thì sẽ tốt hơn. Do địa hình rộng rãi, sinh khí dồi dào hơn so với dải đất miền Trung Việt.
Trở lại với căn nhà hướng Ly tọa Khảm. Do tính công cộng và tính đồng bộ và nhất quán của tiêu chí khoa học thì nhà Đông trạch phải coi tất cả các phương vị Đông hướng và Đông vị là tốt và Tây hướng, Tây vị là xấu (Ngược lại với nhà Tây trạch). Tất cả mọi bố trí phòng ốc tốt nhất phải thuận theo trạch Đông hoặc Tây. Cụ thể căn nhà thí dụ này là Đông trạch. Điều này sách Dương trạch tam yếu đã nói tới, như tôi đã trình bày. Do không có mạng chủ trong nhà công cộng, nến phải phối Sơn - Hướng để xác định phiên tinh du niên.
Trường hợp thí dụ dưới đây Sơn Khảm, hướng Ly là Phúc Đức - Vũ Khúc Kim tinh. Lần tượt theo chu kỳ phiên tinh của Phong Thủy Lạc Việt ta có: 
1 - Sân trước: Phúc Đức - Vũ Khúc Kim Tinh.
2 - Hành lang: Lục sát Văn Khúc Thủy tinh.
3 - Toàn bộ dãy nhà làm việc: Sinh Khí Tham Lang Mộc Tinh.
4 - Sân sau: Ngũ Quỉ Liêm Trinh Hỏa tinh.
PHƯƠNG PHÁP PHIÊN TINH DÃY NHÀ.
Trong công trình công cộng, có những dãy nhà như hình minh họa trên - với phong thủy Hán, họ không nói đến phương pháp phiên tinh các ngăn phòng này. Nhưng do tính nhất quán về nguyên lý của Phong Thủy Lạc Việt, nên riêng Phong thủy Lạc Việt có phương pháp phiên tinh như sau:
Phòng chính diện hưởng trực tiếp khí từ ngăn trước sẽ mang sao phiên tinh của ngăn đó. Thí dụ:
Toàn bộ dãy nhà làm việc thuộc phiên tinh Sinh Khí Tham Lang Mộc Tinh, thì ngăn hưởng khí trực tiếp là ngăn có 4 cánh cửa sẽ là Sinh Khí Tham Lang Mộc tinh. Lấy phòng có sao Tham Lang làm chuẩn phiên tinh sang các ngăn phòng khác theo thuận tự chu kỳ Lạc Việt như sau:
Chu kỳ sao:
Tả phù – Lộc tồn – Cự Môn – Vũ khúc – Văn khúc – Tham Lang - Liêm trinh – Phá quân – … Phiên tinh sao: --------------------------------------------Vũ khúc – Văn khúc – Tham Lang - Liêm trinh – Phá quân – …
Như vậy, chúng ta thấy rằng: Từ phòng có phiên tinh chuẩn tính từ phải sang trái đi nghịch theo chu kỳ, từ trái sang phải thuận theo chu kỳ.
Anh chị em lưu ý:
Tất cả các sao dù xấu hay tốt trong các phòng cùng một ngăn thì đều chỉ là những phần tử tốt hay xấu trong tập hợp của ngăn đó. Hay nói cách khác: Sao chủ ngăn sẽ quản các sao chủ phòng trong một ngăn. Cụ thể trong trường hợp này là sao Sinh Khí Tham Lang Mộc tinh sẽ quản các sao dù tốt hay xấu trong ngăn này. Nếu sao chủ ngăn tốt thì tính chất các sao tốt sẽ được phát huy, các sao xấu sẽ giảm. Nếu sao chủ ngăn xấu thì tốt sẽ giảm mà cái xấu tăng lên. 
Cập nhật lúc 19 Tháng bảy 2011 - 05:19 PM
PHIÊN TINH TẦNG NHÀ THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT.
Trong cổ thư chữ Hán, phần phiên tinh du niên không có phương pháp phiên tinh tầng nhà. Mặc dù trên thực tế cổ nhân vẫn xây lầu, tầng, tháp. Đây là một bằng chứng sinh động nữa xác định tính thất truyền của môn Phong Thủy vốn có cội nguồn thuộc về văn minh Lạc Việt.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng: Ngày xưa đất rộng, người đông, nhà luôn quay về hướng tốt của gia chủ. Bởi vậy, xét về Bát trạch hướng nhà luôn tốt, tất yếu phiên tinh phòng ngăn đầu cũng luôn tốt. Và vì thế trong các căn nhà dân dã ngày xưa thường chỉ một ngăn (tịnh trạch) . Như vậy toàn bộ căn nhà sơn, hướng tọa đều tốt. Được cách Tịnh trạch nên cuộc sống thường yên bình. Nhưng khi xây lầu và ngăn phòng thì phải theo phương pháp cấu trúc hình thể để quyết định xây mấy ngăn và mấy lầu tùy theo tính chất cung phi của gia chủ; hoặc hướng của công trình công cộng. Muốn biết cần xây mấy lầu, mấy ngăn thì chúng ta dùng phương pháp phiên tinh.
Phiên tinh ngăn phòng tầng trệt (Tầng một) tôi đã giảng ở trên. Phương pháp phiên tinh lầu cũng tương tự như vậy.
Lấy phiên tinh ngăn đầu của tầng trệt (Tầng một) làm chuẩn, từ đó tiếp tục phiên theo chu kỳ Phiên tinh du niên Phong Thủy Lạc Việt lần lượt phiên tinh cho các tầng.

Chúng ta xem hình minh họa dưới đây về phương pháp phiên tinh tầng nhà cho nhà tư gia:

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->


Theo phương pháp phiên tinh du niên Lạc Việt thì gia chủ cung phi Chấn phối hướng là Tốn được Phúc Đức. Căn cứ theo chu kỳ phiên tinh du niên Lạc Việt ta có:

.......Tả phù – Lộc tồn – Cự Môn – Vũ khúc – Văn khúc – Tham Lang - Liêm trinh – Phá quân – …


Với ngăn đầu là Phúc Đức Vũ Khúc kim tinh, thì lần lượt theo chu kỳ lần lượt mỗi tầng an một sao - theo minh họa gồm 5 tầng - là:

1 - Phúc Đức Vũ Khúc Kim tinh.
2 - Lục sát Văn khúc Thủy tinh.
3 - Sinh Khí Tham Lang Mộc tinh.
4 - Ngũ Quỉ Liêm Trinh Hỏa tinh.
5 - Tấng cuối là: Tuyệt Mạng Phá Quân Kim Tinh.

Nguyên tắc là:
Tầng cuối cùng bao giờ cũng phải được phiên tinh những sao tốt cho gia chủ. Do đó, nếu chúng ta thiết kế nhà cửa thì phong thủy gia cần tư vấn cho thân chủ - trong thí dụ cụ thể qua minh họa trên: Hoặc chỉ nên xây ba tầng, hoặc nên xây bảy tầng, để bảo đảm phiên tinh tầng cuối sẽ là một sao tốt cho gia chủ.
Thực tế sinh động hiện nay là: Do thực tế về khả năng kinh phí, về qui định trong kiến trúc đô thị, về nhu cầu sử dụng...vv...thường thân chủ phải xây không theo ý muốn của phong thủy gia, hoặc của chính họ. Nhưng chúng ta cần biết rõ phương pháp phiên tinh để có thể tư vấn:
- Tầng nào là tốt nhất cho gia chủ.
- Phòng nào là tốt nhất trong tầng đó (Phiên tinh phòng từng tầng phức tạp hơn sẽ học trong các bài sau, cùng chuyên đề này).
- Sử dụng các phòng, tầng có phiên tinh tốt để dùng vào các việc quan trọng, như: Phòng khách (Đôi khi đặt trên lầu), phòng thờ, phòng ngủ...vv....
- Trấn yểm các tầng, phòng xấu.

Tất nhiên các yếu tố khác như: Bát trạch, hình lý khí, huyền không ....vv....phải đạt chuẩn mực theo nguyên tắc của nó.

Tôi luôn luôn nhắc nhở anh chị em là:
Phải bảo đảm khí lực cho ngôi nhà và đây là điều kiện tiên quyết và cũng là tính ưu việt vượt trội của Phong Thủy Lạc Việt. Tất cả phương pháp dù vi diệu đến đâu cũng vô nghĩa, nếu khí lực suy kém.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
PHƯƠNG PHÁP PHIÊN TINH PHÒNG TRONG CÁC TẦNG NHÀ
Anh chị em thân mến.

Chúng ta đã tìm hiểu về phương pháp phiên tinh các tầng nhà. Nhưng vấn đề tiếp tục đặt ra là:

Vậy các phòng trong một tầng sẽ phiên tinh theo quy luật nào? Tất nhiên điều này cũng không hề có trong cổ thư chữ Hán. Và tất nhiên riêng về Dương trạch - khi cổ thư chữ Hán không thể phiên tinh tầng thì cũng không thể phiên tinh phòng trong kiến trúc hiện đại. Nguyên nhân căn bản của việc này - như tôi đã nhiều lần trình bày - là cổ thư chữ Hán chỉ lưu truyền chủ yếu những phương pháp ứng dụng, nhưng phần lý thuyết gần như không có. Những gì còn lại chỉ là những điều rất mơ hồ. Bởi vậy, những phương pháp luận và phương pháp ứng dụng của nó cứ như từ trên trời rơi xuống. Chưa nói đến sự sai lệch từ nguyên lý căn bản "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư", không có tính hợp lý - tức cơ sở khoa học tối thiểu. Do đó, khi cuộc sống phát triển, thì sự ứng dụng không theo kịp thời đại, khiến nó ngày càng trở nên huyền bí và lúng túng khi ứng dụng vào thực tế. Cách tìm tâm, phân cung điểm hướng, quan niệm về cung mệnh của gia chủ liên quan đến hướng nhà, hướng bếp..vv..đã chứng tỏ điều này, khi các phong thủy gia hiện đại ứng dụng vào cuộc sống.

Phần dưới đây là phương pháp luận của tôi về khí liên quan đến việc phiên tinh phòng cho các tầng.
Nhưng anh chị em lưu ý rằng: Về nguyên lý căn để của Lý Học Đông phương mà tôi đã trình bày - 
"Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" - thì tôi luôn bảo vệ luận điểm này, vì tính hợp lý của nó liên quan tới các vấn đề thuộc Lý học Đông phương. Nhưng từ nguyên lý căn để này, ứng dụng vào những hiện tượng cụ thể tôi có thể chưa thất hoàn chỉnh, hoặc có thể sai, cần hiệu chỉnh. Nhưng nguyên lý căn để thì không thể thay đổi.

Trên tinh thần này, tôi đã quan niệm như sau:
Phương pháp thừa khí phiên tinh du niên dựa trên nền tảng căn bản là sự biến hóa về khí khi đi qua các ngăn phòng. Chính vì tính chất của khí thay đổi khi cấu trúc thay đổi là cơ sở thực tế của phương pháp này. Bởi vậy, khi phiên tinh phòng cho các tầng, cần phải căn cứ vào sự biến chuyển có tính quy ước về khí ở ngăn/ phòng có cấu thang trực tiếp lên tầng/ lầu trên và sẽ là sự tiếp nối phiên tinh du niên của ngăn/ phòng này.
Thí dụ như hình vẽ dưới đây:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Trong hình vẽ minh họa này, anh chị em thấy rằng: Ngăn phòng có chứa cầu thang ở tầng trệt (Dưới) là Thiên Y Cự Môn Âm Hỏa đới Thổ tinh, thì tầng trên phiên tinh du niên sẽ là tiếp theo trong chu kỳ là Phúc Đức Vũ Khúc Kim tinh. Cứ thể lên các tầng trên sẽ là Lục Sát Văn Khúc Thủy tinh; Sinh Khí Tham Lang Mộc tinh; Ngũ Quỷ Liêm Trinh Hỏa tinh.


Từ cở sở này chúng ta phiên tinh ngược đằng trước nghịch theo chu kỳ và đằng sau thuận theo chu kỳ. Tuy nhiên, việc phiên tinh ngược hay thuận cũng cần quán xét luồng khí từ cầu thang lên. Nếu trường hợp cầu thang cong và khí ra phòng ngoài trước thì phiên tinh phía ngoài thuận theo chu kỳ và phía trong nghịch theo chu kỳ.

Ngược lại, nếu cầu thang cong về phía sau - tức khí vào phòng sau trước thì tính thuận từ phía sau ra phía trước.
Thông thường cấu thang vuông góc với tường hông thì phòng nào gần cầu thang nhất sẽ tính là phía thuận ngược lại.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

<!--[endif]-->
PHỐI HỢP CẤU TRÚC HÌNH THỂ VÀ BÁT TRẠCH TRONG THIẾT KẾ NHÀ.
Anh chị em thân mến.
Anh chị em đều biết rằng: Trong những tư liệu còn lưu truyền qua cổ thư chữ Hán thì Bát trạch và Dương trạch tam yếu là hai "trường phái" mâu thuẫn nhau rất nặng, gần như "không đội trời chung". Tôi có những tài liệu của Dương trạch tam yếu chê Bát trạch chẳng ra cái gì. Nhưng với chúng ta thì đều biết rất rõ rằng trong Phong Thủy Lạc Việt thì: Bát trạch chính là tiền đề của Dương trạch tam yếu và chúng liên quan đến nhau rất chặt chẽ. Cũng như Huyền Không chính lại là tiền đề của Bát trạch, không có phương pháp phi tinh Huyền Không thì chẳng có cơ sở nào để tìm cung phi của Bát trạch cả....vv....Trên cơ sở sự thống nhất giữa bốn yếu tố tương tác quan yếu này, Phong Thủy Lạc Việt có sự phối hợp bốn yếu tố này. Trong bài này, tôi đề cập đến sự phối hợp giữa Bát trạch và Cấu trúc hình thể theo Phong Thủy Lạc Việt.
Để tiến hành thiết kế Phong Thủy theo Phong Thủy Lạc Việt, chúng ta lần lượt tiến hành từng bước theo tiêu chí phong thủy nói chung như sau:
1 - Chọn vị trí tổng quan thích hợp:
Sinh khí vượng, tụ khí, núi sông, ao hồ Thanh Long Bạch hổ, sơn tọa đều tốt.
2 - Chọn hướng thích hợp với gia chủ.
Tùy theo gia chủ Đông hoặc Tây trạch để chọn hướng. Có những trường hợp cảnh quan chỉ thích hợp với một loại người Đông hoặc Tây trạch. Trong trường hợp này, có hai khả năng xảy ra:
* Không thể chọn nhà khu vực khác: Chúng ta phải dùng Cấu trúc hình thể phiên tinh phòng và Yếu tố cảnh quan tốt để là yếu tố cần trong phong thủy. Cho dù hướng có xấu.
* Hướng phủ hợp với gia chủ: Khả năng này không bàn.
3 - Các bước tiến hành phối hợp Bát Trạch và Cấu trúc:
* Sau các bước trên chúng ta bắt đầu thiết kế nhà theo Bát trạch trước.
Bao gồm:
- Xác định hướng, sơn tọa của Bếp. Vị trí cầu thang, Hầm cầu (Bể "phốt"), vị trí cửa chính và hành lang đi trong nhà....theo tiêu chí Bát trạch.
Trên cơ sở này ta bắt đầu xét đến việc phiên tinh ngăn phòng theo yếu tố cấu trúc hình thể và tiêu chí của nó.
Thí dụ như hình minh họa sau đây:


Phân tích căn nhà này chúng ta thấy rằng:Theo tiêu chí Bát trạch 
* Bếp:
Do không thể đặt tại cung Càn do tiêu chí "Hỏa Thiêu Thiên môn", nên phải đặt ở vị trí nói trên và được hướng tọa tốt. Các vị trí như bồn rửa, tủ lạnh đặt như vậy là đúng vì tránh thoái khí cho khu bếp.
* Hướng cầu thang:
Xấu. Có thể khắc phục bằng tiêu chí xây cầu thang đúng theo tiêu chuẩn Phong thủy Lạc Việt mà chúng ta đã học.
* Bế phốt, WC:
Đặt dưới chân cầu thang, khu vực màu trắng và không phạm Trung cung. Nền WC phải thấp hơn nền nhà và có ngạch cửa chống thoái khí.
*....v.v....
Theo tiêu chí Cấu trúc hình thể:
Sự phân ngăn phòng như trên, Bếp được phiên tinh sao tốt và ngược lại vị trí toa lét phải ở phiên tinh sao xấu, do vậy chúng ta thấy tính phù hợp với tiêu chí của nó và không mâu thuẫn với tiêu chí Bát trạch. Căn cứ vào tiêu chí phiên tinh ngăn phòng, chúng ta đã chia căn nhà thành những ngăn phòng thích hợp.
Anh chị em thân mến.Tiêu chí "Cấu trúc hình thể" còn yêu cầu về hình dáng ngôi nhà: Không lộ cốt, không bế khí, không xung sát (Do cửa thông nhau), không thoái khí. Cầu thang và hành lang không đâm vào cửa WC...vv...
Những kiến thức về khí trong phong thủy ứng dụng trong kiến trúc chủ yếu dùng trong trường hợp này.
* Phiên tinh tầng:Phương pháp phiên tinh tầng tôi đã giảng , anh chị em căn cứ vào phương pháp để quyết định ngôi nhà cần bao nhiêu tầng cho thích hợp. Tầng trên cùng luôn luôn phải do sao tốt quản. Đây là tầng quyết định cho khả năng thịnh vượng của gia chủ, Nếu tầng trên cùng phiên tinh sao xấu, cần có biện pháp làm tầng giả, hoặc khắc phục .




HẾT PHẦN : CƠ BẢN & NÂNG CAO


Oai !!!!!!!
Oải quá rồi ! Thé là mình đã lưu được hết phần cơ bản & Nâng cao rồi . Thiệt là tiện khi để trên blogger cá nhân ,vừ tiện lại vừ bí mật . Lúc đi công tác chỉ cần ra quán net để xem được giáo trình này . Thật ngán cho cái ngày lúc nào cũng kè kè cái USB trong túi sách.
Ngủ thôi !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!





 
;