Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Bài 23-Phần cơ bản


Bài tham khảo
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI XÂY CẤT NHÀ
Anh chị em thân mến .
Dưới đây là nội dung của sách Bát trạch Minh Cảnh có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán và lược dịch, mục đích để anh chị em tham khảo - hiển thi màu xanh Bleux. Nhưng những điều dẫn giải là quan điểm chính thức của Phong thủy Lạc Việt. Đoan nào không có dẫn giải thì có nghĩa là Phong Thủy Lạc Việt thừa nhận ứng dụng của cổ thư.
Sách này không phải xuất phát từ nguyên bản gốc của Phong thủy Lạc Việt – có xuất xứ từ văn minh Lạc Việt, mà do các phong thủy gia đời sau viết lại, khi nền văn minh Việt lần lượt bị Hán hóa. Điều quan trọng chính yếu, anh chị em cần nắm được là: Người Đông cung thì mọi vấn đề liên quan đến nhà cửa đều thuộc Đông trạch và ngược lại. Những yếu tố bệnh tất, tại họa liên quan như sách Bát trạch miêu tả sau đây, chỉ là do cái nhìn của các phóng thủy gia viết với kinh nghiệm tích lũy được ở hoàn cảnh xã hội thời đó. Tất cả những yếu tố, bệnh tật, tai nạn, cát hung ..v.v… sẽ được phân tích, lý giải trên cở sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, thông qua nguyên lý căn để phục hồi từ văn minh Lạc Việt - “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”.

Bát trach Minh cảnh viết:
(Theo sách lịch đời Tống)
1. Phàm nhơn gia khởi ốc:Ốc nội mạc khai trì đàng, Chủ gia tài thối, tuyệt nhơn định, vô tử tôn; hựu danh vi: “Nhược thai tửu khí”.

Lược dịch: Phàm người xây nhà, trong nhà có chỗ khuyết lõm như ao, chủ gia tài thoái, không sinh sản phát triển, khó có con. Gọi là cách: Nhược thai tửu khí”.
2. Phàm nhơn gia khởi ốc:Môn tiểu bất khả khai đàng. Chủ tuyệt vô tử, danh vì: (Tứ bồn chiếu cảnh). Nhược viển khả khai nguyệt đàng.
Lược dịch:Phàm người xây nhà, không có cửa nhỏ mở ra đường (Thoát khí – Anh chị em nhớ phân biệt thoát khí/ Thoái khí. Sẽ học sau). Chủ tuyệt vô tử. Gọi là cách: “Tử bôn chiếu cánh”.
Chú ý: 
Thường nhà phố hiện đại, bốn bề tường vây và đất hàng xom, nên không thể mở cửa nhỏ thoát khí. Trong trường hợp này, chỗ thoát khí trong nhà chính là chỗ thoát nước trong bồn rửa hoặc WC.
3.Phàm nhơn gia trú ốc:Chiếc khứ bán nhứt biêng cập trung môn chiếc khứ, danh vi “Phá gia sát”. Chủ nhơn bất vượng bần cùng.
Đoạn này khó hiểu, không biết chữ phiên âm có bị sai không. Nếu câu này là: “Chiết khứ bán nhất biên, Cập trung môn chiết khứ”– thì có thể hiểu là: Nhà bị khuyết một bên, sát cạnh cửa (cửa lồi ra , mặt bên nhà thụt xuống cạnh cửa). Chủ về khó khăn, bần cùng. Gọi là cách: “Phá gia sát”.
Hiện tượng này tương tự như nhà mặt lồi mặt thụt. Mặt thụt sát cạnh cửa.
4. Phàm nhơn gian khai môn:Lộ cập xa môn, bất yếu trực xạ, danh vị: (Xuyên tâm sát) Chủ gia trưởng hoành tử (thác) chi hoạn.
Lược dịch: Phàm người xây nhà, cửa chính mở ngay đường đâm vào cửa. Hành lang chay xuyên giữa nhà. Gọi là cách “Xuyên tâm sát”. Gia trưởng bị nạn chết.
Chú ý:
Không cần cửa chính bị đường đâm vào, chỉ cần hành lang xuyên tâm nhà cũng rất tai hại. Do trung cung động. Nhiều nhà khốn khổ vì kiến trúc kiểu hành lang xuyên tâm. Một trong những điển hình của loại kiến trúc này chính là khu nhà Thuận Kiều Plaza
5. Phàm nhơn gia ốc:Hậu mạc khai xa môn, chủ: Bị đạo thối tài. Nhuợc tại trắc biêng bất phòng. Bắc phương khai môn việc phòng.
Lược dịch:Phía sau nhà có đường xe chay. Nhà dễ bị trộm cướp, hao tài. Đặc biệt là cửa sau thuộc phía Bắc càng cần kiêng cữ.
Chú ý:
Hầu hết những nhà dãy phố hiện nay phía sau thường có hẻm thoát hiểm thông suốt cả dãy nhà. Nhưng chính nhờ hẻm này mà khí lưu thông phía sau nhà rất mạnh. Do đó có tác dụng thu hút Dương Khí từ mặt trước nhà ra phía sau, khiến gia chủ thịnh vượng. Bởi vậy, anh chị em cần phân biệt rất kỹ giữa đường xe chạy phía sau và ngõ hẻm thoát hiểm. Tuy nhiên thường những nhà như vậy, người ăn kẻ ở không trung thành. Những điều này liên quan đến các bài học sau về Hình Lý Khí - từ từ anh chị em sẽ hiểu sau.
6. Phàm nhơn gia môn tiền:Bất nghi kiến thạch khối cao nhị, tam xích thị dã (Hồng nhựt xích tinh) Chủ: Hung Âm (tiếng dữ).
Lược dịch:Trước cửa nhà, nên kiêng đặt hoặc có khối đá cao 2/ 3 Xích (Đơn vị đo lường cổ). Gọi là “Hồng Nhật xích tinh”. Dễ gặp điều tiếng.
Chú ý: 
Trong phong thủy đôi khí phải trấn núi phía trước nhà để tránh họa tai hoặc xung sát khí. Tuy nhiên anh chị em lưu ý tránh trấn núi cao quá 60 cm trước nhà và phải đúng chỗ, đúng hướng. Núi (Giả sơn - Non bộ phải dùng đá trắng). Sẽ học sau.
7) Phàm nhân gia môn tiền:
Bất nghi kiến hồng, hắc xích thạch. Chủ “Ma phong vô nhãn”. Danh vi “Hỏa Ốc hựu chủ hỏa nghi”.

Lược dịch:Mặt trước nhà, không để đá, hoặc trông thấy đá có màu hồng, hoặc đen. Chủ “Ma phong vô nhãn”. Gọi là cách “Hỏa Ốc hựu chủ hóa nghi”.
8) Phàm nhân gia hậu:Bất yểu tuyệt quang. Nê địa. Chủ tuyệt nhân đinh. Môn tiền ốc hậu phương viên khả vi kiết triệu.
Lược dịch:Phía sau nhà không nên tối tăm, sình lầy. Chủ tuyệt nhân đinh. Trước cửa và phía sau nhà, vuông tròn đầy đặn đó là điều kiện tốt đẹp.
Chú ý: Riêng về vấn đề ánh sáng, anh chị em cần lưu ý tuyệt đối như sau:
Phong Thủy Lạc Việt không bao giờ coi ánh sáng và không khí đồng nghĩa với khái niệm "Khí" trong lý học Đông phương. Ánh sáng mặt trời - chứ không phải ánh sáng nói chung - trong phong thủy Lạc Việt gọi là "Dương Quang". Dương quang ít -Âm thịnh dương suy. Dương quang quá mạnh - Dương thịnh Âm suy. Đặc biệt giường ngủ có dương quang chiếu vào - bất kể hướng nào đều không tốt. Giường ngủ vợ chồng thì xích mích, con cái thì khó bảo.
9) Phàm nhân gia khởi ốc:
Khởi bị hiếu ốc liên bị thị giả. Chủ: Hoành tử nhân đinh, thối điền tàm vô thâu.

* Đoạn này khó dịch. Do không có mặt chữ Hán tra cứu.
10) Phảm nhân gia khởi ốc:Ốc hậu mạc khởi tiểu ốc viên chi. Danh vi: “Đinh tan ốc”, tổn nhân khẩu, bất lợi.
Lược dịch:Trong nhà ở mà phía sau còn căn nhà nhỏ. Gọi là cách “Đinh tán ốc”. Tổn nhân khẩu, bất lợi.
Lưu ý: Nhà nhỏ và nhà dưới xây cách biệt với nhà ngang phía trên mới xảy ra hiện tượng này.Ông cha ta ngày xưa thường xây nhà chữ Đinh_ Một nhà ngang phía trên và một nhà nhỏ liền kề dọc phía dưới. Bởi vậy khi nhà nhỏ không liền kế mới gọi là "Đinh tán ốc".

11) Phảm nhân gia khởi ốc:Mạc yếu tiên nhiễm (Sơn phết) tường viên chi “Khổn tự”. Chủ: Nhân bất hưng phát, việc bất khởi thành”.
Lược dịch:Nghĩa đen là vậy, nhưng nghĩa bóng là: Nếu trang trí kiến trúc, hoặc sơn vẽ trên tường , trông như chữ “Khốn”, chủ công việc khó thành, không phát được.
Phong Thủy Lạc Việt quan niệm rằng: Phàm trang trí họa tiết, sơn phết...nhiều chi tiết vụn vặt, ma quái thảy đều không tốt.
12) Phàm nhân gia trú trạch:Bất nghi ốc dác, thâm xạ, cập đương điếu xạ lai. Chỉ xuất: “Lủng á chi nhơn”.
Lược dịch:Hính dáng nhà nghiêng vẹo, dài sâu. Dáng như con chim bị bắn. Gọi là cách “Lủng á chi nhân”. Không tốt.
Phong Thủy Lạc Việt quan niệm rằng:
Hính thức nhà cửa cầu kỳ, nghiêng vẹo, nhiều xà cột trang trí vô ý...thường xảy ra cho những ngôi nhà có kiến trúc model làm khí tạp loạn rất xấu. Khi học về hình lý khí - cấu trúc tướng nhà anh chị em sẽ biết thêm nhiều về điều này
13) Phàm nhân gia chánh ốc:hậu bất nghi thương viên chi “kho dựa”. Danh viết: “Long khoảnh trạch”. Chủ: “Gia tài bất giữ”.
Lược dịch:Nhà ở chính thức, phía sau vườn nhà không nên làm kho chứa. Gọi là cách: “Long khoảnh trạnh” Gia tài hao tán.
Chú ý:
Câu này có nội dung giống câu 10. Anh chị em chú ý. Nên thân trọng khi thiết kế biệt thự với những căn nhà nhỏ tách rời nhà chính ở phía sau thì cần đặc biệt cân nhắc và thận trong. Sau này các kiến thức tiếp tục học sẽ làm sáng tỏ điều này.
14) Phàm nhân gia ốc:
Hậu hoặc thái giảo trị đạo lộ, hoặc tiền chỉ hậu xạ. Chủ xuất tặc đạo chi nhân.

Lược dịch:Phía sau nhà gần đường lộ quanh co, hoặc đâm thẳng vào sau nhà. Trong nhà có người sinh trộm cướp.
15) Phàm nhơn gia ốc:
Môn tiền bất khả ốc tiểu chiếu xa, chủ: xuất tử tôn ngổ nghịch bất hiếu.

Lược dịch:Phía trước cửa nhà đối môn với căn nhà nhỏ hơn. Sinh con ngỗ nghịch, bất hiểu.
16) Phàm nhơn gia:Tiền hửu thâm đầu sơn, tứ thời phòng nhược tại ốc. Xuất quân tắc nhơn. 
Lược dịch:Bên phải - phía trước nhà nhìn ra, có núi, hoặc nhà cao che khuất. Trong nhà lúc nào cũng gặp chuyện chẳng lành. Ra đường bị coi thường.
Lưu ý:
Bên phải phía trước nhà nhìn ra mới rơi vào trường hợp này.
17) Phàm nhơn gia khởi ốc:
Mạc yếu phi tẩu, tứ chủ ngổ nghịch, huynh đệ bất hòa chi nhơn.
Câu này khó dịch. Có thể hiểu là: Nhà nghiêng ngửa như người đang chay thì chủ nhà là người ngỗ nghịch, con cái bất hòa.

1
8) Phàm nhơn gia khởi đinh tự ốc (nhà chữ đinh) chủ:
Vô gia thất, trụ tuyệt nhơn đinh.

Trên thực tế nhà chữ Đinh khá phổ biến ngày xưa. Hiện nay còn một số Đình chùa làm nhà chữ Đinh. Nhận xét của tôi thì đúng là những ngôi đình chủa này hương tàn khói lạnh. Sau này khi học về hình lý khí, anh chị em sẽ được giải thích.

19) Phàm nhơn gia khởi ốc:
Yếu tiền đê hậu cao. Chủ: Phát tài hưng vượng.

Chú ý:Nguyên nghĩa câu này là phía trước thấp, phía sau cao là tốt . Nhưng trong dân gian lưu truyền là “Tiền Cái. Hậu đê”. Tức là mặt trước rộng rãi sáng sủa, phía sau, nền nhà cao, hoặc có vùng đất cao thì tốt.
19) Phàm nhơn gia ốc:
Bất nghi chiêu không. Chủ: Tiểu thối tài bất lợi
.
Lược dịch:Trong nhà trống trải, tiểu hao, bất lợi.
20) Phàm nhơn gia:
Môn tiền ốc hậu, kiến lưu biên thủy. Chủ: Nhãn tật (hư mắt).
Lược dịch:Phía trước và phía sau nhà nếu có đường nước chảy qua, dễ bị bệnh về mắt.
Chú ý:
Trên thực tế thì nhà phố hiện nay hầu hết đều có nước chảy qua phía trước và sau nhà. Câu này nên để suy ngẫm, so sánh, liên hệ.
21) Phàm nhơn gia:Môn tiền kiến thủy bị thinh hướng. Chủ: Thối tài.
Lược dịch:Phía trước nhà có đường nước chảy đến từ phương xấu. Hao tài.
Nhận xét:
Câu này nằm trong sách Bát trạch Minh Cảnh - mà chủ yếu nội dung cuốn này chỉ bàn về tương quan mệnh chủ với tám hướng - Nhưng với nội dung câu trên thì nó lại liên hệ với yếu tố Loan đầu hình lý khí - Cụ thể là phương pháp gọi là Thủy pháp trường sinh (Sẽ học sau). Điều này càng chứng tỏ tính thất truyền của nền văn minh Việt khi bị Hán hóa và Phong Thủy thực chất là một phương pháp nhất quán gồm 4 yếu tố - mà đối với văn minh Hán thì chúng là những phát minh rời rạc, không liên quan thậm chí mâu thuẫn.
22) Phàm nhơn gia ốc:
Hậu kiến ” Bá cước sơn”. Chủ: Xuất dâm phụ (vợ ngoại tình dâm đảng).

Lược dịch:Phía sau nhà có dãy núi nghiêng đổ vào, như bàn chân đá. Vợ ngoại tình.
Nhận xét:Câu này nói về mối liên quan giữa hình thể môi trường với căn nhà - mà nội dung của hình thể lại không thuộc về nội dung của Bát trạch. Qua đây chúng ta lại một lần nữa thấy tính tạp loạn của sách Hán , khi tiếp thu không hoàn chỉnh nền văn hiến Việt.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Anh chị em thân mến .
Cái vốn chữ Nho của tôi đã ít ỏi lại thêm bó phế vì không sử dụng gần 20 năm. Đã vậy lại còn phải dịch từ phiên âm sai chính tả (Sách in từ năm 57). Nên không tránh khỏi sai sót. Nếu anh chị em nào quen bậc túc Nho, có thể nhờ dịch lại và đưa lên đây để cùng tham khảo.
Anh chị em chú ý:
Hầu hết những cách trên và v/d nhà khuyết lõm ở bài trước đều liên quan đến Hình Lý Khí - sẽ học sau này. Bây giờ chúng ta tiếp tục tham khảo chuyên sâu về từng Mệnh trạch trong Bát trạch Lạc Việt thông qua một văn bản còn sót lại bị Hán hóa của Phong Thủy Lạc Việt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;