Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012 0 nhận xét

Bài 11





BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

Như đã trình bày ở trên: Phương pháp Bát trạch là một trong bốn yếu tố tương tác quan trọng tác động đến ngôi gia và con người ở trong ngôi gia đó. Phương pháp Bát trạch tương đối phổ biến trong ứng dụng phong thủy vào kiến trúc và xây dựng, sửa chữa phong thủy ngôi gia.
Bởi vậy, phuơng pháp ứng dụng Bát trạch Lạc Việt được giảng đầu tiên trong Phong thủy Lạc Việt, không những vì tính phổ biến của nó mà còn là vì tính căn bản của tri thức phong thủy.


I - PHÂN CUNG TRONG BÁT TRẠCH

Phương pháp Bát trạch là một trong những phương pháp ứng dụng trong Phong thủy Lạc Việt. Phương pháp Bát trạch nhằm ứng dụng sự tương tác giữa các phương vị trong phong thủy liên quan đến con người, thông qua cấu trúc nhà. Trên cơ sở đã định tâm nhà và gia thổ trong Bát trạch.
Bắt đầu từ tâm nhà hoặc gia thổ mnà chúng ta đã xác định ở trên, người ta chia mặt phẳng tỷ lệ diện tích làm 8 phương vị theo Bát trạch là:

1) Bắc: Từ 337, 5 độ - 0độ (Chính Bắc) - 22, 5 độ; 

Quái Khảmquản.
2) Đông Bắc: 22,5 độ - 45 độ (Chính Đông Bắc) - 67, 5 độ. Quái Cấnquản.
3) Đông: 67,5 độ - 90 độ (Chính Đông) - 112,5 độ. 
Quái Chấnquản.
4) Đông Nam: 112, 5 độ - 135 độ (Chính Đông Nam) - 157, 5 độ.
Quái Khônquản.
5) Nam: 157, 5 độ - 180 độ (Chính Nam) - 202,5 độ.
Quái Lyquản.
6) Tây Nam: 202,5 độ - 225 độ (Chính Tây Nam) - 247.5 độ.
Quái Tốnquản .
7) Tây: 247,5 độ - 270 độ (Chính Tây) - 292, 5 độ. 
Quái Đoàiquản.
8) Tây Bắc: 292,5 độ - 315 độ (Chính Tây Bắc) - 337, 5 độ. 
Quái Cànquản.

Trong 8 phương vị trên đây - gọi là Bát Trạch - lại phân biệt làm hai loại là Tây Tứ trạch và Đông tứ trạch.

I - 1: Đông trạch gồm 4 trạch sau:

KHẢM - CHẤN - LY - TỐN

Tức là gồm:
Chính Bắc - Chính Đông - Chính Nam và Tây Nam

I - 2: Tây trạch gồm 4 trạch sau: 

ĐOÀI - CÀN - CẤN - KHÔN

Tức là gồm:
Chính Tây - Tây Bắc - Đông Bắc và Đông Nam
Xin xem hình minh họa dưới đây:

Anh chị em thân mến,
Qua bài giảng trên, anh chị em cũng nhận thấy rằng: 
Sự khác biệt của phân cung Bát Trạch Lạc Việt chỉ khác sách cổ chữ Hán ở cung Đông Nam và Tây Nam. Đông Nam theo Bát trạch Việt là cung Khôn thuộc Tây trạch. Nhưng Theo sách Hán cổ là cung Tốn thuộc Đông trạch. Tây Nam theo Bát trạch Việt là cung Tốn thì sách Hán cổ là cung Khôn.

Sự khác biệt này chính là kết quả nghiên cứu, minh chứng cho lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến nhân danh tiêu chí khoa học. Sách Hán đã sai lầm ở điểm này. Đây cũng chính là sự ứng dụng nhất quán nguyên lý căn để :"Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" . Tính khoa học của Hậu Thiên Lạc Việt không chỉ dừng lại ở sự phù hợp với tiêu chí khoa học cho việc lý giải hợp lý hầu hết những yếu tố liên quan mà còn là sự chính xác trên thực tế ứng dụng. Sau này khi đi sâu vào những bài học tiếp theo và ngày càng nâng cao, anh chị em sẽ càng nhận thấy tính khoa học, tính hợp lý và tính thực tế của Bát trạch Lạc Việt.

Phương pháp phân cung theo Bát trạch Lạc Việt này tiếp theo phương pháp định tâm , mà trong phong thủy thường gọi là: Định tâm, phân cung, điểm hướng .
Trên cơ sở qui ước về phân cung như trên, chúng ta dùng La bàn, hoặc La kinh để xác định hướng nhà và kết hợp với tâm nhà để phân cung trên diện tích nhà, hoặc đất. Chúng ta sẽ học những điều này trong bài học tiếp theo đây. 
II - CUNG PHI TRONG BÁT TRẠCH

Trong phong thủy - đặc biệt ứng dụng nhiều trong Bát trạch - người ta chia con người làm hai dạng là 
Đông tứ cung và Tây tứ cung theo các quái ứng với Đông tứ trạch và Tây tứ trạch.

Người Đông tứ cung ứng với Đông tứ trạch gồm các quái sau đây:
Khảm - Chấn - Ly - Tốn.

Người Tây tứ cung ứng với Tây tứ trạch gồm các quái sau đây:
Càn - Đoài - Cấn - Khôn.

Đối với người Đông tứ cung thì bốn hướng tốt của họ ứng với Đông tứ trạch và xấu với Tây tứ trạch. Ngược lại với người Tây tứ cung thì bốn hướng tốt của họ ứng với Tây tứ trạch và xấu với Đông tứ trạch.




Trong sách Bát trạch Minh cảnh từ nguồn gốc Hán có một bảng lập thành sẵn và người học theo phương pháp này cứ thế ứng dụng, tra bảng để biết người sinh năm nào ứng với cung nào. Từ đó định phương vị thích hợp cho gia chủ, mà không cần biết nguyên lý và phương pháp tạo nên bảng lập thành đó.
Nếu cứ theo cách này của Bát trạch minh cảnh từ cổ thư chữ Hán thì chúng ta chỉ cần theo bảng lập thành của
 Bát trạch Lạc Việtsau đây. Trong bảng lập thành này khác với bảng có nguồn gốc Hán là sự đổi chỗ của Đoài - Ly trong Đông Tây tứ cung. 
Tức là: 
Người cung Đoài trong sách Hán thành người cung Ly trong sách Việt và ngược lại. Còn hoàn toàn giống nhau.


Nhưng với một mục đích hướng dẫn anh chị em trở thành những nhà nghiên cứu trong tương lai về Phong Thủy Lạc Việt - nhằm phục hồi lại những giá trị văn hiến trải gần 5000 năm của tổ tiên - tôi trình bày rõ về nguyên lý và phương pháp lập thành bản phân cung cho tuổi người ở bảng qui ước trong bài sau đây.





Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012 0 nhận xét

Bài 10


TRẠCH NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

I - Khái niệm trạch trong Phong Thủy Lạc Việt

"Trạch" là một danh từ thuần Việt, nó xuất phát từ danh từ chỉ con "trạch" là một động vật lưỡng thê cùng loài với "lươn" trong ngôn ngữ Việt. Con trạch gần giống con lươn nhưng có vây trên lưng và bụng, sống trong bùn, sình lầy. Tất nhiên, đã là một sinh vật thì phải có đầu và có đuôi. Từ "trạch" trong ngôn ngữ dân gian Việt ngoài dùng trong Phong Thủy còn để chỉ bờ đất đắp thêm trên mặt đê, trên mặt bờ mương, khi cần tăng cường độ cao chống lũ hoặc ngăn nước. Bờ đất này, ông cha ta gọi là "đắp con trạch". Khái niệm con trạch trên đê và bờ mương là dùng hình tượng của con trạch sinh vật trong tự nhiên theo ngôn ngữ Việt. Con trạch trên mặt đê và mương tuy không có đầu, đuôi, nhưng nó định hướng theo thế đất uốn lượn của bờ mương hoặc đê. Trong phong thủy, không phải chỉ có từ "trạch" có gốc Việt mà còn nhiều thuật ngữ khác có gốc Việt cổ. Thí dụ như khi nói về thế đất dựng nhà có câu "Tiền cái, hậu đê". Tức là : Mặt trước rộng rãi (Cái), mặt sau cao. Từ "cái" là từ thuần Việt chỉ sự bắt đầu, tính bao trùm, như "Bố Cái đại vương", nhà "cái", cầm "cái" (Trong cờ bạc). Từ "cái" trong ngôn ngữ Việt cận - hiện đại còn chỉ người nữ. Hiện vẫn có địa phương và vùng nông thôn Bắc Việt đang dùng . Như - thay vì gọi cô Thoa - người ta có thể gọi: "Cái Thoa". Tương tự như vậy, từ "trạch" là dấu tích ngôn ngữ Việt cổ trong Phong thủy bị Hán hóa.

Như vậy, chúng ta thấy rằng khái niệm "trạch" liên quan đến thế đất sở hữu trong phong thủy để định hướng cho thế đất đó. Tương tự khái niệm "con trạch" trong việc trị thủy của nền nông nghiệp Việt cổ. Vậy trạch nhà là gì?


Căn cứ theo ngôn ngữ Việt về khái niệm trạch đã dẫn chứng ở trên - thì - Trạch nhà chính là đường biểu kiến nối trước và sau nhà. Con trạch thì phải có đầu có đuôi. Phía trước nhà (Được định vị bởi ranh phái trước có vị trí tọa của cửa chính , nhưng không phải hướng cửa chính) chính là đầu trạch, sau nhà chính là đuôi con trạch theo khái niệm chỉ "con trạch" của ông cha ta để lại. Chính vì sách Hán không thể chỉ rõ điều này (Do khác biệt về âm ngữ giữa tiếng Việt và Hán trong quá trình Hán hóa nền văn minh Việt), nên mới có sự mâu thuẫn nghiêm trong ngay từ khái niệm cơ bản trong Phong Thủy.
* Có người cho rằng hướng trạch là sơn nhà là hoàn toàn sai, nhưng có vẻ đúng, chính vì nó là một điểm nối của trạch.
* Có người không dùng khái niệm "trạch nhà ", mà họ lại gọi là "long mạch". Đấy là một sai lầm rất căn bản trong khái niệm phong thủy dương trạch (Kiến trúc thiết kế nhà cửa).
* Có người cho rằng: Hướng cửa là hướng trạch. Cũng sai luôn vì hướng trạch và hướng cửa hoàn toàn khác nhau; nhưng có vẻ đúng vì thường hướng cửa trùng với hướng trạch (Trong xây dựng hiện đại - nhà phố hình chữ nhật....). Khi hướng trạch xấu, người ta có thể xoay hướng cửa. Chúng ta giả thiết rằng:

Có một thế đất hình tròn, cửa có thể mở mọi hướng. Trạch nhà này như thế nào? - Lúc này ta lấy hướng cửa làm hướng trạch. Chính bởi vậy, cũng nhiều người lầm hướng cửa là hướng trạch là vì vậy. Trong trường hợp này, gọi là trạch cuộn (Cuốn tròn). Bởi vậy, khái niệm trạch nhà trong Phong Thủy Lạc Việt được định nghĩa chính thức là: 
Đường biểu kiến nối điểm giữa ranh trước và ranh sau nhà, đi qua tâm nhà gọi là trạch nhà. Hướng trạch được xác định tùy theo thế đất của căn nhà liên quan đến hướng cửa chính và không phải hướng cửa chính. Nhưng có thể trùng với hướng cửa chính.
II - Minh họa trạch nhà trong một số thế đất.

Thực chất trạch nhà là một khái niệm tuy cụ thể theo định nghĩa, nhưng để xác định trạch nhà trên thực tế thì lại rất trừu tượng. Chúng ta phải dùng tư duy trừu tượng để ý niệm về trạch nhà - theo sát định nghĩa về trạch nói trên - trong những trường hợp cụ thể phức tạp.

Những hình minh họa sau đây cho anh chị em một khái niệm về trạch nhà


Với những thế đất có trục dối xứng như hình vuông, chữ nhật, thang cân, tam giác cân...như minh họa ở trên thì việc xác địng trạch nhà rất dễ dàng.
Nhưng với những trạch nhà dạng đặc biệt do hình dạng bất thường của thế đất làm tâm nhà nằm ở vị trí không ở trục đối xứng căn nhà thì sự xác định trạch nhà theo định nghĩa trên phải cần chúng ta một tư duy trừu tượng để xác định theo cảm quan. Anh chị em quán xét những hình dưới đây để có một ý niệm về việc xác định trạch.


* Thế đất hình L cho thấy tâm nhà lệch vào trong và Trạch nhà là đường biểu kiến đi qua điểm giữa ranh phía trước - qua tâm tới điểm giữa ranh phía sau.
* Thế đất hình tròn trạch nhà có hình giống cái avata của tôi. Nhưng thực ra cũng chỉ là vẽ minh họa, trạch nhà của thế đất hình tròn có thể nói chính là toàn bộ hình tròn này - do các vòng đi của trạch sát nhau. Chứ không rộng và một chiều từ tâm như hình minh họa trên (Ngày mai tôi sẽ bổ sung hình vẽ minh họa này).
* Hình dưới đây là một thế đất có hai mảnh sở hữu qua khoảng cách đường đi công cộng. 



Qua hình minh họa trên thì trạch - hướng nhà và hướng cửa không phải lúc nào cũng trùng nhau. Mặc dù đa phần là chúng trùng nhau. Sách Hán do không tiếp thu một cách hoàn chỉnh nền văn minh Việt, nên đôi khi gặp những trường hợp đặc biệt đã không thể giải thích được bản chất của trạch nhà.

Sở dĩ phần lớn sự không hiểu biết về bản chất trạch nhà - không ảnh hưởng lắm đến việc thiết kế Phong thủy vì chính tính phổ biến là trạch nhà và hướng cửa - sơn tọa trùng nhau. Hơn nữa, trong phong thủy phần lớn là thiết kế, ít khi dùng trấn trạch. Những hiện tượng phổ biến phải trấn yểm, phần lớn cũng do thiết kế lại, đặt các phương tiện hóa giải làm thay đổi tính tương tác của cấu hình nhà cho có lợi đến gia chủ. Bởi vậy, việc trấn trạch gần như thất truyền.
Tuy nhiên, việc nắm bắt được khái niệm trạch và tìm trạch trong các thế đất đặc biệt rất quan trong trong việc trấn trạch, mang lại bình yên cho gia chủ .
............................................................................................

BÀI GIẢNG BỔ SUNG
VỀ SƠN - TRẠCH - TỌA TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

Anh chị em thân mến.
Khái niệm Sơn - Trạch - Tọa là một đặc trưng và là sự thể hiện tính ưu việt nhất quán của Phong Thủy Lạc Việt. Những sách cổ chữ Hán không hề có định nghĩa về vấn đề này, Cho đến tận ngày nay, những phong thủy gia hàng đầu vẫn lúng túng khi gặp các trường hợp đặc biệt - mặc dù ở những trường hợp phổ biến như nhà hình vuông, chữ nhật...thì họ không gặp trở ngại gì. Chính bởi đặc thù này, nên tôi thấy cần có trách nhiệm trình bày kỹ hơn với hình minh họa cụ thể trường hợp đặc thù này. Nắm vững được điều này, anh chị em mới có thể ứng dụng các phương pháp thể hiện các yếu tố tương tác khác, như: Trấn trạch thì cần biết con trạch nhà nằm ở đâu và trạch nhà có bị đứt hay không. Phải biết sơn ở đâu để biết phi tinh Huyền Không sao nào đáo Sơn (Học sau). Phải biết tọa thế nào để biết tọa và hướng có đồng nhất khí hay không. ...vv..

Với những ngôi gia có hình kỷ hà cân đối như chữ nhật, vuông...thì sơn trạch tọa trùng nhau, chúng ta sẽ khó có khái niệm cụ thể. Bởi vậy, tôi đưa lên đây trường hợp một ngôi gia có hình thể đặc biệt và dẫn giải chu đáo để anh chị em quán xét.
Trên cơ sở hình thể căn nhà theo hình dưới đây anh chị em sẽ quán xét lại toàn bộ định nghĩa và khái niệm về Sơn - Trạch - Tọa trong Phong thủy Lạc Việt.

Giả thiết rằng: Tâm nhà trong đồ hình dưới đây được xác định đúng.
1 - Tọa:
Trước hết chúng ta xem lại định nghĩa về tọa. Trong Phong Thủy Lạc Việt - Tọa được định nghĩa như sau:

* Đường thẳng song song với hướng đi qua tâm nhà , cắt đường ranh nào phía sau nhà thì đường vuông góc với đường ranh đó chính là phương tọa của nhà.

Trên cơ sở này, chúng ta có đường thẳng hiển thị màu xanh 
Xq là đường song song với hướng và đi qua tâm nhà. Đường thẳngXq này cắt một đường ranh nào thì xác định định đó là ranh sau nhà (Đối xung với hướng qua tâm), Cụ thể ở hình này thì đó là cạnh CD. Cạnh CD là cạnh đối xung với hướng qua tâm vì vậy được xác định là cạnh sau nhà. Điểm cắt tại q.Từ q ta kẻ một đướng vuông góc qt với canh CD. Đường vuông góc này xác định ranh CD tọa Tốn (Hình song song t tình từ tâm đi qua sơn Tốn. Bởi vậy xác đinh CD tọa Tốn.
Xem hình vẽ dưới đây:


2 - Sơn:

Bây giờ cũng trên cơ sở hình này, chúng ta tìm sơn của chúng. Chúng ta cũng xem lại định nghĩa của Phong thủy Lạc Việt về Sơn:

* Đường thẳng nối điểm giữa của ranh phía trước - được xác định bởi vị trí cổng chính - Đi qua tâm nhà xác định ranh phía sau chính là sơn nhà.

Trên cở sở này, ta có điểm m là điểm giữa của ranh trước CF, nối qua tâm 0 cắt một ranh bất kỳ nào đó - cụ thể trường hợp này vẫn là CD tại điểm n. Điềm n này xác định sơn của tòa nhà. Cụ thể sơn này nằm vị trí kiêm Ngọ/ Đinh.

Xem hình dưới đây:


3 - Trạch.
Bây giờ chúng ta tiếp tục quán xét trạch của đồ hình cụ thể này. Chúng ta cũng xem lại định nghĩa về trach - theo Phong thủy Lạc Việt. Phong thủy Lạc Việt định nghĩa trạch nhà như sau:
* Đường biểu kiến nối điểm giữa ranh trước và sau nhà đi qua tâm chính là trạch nhà.

Ranh sau của hình cụ thể này được xác định là CD. Điểm giữa là n. Ranh trước là AF với điểm giữa là m. Ta có trạnh biểu kiến là đường cong đi qua ba điểm m0n và đó là trạch nhà.
4 - Bàn về Sơn - Hướng - Tọa.
Anh chị em thân mến,
Nhà mà Sơn - Hướng - Tọa đồng đẳng trên một đường thẳng, cũng ví như người ngồi trên chiếc ghế ngay ngắn, nghiêm chỉnh, mặt nhìn thẳng ra phía trước. Nhà sơn một đằng, tọa một nẻo, hướng lêch một phía như hình minh họa trên, cũng ví như người ngồi trên ghế ngả nghiêng. Tựa chỗ này, nhưng lưng quay phía khác; hướng chỗ này, nhưng mặt lại nhìn về phía kia. Bởi vậy, ở trong những căn nhà như vậy thường không thật tốt. Do yếu tố hình lý khí. Người trong nhà thường ba người bảy ý, không hòa thuận.
Lý học Đông phương quan niệm rằng: Khí tụ thì thành hình. Nên qua hình thì đoán khí. Đây chính là căn gốc của thuật xem tướng Đông phương. Trong Phong Thủy Lạc Việt đó chính là thuật xem tướng nhà vậy (Sẽ học sau).




Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012 0 nhận xét

Bài 9


TRẠCH NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

I - Khái niệm trạch trong Phong Thủy Lạc Việt
"Trạch" là một danh từ thuần Việt, nó xuất phát từ danh từ chỉ con "trạch" là một động vật lưỡng thê cùng loài với "lươn" trong ngôn ngữ Việt. Con trạch gần giống con lươn nhưng có vây trên lưng và bụng, sống trong bùn, sình lầy. Tất nhiên, đã là một sinh vật thì phải có đầu và có đuôi. Từ "trạch" trong ngôn ngữ dân gian Việt ngoài dùng trong Phong Thủy còn để chỉ bờ đất đắp thêm trên mặt đê, trên mặt bờ mương, khi cần tăng cường độ cao chống lũ hoặc ngăn nước. Bờ đất này, ông cha ta gọi là "đắp con trạch". Khái niệm con trạch trên đê và bờ mương là dùng hình tượng của con trạch sinh vật trong tự nhiên theo ngôn ngữ Việt. Con trạch trên mặt đê và mương tuy không có đầu, đuôi, nhưng nó định hướng theo thế đất uốn lượn của bờ mương hoặc đê. Trong phong thủy, không phải chỉ có từ "trạch" có gốc Việt mà còn nhiều thuật ngữ khác có gốc Việt cổ. Thí dụ như khi nói về thế đất dựng nhà có câu "Tiền cái, hậu đê". Tức là : Mặt trước rộng rãi (Cái), mặt sau cao. Từ "cái" là từ thuần Việt chỉ sự bắt đầu, tính bao trùm, như "Bố Cái đại vương", nhà "cái", cầm "cái" (Trong cờ bạc). Từ "cái" trong ngôn ngữ Việt cận - hiện đại còn chỉ người nữ. Hiện vẫn có địa phương và vùng nông thôn Bắc Việt đang dùng . Như - thay vì gọi cô Thoa - người ta có thể gọi: "Cái Thoa". Tương tự như vậy, từ "trạch" là dấu tích ngôn ngữ Việt cổ trong Phong thủy bị Hán hóa.

Như vậy, chúng ta thấy rằng khái niệm "trạch" liên quan đến thế đất sở hữu trong phong thủy để định hướng cho thế đất đó. Tương tự khái niệm "con trạch" trong việc trị thủy của nền nông nghiệp Việt cổ. Vậy trạch nhà là gì?

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Căn cứ theo ngôn ngữ Việt về khái niệm trạch đã dẫn chứng ở trên - thì - Trạch nhà chính là đường biểu kiến nối trước và sau nhà. Con trạch thì phải có đầu có đuôi. Phía trước nhà (Được định vị bởi ranh phái trước có vị trí tọa của cửa chính , nhưng không phải hướng cửa chính) chính là đầu trạch, sau nhà chính là đuôi con trạch theo khái niệm chỉ "con trạch" của ông cha ta để lại. Chính vì sách Hán không thể chỉ rõ điều này (Do khác biệt về âm ngữ giữa tiếng Việt và Hán trong quá trình Hán hóa nền văn minh Việt), nên mới có sự mâu thuẫn nghiêm trong ngay từ khái niệm cơ bản trong Phong Thủy.

* Có người cho rằng hướng trạch là sơn nhà là hoàn toàn sai, nhưng có vẻ đúng, chính vì nó là một điểm nối của trạch.
* Có người không dùng khái niệm "trạch nhà ", mà họ lại gọi là "long mạch". Đấy là một sai lầm rất căn bản trong khái niệm phong thủy dương trạch (Kiến trúc thiết kế nhà cửa).
* Có người cho rằng: Hướng cửa là hướng trạch. Cũng sai luôn vì hướng trạch và hướng cửa hoàn toàn khác nhau; nhưng có vẻ đúng vì thường hướng cửa trùng với hướng trạch (Trong xây dựng hiện đại - nhà phố hình chữ nhật....). Khi hướng trạch xấu, người ta có thể xoay hướng cửa. Chúng ta giả thiết rằng:

Có một thế đất hình tròn, cửa có thể mở mọi hướng. Trạch nhà này như thế nào? - Lúc này ta lấy hướng cửa làm hướng trạch. Chính bởi vậy, cũng nhiều người lầm hướng cửa là hướng trạch là vì vậy. Trong trường hợp này, gọi là trạch cuộn (Cuốn tròn). Bởi vậy, khái niệm trạch nhà trong Phong Thủy Lạc Việt được định nghĩa chính thức là:
Đường biểu kiến nối điểm giữa ranh trước và ranh sau nhà, đi qua tâm nhà gọi là trạch nhà. Hướng trạch được xác định tùy theo thế đất của căn nhà liên quan đến hướng cửa chính và không phải hướng cửa chính. Nhưng có thể trùng với hướng cửa chính.
II - Minh họa trạch nhà trong một số thế đất.

Thực chất trạch nhà là một khái niệm tuy cụ thể theo định nghĩa, nhưng để xác định trạch nhà trên thực tế thì lại rất trừu tượng. Chúng ta phải dùng tư duy trừu tượng để ý niệm về trạch nhà - theo sát định nghĩa về trạch nói trên - trong những trường hợp cụ thể phức tạp.

Những hình minh họa sau đây cho anh chị em một khái niệm về trạch nhà


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
Với những thế đất có trục dối xứng như hình vuông, chữ nhật, thang cân, tam giác cân...như minh họa ở trên thì việc xác địng trạch nhà rất dễ dàng.

Nhưng với những trạch nhà dạng đặc biệt do hình dạng bất thường của thế đất làm tâm nhà nằm ở vị trí không ở trục đối xứng căn nhà thì sự xác định trạch nhà theo định nghĩa trên phải cần chúng ta một tư duy trừu tượng để xác định theo cảm quan. Anh chị em quán xét những hình dưới đây để có một ý niệm về việc xác định trạch.



* Thế đất hình L cho thấy tâm nhà lệch vào trong và Trạch nhà là đường biểu kiến đi qua điểm giữa ranh phía trước - qua tâm tới điểm giữa ranh phía sau.
* Thế đất hình tròn trạch nhà có hình giống cái avata của tôi. Nhưng thực ra cũng chỉ là vẽ minh họa, trạch nhà của thế đất hình tròn có thể nói chính là toàn bộ hình tròn này - do các vòng đi của trạch sát nhau. Chứ không rộng và một chiều từ tâm như hình minh họa trên (Ngày mai tôi sẽ bổ sung hình vẽ minh họa này).
* Hình dưới đây là một thế đất có hai mảnh sở hữu qua khoảng cách đường đi công cộng. 





Qua hình minh họa trên thì trạch - hướng nhà và hướng cửa không phải lúc nào cũng trùng nhau. Mặc dù đa phần là chúng trùng nhau. Sách Hán do không tiếp thu một cách hoàn chỉnh nền văn minh Việt, nên đôi khi gặp những trường hợp đặc biệt đã không thể giải thích được bản chất của trạch nhà.

Sở dĩ phần lớn sự không hiểu biết về bản chất trạch nhà - không ảnh hưởng lắm đến việc thiết kế Phong thủy vì chính tính phổ biến là trạch nhà và hướng cửa - sơn tọa trùng nhau. Hơn nữa, trong phong thủy phần lớn là thiết kế, ít khi dùng trấn trạch. Những hiện tượng phổ biến phải trấn yểm, phần lớn cũng do thiết kế lại, đặt các phương tiện hóa giải làm thay đổi tính tương tác của cấu hình nhà cho có lợi đến gia chủ. Bởi vậy, việc trấn trạch gần như thất truyền.
Tuy nhiên, việc nắm bắt được khái niệm trạch và tìm trạch trong các thế đất đặc biệt rất quan trong trong việc trấn trạch, mang lại bình yên cho gia chủ (Sẽ học sau).

BÀI GIẢNG BỔ SUNG
VỀ SƠN - TRẠCH - TỌA TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

Anh chị em thân mến.
Khái niệm Sơn - Trạch - Tọa là một đặc trưng và là sự thể hiện tính ưu việt nhất quán của Phong Thủy Lạc Việt. Những sách cổ chữ Hán không hề có định nghĩa về vấn đề này, Cho đến tận ngày nay, những phong thủy gia hàng đầu vẫn lúng túng khi gặp các trường hợp đặc biệt - mặc dù ở những trường hợp phổ biến như nhà hình vuông, chữ nhật...thì họ không gặp trở ngại gì. Chính bởi đặc thù này, nên tôi thấy cần có trách nhiệm trình bày kỹ hơn với hình minh họa cụ thể trường hợp đặc thù này. Nắm vững được điều này, anh chị em mới có thể ứng dụng các phương pháp thể hiện các yếu tố tương tác khác, như: Trấn trạch thì cần biết con trạch nhà nằm ở đâu và trạch nhà có bị đứt hay không. Phải biết sơn ở đâu để biết phi tinh Huyền Không sao nào đáo Sơn (Học sau). Phải biết tọa thế nào để biết tọa và hướng có đồng nhất khí hay không. ...vv..

Với những ngôi gia có hình kỷ hà cân đối như chữ nhật, vuông...thì sơn trạch tọa trùng nhau, chúng ta sẽ khó có khái niệm cụ thể. Bởi vậy, tôi đưa lên đây trường hợp một ngôi gia có hình thể đặc biệt và dẫn giải chu đáo để anh chị em quán xét.
Trên cơ sở hình thể căn nhà theo hình dưới đây anh chị em sẽ quán xét lại toàn bộ định nghĩa và khái niệm về Sơn - Trạch - Tọa trong Phong thủy Lạc Việt.


Giả thiết rằng: Tâm nhà trong đồ hình dưới đây được xác định đúng.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
1 - Tọa:

Trước hết chúng ta xem lại định nghĩa về tọa. Trong Phong Thủy Lạc Việt - Tọa được định nghĩa như sau:
* Đường thẳng song song với hướng đi qua tâm nhà , cắt đường ranh nào phía sau nhà thì đường vuông góc với đường ranh đó chính là phương tọa của nhà.

Trên cơ sở này, chúng ta có đường thẳng hiển thị màu xanh 
Xq là đường song song với hướng và đi qua tâm nhà. Đường thẳngXq này cắt một đường ranh nào thì xác định định đó là ranh sau nhà (Đối xung với hướng qua tâm), Cụ thể ở hình này thì đó là cạnh CD. Cạnh CD là cạnh đối xung với hướng qua tâm vì vậy được xác định là cạnh sau nhà. Điểm cắt tại q.Từ q ta kẻ một đướng vuông góc qt với canh CD. Đường vuông góc này xác định ranh CD tọa Tốn (Hình song song t tình từ tâm đi qua sơn Tốn. Bởi vậy xác đinh CD tọa Tốn.
Xem hình vẽ dưới đây:



<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012 0 nhận xét

Bài 8


KHÁI NIỆM SƠN, HƯỚNG VÀ TỌA

TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

Trịnh Phong
Như anh Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã có nhận xét: Khoa Phong Thủy vốn được xem là khởi thủy tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay, chỉ là những mảnh vụn ít nhiều được hoàn chỉnh cục bộ, nên không gắn bó với nhau và còn mâu thuẫn nhau.
I - Dẫn nhập
Suy nghĩ về khái niệm "Trạch" trong Dương Trạch

Xét riêng môn Bát Trạch, ta thấy các khái niệm chính được đưa ra không kèm theo một định nghĩa nhất quán và do đó đã đưa đến những quan niệm trái ngược về Tả, Hữu, Sơn, Hướng, Trạch mệnh... Sau khi căn cứ vào biến quái và quan hệ sinh khắc để định Bát Trạch du niên, người ta căn cứ vào vị trí các cung cát hung để quy ra Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch phối hợp với Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh từ 8 Quái mệnh. Cách định danh Trạch không được quy định chặt chẽ nên sách này theo Hướng, sách kia theo Sơn. Người học theo sách phối hợp Trạch và Mệnh quái không biết thế nào là đúng.

Với quan điểm Âm trạch có ảnh hưởng đến nhiều thế hệ cháu con trong khi Dương trạch chẳng qua chỉ thích nghi với một chủ gia đình, Khoa Phong Thủy Dương trạch hẳn chỉ là phần ngọn của trái núi băng mà thôi. Vì người ta cho rằng khoa Âm Trạch dựa trên những đặc tính đảo chiều của Dương Trạch, nên khó tin rằng Phong Thủy Âm Trạch có mức độ lý luận hoàn hảo hơn Phong Thủy của Dương Trạch.

Có lẽ Phong Thủy – như nhiều người đã khẳng định – là một thuật quý tộc, ban đầu chỉ dành cho vua chúa và giới thượng lưu sử dụng. Những tầng lớp này dùng PT để chọn đất làm kinh đô, xây thành lũy, đền đài, cung điện và dinh thự. Những công trình này bao giờ cũng có hình dáng có thể quy về hình vuông, có tỷ lệ diện tích xây dựng trên chiều dài tường bao thuận lợi hơn cả. Những công trình này đặc biệt thích hợp cho việc áp dụng các quan hệ Bát quái đơn thuần hoặc các quy tắc của thuật Bát Trạch.

Những tác giả sau này của giới Phong Thủy Trung Quốc cũng nhận thấy những nhược điểm trong hệ thống lý thuyết của Phong Thủy, nhất là của Bát Trạch nên họ cố gắng đưa ra những định nghĩa cho các khái niệm chủ yếu của Phong Thủy nói chung và Bát Trạch nói riêng như Eva Wong, Joey Yap... Sau tham khảo những tư liệu của họ. Tôi có suy luận sau, có thể anh em cùng tham khảo, chỉnh lý.

Xuất xứ của Sơn và Hướng

Có tác giả đưa ra nhận định rằng, người xưa khi chọn chỗ xây nhà thường dựa trên quan điểm ghế bành, tức là phải có Sơn để tựa lưng và hai bên Tả Hữu che chắn cho an toàn. Chính vì ưu tiên làm nhà tựa lưng vào gò, núi nên mới có từ Sơn chỉ lưng nhà, chứng tỏ những người lập ra môn Phong Thủy vốn sinh sống ở vùng nhiều núi, như Nam Trung Quốc ngày nay. Quan điểm tìm chỗ dựa lưng này cũng thể hiện trong thuật tác chiến, tự vệ. Như Hồ Dzếnh đã nói đến trong tác phẩm của ông, cho đến giữa thế kỷ trước TQ có hai loại người chính, một loại làm lụng kiếm ăn còn loại kia chuyên đi ăn cướp. Nếu lập một gia trang có ba mặt được thiên nhiên bảo vệ trừ mặt trước, chắc chắn việc phòng vệ sẽ dễ dàng hơn cho người trong nhà. Như vậy, chắc chắn sẽ có những học giả hoặc những người ứng dụng Phong Thủy xuất phát từ thực tế đi chọn đất làm nhà mà xem Sơn quan trọng hơn Hướng.

Nếu những dân tộc du mục trên thảo nguyên lập ra môn Phong Thủy, chắc sẽ không có danh từ Sơn. Ta có thể tin rằng họ sẽ xem Hướng quan trọng hơn vì phải bố trí cửa lều thích hợp tránh ảnh hưởng gió mạnh. Nếu Phong Thủy là một học thuật ứng dụng được trên toàn cầu, nó sẽ phải trút bỏ những giới hạn gây ra bởi ngôn ngữ như từ Sơn... hoặc những ảnh hưởng mang tính thực dụng phụ thuộc vào địa phương, khu vực văn hóa...

Xác định Hướng

Theo nhiều tác giả và hợp với suy luận, Hướng hậu và Hướng tiền gọi chung là Hướng nhà phải nằm trên một đường thẳng đi qua tâm nhà. Xác định được Hướng tiền sẽ biết Hướng hậu.
Xuất phát từ một căn nhà tiêu chuẩn hình vuông, Hướng nhà sẽ đi qua điểm giữa cạnh trước và cạnh sau của nhà.

Ở đây lại nẩy ra một khái niệm mới: Trước (và Sau), thế nào là Trước.
Nếu ta quan niệm một người ngồi mặt, ngực, bụng bao giờ cũng hướng về phía trước thì một cái nhà chắc cũng không thể khác. Nếu Hướng chính là phía mắt ta nhìn tới thì một căn nhà có chiều dài áp sát một minh đường rộng rãi như bãi đá bóng chẳng hạn, ta cũng không thể theo "Thẩm thị Huyền Không học“ mà quyết định rằng đó chính là mặt trước của nhà nếu như bờ tường nhà phía này không có cửa sổ hoặc ít hơn hẳn so với các bờ tường phía khác. Đó là vì căn nhà ấy đang hướng về phía khác thông qua những cặp mắt cửa sổ của nó. Một cửa ra vào có thể thường xuyên đóng kín, nhưng các cửa sổ đưa ánh sáng, không khí vào nhà không mấy khi bị bịt kín.

Phong Thủy quan tâm đến Khí, phía tường có nhiều cửa sổ có lẽ là phía tiếp nhận Khí chính của căn nhà. Người ta nói nhiều về thuộc tính của Khí. Kinh nghiệm cũng ít nhiều chứng minh là khi một vật nhọn (tập trung ác khí) chĩa thẳng vào cửa sổ nguy hiểm với người trong nhà hơn là khi nó chĩa vào một bờ tường kín. Ngược lại, một cái cửa ra vào trổ rất đúng cát hướng nhưng nhìn vào bờ tường hàng xóm ở cự ly 1,5 thước thì cái Cát ấy cũng bằng không.

Các ngôi nhà, căn hộ trong thực tế có nhiều hình nhiều dạng, có lẽ trực quan người làm Phong Thủy có kinh nghiệm sẽ nhận ra được đâu là Hướng nhà thực sự. Cũng theo quan điểm đã trình bầy trên, Hướng tiền sẽ có ảnh hưởng chính yếu.

Thực ra, để tránh những xung đột của hai cách định danh Hai dạng cư xá theo Hướng hoặc theo Sơn ta chỉ cần hiểu các khái niệm Đông Tứ Gia, Tây Tứ Gia căn cứ vào hai nhóm chính phân bố các cung Cát, Hung của Nhà ở và của Mệnh để phối hợp sao cho hợp lý là đủ.
Điều quan trọng ở đây là phải xác định được Hướng hậu (Sơn) hay Hướng tiền (Hướng), yếu tố nào có tác dụng mạnh hơn đối với con người cư ngụ trong căn nhà hay căn hộ đó.

Trạch là gì?

Theo Tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh từ Trạch có nhiều nghĩa trong đó có một cách viết chữ Trạch mang nghĩa là nhà ở, mồ mả. Từ đó có các từ ghép như trạch-khoán là khế ước bán nhà, trạch-ưu là nỗi buồn trong nhà. Danh từ đặc trưng cho nhà ở chắc phải ra đời ít nhất là khi người ta thôi ở hang và biết cất lều để cư trú. Do đó, nếu người Tàu không có từ nào thông dụng hơn từ Trạch để chỉ nhà ở bình thường /(TP không sành Hán tự )/ thì chắc khó thể chứng minh từ Trạch xuất xứ từ tiếng Việt cổ.

Phong Thủy Lạc Việt đưa ra khái niệm Trạch – như anh Thiên Sứ đã giải thích – khái niệm này không thể lẫn lộn với khái niệm Trạch trong từ Bát Trạch nói trên, vì khái niệm Bát Trạch này được xác định dựa vào Hướng hậu (Sơn) hoặc Hướng tiền (Hướng) của một ngôi nhà.
Vì khái niệm Trạch trong Phong Thủy Lạc Việt có tương quan với long mạch, tức là mang yếu tố đường truyền dẫn Khí.Nên ta có thể có nhận xét là:
Trạch của một căn nhà là phần nối tiếp của một chi (nhánh) dẫn Khí xuất phát từ một nguồn Khí nhất định.

Do Khí tồn tại trong Hình, có những hình thể hiện Khí tụ, ngược lại những con đường là mạch khí vận hành định hướng. Ngõ vào nhà xuất phát từ một con đường xa lộ chắc chắn không thu được Khí tốt như khi xuất phát từ một khu vực tụ Khí. Với suy luận như vậy, Trạch sẽ là một thứ Khí mạch từ xa tới đi qua cửa chính của ngôi nhà và ra khỏi cửa thoái khí trở về với tự nhiên - như anh Thiên Sứ cho rằng: Thiết kế nhà nên tránh hiện tượng bế khí. Nếu vậy Trạch sẽ là con đường thuận tiện nhất để Khí sau khi qua cửa vào trong nhà tìm cửa Thoái khí mà ra ngoài. Nếu nhận xét này là hợp lý ta sẽ thấy nên bố trí nội thất sao cho Khí qua cửa chính đi vào trong nhà có thể qua hết các khu vực sinh hoạt chính để trục hết tà khí đi rồi mới ra ngoài trời. Nhận xét này ít nhất cũng hợp lý ở kinh nghiệm phong thủy, tránh không để cửa ra vào cùng các cửa trong và cửa sổ tường hậu hay cửa hậu thông nhau trên một đường thẳng là đường Khí đi ngắn nhất (Những tai hại xẩy ra không phải chỉ thuần túy vì gió lồng).

Trong một cuốn sách Phong Thủy, tác giả tuy không nên khái niệm Trạch, nhưng nhấn mạnh việc phải bố trí Khí khẩu sao cho Khí vào nhà không lưu thông với tốc độ quá cao không chỉ gây gió lồng ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn gây các thiệt hại tài lộc khác. Tác giả đề nghị nên bố trí để dòng khí lưu thông được dễ dàng lần lượt qua các khu vực chính trong nhà. Một cuốn sách khác nhấn mạnh rằng , đối với một tòa nhà thì xét Hướng tiền là quan trọng, nhưng trong nhà phải xét Khí khẩu theo Bát quái du niên, vì phải chú ý đến đường khí lưu chuyển.

Nhiều nhà tuy có cửa chính, nhưng phần lớn thời gian trong ngày chỉ dùng cửa phụ. Như vậy Trạch của họ chỉ mang tính lý thuyết. Khi xét cụ thể có lẽ phải xét Trạch của cửa phụ. Cũng qua cách suy luận trên đây ta phải đi đến kết luận là dù Trạch được bố trí tốt đẹp đến đâu, nhưng nếu nó không có nguồn Khí dồi dào nuôi cho thì cũng chỉ là Trạch giả. Thí dụ một căn nhà nhà cao cửa lớn nhưng lối vào phải lách qua mấy cái ngõ nhỏ xuyên qua sân nhà khác. Như vậy ý nghĩa của Trạch theo quan điểm Phong Thủy Lạc Việt không thể tách rời Hình Lý Khí của mội trường kiến trúc.

Trịnh Phong 


-------------------------------
* Anh Trịnh Phong là học viên Phong Thủy Lạc Việt khóa I
Bài viết trên cho chúng ta một ý niệm về tính thiếu nhất quán trên thực tế trong ứng dụng phong thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán. Đây cũng chính là lý do mà người ta khó có thể hệ thống hóa để dạy môn phong thủy một cách có bài bản, có hệ thống trong một trường chính quy. Tôi khẳng định rằng: Chỉ có Phong Thủy Lạc Việt mới có đầy đủ tính hệ thống, nhất quán để truyền đạt kiến thức một cách chính quy với sự ứng dụng hiệu quả. Vậy những khái niệm này trong Phong thủy Lạc Việt là gì và căn cứ vào đâu để định nghĩa những khái niệm này? 
II – Hướng trong Phong thủy Lạc Việt 

Như bài trên chúng tôi đã trình bày: Bản chất của Phong thủy là ứng dụng tính tương tác có quy luật của môi trường lên cuộc sống con người trong ngôi nhà của họ. Vậy ngôi nhà phải là trọng tâm để xác định hướng với môi trường xung quanh. Hay nói cách khác: Ngôi nhà và con người trong nhà chính là mục đích quán xét những tương tác của môi trường. Vậy hướng chính là hướng tương tác chủ yếu tới ngôi nhà và con người trong nhà. Qua đó, nếu căn nhà quay mặt về hướng nào thì đó chính là hướng tương tác chủ yếu tác động đến căn nhà của chúng ta. Từ thực tế này, 
Phong thủy Lạc Việt qui định rằng:Hướng của căn nhà chính là hướng mặt tiền nhà – tức là hướng cửa chính của ngôi nhà - quay về hướng đó của la bàn – tính từ trong nhà ra phía ngoài.

Khái niệm này căn cứ vào vị trí của 
Cung quái bản mệnh gia chủ được đặt tại trung cung. Hướng tức là hướng nhìn của Bản mệnh quái ra phía trước cửa. Khái niệm này hoàn toàn không thay đổi so với quan niệm phổ thông.

Thí dụ: Mặt tiền nhà và cửa quay về hướng Đông thì gọi là nhà hướng Đông.
III – Sơn trong Phong Thủy Lạc Việt 
Trong Phong thủy có hai khái niệm về sơn.
III – 1: Khái niệm thứ nhất:
Hướng của lưng nhà gọi là sơn (“Tọa sơn, hướng Thủy”). Trong bài này, chúng ta xét khái niệm này.
III – 2: Khái niệm thứ hai:
Sơn là một đơn vị tính phương vị trên la kinh (Sẽ được giảng sau này).

Như vậy sơn theo khái niệm thứ nhất trong Phong Thủy Lạc Việt căn cứ thực tế là ranh phiá trước chính là mặt tiền nhà, thì ranh phía sau chính là sau lưng nhà. Trước và sau, tả, hữu (Phải, trái) được xác định bởi vị trí trung tâm. Bởi vậy phải là đường đi từ mặt trước, qua tâm nhà ra mặt sau.
Đường thẳng nối điểm giữa của ranh phía trước - được xác định bởi vị trí cổng chính - Đi qua tâm nhà xác định ranh phía sau chính là sơn nhà.

IV – Tọa trong Phong Thủy Lạc Việt:

Khái niệm tọa trong phong thủy thường hay dùng lẫn với sơn bởi tính chất của hình thể đất xây nhà thường vuông hoặc chữ nhật. Nên sơn và tọa trùng nhau. Nhưng thực ra sơn và tọa khác nhau. Sơn nghĩa là dựa lưng vào đấy và định nghĩa như trên. Nhưng tọa là ngồi lên hướng đó. Khi căn nhà hình vuông chữ nhật thì sơn và tọa nhà trùng nhau, nên khó phân biệt, lâu ngày thành ra thất truyền. Phong Thủy Lạc Việt định nghĩa “tọa” như sau:
Đường thẳng song song với hướng đi qua tâm nhà , cắt đường ranh nào phía sau nhà thì đường vuông góc với đường ranh đó chính là phương tọa của nhà.


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Trường hợp phổ biến do tính cân bằng trong hình thể đất lô gia là Sơn - Hương Tọa trùng. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự thất truyền của khái niệm Sơn - Hướng - Tọa - Trạch trong phong thủy.


Trên đây là những khái niệm của Phong Thủy Lạc Việt trong việc ứng dụng phong thủy vào kiến trúc và xây dựng để thiết kế và cải tạo nhà ở. Những định nghĩa và khái niệm này nhất quán và xuyên suốt trong ứng dụng Phong thủy Lạc Việt.V - Ý nghĩa của Sơn - Hướng - Tọa trong Phong thủy Lạc Việt.
      Như phần I đã trình bày: Do tính thất truyền, nên khái niệm Sơn - Hướng - Tọa - Trạch trong Phong Thủy mà các phong thủy gia ứng dụng có nhiều khái niệm khác nhau và có khi mâu thuẫn nhau trong việc giải thích khái niệm này. Tuy nhiên, do khi ứng dụng phương pháp Phong thủy, hầu như người ta chỉ gặp những trường hợp hình cân đối như: Chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, bình hành nên nếu ứng dụng ngay khái niệm Sơn Hương Tọa của Phong Thủy Lạc Việt mà tôi đã giảng ở trên thì chúng hoàn toàn trùng nhau. Và người ta không cần quan tâm đến những khái niệm này.

Thí dụ:
Nhà hình chữ nhật sau đây 


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

Rõ ràng với hình này thì theo định nghĩa "Sơn" trong Phong Thủy Lạc Việt là:Đường thẳng nối điểm giữa của ranh phía trước - được xác định bởi vị trí cổng chính - Đi qua tâm nhà xác định ranh phía sau chính là sơn nhà.

Theo định nghĩa này thì điểm tròn đỏ ở ranh phía sau chính là vị trí của sơn hướng (Vuông góc với ranh phía sau tại điểm này - Ngược chiều với hướng).
Theo định nghĩa tọa trong Phong Thủy Lạc Việt là: 
Đường thẳng song song với hướng đi qua tâm nhà , cắt đường ranh nào phía sau nhà thì đường vuông góc với đường ranh đó chính là phương tọa của nhà. Theo định nghĩa này thì điểm tròn đỏ ở ranh phía sau chính là vị trí của tọa hướng (Vuông góc với ranh phía sau tại điểm này) Và cả tọa và sơn đều là một điểm duy nhất trong trường hợp nhà hình chữ nhật minh họa ở trên.

Nhưng tại sao Phong Thủy Lạc Việt lại cần định nghĩa lại khái niệm này. Điều này cần thiết chính là vì trên thực tế đôi khi chúng ta gặp phải những ngôi nhà có những hình thù đặc biệt như hình minh họa dưới đây thì - theo khái niệm của Phong thủy Lạc Việt - Sơn và tọa không hoàn toàn chỉ đơn giản là ngược chiều với hướng nhà. Phong Thủy Lạc Việt định nghĩa “tọa” như sau: 
Đường thẳng song song với hướng đi qua tâm nhà , cắt đường ranh nào phía sau nhà thì đường vuông góc với đường ranh đó chính là phương tọa của nhà. 

Vì đường thẳng song song với hướng đi qua tâm nhà trong trường hợp này - nhằm xác định ranh phía sau nhà chính là cạnh xéo CD chứ không phải cạnh BC. Dù BC là cạnh vuông với hướng nhà.


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Trên cơ sở xác định ranh phía sau nhà là CD thì tọa nhà chính là hướng vuông góc với ranh này. Trường hợp này tọa nhà không trùng với hướng ngược chiều hướng nhà.
Tương tự như vậy, Phong Thủy Lạc Việt xác định ranh phía sau để xác định sơn chính là đường nối tâm ranh trước - được xác định bởi cửa chính (AE) là:
Đường thẳng nối điểm giữa của ranh phía trước - được xác định bởi vị trí cổng chính - Đi qua tâm nhà xác định ranh phía sau chính là sơn nhà.
       Qua hình trên thì ta thấy phương pháp này cũng xác định CD là ranh phía sau. Như vậy sơn nhà chính là CD. Bây giờ chúng ta giả thiết: Đường đi qua điểm giữa AE và tâm nhà không cắt CD, mà cắt BC thì BC chính là sơn nhà và tọa nhà là CD. Trường hợp này Sơn - tọa không trùng nhau và không phải đơn giản là ngược chiều với hướng nhà.


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

Khái niệm của Phong thủy Lạc Việt về Sơn - Hướng - Tọa - Trạch (sẽ học trong bài sau), nhằm xác định Sơn Hướng Tọa để tính toán ứng dụng các phương pháp trong phong thủy sau này. Tuy nhiên , do tính rất phổ biến của các loại nhà hình chữ nhật....nên hầu như ít dùng.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->
 
;