Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Bài 35- Phần cao cấp


TÍNH CHẤT NHỮNG VẬT LIỆU TRẤN YỂM TRONG PHONG THỦY
1 - Vật thể xốp
Khoa học đã chứng minh rằng: Tất cả những vật thể xốp đều có tác dụng hấp thụ các bức xạ. Chúng ta đôi khi bước vào một căn nhà cổ thấy treo trên đòn dong (Xà cái) của ngôi nhà một cuốn sách. Hoặc đặt dưới tượng Ông Khiết của tôi là một cuốn sách.
Khái niệm "xốp" theo trực quan của con người chúng ta với sự tưởng tượng gần gũi là: mút xốp, cuốn sách, bó rơm, đụn rơm...vv....
Nhưng đấy là sự tưởng tượng gần gũi. Thực chất khái niệm "xốp" rất phong phú. Lá gan của chúng ta là đặc, nhưng đối với con giun (Lãi) thì nó xốp. Đối với chúng ta, đụn rơm là xốp, nhưng với con kiến thì hoàn toàn rỗng. Tổ mối với chúng ta là xốp, nhưng với con mối thì chúng lại coi là những căn nhà rộng mênh mông.
Bởi vậy, với các phong thủy gia Lạc Việt, khái niệm xốp phải là một quan niệm rõ hơn và mang tính tổng hợp hơn. Như vậy, với một khái niệm rộng hơn, chúng ta sẽ thấy tàn cây mà có lá xum xuê là một trong trạng thái được coi là xốp. Thực tế cho thấy rằng: Ở những con đường có trồng nhiều cây có tán lá xum xuê và thấp, thường có khả năng hấp thụ xung sát khí rất cao và thường ít xảy ra tai nạn hơn những con đường trơ trọi và ít cây (tất nhiên đây chỉ là một yếu tố, còn phải xét nhiều yếu tố tương tác khác).
Hoặc ở các rạp chiếu phim, sân khấu ngày xưa, khi chưa có những vật liệu xốp để cách âm hoặc hấp thụ âm thanh, người ta thường làm những cấu trúc sần sùi, hang lỗ trên tường (Xốp), để hấp thụ âm thanh.
Từ đó, chúng ta thấy rằng: Việc các phong thủy gia cổ thường dùng cuốn sách treo trên đòn dong (xà cái) là một biện pháp hấp thụ khí xấu do: Thời điểm cất đòn dong không thuận lợi (Dương khí xấu), hoặc đòn dong đè lên những cấu trúc cần cho sinh hoạt phía dưới - theo tôi bản chất là như vậy. Có không ít những trường hợp, người ta khoán bùa vào cuốn sách , hoặc sách mang một nội dung huyền bí nào đó...vv....nhưng nó thuộc lĩnh vực khác, không phải phạm vi nghiên cứu phong thủy.
Ứng dụng cụ thể thì tùy theo sự sáng tạo, hoặc kinh nghiệm - gọi là tuyệt chiêu, bí kíp - trong từng hoàn cảnh cụ thể. Nhưng tôi có thể thí dụ như sau: Với hiện tượng ngăn bức xạ xấu từ WC đến giường ngủ, ngoài việc đóng cửa, nên có một mành che bằng vải, hơn là một mành tre bằng vật liệu khác.

2 - Gương và những vật thể phát sáng.
2- 1: Gương:
Về phương pháp sử dụng gường, tôi đã giảng kỹ trong những bài trước: Không dùng gương chiếu từ hướng xấu lại. Khoa học đã chứng minh rằng: Gương có khả năng phản xạ lại tất cả các bức xạ. Tất nhiên nó tạo ra những bức xạ trái chiều với bức xạ chiếu về nó. Những hướng xấu trong Phong Thủy tất nhiên chúng có những bức xạ không phù hợp với cơ địa của gia chủ.
Tuy nhiên, đấy là trường hợp phổ biến, còn trong những trường hợp đặc biệt, đôi khi chúng ta phải chấp nhận gương chiếu từ một hướng xấu tới. Thí dụ: Để chống những ác xạ xấu từ WC, chúng ta vẫn có thể chấp nhận, treo một gướng từ một hướng xấu chiếu vào chính cửa WC đó. Trong trường hợp này, chúng ta chấp nhận một cái xấu ít hơn.

2 - 2: Vật thể chiếu sáng.
Những vật thể chiếu sáng, như đèn hoặc phản xạ ánh sáng, như các vật bằng kim loại, thủy tinh....đều có tác dụng kích thích khí, chính vì sự tương tác của sóng ánh sáng do nó tạo ra. Do đó, việc đặt những vật thể trấn tại các cung , hoặc sơn tốt của gia chủ sẽ có tác dụng kích thích và phát huy khí tốt tại các khu vực đó. Thí dụ như một chiếc đèn cầu tài (Bán tại các hiệu, tiệm phong thủy), đặt tại cung, hoặc sơn Tài Lộc của gia chủ sẽ có tác dụng phát huy Tài khí ở cung đó. Tất nhiên chúng ta phải xem xét đến mối tương quan bản mệnh của gia chủ, với tính chất ngũ hành của cung để chọn màu sắc thích hợp.
Đến đây, tôi cũng nhắc lại để anh chị em lưu ý rằng: Nếu trong trường hợp vị trí mà chúng ta trấn để kích cung, nếu vô khí thì sẽ không tác dụng, hoặc tác dụng không đáng kể.
Cập nhật lúc 14 Tháng năm 2011 - 04:54 PM
CÂY VÀ NÚI TRONG PHONG THỦY
Anh chị em thân mến.
Đây là một bài báo giời thiệu về cây trồng và núi cảnh trong phong thủy. Nội dung chỉ mang tính khái quát. Nhưng tôi sửa chữa, bổ sung chi tiết thành một bài giảng chuyên đề để anh chị em tham khảo.
-------------------

CÂY TRONG PHONG THỦY
Trong phong thủy coi cây là một yếu tố tương tác rất mạnh với môi trường, các phong thủy gia có thể nhìn mức độ xanh tốt của cây cối hoặc dáng cây, tính chất tạp hoặc đồng thuận của một hay nhiều loại cây, có thể nhận biết được đó là một miếng đất mang lại những sự tốt đẹp hay không cho con người. Tất nhiên cũng còn cần phối hợp với nhiều yếu tố khác, như: Hình thể đất, độ trong của ao hồ và sông rạch.....
Qua đó chúng ta thấy rằng cây cối là một yếu tố rất quan trọng trong phong thủy nhà ở đối với con người.

Hiện nay do đời sống kinh tế được nâng cao, nên nhu cầu trang trí nhà cửa và sân vườn cũng phát triển bởi vậy con người cần nên có những tri thức căn bản về cây trồng trong nhà phù hợp với Phong thủy, nhằm mang lại những điều tốt đẹp cho môi trường sống của mình.
Trong phong thủy nhà ở, những nơi sân vườn rộng, ánh mặt trời mạnh (Dương quang mạnh) thì cần nhiều loại cây cối to, tán lá xum xuê để cân bằng Âm Dương. Tán lá cây có tác dụng như một vật thể xốp hấp thụ6 bức xạ mặt trời mạnh, sẽ cân bằng được Âm Dương. Khoa học hiện đại xác định rằng:
Những vật thể xốp có tác dụng hấp thụ bức xạ.
Nhưng vấn đề là: Thế nào được coi là một khối vật thể xốp? Nếu chúng ta quan niệm: Đống rơm là một vật thể xốp, thì đối với một con kiến chúng sẽ coi là một nơi có quá nhiều khoảng trống. Cơ thể chúng ta thì chúng ta coi là đặc. Nhưng với con vi trùng thì đây là một không gian có nhiều khoảng trống để có thể xây nhà cao tầng. Bởi vậy, khái niệm xốp chỉ là tương đối. Trong phong thủy Lạc Việt - và chỉ có phong thủy Lạc Việt - quan niệm rằng: Ngoài các vật thể xốp theo quan niệm thông thường thì tất cả các loại cây có tán lá rậm và xum xuê là những vật thể xốp và có tác dụng hấp thụ các loại bức xạ.
Trên cơ sở này, chúng ta ứng dụng vào Phong Thủy.

Những loại cây lá nhỏ và xum xuê có tính chất thanh lọc các tạp khí và mang lại sự trong lành cho con người. Anh chị em tham khảo một số hình ảnh dưới đây để có khái niệm về những loại cây tương tự.




 
Cây Kim Quýt, một loại cây lá nhỏ xum xuê

Những loại cây lá to và thấp sẽ có tác dụng điều hòa khí âm dương đem lại sự bình an cho ngôi nhà. Dưới đây là vài hình ảnh tham khảo.


Cây Ngân Hậu – Một loại cây lá to & thấp



Cây Lan Tuyết- Một loại cây lá to & thấp
Các loại cây cao có nhiều trái, nhất là những loại cây có trái tròn như cam, táo, bưởi … trồng ở những vị trí thích hợp sẽ có tác dụng hấp thụ sinh khí dễ mang lại tài lộc cho căn nhà. Anh chị em cũng biết rằng: Hình tròn thuộc Kim, Nên trồng phía bên tay phải nhà - từ trong nhìn ra. Những loại cây như chuối, các loại cây leo, như bầu bí....Phía trước nhà nên trồng các loại hoa có màu sắc rực rỡ, phía sau nên trồng các loại cây cao như cau, dừa....
Các loại cây cao và lá to như chuối do tính hấp thụ dương quang rất mạnh nên dễ gây cảm giác ấm cúng, tình cảm, bình yên trong căn nhà.
Các loại cây như tre, trúc… do tính chất rỗng của thân cây nên có tác dụng hấp thụ những bức xạ xấu. Thường được dùng để trồng ở những nơi có phương vị xấu đối với gia chủ. 

Tre vàng


Trong phong thủy người ta cũng có thể dùng xương rồng các loại để trồng những nơi được coi là phương vị xấu của gia chủ, để hóa giải những bức xạ xấu.



Cây xưong rồng

Những cây trồng trong vườn nhà hoặc trong nhà, nên hạn chế các loại cây có lá rủ như Thiết mộc lan (lan phát tài), hoàng nam… Những loại cây này hiện nay coi như loại cây thời thượng và trồng ở những nơi kinh doanh, biệt thự hoặc quanh nhà. Người ta tin rằng với cây lan phát tài sẽ mang lại tài lộc. Hoặc cây Hoàng nam, là loại cây như ý trí vươn lên của con người. Nhưng, thực tế những loại cây có lá rủ xuống này, chứng tỏ sinh khí của cây yếu ớt bạc nhược bởi vậy nó tượng trưng cho một con người tuy có tham vọng nhưng không thành đạt. Do đó, không nên trồng loại cây này trong nhà, hoặc những nơi kinh doanh. 



Cây Thiết Mộc Lan


Cây Hòang Nam

Trong các loại cây rủ, duy nhất chúng ta chỉ có thể trồng được liễu. Tuy loại này cũng có cành lá rủ nhưng do tính chất thuần nhất của cây này là cành lá đều mang một dáng vẻ mềm yếu phù hợp với tính chất của lá rủ mà vẫn có thể trồng được để làm cảnh ở những vị trí thích hợp tùy theo phương vị tốt xấu của gia chủ. Như ven hồ, hoặc ao cảnh và thích hợp ở các phương từ Đông Nam đến Tây.

NÚI TRONG PHONG THỦY
Trong đời sống hiện nay núi cảnh cũng là một thú chơi tao nhã. Tuy nhiên quan niệm của phong thủy cho rằng tuy chỉ là một hòn non bộ (núi cảnh) nhưng vẫn mang khí chất của núi. Do đó nó vẫn có tính trấn yểm, Bởi vậy chúng tôi cho rằng không nên đặt núi ở các tầng nhà trên và chỉ nên đặt ở những phương vị thích hợp ở tầng dưới, hoặc phía sau nhà. Nếu núi đặt ở những tầng trên thì coi như các tầng dưới bị núi đè sẽ không thể có một cuộc sống phát triển được.
Trong trường hợp núi ở sau nhà thì không nên dùng nước.
Núi nhô cao trong phong thủy được coi là âm tính. Bởi vậy để hài hòa âm dương theo quan niệm của phong thủy, chúng tôi khuyên bạn đọc không nên dùng các loại núi được sơn màu đen hoặc xanh xám. Bởi như vậy sẽ mang tính thuần âm, không tốt. 
Chú ý: Không nên dùng loại đá đen , hoặc sơn xanh đen trang trí non bộ.
Những loại hòn non bộ có nước có tính chất vượng mộc, hóa giải hỏa, sinh xuất kim cũng có tác dụng trấn yểm hoặc làm vượng khí cho căn nhà.
Chú ý: Non bộ để sau nhà không có nước
ĐÀO HOA TRẬN
Một trong những mối quan tâm trong quan hệ xã hội chính là quan hệ nam nữ, quan hệ xã giao. Nhưng vấn đề này có liên quan đến một hiện tượng tương tác gọi là Đào Hoa trong Tử Vi. Hay nói cách khác là cung Đào Hoa trong vận số của con người. Một người lớn tuổi mà vẫn chưa có cho mình một ai ưng ý để làm bạn đời, trong trường hợp này cấn ứng dụng "Đào Hoa trận"; hoặc những ông chồng bà vợ có những mối quan hệ với người khác giới, trên mức tình cảm thông thường khiến cho gia đình có nguy cơ đổ vỡ, rất cần có "Đào Hoa Sát" để giữ lại hạnh phúc gia đình.

Phương pháp ứng dụng này trong Phong thủy liên quan đến một phương pháp còn bí truyền gọi là "Tử Vi Phong Thủy" (Ứng dụng Tử Vi Lạc Việt) và 
"Lạc Dịch phong thủy". Những nguyên lý của phương pháp này sẽ được học sâu hơn vào cuối khóa - khi anh chị em đã nắm vững những kiến thức về phong Thủy Lạc Việt. Nhưng trong bài giảng chuyên đề này, tôi sẽ trình bày với anh chị em về một trong những ứng dụng cụ thể của phương pháp "Tử Vi Phong Thủy" trong Phong Thủy Lạc Việt. Đó là một trong những phương pháp có hiệu quả trong điều kiện của nó trong môn "Tử Vi Phong Thủy".
Trong khoa Tử Vi - mà tôi đã minh chứng rằng: Đó chính là những quy luật vận động tương tác của những thiên thể gần trái đất lên Trái Đất, cuộc sống và con người. Và con người của nền văn minh xa xưa đó đã có những qui ước mang tính biểu kiến những tương tác trên thực tế của vũ trụ trên qua lá Tử Vi Đông phương.

Những phương vị trên 12 cung Tử Vi Đông phương cũng là phương vị trên phong thủy với 12 Sơn Địa chi.
Bởi vậy căn cứ trên 12 sơn Phong thủy phù hợp với 12 cung số Tử Vi, người ta dùng để khống chế các sao xấu và tăng độ số của sao tốt, nhằm nâng độ số của số phận. Một trong những nguyên lý đó chính là phương pháp Đào hoa trận, mà tôi trình bày trong bài này. Trong phương pháp Đào Hoa trận có hai loại là: Vượng Đào Hoa và Trảm Đào Hoa.

I - VƯỢNG ĐÀO HOA.
Trong Tử Vi, Đào hoa tinh tùy theo tuổi mà nằm ở các cung sau đây:
* Tuổi Thân Tý Thìn: Đào Hoa nằm ở cung Dậu. Ứng với sơn Dậu trên La Kinh.
* Tuổi Hợi Mão Mùi: Đào Hoa nằm ở cung Tý. Ứng với sơn Tý trên La Kinh.
* Tuổi Dần Ngọ Tuất: Đào Hoa nằm ở cung Mão. Ứng với sơn Mão trên La Kinh.
* Tuổi Tỵ Dậu Sửu: Đào Hoa nằm ở cung Ngọ. Ứng với sơn Ngọ trên La Kinh.
Cung tướng ứng này trên La Kinh gọi là Đào Hoa Sơn.
Trên cơ sở này chúng ta cần những bước sau đây:







* Xác định Đào Hoa sơn chứa Đào Hoa Tinh của người cần Vượng Đào Hoa, theo cách tính trên.
Thí dụ: Người tuổi Dần, Đào Hoa tại sơn Mão.

* Tùy theo mạng tính theo tuổi của người cần Vượng Đào Hoa mà chúng ta cần một bình hoa có màu thích hợp.
Thí dụ:
Người Bính Dần (Bất luận nam nữ), có tính duyên trắc trở. Chúng ta xác định được sơn có sao Đào Hoa là sơn Mão theo bảng trên. Tại tường hoặc phương vị của sơn này trong nhà, đặt một bình hoa có màu thích hợp với mạng của người tuổi Bính Dần là Thủy - Theo Lạc Thư Hoa giáp (Sách Tàu là Hỏa) - Tức là chúng ta dùng bình màu xanh dương nhạt, hay đậm (Không dùng màu đen. Vì ở Hậu Thiên, màu đen còn là Tượng của Thổ - Sao Nhị Hắc). Bình hoa này sẽ được đặt tại phương vị có sơn Ngọ. Đặt sát tường hay chỉ ở phương vị sơn này là tùy theo tính hợp lý với cảnh quan.

* Chọn số hoa và màu hoa tương sinh với bình hoa thích hợp vớí độ số cung phi.
Thí dụ: Người nữ Bính Dần có cung phi là Khảm thuộc Thủy. Thủy trên Hà Đồ có độ số 1 - 6. Số lượng hoa sẽ là 1 bông hoa to và 5 bông hoa nhỏ. Tương sinh ra thủy là hành Kim. Vậy chúng ta dùng hoa màu trắng.


Hình chỉ mang tính minh họa



Lưu ý: 

Đào Hoa sợ nhất sao Thiên hình. Sao Thiên Hình thuộc hành Kim, có cung bản nguyên là Dậu và cung đối xung là Mão. Bởi vậy, trong bình hoa nên có nước đầy để hóa giải sao Thiên hình. và tốt nhất dùng bình thủy tinh trong. Nay mùa Xuân đang đến. Nên tranh thủ mùa Hoa Đào - Biểu tượng gần gũi nhất của Đào Hoa tinh, đặt ngay một nhánh Đào vào vị trí Đào hoa Sơn với bình hoa có màu thích hợp. Trong trường hợp đặc biệt này, do dùng chính Hoa Đào là biểu tượng của Đào Hoa tinh thì không cần tương sinh với bản mệnh - Hoa càng nhiều, càng rực rỡ càng tốt.


II - TRẢM ĐÀO HOA.

Có nhiều phương pháp "Trảm Đào Hoa". Sau khi tính được Đào Hoa sơn của "Đức ông chồng", hoặc "Bà xã yếu quí", đang có nguy cơ theo dấu chân ai. Ứng dụng những biện pháp sau:


1 - Dùng bình hoa có màu thích hợp với bản mệnh và số hoa thích hợp với cung phi của người đó. Màu hoa cũng tương sinh cho màu bản mệnh. Nhưng dùng một con dao nhỏ, cắt ngang những cành hoa trước khi cắm vào bình. Nhưng lưu ý là không cắt lìa. Đặt bình hoa này vào vị trí Đào Hoa Sơn và gác con dao phía trên các cành hoa. (Dao nhựa, dao gỗ đều được). Không có nước trong bình hoa.



2 - Mua một tranh gà trống của dòng tranh Đông Hồ (Loại chỉ vẽ một con duy nhất và không có chữ Đại Cát), treo ở Đào Hoa sơn. Tranh dân gian Việt Nam có tác dụng trấn yểm phong thủy rất mạnh. Hiện hình thành một phương pháp trần yểm bằng tranh dân gian Việt Nam. Sẽ học sau. 



3 - Mua một tượng con gà trống bằng đồng , hoặc bằng bất cứ vật liệu gì, đặt ở Đào Hoa sơn của người cần "Trảm Đào Hoa".

Gà Trống là biểu tượng của cung Dậu - Cung của sao Thiên Hình, bởi vậy có tác dụng khắc chế Đào Hoa tinh.



Lưu ý:

Trong trường hợp dùng phương pháp "Trảm Đào Hoa" - nếu có hiệu quả thì phải hủy, không nên tiếp tục để lâudài. 


Anh chị em thân mến.



Anh chị em cần lưu ý rằng: Tất cả những chiêu thức, trấn yểm trong Phong Thủy - kể cả Đào Hoa Trận - chỉ có tác dụng khi ngôi gia vượng khí mới có tác dụng. Còn nếu không vượng khí - dù hướng tốt hay xấu, thì mọi sự trấn yểm và chiêu thức đều không có giá trị. Vương khí này bao gồm cả Dương khí do sự chuyển động của con người và phương tiện về Âm khí do vị thế hình thể của cuộc đất với môi trường.




MỐI QUAN HỆ CỦA BẢN MỆNH VÀ TÁM PHƯƠNG VỊ(Bát Cung Hóa Khí)
I. VẤN ĐỀ
Đồ hình dưới đây được một Phong thủy gia Đài Loan công bố vào khoảng những năm 60 của thế kỷ 20. Trên đồ hình này - căn cứ theo Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương - quan niệm rằng:
Cung Khảm - chính Bắc = Sự Nghiệp.
Cung Cấn - Đông Bắc = Tri Thức.
Cung Chấn - Chính Đông = Sức Khỏe.
Cung Tốn - Đông Nam = Hôn Nhân.
Cung Ly - Chính Nam = Danh tiếng - Địa vị.
Cung Khôn - Tây Nam = Phú Quý.
Cung Đoài - Chính Tây = Con cái.
Cung Càn - Tây Bắc = Quí Nhân.

Phương pháp ứng dụng của đồ hình này nhanh chóng được phổ biến và được các phong thủy gia ứng dụng và quả là có tác dụng ở mức độ nào đó.
Anh chị em xem đồ hình dưới đây và lưu ý rằng trên đồ hình này, những phương vị thuộc Tây trạch màu đỏ và Đông trạch màu vàng - theo cổ thư chữ Hán.

ĐỒ HÌNH TƯƠNG QUAN BẢN MỆNH VÀ BÁT QUÁI

Theo bản văn chữ Hán




Tuy nhiên, như tôi đã trình bày với anh chị em. Tất cả các sách liên quan đến Lý học Đông phương của người Hoa Hạ - Trong đó có phong thủy - Đều chỉ là những phương pháp ứng dụng với một nguyên lý sai lệch và mơ hồ. Ngay cả đồ hình trên, Phong Thủy gia Đài Loan cũng chỉ công bố như vậy, nhưng cũng không hề cho biết nguyên nhân nào để có đồ hình này và lý do nào thiết lập được đồ hình này.
Qua đồ hình trên thì anh chị em có trình độ trung bình cũng nhận thấy ngay rằng: Người Tây trạch thì không có cung Hôn Nhân và người Đông trạch thì không có cung con cái. Tất nhiên đây là điều vô lý dù theo bất cứ một phương pháp luận ứng dụng nào của các phương pháp Phong thủy có nguồn gốc cổ thư chữ Hán. Tức là dù áp dụng cả Huyền không, Loan đầu - Hình lý khí, Dương trạch Tam yếu, Bát trạch...vv.... cũng không giải thích được sự vô lý này.

Tuy nhiên tính chất căn bản của nó về tính chất của Bát quái quản cung liên quan đến mệnh số của con người thì hoàn toàn có cơ sở lý luận. 

Trước đây, trong một bài giảng ofline có quay video trong khóa I tôi có phân tích điều này ,và tôi xin nhắc lại là sự phân tích này là do những nghiên cứu của tôi, chứ không phải là do sự công bố của phong thủy gia Đài Loan. Sự phân tích cụ thể thế nào tôi sẽ tìm lại trên CD đã giảng và kết hợp với những kết quả nghiên cứu mới nhất và sẽ bổ sung sau. Nhưng kết luận là tôi công nhận tính hợp lý về tính chất các cung có liên quan đến mệnh chủ. Tức là: Đoài = Con Cái, Càn = Quí Nhân ...vv..
Nhưng - Như tôi đã trình bày - Do sai lầm căn bản của nguyên lý học thuật cổ Đông Phương từ cổ thư chữ Hán - phối Hậu Thiên Văn Vương với Lạc Thư, nên ngay cả đồ hình do phong thủy gia Đài Loan công bố đã thể hiện tính bất hợp lý: Người Đông trạch không có cung con cái, người Tấy Trạch không có cung Hôn Nhân- Dù được giải thích bằng bất cứ phương pháp luận nào theo các sách cổ liên quan đến Phong thủy từ cổ thư chữ Hán.
Nhưng cũng với tính chất đó, theo sự nghiên cứu của tôi sau khi đổi chỗ Tốn Khôn và phối Hà Đồ ứng dụng trong trường hợp này, chúng ta sẽ có một đồ hình như dưới đây và lưu ý là Tây Tứ trạch hiển thị màu vàng và Đông Tứ trạch màu đỏ:


ĐỒ HÌNH TƯƠNG QUAN BẢN MỆNH VÀ BÁT QUÁI

Theo Phong Thủy Lạc Việt.






Trên cơ sở đồ hình này chúng ta nhận thấy tính hợp lý khi lý luận như sau:
Sự phân chia vòng trời làm 360 và tám cung chỉ là mang tính quy ước của con người trên thực tế tương tác chủ yếu của tính chất các lực tương tác của vũ trụ. Còn bản thể vũ trụ là liên tục và không có ngừng nghỉ.
Bởi vậy khí Khảm không thể đến hết ranh giới cung Khảm thì lập tức chấm dứt, Và cũng không phải vào cung Cấn thì Khí Cấn bắt đầu ngay. Mà thực tế vũ trụ sẽ phải là một sự vận động tương tác giảm dần và tăng dần. Với thực tế đó thì các cung đều có thừa khí của cung liên quan. Trong phong Thủy Lạc Việt với nguyên lý đổi chỗ Tốn - Khôn và phối Hà đồ thì cả các cung của Tây Tứ trạch và Đông Tứ trạch đều có thừa khí của cung bên cạnh. Tôi lấy thì dụ trong hình trên, chúng ta thấy rằng:
Cung Trí thức Cấn của người Tây trạch có thừa khí ở sơn Giáp của người Đông trạch, Cung Sự nghiệp Khảm của người Đông trạch có thừa khí ở sơn Sữu của người Đông trạch...vv..(*).
Như vậy với 
Phong Thủy Lạc Việt và chỉ có Phong Thủy Lạc Việt với nguyên lý căn bản được phục hồi "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" mới có thể giải thích được các vấn đề liên quan. Còn rõ ràng trong trường hợp này - Theo sách Hán - Tạo ra sự vô lý, như tôi đã trình bày ở trên. Ngay cả khi ta áp dụng nguyên lý thừa khí này vào đồ hình trên do Phong Thủy Gia Đài Loan phát hiện thì cũng không thể thực hiện được sự thừa khí ở hai cung Con cái và Hôn nhân.

II. ỨNG DỤNG BÁT CUNG LẠC VIỆT.

Như vậy, trên cơ sở tính tương quan của bát quái với mệnh chủ và các sơn thừa khí liên quan, khi chúng ta cần kích thích các cung liên quan thì chúng ta kích thích các cung hoặc sơn có tính chất đó. Tùy theo Ngũ hành của cung theo Phong Thủy Lạc Việt. Thí dụ:
Người Đông trạch muốn kích thích tính tri thức tương tác với mệnh chủ - tức là với căn nhà để con cái học hành thông minh chẳng hạn. Thì chúng ta sẽ kích thích Sơn Giáp trên cung Chấn là cung tốt của Mệnh chủ Đông tứ trạch. Sơn Giáp thuộc Mộc, vậy vượng Mộc thì chúng ta sẽ lắp một chiếc đèn đỏ thuộc Hỏa để Mộc tương sinh, hoặc đặt một bể cá để vượng Mộc. Bởi vì, với người Đông trạch thì không thể làm vượng Cung Cấn thuộc Tây trạch vốn là cung xấu với người Đông trạch được.



TÀI LỘC TRẬN

Anh chị em thân mến.

Về tài lộc trận có rất nhiều phương pháp:

Về hình thể cấu trúc nhà thì cần vượng khí các sơn Ất Bính với người Đông Tứ cung và phương Khôn với người Tây tứ cung.

1 - Những Phong thủy gia theo phái Dương trạch và hình thể thường cất một căn phòng phụ trên sân thượng - nếu nhà cao tầng, hoặc phòng phía Đông Nam có mái nhô cao gọi là Cứu Bần pháp. Bất luận Đông Trạch hay Tây trạch, phương pháp này của các phong thủy gia gia theo sách Hán cổ cho rằng cấu trúc nhà ở khu vực Đông Nam đều có tính phát tài, trợ giúp tài lộc cho gia chủ.

Phong Thủy Lạc Việt quan niệm rằng: 
Cũng ứng dụng phương pháp trên của các phong thủy gia. Nhưng tùy theo Đông trạch hoặc Tây Trạch mà chọn vị trí tọa của cửa ở các sơn Ât Bính và các hướng cửa thuộc Đông Trạch. Ngược lại thì chọn tọa cửa và hướng cửa thuộc Tây trạch.




2 - Với người Tây trạch: 
- Tủ tiền nên tọa ở phương Đông Nam của căn nhà và hướng theo hướng tốt của người Tây trạch và đón khí vào phòng đựng tủ tiền.
- Với người Đông Trạch nên tọa tại các sơn nói trên và hướng về các hướng tốt của người Đông trạch. Đồng thời phải đón khí.
Trên tử tiền nóc tủ tiền nên đặt một bình hoa đẹp để vượng khí, hoặc một viên ngọc để tụ khí.


BÌNH HOA VƯỢNG TÀI.

Có thể là bình hoa thật, hoặc giả, nhưng cần mằu sắc rực rỡ, lóng lánh.



 
QUẢ CẦU THỦY TINH
Nên dùng màu đỏ, hoặc trắng bằng pha lê.


3 - Trường hợp vì những lý do khác nhau không thể dùng phương pháp cứu bần, hoặc tụ tài ở tủ tiền phía Đông Nam thì nên để một viên ngọc hoặc Hoa đào thủy tinh , hoặc cườm ở sơn Ất Bính với người Đông trạch, hoặc sơn vượng trong ba sơn của Khôn Đông Nam (Tính chất tốt xấu của sơn tùy theo hướng nhà - đã giảng từ lâu. Nên có một ngọn đèn sắc đỏ, hoặc hồng hỗ trợ thêm vượng khí tại nơi này.

Lưu ý:
Tất cả mọi chiêu thức đều phải có điều kiện tiên quyết là phải vượng khí.


CÁCH ĐO HƯỚNG NHÀ BẰNG LA KINH
I. ĐO HƯỚNG

Trước tiên, học thuộc 24 sơn Bát trạch sau đây



Ghi nhận la kinh:
Thường trên la kinh có
- 2 đường chỉ đỏ chữ thập giữa la kinh, đây là đường giống dùng để chỉ hướng nhà và xác định phân độ vạch.
- kim la kinh luôn có mũi nhọn chỉ hướng nam 180 độ. Đôi khi nhà sản xuất cũng có bán la kinh với kim chỉ Bắc.

Hướng nhà là đường vuông góc với ranh trước nhà có chứa cửa cổng hay cửa chính, nhìn từ trong nhà nhìn ra.

Đứng trong nhà hay trước mặt tiền nhà. hai tay nâng la kinh ngang tầm ngực. So cạnh trước của la kinh sao cho song song hay trùng với ranh trước. Đôi khi lấy ranh cửa hay đướng chỉ gạch nhà song song với ranh trước.


Như vậy đường chỉ đỏ vuông góc vơi cạnh trước la kinh là đường vuông góc với ranh trước nhà, tức là đường chỉ hướng.



Dùng 2 ngón tay cái xoay mặt bàn la kinh sao cho mũi kim chỉ 180 độ. Giữ yên la kinh và đảm bảo kim không bị nhiểm từ do sắt, kim loại hay quat máy. Khi kim bình ổn thì nhìn xem đường chỉ đỏ chỉ hướng trùng lên phân độ vạch bao nhiêu thì nhà đó hướng bấy nhiêu độ.



Trên đây, cụ thể, đường chỉ đỏ chỉ hướng trùng lên 250 độ. Vậy hướng nhà này là 250.

II. ĐỌC TÊN HƯỚNG

Ví dụ trên cho thấy đường chỉ đỏ chỉ hướng trùng lên phân độ vạch 250 độ, phân độ này thuộc trong sơn Canh. sơn Canh thuộc 1 trong 3 sơn của cung Đoài, tức hướng Tây.


Ta nhớ rằng phân độ vạch ở chính giữa sơn Canh, chia đôi sơn này ra 2 bên trái phải bằng nhau 7,5 độ là phân độ 255 độ, gọi là chính Sơn Canh. Do hướng nhà ở phân độ 250 độ, tức là ở bên trái của sơn Canh, cách phân độ giữa của sơn Canh (chính Canh) là 5 độ và hướng gần về sơn Thân cạnh bên, cho nên hướng chính xác được gọi là tên là "hướng Canh kiêm Thân 5 độ".
Kiêm nghĩa là nghiên qua hay tiến về. Phân độ hướng nhà tiến gần về sơn nào bên cạnh thì gọi là kiêm, kiêm hướng. 
GƯƠNG TRẤN YỂM TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT.
Anh chị em thân mến.
Trong Phong Thủy, chúng ta thường thấy các sách Phong Thủy hiện đại khuyến cáo dùng gương để tăng khoảng cách dù là ảo cho căn phòng hẹp, chiếu vào những nơi xú uế như cửa WC. Đôi khi chúng ta đến một vài cái nhà thấy những chiếc gương treo ở phòng khách; hoặc vào những nhà hàng cũng thường thấy hai bên tường treo kín gương ngang tầm với khách ngồi ăn...vv...
Nhưng chưa hề có một ý tưởng nào của các phong thủy gia chỉ rõ tính chất của gương và nguyên tắc ứng dụng gương như thế nào.
Trong Phong thủy Lạc Việt thì sử dụng gương hoàn toàn có nguyên tắc dựa trên tính chất của nó.
Khoa học hiện đại đã xác định từ lâu rằng:
Gương kiếng có tính chất phản xạ lại tất cả các bức xạ tương tác đến nó.
Căn cứ trên tính chất này, Phong Thủy Lạc Việt ứng dụng vị trí đặt gương trong nhà theo nguyên tắc sau:

I - NHỮNG NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG GƯƠNG TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT
1 - Gương sử dụng trong nhà ở chỉ được phép phản xạ lại từ những hướng tốt của gia chủ.Chúng ta tham khảo hình vẽ dưới đây:
Nhà mệnh chủ thuộc Đông Tứ cung



Nhà mệnh chủ thuộc Tây Tứ cung



Qua hình vẽ minh họa trên, anh chị em cũng thấy rằng: Với người Tây Tứ cung, gương cần chiếu từ các hướng thuộc Tây Tứ cung chiếu lại. Cho dù hướng chiếu là xéo hay thẳng.
* Căn cứ vào nguyên tắc này, Phong Thủy Lạc Việt dùng gương để tăng cường các xung khí từ các hướng tốt để mang lại sinh khí cho căn nhà. Nếu có thêm ánh đèn chiếu hắt vào gương và cùng phản xạ lại thì cực kỳ tốt.
* Đặc biệt: 
Tuyệt đối không được treo gương thuận chiều hướng xấu của căn nhà. Như vậy, các xung khí xấu sẽ tăng cường, gây những tác hại rất lớn. Ngoại trừ những trường hợp đặc biết mà tôi sẽ nói ở dưới đây.Tôi đã chứng kiến một nhà kinh doanh thuộc hàng khá giả. Nhưng do có một người bạn tặng một cái gương lớn, vô tình chiếu thuận hướng xấu và nghịch hướng cửa tốt (Mặc dù gương không chiếu thẳng ra cửa), chỉ chút xíu là tới bờ phá sản. Nhưng may tôi kịp thời phát hiện và xoay trở lại.

2) Gương chiếu ngược chiều với hướng xấu có tác dụng tạo đảo chiều các bức xạ xấu.
* Căn cứ theo nguyên tắc này, Phong thủy Lạc Việt dùng gương chiếu ra hướng cửa , trong trường hợp hướng nhà xấu.
* Những hướng có ác xạ xấu như: Hẻm đâm vào nhà, góc nhọn, cột đèn giữa cửa...v.v...đều có thể dùng gương để phản xạ lại.
* Chính vì nguyên tắc này, mà tuyệt đối không để gương chiếu từ phía sau lưng ghế ngồi.
Hình minh họa dưới đây là điển hình của một cách hiểu sai lầm về tính chất của gương trong phong thủy


Qua cách dùng gương như trên thì chưa cần biết hướng xấu hay tốt. Do tính phản xạ hoàn toàn của gương thì sự tương tác của các vật thể trước gương bị tác động ngược lại hoàn toàn. Vị trí của người ngồi trước gương - dù là ai - cũng sẽ không thể tiếp tục ngồi chỗ này.
- Từ đó giải thích vì sao rất kiêng cữ việc gương treo thấp chiếu cắt ngang mặt hoặc đầu. Bởi vì trong trường hợp này, phản xạ của gương lên phần mặt và đầu là không đồng nhất. Do đó, chúng sẽ bị tương tác khác nhau giữa phần có phản xạ và không có phản xạ của gương; từ đó dẫn đến sự hấp thụ tương tác từ gương khác nhau và gây những hiệu ứng không cân bằng trong bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể, sẽ sinh ra những hiệu ứng tâm lý bất thường.
Đây cũng chính là nguyên lý của chiếc gương gãy được gọi là "Huyết Ma Đại Sát"


Gương gãy ở trên chiếu vào vật nào thì tạo ra những bức xạ không đồng đều lên vật đó. Đây là một vật trấn yểm cực lợi hại trong phong thủy, có tác dụng rất xấu như hiệu ứng "huyết ma đại sát". Nếu không phải việc thật quan trọng thì không được dùng.

3) Tính trong suốt và phản xạ của gương có tác dụng tán khí của vật thể gây nên sự bất thường của khí. 
* Căn cứ vào nguyên tắc này,
 Phong thủy Lạc Việt dùng gương để bọc lại những cột trong nhà tạo xác xạ, hoặc tụ khí bất thường như Như cột, xà....

II - GƯƠNG / KIẾNG TRONG TRẤN YỂM CỦA PHONG THỦY LẠC VIỆT.

Do tính đảo chiều với hướng xấu và thuận chiều với hướng tốt, gương trong Phong Thủy Lạc Việt còn dùng để tăng cường sinh khí từ các hướng và phương vị tốt và phản chiếu ngược các hướng và phương vị xấu. Riêng khi sử sụng chiếu trong nhà chỉ được phép chiếu từ hướng tốt đến hướng xấu. Trừ những trường hợp đặc biệt sẽ nói ở sau.

1 -Trường hợp gương chiếu vào nhà:

Gương chiếu vào nhà là gương được lắp từ phía sau tường mặt tiền nhà chiếu ngược vào trong nhà. Bất luận hướng nhà tốt hay xấu, đều được coi là xấu. Bởi vì khi gương chiếu vào trong nhà - Nếu là hướng xấu thì xấu đã đành. Ngay cả khi nó là hướng tốt thì cũng có tác dụng không cho có sự thoát khí từ trong nhà, căn nhà từ từ sẽ bị bế khí. Bởi tính phản xạ hoàn toàn của gương. Đây là lý do tại sao các cụ rất kiêng , không cho chiều gương vào trong nhà. Xin xem hình minh họa dưới đây:



Trong hình trên thì chiếc gương lắp ở tường phía Bắc, là gương chiếu vào trong nhà. Đây là một điều được các cụ ngày xưa coi là kỵ.
Nhưng khi chúng ta nắm được nguyên lý của gương và phương pháp ứng dụng, chúng ta có thể vẫn dùng được trong các trường hợp sau đây:

* Hướng nhà tốt.
Gương chiếu vào trong nhà có tác dụng cấp cứu, đẩy sinh khí vào nhà. Nhưng sau khi thành công phải tháo gương ra ngay, hoặc chọn hướng tốt quay ngang.
Thực tế tôi đã ứng dụng việc này, như sau:
- Con gái tôi tuổi Quí Sửu cùng chồng và mẹ đồng Tây tứ cung. Nhà hướng Đông Nam. Căn nhà này khi bà ngoại mất đi, cho đồng sở hữu 3 chị em. Mặt tiền chia ba cho ba người, tầng trên mặt tiền cho người dì. Bà dì này cùng con gái ở chung nhà và gây nhiều chuyện phức tạp trong cuộc sống của con gái tôi. Nó yêu cầu tôi giúp sở hữu toàn bộ ngôi nhà và đồng ý trả tiền bà dì theo thỏa thuận.
Sau khi nghiên cứu tuổi gia đình bà dì, nghịch hướng Đông Nam (Theo Phong thủy Lạc Việt). Nếu bà dì cũng thuận tuổi thì phương pháp này không thực hiện được.
Tôi đã lắp toàn bộ tường phía trên cửa mặt tiền bằng gương chiếu ngược vào trong nhà. Không quá 100 ngày, bà dì đồng ý để lại phần của bà cho con tôi với giá gần 800. 000. 000 đồng.
Nhưng sau đó, vì xa cách tôi cũng quên đi. Hậu quả là hầu hết thợ may làm việc với con gái tôi lần lượt đòi nghỉ việc. Đợt ra Hanoi vừa rồi, con tôi đã tháo hết gương ra và thợ làm việc bình thường.
Thí dụ trên , để anh chị em thấy rằng:
Gương treo ngược vào trong nhà chỉ ứng dụng trong hoàn cảnh cấp cứu và chỉ ứng dụng trong điều kiện hướng tốt.

* Nhà có cửa thoái khí và cổng trời ở phía sau

Trong điều kiện hướng nhà tốt, phía sau nhà vì lý do nào đó bị vô khí, có thể dùng gương chiếu ngược vào trong tính từ các buồng phía sau.

III - NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT TRONG VIỆC DÙNG GƯƠNG.

1- Gương chiếu vào cửa WC.

Trong trường hợp này bất luận hướng chiếu của gương xấu hay tốt đều dùng được để tránh xú uế, lan tỏa. Bởi vì - trong trường hợp này - thì dù là chiếu từ hướng xấu , nhưng bức xạ xấu đó cũng chiếu vào WC.

2- Gương dùng trong công sở, hoặc các công trình công cộng.
Tại công sở hoặc công trình công cộng, thì không có vấn đề tuổi gia chủ - (Tuy nhiên nếu là văn phòng tư nhân thì phải chú ý đến tuổi xếp). Bởi vậy căn cứ theo hướng - trạch thuộc Đông hay Tây Tứ trạch để đặt gương, sao cho có tính dẫn khí.

3 - Gương dùng trong nhà hàng. 
Nhà hàng, cửa hàng là nơi cần Dương khí vượng, nên gương bọc quanh tường - như anh chị em thường thấy - có tác dụng giao thoa Dương khí, làm cho Dương khí vận động thu hút khách đến nhà hàng. Sự giải thích này khác với cách giải thích trong một số sách Phong thủy hiện đại cho rằng: Gương làm tăng gấp đôi số khách...


Anh chị em thân mến .
Qua phần trên, anh chị em cũng thấy rằng: Những nguyên lý căn để của Lý học Đông phương là "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" được ứng dụng triệt để trong việc dùng gương phản xạ (Hướng tốt xấu theo Phong thủy Lạc Việt). Còn trong sách Hán không nói rõ điều này. Bởi vậy, phần lớn các Phong thủy gia cũng ứng dụng gương với tác dụng phản xạ. Nhưng nguyên tắc căn bản cần biết là gương phải nghịch chiều hướng xấu và thuận chiều hướng tốt thì không một sách nào nói đến. Điều này đã để xảy ra những sai lầm tai hại trong sự nghiệp của con người khi ứng dụng phong thủy.

Giai thoại phong thủy:

Để biết được phương pháp treo gương, tôi đã đem cả gia đình tôi làm một cuộc thí nghiệm. Ngày ấy, tôi thuê căn nhà hướng Đông Nam (Tức hướng tốt của tôi theo sách Việt/ Hướng xấu theo sách Tàu). Tôi ở đây được 4 năm. Một lần tôi thí nghiệm treo gương từ tường phòng khách chiếu ra ngoài cửa. Tức là chiều nghịch chiều hướng Đông Nam (Tính từ ngoài đi vào nhà). Treo hôm trước thì hôm sau chủ nhà thông báo phải dọn nhà đi nơi khác, ông ta đã bán được cái nhà ông ta đang ở và lấy lại nhà. Tất nhiên là sất bất sang bang vì dọn nhà. Nhưng từ đó, tôi biết được gương phải treo như thế nào và ứng dụng triệt để trong phong thủy.
Tôi cũng lưu ý với anh chị em là:
Để xác định hướng Đông Nam là hướng tốt trên thực tế, trước đó, tôi đã quay bếp về hướng Đông Nam và hiệu quả phát triển khác hẳn. Gia đình tôi đã khá lên so với trước.

TRẤN TRẠCH BÌNH YÊN

Trong cuộc sống, sự bình an là điều hoài mong và cũng là điều chúc phúc cho nhau giữa mọi người. Người Việt có câu "An cư lạc nghiệp", chữ "An" được đưa lên hàng đầu và từ "An cư" mới đi đến "lạc nghiệp". Cho thấy sự "an" là quan trọng đến nhường nào. Do vậy trong Phong thủy Lạc Việt, phương pháp "Trấn trạch bình yên" là một phương pháp hữu hiệu, từ sự phục hồi khái niệm về Trạch, nhằm phục vụ cho lợi ích "an cư" của con người, cầu tìm sự bình an hạnh phúc.

I. TRẤN NÚI
Phong Thủy Lạc Việt rất quan trọng việc dùng núi để thực hiện phương pháp trấn yểm. Tuy nhiên trong trường hợp "Trấn trạch bình yên", núi được dùng một cách cẩn cận hữu hiệu và đúng chỗ.

Khi gia đình có sự bất an, ta dùng núi trắng để trấn bình yên.
Vật dụng: 
Dùng một hòn đá san hô sọ hay còn gọi là san hô tảng hoặc nhưng loại đá khác miễn sao có chất đá là màu trắng, giữ nguyên màu trắng của đá, tạc hay ghép thành hình núi có chóp nhọn, đường kính đáy khoản 30 cm, cao khoản 40 - 60cm. Lưu ý không sơn phết và tuyệt đối không dùng đá đen.

Vị trí trấn:
Sao khi xác định ranh sau của căn nhà, ta chia đôi ranh sau ra là hai phần bằng nhau để xác định Trạch nhà đi qua trung điểm đó.
Đánh dấu ghi nhận vị trí trung điểm ấy.
Dùng núi trắng như hướng dẫn, chôn xuống nền nhà sâu ít nhất 5cm nếu là đất mềm hoặc dính xi măng lên nền, nếu là nền gạch lát.
Lưu ý: núi phải ngay phần điểm giữa của ranh sau và sát tường nhà.

Hình minh họa:



núi trắng trấn trạch


Minh họa vị trí trấn trạch bình yên

Vì sao gọi là trấn trạch?
Vì vị trí trấn là ngay đầu của con Trạch nhà. Núi trấn đặt ngay trên đường sống trạch và cuối nhà ngay điểm giữa ranh sau sát tường. Điểm cuối nhà là nơi tụ khí cuối cùng xét theo Dương khí.


Chống chỉ định:
Tuyệt đối không được phép trấn núi trên các tầng lầu. Vì sẽ đưa đến những hậu quả xấu như sự nghiệp trì trệ, khánh kiệt, bại sản...

II. TRẤN BẰNG TRANH
Trong dòng tranh Đông Hồ hay Hàng Trống của Việt Nam có nhiều hình liên quan đến gọi là "Tử Vi Trấn Trạch".
Tác dụng cũng như trấn núi trắng, khi treo tranh này lên, gia đình sẽ được bình yên.

Vật dụng: 
Một hình "Tử Vi trấn Trạch" được lộng khung hoặc trong trường họp cấp thiết thì chì cần ép nhựa bảo vệ hình cho khỏi thấm ướt.

Vị trí trấn:
Sao khi xác định ranh sau của căn nhà để xác định tường sau của nhà, ta chia đôi tường sau ra là hai phần bằng nhau, trên đường tim chia đôi tường đó ta treo hoặc dán hình "Tử Vi Trấn Trạch" lên, trong tầm mắt hay quá đầu người, như thể treo tranh.

Hoặc có thể chia đôi tường của phòng khách treo hay dán trên đường chia đôi, trong tằm mắt người nhìn.






Sự tiện dụng của hình "Tử Vi Trấn Trạch" cho những nơi không thể trấn núi được như phòng trên lầu, căn hộ chúng cư.

BÁT BẢO CHIÊU TÀI - KIM SA TẤN LỘC.Thiên Sứ

Đây là chiêu thức được dùng khá phổ biến trong phong thủy nói chung. Từ lâu, các tiệm vàng tại Hanoi đã dùng chiêu thức này. Họ dùng sáu hay tám thứ được coi là quý giá có tính tượng trưng, như: Vàng, bạc, mã não, ngọc thạch, thóc, thạch anh và đồng tiền gom trong một túi đặt xuống dưới bát nhang. Đôi khi họ kèm theo một lá bùa. Nhưng, tôi đã phát triển và thực hiện cụ thế từng bước như sau:

1 - Bát nhang cũ đổ tro hoặc cát ra, loại bỏ chân nhang vụn, tàn nhang và các thứ tạp khác, chân nhang cũ đem đốt. Lựa lấy tro hoặc cát sạch để dùng. Với bát nhang mới thì mua cát hoặc tro mới để dùng. Rửa sạch bát nhang - dù cũ hay mới - bằng nước pha muối đủ mặn. Sau đó tráng lại bằng nước lã, lau khô và tráng lại bằng rượu, hoặc cồn. Lau khô.
Mục đích của việc này là khử Âm khí trong bát nhang. 

2 - Dùng một cặp giấy tiền vàng bạc - một tờ vàng, một tờ bạc - Tờ vàng để dưới, tờ bạc để trên - hai tờ xếp chồng lên nhau, lót xuống bát nhang. Trường hợp hai tờ giấy tiền quá lớn thì có thể xếp gọn lại bằng cách gấp phần dư thừa ngược ra phía sau, hoặc dùng kéo cắt bỏ.



Tờ bạc để trên, tờ vàng để dưới.


Lót hai tờ này vào đáy bát nhang. Lưu ý tờ bạc ở trên.



Túi "Bát bảo chiêu tài" - gồm tám thứ quí tương trưng.



Đặt túi "Bát bảo chiêu tài" vào trên hai tờ giấy lót.




Tiếp tục dùng hai tờ giấy tiền vàng bạc, chèn xuống bát nhang, che túi "Bát Bát chiêu tài". Lưu ý: Nhớ lần này thì tờ bạc ở dưới, tờ vàng ở trên và úp xuống. Như vậy ta có hai mặt tờ bạc tiếp xúc với túi "Bát bảo" và tờ vàng phủ bên ngoài.


Đổ cát hoặc tro sạch vào lại bát nhang.



Túi "Kim Sa tấn tài".




Mở miệng túi "Kim Sa tấn tài".




Đổ Kim sa trong túi, rải đều trên mặt bát nhang. Túi đựng Kim sa lúc này rỗng không. Chúng ta tiếp tục làm động tác sau đây:


Dùng một đồng xu của chính thân chủ - Xu nào cũng được: Xu cổ, xu mới....Nhưng phải là tiền thật, chứ không phải tiền giả cổ - Đặt đồng xu này vào một tờ tiến giấy có mệnh giá nhỏ - Trường hợp cụ thể tôi lấy đồng 500 đỏ. Gấp và gói sao cho tờ tiến khi mở ra có hình 9 ô (Ba ngang, ba dọc)


Tờ tiến giấy gấp làm 9, gói đồng xu ở giữa


Sau đó gài hai đầu gói lại.

Đưa gói tiền xu này vào lại túi đựng Kim Sa.





Buộc miệng túi lại như cũ, hoặc nếu khéo tay thì có thể thắt đẹp hơn cho thêm phần ly kỳ, hấp dẫn.


Gày dây buộc túi vào tay Ông Địa - thường là tay nào dễ gài nhất - Thí dụ như hình minh họa này.



Thắp ba nén nhang lễ tạ. Yêu cầu thân chủ thắp và tự thân chủ cầu nguyện. Trường hợp quan trọng thì phong thủy gia khấn giúp.

Hình Tượng Rồng Trong Phong Thủy Lạc Việt



Rồng, theo quan niệm dân gian Việt là một trong bốn hình tượng tốt đẹp gọi là tứ linh, Long – Lân – Quy – Phụng. Theo quan niệm của Phong thủy Lạc Việt, một trong những phương pháp ứng dụng của học thuyết Âm dương ngũ hành thuộc nền văn hiến Việt 5000 năm huyền vĩ thì rồng là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ, sự huyền biến âm dương, khí chất của người quân tử và quyền năng của bậc quý nhân. Do vậy, hình tượng rồng mang lại sự tương tác bởi tính khí tốt lành vì uy lực của nó được ứng dụng trong phương pháp trấn yểm của Phong thủy Lạc Việt, nhằm để tìm đến sự may mắn, ổn định trong cuộc sống, tránh tai tiếng, thi phi.

1. Chọn hình tượng rồng
Những hình tượng rồng được biết đến hay chọn để trưng bày nhằm mục đích trấn yểm theo phong thủy là những tranh vẽ, tranh phù điêu đồng, tượng hình khối…tuy nhiên theo Phong thủy Lạc Việt tranh phù điêu đồng hay tượng hình rồng bằng đồng thường là những vật khí phong thủy mang lại hiệu ứng mạnh mẽ nhất. Quan trọng hơn, hình tượng của rồng phải thể hiện được nét hiền hòa uyển chuyển, nếu là hình tượng mạnh mẽ thì không lộ nét hung hiểm, dữ ác mà ngược lại phải khí thế nhưng oai nghiêm.
Kiêng kị chọn những hình tượng rồng quái dị, hung ác, nhe nanh giơ vuốt, thân thể uốn xoắn…những hình tượng này đều gọi là xấu theo Phong thủy Lạc Việt.

Rồng thời Lý: Con rồng lý tưởng trong phong thủy


Hình tượng phù hợp nhất trong trấn yểm theo Phong thủy Lạc Việt là hình tượng con rồng thời Lý với nét uyển chuyển thanh tao, như không kém phần oai nghi.


Hình tượng kiêng kị: 03 rồng và hình tướng hung hãn

Không chọn hình tượng 3 rồng mà chỉ nên chọn hình tượng một rồng với
trái châu ngậm trong miệng; nếu là 2 rồng thì phải có trái châu ở giữa 2 rồng, gọi là lưỡng long tranh châu.

Màu sắc rồng nên chọn là màu vàng, vì chi Thìn – rồng trong 12 địa chi thuộc hành thổ, màu vàng.

2. Vị trí đặt hình tượng rồng và hiệu quả phong thủy
Theo quan niệm Phong thủy Lạc Việt, nên đặt tranh phù điêu rồng hay tượng rồng ở bên trái, bên phải của đại sảnh hay phòng khách hay phòng làm việc của người lãnh đạo cao nhất của cơ quan hay là gia chủ của ngôi nhà. Bởi khi bố trí hình tượng rồng như vậy là cách thể hiện quyền uy của người đứng đầu và là điềm tốt lành trong các mối quan hệ ngoại giao, thuận lợi cho việc tương kiến những quý nhân giúp đỡ hay hợp tác, tránh tai tiếng thi phi.
Nên đặt tranh phù điêu rồng phía tường đối diện người ngồi với đầu rồng quay sang một phía là sự trấn yểm thể hiện quyền uy, tạo những may mắn trong các quan hệ hay tạo lại mối liên hệ thuận lợi tốt đẹp với người cấp dưới, người làm công, nhân viên thuộc cấp.
Đặt tượng hình rồng trên bàn làm việc nhằm kích hoạt dương khí tạo hiệu quả cho việc tín nhiệm hay quyền uy của người lãnh đạo được tốt hơn hay được tôn trọng hơn. 




Kiêng kị rồng thân thể uốn xoắn

3. Vị trí kiêng kị

Theo quan niệm học thuyết Âm dương ngũ hành thuộc nền văn hiến Việt 5000 năm huyền vĩ, việc đặt hình tượng rồng sau lưng người ngồi là một điều kiêng kị, bởi nếu đặt hình tượng rồng ở vị trí này sẽ tạo hiệu ứng cho vương quyền hay quyền lực bị lấn áp hay khống chế. Điều này không tốt cho việc sử dụng lợi ích phong thủy.
Không bao giờ có hình tượng rồng nhìn đối diện người ngồi, tức rồng chầu ngược vào chính diện của người chủ hay người lãnh đạo. Vị thế này đều gây bất lợi cho người phải ngồi đối diện với hình tượng ấy.



NGHỊCH LÝ TRỤC QUỶ MÔN, BÍ ẨN THIÊN MÔN ĐỊA HỘVÀ SỰ HOÀN CHỈNH CỦA HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ

Tiêu chí khoa học hiện đại quyết định rằng “Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhât quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri.”

Trong những tri thức liên quan đến phương pháp của học thuật cổ Đông phương, cụ thể là phương pháp Bát trạch trong phong thủy, tồn tại những khái niệm bất biến như Thiên Môn, Địa Hộ, Quỷ Môn, Nhân Môn, Nam Quỷ Môn, Nữ Quỷ Môn…nhưng đi kèm với những định danh này thì không có sự tương hợp, tương xứng cho từng định vị hay sự tương thích trong cùng mối liên hệ để tạo nên sự nhất quán cho một hệ thống lý thuyết mang tính hoàn chỉnh. Do vậy, điều nghịch lý tồn tại hằng ngàn năm được mặc khải như một chân lý cần được giải linh, khơi sáng nỗi tồn nghi.

1. NGHỊCH LÝ TRỤC QUỶ MÔN VÀ BÍ ẨN THIÊN MÔN - ĐỊA HỘ:
Sách Phong Thủy Toàn Thư, tác giả Thiệu Vĩ Hoa, nhà xuất bản Thời Đại ấn hành năm 2009, trang 128, hướng dẫn về cách xem tướng nhà và phương vị nhà cửa, có tái hiện phương vị la bàn bằng đồ hình như sau:


Trang 176, sách cùng tựa, có đoạn như sau:

"Các đường nối Đông và Tây, Nam và Bắc, Đông Nam và Tây Bắc, Đong Bắc và Tây Nam có đường trung tâm.
Đường nôi giữa 45 độ của Đông và Bắc, Tây và Nam là đường Quỷ môn.
Mặt khác, đường nối giữa 45 độ của Đông và Nam, Tây và Bắc, Nam và Bắc, Tây và Nam gọi là đường tứ ngung. Trong đó, đường tứ ngung nối 45 độ của Đông và Bắc, Tây và Nam chính là đường Quỷ môn.
Đơn giản mà nói, tuyến chính giữa là đường trung tâm cùa phương vị sao sinhnhu7 Tý (Bắc), Ngọ (Nam), Mão (Đông), Dậu (Tây), đường tứ ngung vẫn là đường xuyên suốt Cấn (Đông Bắc), Khôn (Tây Nam), Càn ( Tây Bắc), Tốn (Đông Nam)."

(Nhờ anh chị em kỹ thuật đưa bìa cuốn sách vào vị trí này)
Cuốn Phong Thủy Toàn thư của Thiệu Vĩ Hoa.
Nxb Thời Đại 2009.


Đây là lời giải thích trong sách của tác giả Thiệu Vĩ Hoa cho việc xác định đường Tứ ngung, đường Trung tâm, đường Quỷ môn.
Người viết một lần nữa ghi nhận rõ hơn rằng:
Đường trung tâm, có hai đường, được xác định trên la bàn, là đường kéo dài từ 0 độ qua tâm đến 180 độ và đường kéo dài từ 90 độ qua tâm đến 270 độ. Người viết gọi là Trục trung tâm.
Đường tứ ngung, nghĩa là đường bốn góc, có hai đường, được xác định trên la bàn, là đường kéo dài từ 45 độ qua tâm đến 225 độ và đường kéo dài từ 315 độ qua tâm đến 135 độ. Người viết gọi là Trục tứ ngung. Trong đó, đường Quỷ môn là đường kéo dài từ 45 độ qua tâm đến 225 độ, người viết gọi là Trục Quỷ môn.
Xin xem hình sau:




Cũng sách Phong Thủy Toàn Thư, tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 33, 34 có đoạn giải nghĩa như sau:
"…Dưới đây là giải thích của trạch Kinh đối với 24 lộ mênh tọa và cát hung của Dương trạch:
Càn là Thiên Môn, đứng đầu dương, kiến trúc vật nên bình, ổn, thực, không nên cao rộng, có thể ảnh hưởng không tốt đến cha mẹ.
Hợi là Chu tước, đầu rồng, chủ mệnh tọa của bố, người phạm phải hại đến mệnh, còn liên lụy đến người khác.
Nhâm là Đại họa, chủ mẫu mệnh tọa, người phạm phải hại mệnh, còn liên lụy khiến người khác có họa do nói năng.
Tý là Tử tang, long tả thủ, chủ trưởng tử phụ mệnh tọa, , người phạm phải hại mệnh, liên lụy đến người khác thất hồn, thương mắt, thủy tai, họa do nói năng.
Quý là Phạt ngục, câu trần, chủ thứ tử phụ mệnh tọa, người phạm phải hại mệnh, làm người khác tai họa do nói năng.
Sửu là quan ngục, chủ thiếu tử phụ mệnh tọa, người phạm phải hại mệnh, có tai họa của quỷ quái, đạo phỉ, hỏa quang.
Cấn là Quỷ môn, khí trong phòng, nhà thiếu, mỏng, không khí hoang cát. Người phạm phải không tốt.
Dần là Thiên hình, long bối, Huyền vũ, chủ dưỡng tử phụ và trưởng nữ mệnh tọa, phạm phải, thai bị thương, tù ngục, bị trộm, vong bại.
Giáp là Trạch hình, chủ thứ nữ là tôn nam mệnh tọa, người phạm phải hại mệnh, liên lụy đến người nhà bị tai họa vỡ đầu, tổn thương thần kinh.
Mão là Long hữu thủ hình ngục, chủ thiếu nữ và tôn mệnh tọa, người phạm phải hại mệnh, liên lụy người khác bị tai họa hỏa quang, khí mãn, hình thương, thất hồn.
Ất là Ức xà, tụng ngục, chủ khách mệnh tọa, người phạm phải hại mệnh, liên lụy người khác có tai họa yêu quái, chết chóc, do nói năng.
Thìn là Bạch hổ, long hữu túc, chủ nô tì và lục súc mệnh tọa, phạm phải, có tai họa bị thương khủng hoảng, não cấp, chủ nhân cung bị khủng hoảng.
Tốn là Địa hộ, cũng là Phong môn. Vị trí này nên là ao tròn, hàng rào trúc, không có nhà. Nên bình, phía bên ngoài mỏng, không nên cao lớn, lấp chặt.
Tỵ là Thiên phúc, cũng gọi là trạch cực, kiến trúc vật nên to chắc.
Bính là Minh đường, Trạch phúc, vị trí này có thể an môn, làm chuồng trâu nhà kho.
Ngọ là chỗ đất may mắn, Long túc thủ, kiến trúc vật nên bền chắc, cấm kị phòng khách cao, hình đầu rùa.
Đinh là Thiên thương, nên xây dựng nhà kho và chuồng nuôi lục súc, kiến trúc vật to bền chác có thể thêm may mắn.
Mùi là Thiên phủ, nên xây nhà cao, lầu lớn. nếu để nô tì, bò dê sống ở đây thì sẽ sinh sôi. Nếu xây nhà kho, nhà vệ sinh thì cũng thu được lợi.
Khôn là Nhân môn, ruột rồng, còn có tên là phúc tương, kiến trúc vật nên mở rộng vững chắc, nặng mà khiêm thực đại cát.
Thân là ngọc đường, chủ bảo bối, kim ngọc, vị trí này nên đặt chuồng trâu, ngựa, ngoài ngọ đường nên làm từ đường và phòng cho lang quân, cháu nhỏ thì sẽ cát. Nhà lấy to chắc để tăng cường cát. Có phòng quan trọng, có cây lớn có thể gọi đến vàng ngọc.
Canh là Đại Đức, An môn. Vị trí này nên đặt nhà xe, chuồng chim và nhà giã gạo, kiến trúc vật nên mở rộng, liên tiếp to lớn, tinh khiết sẽ có may mắn.
Dậu là Đại Đức, Long tả trợ, khách mệnh, chỗ này nên đặt nhà chính. Ngoài vị trí trạch đại đứcnên rộng rãi, thường xuyên quét dọn, mới mẻ, yên tĩnh may mắn. vị trí này có thể tổ chức các việc ăn uống, âm nhạc, có thể gặp quý nhân tăng tài phú, là cho đức vọng dài lâu.
Tân là Kim quỹ, Thiên tỉnh, vị trí này nên đặt cửa, lầu cao phòng lớn. ở vị trí này lý tài và làm bất kỳ việc gì đều có may mắn. ngoài kim quý nên làm nhà kho dự trữ sẽ có may mắn, cũng có thể làm phòng ở cho con cháu, có thể kết thông gia với nhà giàu có, dòng dõi đế vương.
Tuất là Địa phủ, Thanh long tả thủ, chủ tam nguyên. Vị trí này có thể cho con cháu sống, có thể kết thông gia với nhà giàu có, dòng dõi đế vương, nhưng phải làm cho nó duy trì được thanh tịnh thì mới may mắn. cũng có thể làm nhà kho dự trữ, lầu cao nhà to."
Từ những chú giải trên, trích từ sách, một tư liệu còn ghi lại từ cổ thư chữ Hán mà chính tác giả Thiệu Vĩ Hoa đã trưng ra và dẫn giải, người viết vẽ lại đồ hình tổng hợp sau:

Dễ dàng nhận thấy rằng hai đường trung tâm (Trục trung tâm) vuông góc của bốn phương vuông góc là Nam – Bắc và Đông – Tây, còn lại là hai đường tứ ngung (Trục tứ ngung), nghĩa là đường bốn góc, như cái tên của nó, vuông góc nhau ở bốn phương góc Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam.
Từ đây, đều nghịch lý và những bí ẩn được trưng như từng được chấp nhận như một lẽ đương nhiên trên bát quái Hậu Thiên cổ thư, thường gọi là bát quái Hậu thiên Văn Vương.
Phương Cấn – Đông Bắc gọi là Quỷ môn với danh cụ thể là Nam quỷ môn chứng tỏ được sự đồng nhất giữa danh và quái khí là Nam quỷ môn với quái Cấn là tượng thứ nam trong nghĩa về tượng quái của 8 quái dịch. Nhưng ngược lại, phương Tây Nam có chủ quái là Khôn lại không đồng danh vị với danh Nữ quỷ môn. Bởi lẽ, hai định danh Nam quỷ môn và Nữ quỷ môn đã thể hiện sự đối lập, đối xứng cân bằng trong mối tương quan đối xứng trên bát quái, nhưng về quái khí thì hoàn toàn không có tính đối xứng, cân bằng âm dương và không mang tính đối lập đồng đẳng. Quái Cấn tượng là thiếu nam, trai út hợp với định danh Nam quỷ môn, nhưng không đồng đẳng hay đối xứng âm dương với quái khí Khôn tượng là mẹ, đàn bà, bà lão, là lão âm và chính quái Khôn cũng không thể tương hợp với định danh Nữ quỷ môn. Lẽ ra phải gọi là Lão quỷ môn thì mới hợp với danh và quái. Nhưng như thế cũng không đồng đẳng với mối tương quan so sánh giữa hai phương Đông Bắc và Tây Nam, tức giữa Cấn và Khôn, tức giữa lão bà và con trai út (con nít!).



Vì thế, dĩ nhiên là không có sự đối xứng âm dương, cân bằng âm dương thể hiện qua từng hào của quái, nghĩa là đối lập âm dương giữa các hào sơ, hào trung, hào thượng giữa hai quái Cấn - Khôn hoàn toàn không có thể hiện để tạo sự đối lập, đối xứng nào. Xin xem hình.


Cũng như vậy, phương Càn – Tây Bắc gọi là Thiên môn có sự đồng nhất giữa danh và quái khí là Càn, tượng là trời là cha là lão ông trong nghĩa về tượng quái của 8 quái dịch. Nhưng ngược lại, phương Đông Nam có chủ quái là Tốn lại không đồng danh vị với danh Địa hộ. Hai định danh Thiên môn và Địa hộ trong mối quan hệ đồng trục, thể hiện sự đối lập, đối xứng cân bằng trong mối tương quan đối xứng trên bát quái, nhưng về quái khí thì hoàn toàn không có tính đối xứng, cân bằng âm dương và không mang tính đối lập đồng đẳng. Bởi, quái Càn tượng là trời với định danh Thiên môn (cửa trời), nhưng không đồng đẳng hay đối xứng âm dương với quái khí Tốn tượng trưởng nữ, người con gái cả và ngay cả chính quái Tốn cũng không thể tương hợp với định danh Địa hộ.Như thế, có việc không đồng đẳng với mối tương quan so sánh giữa hai phương Tây Bắc và Đông Nam, tức giữa Càn và Tốn, tức giữa lão ông và con gái cả, giữa trời và gió!


Do vậy mà cũng không có sự đối xứng âm dương, cân bằng âm dương thể hiện qua từng hào của quái, nghĩa là đối lập âm dương giữa các hào sơ, hào trung, hào thượng giữa hai quái Càn – Tốn hoàn toàn không có thể hiện để tạo sự đối lập, đối xứng nào. Xin xem hình.

Tuy vậy, ở hai trục trung tâm thì sự đối lập đối xứng âm dương giữa tượng quái Khảm – Ly, Chấn – Đoài thể hiện một mối tương quan hài hòa cân đối giữa 2 phương đối lập, cùng trục, thể hiện một quy luật rỏ ràng. Tuy nhiên, xét trên tổng thể 8 quái, mối tương quan của từng cặp về quái khí và danh tính của phương vị thì tổng thể bát quái Hậu thiên cổ thư không thể hiện được tính nhất quán trong quy luật, do vậy mà sự bất hợp lý cũng như bí ẩn về hai cặp phạm trù đối lập Thiên môn và Địa hộ, Nam quỷ môn và Nữ quỷ môn vẫn tồn tại một cách khó hiểu.
Tính thiếu nhất quán còn thể hiện ngay trong quy luật tương phối quái khí thể hiện trong phương pháp Bát trạch và Dương trạch tam yếu về phần Phiên tinh phối quái.
Phương pháp Bát trạch cổ thư, một phần ứng dụng của khoa Phong thủy, xác định phi cung mệnh chủ của con người được chia thành hai phe, phe Đông trạch và phe Tây trạch. Đông trạch gồm bốn phương tốt là Bắc, Nam, Đông và Đông Nam tương ứng quái khí Khảm, Ly, Chấn, Tốn, ngược lại Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây tương ứng với quái khí Càn, Khôn, Cấn, Đoài thuộc Tây trạch.
Theo đó người mệnh cung Ly nhà hướng Khảm hay ngược lại người cung mệnh là Khảm nhà hướng Ly thì đều phương Phúc đức. Cũng tương tự như vậy, theo phương pháp Phiên tinh phối quái thì nhà hướng Ly, sơn hậu là Khảm hay ngược nhà hướng Khảm mà sơn hậu là Ly thì theo nguyên tắc lấy sơn phối hướng đều được Phúc Đức, gọi là Phúc Đức trạch. Như vậy, đều đương nhiên trên bát quái 8 phương tồn tại một trục tốt nhất của phe Đông trạch gọi là trục Phúc Đức. Điều này dễ nhận biết ngay trên bát quái với trục Bắc - Nam, chính trục từ 0 độ đến 180 độ, gọi là trục trung tâm, tức trục Khảm – Ly, tức là Phúc Đức trạch hay gọi là trục Phúc đức, bởi Phúc đức là phương vị tốt nhất đứng đầu trong các phương còn lại là Thiên Y, Sinh Khí, Phục Vị, Ngũ Quỷ, Lục Sát và Tuyệt Mạng, cho nên một trục chính với hai quái tượng đối xứng, đối lập âm dương, tương quan đồng đẳng về hình tượng Trung nam đối Trung nữ, tạo một trục đồng khí Đông trạch, đương nhiên gọi là trục Phúc Đức. Bát quái cổ thư do vậy vẫn thể hiện được một trục Phúc Đức với đường trung tâm, của phe Đông trạch.
Tuy vậy, ở phe Tây trạch, chính ở tương quan Tây trạch xuất hiện sự bất nhất, bất hợp lý được hiển hiện ngay trên đồ hình tám cung quái.
Trục Đông Bắc – Tây Nam với hai quái Cấn – Khôn là trục Quỷ môn với định danh nam quỷ môn và Nữ quỷ môn, tuy vậy theo phương pháp Bát trạch của cổ thư, mệnh cung Khôn nhà hướng Cấn hay mệnh cung Cấn mà nhà hướng Khôn thì đều được Sinh Khí. Vẫn như vậy, nếu hướng nhà là Cấn, sơn hậu là Khôn hoặc là nếu hướng nhà là Khôn mà sơn hậu là Cấn thì theo nguyên tắc lấy sơn phối hướng thì đều đước Sinh Khí, gọi là Sinh Khí trạch hay là trục Sinh Khí. Rỏ ràng, có sự không đồng nhất giữa định danh phương trục và tính chất của phương vị, cung quái của hai phương Cấn – Tốn này, bởi gọi là trục Quỷ môn nhưng khi xét tính chất phối quái hai phương đồng trục thì lại được trục Sinh Khí, tính bất nhất là ngay ở điểm này. Đồng một lý như vậy với trục tứ ngung, trục Thiên – Địa, Càn – Tốn; nếu nhà hướng Càn, mệnh cung Tốn hoặc dã, nhà hướng Tốn mà mệnh cung Càn thì đều được phương Họa Hại; cũng như vậy với phối quái phiên tinh, nếu hướng là Càn, sơn hậu là Tốn hay hướng là Tốn mà sơn hậu Càn thì đều được Họa Hại, gọi là trục Họa Hại hay Họa Hại trạch.
Từ những điểm trên, xét một cách tổng quát về phân bố trạch quái của bát quái Hậu thiên cổ thư dễ thấy rằng:
Với hai trục trung tâm, hay gọi là đường trung tâm thì tương quan quan ngũ hành giữa hai phương đối xứng đồng trục là tương khắc Thủy (Khảm) – Hỏa (Ly) và Kim (Đoài) – Mộc (Chấn) theo tính chất hành quái, nghĩa là theo lý tương khắc của ngũ hành thuộc hành quái.
Với trục tứ ngung là Thiên – Địa, Càn – Tốn thì với tính chất hành quái của Càn là kim đới thủy đối xứng với Tốn thuộc hành quái Mộc, theo cổ thư, thì tính chất tương quan đồng trục giữa hai phương Càn – Tốn là tương sinh về ngũ hành. Trong khi đó, với trục Quỷ môn Đông Bắc và Tây Nam, Cấn đối Khôn thì tương quan của ngũ hành là tương hòa với Cấn và Khôn đều thuộc hành thổ theo cổ thư. Như vậy, ở bốn trục cho tám phương thì quan hệ ngũ hành đồng trục về tương khắc biểu hiện hai lần, về ngũ hành tương sinh đồng trục biểu hiện một lần và tương hòa thì biểu hiện một lần, xét một cách tổng thể thì ngay ở điểm này, các trục quái của Hậu thiên cổ thư không thể hiện một tính quy luật và nhất quán trong cách bố trí cung quái và phương trục, bởi tính chất ngũ hành tạp loạn.
Hơn nữa, với cái nhìn tổng quan, trạch Phục Đức là trạch tốt nhất trong điều kiện Bát trạch và Dương trạch thì theo đồ hình tổng thể trên thấy rằng chỉ có phe Đông trạch mới có Phúc đức trạch hay trục Phúc Đức, ngược lại phe Tây trạch chỉ có Sinh Khí trạch hay trục Sinh Khí. Do vậy đây cũng chính là sự biểu hiện tính không đồng đẳng, tính mất cân xứng và tính bất cân bằng trong quy luật Âm Dương.
Từ những phân tích trên về hai cặp khái niệm Thiên - Địa, Nam quỷ môn và Nữ quỷ môn với tính chất bất tương hợp và không nhất quán của nó về định danh và quái khí cho thấy một sự nghịch lý hay một bí ẩn trong quy luật sắp xếp của tám quái cần phải được chỉnh lý hay hiệu chỉnh để trở về với một trật tự hoàn hảo và nhất quán của bát quái. Bởi vậy, bát quái Hậu thiên cổ thư không thể là một nguyên lý hoàn chỉnh mà ngược bộc lộ những căn cứ mơ hồ, bất nhất đầy tồn nghi.

2. SỰ HOÀN CHỈNH CỦA HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ

Trên cơ sở phân tích những bất hợp lý về hai trục Thiên Địa và Quỷ Môn từ đồ hình và tư liệu ghi lại từ cổ thư chữ hán, được dịch ra chữ Quốc ngữ ngày nay, người viết đi tìm một sự hợp lý cho những vấn đề tồn nghi. Và, người viết nhận thấy rằng những bí ấn, nghịch lý và tồn nghi được giải trừ, thay vào đó bằng sự lý giải hoàn toàn hoàn chỉnh trên cơ sở Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ, một nguyên lý được hiệu chỉnh dựa trên các cơ văn hóa phi vật thể thuộc nền văn hiến Việt có bề dày lịch sử 5000 năm huyền vĩ, nguyên lý ấy được giải thích và công bố trong các tác phẩm “ Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, “Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt”, “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”(*)…tác giả công trình nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
Với sự phục hồi hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã công bố một nguyên lý lý thuyết được hiệu chỉnh và phục hồi, từ những mật ngữ tồn tại trong văn hóa phi vật thể của Việt tộc, đó là nguyên lý căn để Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ.
Theo tiêu chí khoa học hiện đại quyết định rằng:
“Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhât quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri.”.
Nguyên lý lý thuyết căn để Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ chứng tỏ tính nhất quán và hợp lý của nó trong việc giải mã những bí ấn và nghịch lý của khái niệm trục Thiên – Địa và trục Quỷ Môn.
Đầu tiên, hãy xem qua đồ hình Hậu thiên Lạc Việt với sự hoán vị hai vị trí Tốn – Khôn, đã được luận giải và chứng minh trong các tác phẩm đã nêu (*), xin miễn chứng minh, cùng với đồ hình Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ như sau:



Hậu thiên Lạc Việt với hoán vị Tốn - Khôn.


Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ.

Từ đồ hình Hậu thiên Lạc Việt do nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh phục hồi, người viết họa lại đồ hình với hai trục khái niệm Thiên – Địa và Quỷ Môn như sau:



Một sự phân hơp lý có thể nhân ra rằng phương Cấn – Đông Bắc vẫn là Quỷ môn với định danh là Nam quỷ môn có được sự đồng nhất giữa danh và quái khí là Nam quỷ môn với quái Cấn là tượng thứ nam trong nghĩa về tượng quái của 8 quái dịch, đồng thời đối lập, đối xứng cân bằng trong mối tương quan cân đối Âm dương với phương Tây Nam là quái Tốn, đăng đối với danh vị Nữ quỷ môn, bởi quái Cấn tượng là thiếu nam hợp, con trai út với định danh Nam quỷ môn lại đồng đẳng và đối xứng âm dương với quái khí Tốn tượng là trưởng nữ, con gái cả.






Tiếp theo, xét cặp khái niệm Thiên Môn - Đại Hộ với căp quái Càn - Khôn trong Hậu thiên Lạc Việt.


Giống như thế, phương Càn – Tây Bắc gọi là Thiên Môn nghĩa là cổng trời đồng nhất giữa danh và quái khí là Càn, tượng là trời là cha là lão ông trong nghĩa về tượng quái của 8 quái dịch môn đăng hậu đối với phương Đông Nam chủ quái là Khôn, được hoán vị hoàn toàn tương hợp với danh vị là Địa Hộ. Hai định danh Thiên Môn và Địa Hộ trong mối quan hệ đồng trục với ngôi nhà mới là Hậu thiên Lạc Việt đã cho thấy rỏ ràng tính đối lập, đối xứng, cân bằng âm dương trong mối tương quan trên bát quái thể hiện chặt chẻ tính đồng đẳng tương quan, bởi quái tượng Càn là trời, là cha, là lão ông với định danh Thiên môn đăng đối với quái khí Khôn tượng là đất, là mẹ, là lão bà hoàn toàn xứng hợp với định danh Địa hộ. Vì vậy tính đồng đẳng, tương quan so sánh được thể hiện ngay và hoàn chỉnh hợp lý với phương trục Thiên Địa mà cổ thư chữ không thể hiện được điều này!
Ở phần chi tiết hơn, tính đối xứng, cân bằng âm dương thể hiện rỏ ràng qua từng hào của quái, ở các hào sơ, hào trung, hào thượng giữa hai quái Càn – Khôn. Bản thân ngay tượng quái Càn và Khôn cũng đã thể hiện đối lập âm dương và cũng hiển nhiên cũng là một cặp phạm trù thể hiện tính âm dương.
Còn lại, ở hai trục Khảm – Ly, Chấn – Đoài thì không cần phải bàn đến, bởi đã thể hiện đầy đủ tính tương quan cân đối âm dương.
Với nguyên lý lý thuyết Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ, tính nhất quán còn thể hiện ngay trong quy luật tương phối quái khí thể hiện trong phương pháp Bát trạch Lạc Việt và Phiên tinh Lạc Việt.
Theo phương pháp Bát trạch Lạc Việt, một phần ứng dụng của khoa Phong thủy Lạc Việt, cũng xác định phi cung mệnh chủ của con người được chia thành hai phe, phe Đông trạch và phe Tây trạch. Nhưng do sự hoán vị Tốn – Khôn nên Đông trạch sẽ gồm bốn phương tốt là Bắc, Nam, Đông và Tây Nam và quái khí không đổi là Khảm, Ly, Chấn, Tốn, ngược lại Tây Bắc, Đông Nam, Đông Bắc và Tây tương ứng với quái khí không đổi là Càn, Khôn, Cấn, Đoài thuộc Tây trạch. 


Từ đồ hình, vẫn nhận thấy trục Phúc Đức của phe Đông trạch vẫn là trục Khảm – Ly, Bắc – Nam theo phương pháp Bát trạch Lạc Việt và sơn hướng phối quái của phiên tinh Lạc Việt. Chính do sự chuyển đổi Tốn – Khôn, Hậu thiên Lạc Việt cho thấy sự xuất hiện trục Phúc Đức của người Tây trạch, ngay ở trục Thiên – Địa, trục Càn – Khôn, thể hiện một trục đồng tính chất quái khí tốt nhất của người Tây trạch mà Bát quái cổ thư không thể hiện được điều này.
Một sự hoàn chỉnh hơp lý khác được mở ra khi quán xét hai trục còn lại trên đồ hình Hậu thiên Lạc Việt. Trục Đông Bắc – Tây Nam với hai quái Cấn – Tốn là trục Quỷ môn với định danh Nam quỷ môn và Nữ quỷ môn, khi được xét theo phương pháp Bát trạch Lạc Việt thì mệnh cung Tốn nhà hướng Cấn hay mệnh cung Cấn mà nhà hướng Tốn thì đều được Tuyệt Mạng và theo phương pháp Phiên tinh Lạc Việt, sơn hướng phối quái sơn hậu Cấn phối Tốn hướng hoặc sơn hậu Tốn phối Cấn hướng đều là Tuyệt Mạng, gọi là Tuyệt Mạng trạch và rỏ ràng đây là trục Tuyệt Mạng. Khái niệm trục Quỷ Môn đến lúc này trở nên thật tương xứng với tính chất nội tại của nó là trục Tuyệt Mạng và như vậy giữa danh và tính đã có sự hợp lý hoàn hảo mà Bát quái cổ thư cho đến thời điểm này vẫn không có thể nào tỏ rỏ tính hợp lý như vậy.


Cùng một cách như vậy, trục Đông – Tây , Chấn – Đoài vẫn thể hiện là trục Tuyệt Mạng trên Bát quái Hậu thiên Lạc Việt.
Một cách tổng thể nhận xét Hậu thiên Lạc Việt, lúc này phối với Hà đồ về việc phân bố trạch quái sẽ thấy rằng:
Với hai trục trung tâm, hay gọi là đường trung tâm thì trục Thủy (Khảm) – Hỏa (Ly) hợp thành trục Phúc Đức vuông góc trục trung tâm Đông – Tây, Chấn – Đoài là trục Tuyệt Mạng thể hiện tính đối lập âm dương giữa một trạch – trục mang tính chất tốt nhất với một trach – trục mang tính chất xấu nhất.


Cũng như vậy với trục tứ ngung Thiên – Địa là trục Phúc Đức vuông góc, đối lập với trục trục tứ ngung, là trục Quỷ môn với nội tính là trục Tuyệt Mạng thể hiện sự đối lập âm dương trên tổng thể đồ hình.
Mặt khác, xét về tương quan quan ngũ hành giữa từng cặp phương đối xứng đồng trục thì tất cả đều tuân thủ theo nguyên lý ngũ hành tương khắc, như Thủy ( Khảm) – Hỏa (Ly), Kim (Đoài) – Mộc (Chấn), Cấn thuộc Mộc tương khắc với Tốn thuộc Kim, theo quan niệm Phong thủy Lạc Việt và Càn là âm kim đới thủy tương khắc với Khôn là âm hỏa đới thổ vẫn thể hiện lý tương khắc cho một căp hành quái trên nguyên lý bát quái Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ. Và chính ngay khi phối các các quái lên cung vị của Hà đồ thì tính chất tương khác về ngũ hành cung vị Hà đồ vẫn thể hiện được tính đồng nhất và tương hợp với bát quái, một cách tổng quát các quái khí đồng trục đều theo một lý tương khắc hoàn toàn nhất quán và hoàn chỉnh.
Tính quy luật cân đối âm dương còn thể hiện trên Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ khi cho thấy hai trục, âm Phúc Đức với độ số Hà đồ là 6-2 và dương Phúc Đức với độ số là 1-7 cho phe Đông trạch và Tây trạch, cùng với hai trục âm Tuyệt Mạng với độ số 8-4 và dương Tuyệt Mạng với độ số 3-9 cho hai phe Đông – Tây trạch. Đây là thể hiện tính cân đối âm dương, có cặp có đôi trong nội hàm Phúc Đức và Tuyệt Mạng và cũng thể hiện lý âm dương trong ngay trên cặp phạm trù Phúc Đức và Tuyệt Mạng.
Như vậy sự hoàn chỉnh tuyệt vời cho việc giải mã bí ẩn, nghịch lý trục Quỷ Môn và trục Thiên Môn – Địa Hộ tồn tại từ trong cổ thư và sư phân bố tổ chức hợp lý các phương quái thì không nguyên lý nào bằng nguyên lý Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ thuộc nền văn hiến Việt 5000 năm huyền vĩ.
Hơn nữa, xét theo trục từ trường Trái Đất, trục Khảm - Ly trùng với trục từ trường Bắc - Nam của quả đất dành riêng cho phe Đông trạch. Trục Tây Bắc - Đông Nam tương hợp với trục nghiêng của Trái đất cũng thể hiện là một trục chính với chiều tương tác quan trọng đồng chất dành riêng cho phe Tây trạch. Một lần Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ thể hiện tính ưu việt của nó.
3. LỜI KẾT
Để hiệu chỉnh một nguyên lý đã có sẳn thì cần phải đi từ một lý thuyết hoàn chỉnh và nếu như thế thì chỉ có chủ nhân đích thực của hệ thống lý thuyết đó mới thực hiện được điều này, với sự phục hồi học thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc nền văn hiến Việt 5000 năm rực rỡ thì việc giải quyết tính bất hợp lý của những khái niệm như trục Thiên – Địa, trục Quỷ Môn cho thấy tính hoàn chỉnh của nguyên lý lý thuyết Hậu thiên Lạc Việc phối Hà đồ, được công bố bởi nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, thể hiện tính nhất quán, tính quy luật và có thể giải thích được nhưng hiện tượng hiên quan đã cho thấy sự hoàn chính và phù hợp với tiêu chí khoa học của nguyên lý lý thuyết ấy.

.............................................................................................
Oai !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Nghỉ tết đã ,rồi làm việc tiếp vậy 



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;