Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013 0 nhận xét

Nhà phong thủy dự đoán năm 2014

Các chuyên gia phong thủy dự đoán năm 2014 Giáp Ngọ sắp tới sẽ hứng chịu ít bão lũ hơn nhưng khi con ngựa dương gặp năm mộc thì thế giới lại phải hứng chịu nhiều hỏa hoạn hơn.








Năm Giáp Ngọ được dự đoán sẽ làm năm thuận lợi cho những người tuổi Tí, Ngọ, Mão, Dậu. Ảnh: chinesenewyearin

Jean Sy, nhà phong thủy ở Manila, Philippines, nói rằng năm 2014 là một năm thành công và thuận lợi về mặt tiền bạc cho những người tuổi Tí, Ngọ, Mão, Dậu, tuy nhiên lại không thuận lợi về mặt sức khỏe và các mối quan hệ.





Đối với những người sinh ra vào năm Dần, Hợi, Thìn, Tỵ và Tuất, nhà phong thủy cho rằng năm 2014 sẽ không thật sự được suôn sẻ bởi có "sao hạn" gây ra những tiêu cực và trở ngại cho họ. Tình trạng tài chính của những người này không ổn định và họ cũng phải chú ý giữ gìn sức khỏe.

Đây lại là năm may mắn cho những người tuổi Thân, Mùi và Sửu khi họ có một sự nghiệp thịnh vượng. Về mặt nghề nghiệp, những người trong ba tuổi kể trên sẽ nhận được những điều bất ngờ tốt đẹp mà họ không hề ngờ tới. Sẽ có những khó khăn nhất định nhưng họ sẽ dễ dàng vượt qua bởi có những cát tinh, hay ngôi sao may mắn, giúp đỡ họ.





Bà Sy có bằng chứng nhận về phong thủy ở Malaysia 4 năm trước và nghiên cứu, thực hành phong thủy trong 7 năm qua. Bà cũng cho biết rằng màu may mắn cho năm 2014 là màu xanh nước biển và màu vàng, những màu đại diện cho các yếu tố thủy và thổ. Màu xanh và vàng sẽ cân bằng những yếu tố còn thiếu của năm Ngọ.
"Các nguyên tố của năm Giáp Ngọ là Kim, Hỏa và Mộc, vì vậy Thủy và Thổ là những nguyên tố cân bằng", bà nói với tờ SunStar.

Màu xanh sẽ tăng cường nguyên tố Thủy, tốt cho các mối quan hệ và sự giao thiệp, trao đổi thông tin, trong khi màu vàng sẽ cân bằng các yếu tố tiền tài, sức khỏe và sự thành công.


Nhà phong thủy nhận định màu xanh của thủy sẽ là màu may mắn để chế ngự yếu tố hỏa của năm. Ảnh:Freedisgnfile

Trong lĩnh vực chính trị, nhà phong thủy Philippines dự đoán các nhà lãnh đạo tài năng sẽ xuất hiện năm nay từ những cá nhân tuổi Hợi, Mão và Mùi, bởi họ được sinh ra để làm lãnh đạo và có các kỹ năng về ngoại giao.

Về tình hình thiên tai, Sy dự đoán năm Ngọ mộc này sẽ có nhiều hỏa hoạn, núi lửa phun trào, động đất và hạn hán nhiều hơn, nhưng sẽ ít phải hứng chịu các cơn bão hơn.

Năm 2014 cũng được dự đoán là một năm nhiều cạnh tranh, ganh tị, bất an và nhiều âm mưu, nhưng đồng thời cũng có những niềm vui và những mối quan hệ tốt.

Chuyên gia phong thủy khác của trang Chinese Astrology cũng cho biết 2014 là năm Ngọ mộc mang tính dương, trong khi bản thân ngựa lại bao gồm chủ yếu là nguyên tố hỏa. Vì vậy, năm 2014 là năm gỗ gặp lửa, biểu đồ tương sinh này có quá nhiều lửa và mất cân bằng, gây nhiều yếu tố tiêu cực.

Ngọn lửa làm bùng cháy cả những người điềm đạm nhất, còn những người nóng nảy hơn cũng sẽ gặp một số khó chịu trong các mối quan hệ và làm ăn. Những người mang mệnh Thổ, Hỏa sẽ có một năm rất tốt, người mang mệnh Mộc và Thủy sẽ tạm ổn và những người mang mệnh Kim thì gặp khó khăn một chút. 

Ngoài ra, con ngựa là biểu tượng của sức mạnh, sự ổn định, sự kiên trì, độc lập, nhưng cũng có bướng bỉnh, hạn hẹp và sự thù địch. Vì thế các nhà phong thủy khuyên sử dụng đồ trang sức màu xanh nước biển để giảm bớt những tác động tiêu cực trong năm 2014.
Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013 0 nhận xét

Dụng Mộc theo Thuật Phong thủy để đều tiết luồng khí cho nhà ở



"Thuật thu khí thuật là dùng kim thủy đẻ thu thổ đó, nhưng cách thu như thế nào,thu ở đâu đó mới là điều quang trọng? ĐQ"

Trong Phong thủy, hành Mộc tượng trưng cho mùa xuân, mùa của sự sinh sôi nảy nở, cho phương vị Đông và Đông Nam.


Mộc chủ về Nhân nên rất phù hợp với con người. Hành Mộc thường được sử dụng để điều tiết luồng khí ồ ạt vào nhà, giúp điều hòa khí lan tỏa khắp mơi. Hành Mộc cũng làm giảm bớt tác động của hành Kim và hành Thổ tạo sự cân bằng cho ngôi nhà. Vì vậy, đối với mỗi ngôi nhà, hành Mộc luôn hiện hữu và là biện pháp có tính khả thi nhất để tạo nên Phong thủy tốt cho ngôi nhà.



Hình dạng


Hình dạng đặc trưng cho hành Mộc là hình chữ nhật và những hình đa điện thuôn dài. Nhà đất ở đô thị hiện nay phần lớn đều là hành Mộc. Đối với những căn nhà hình Mộc, chúng ta có thể sử dụng hình thức mái nhọn mang hành Hỏa tạo hình thế Hỏa, Mộc tương sinh. Tuy thế cũng lưu ý không nên thiết kế những mái nhà quá nhọn theo kiểu châu Âu dễ làm tăng khí Hỏa khiến cho tâm lý của người trong nhà không ổn định, hiền hòa. Về kỹ thuật mái nên có độ dốc khoảng 30 độ là vừa phải.


Trong Phong thủy, người ta thường kiêng đặt cầu thang ở giữa nhà. Cầu thang có xu hướng vươn lên cao nên về Ngũ hành thuộc Mộc. Khu vực giữa nhà (trung cung) thuộc Thổ. Vì vậy không nên đặt cầu thang giữa nhà sẽ khiến cho Mộc khắc Thổ không có lợi.
Chất liệu


Một xu hướng đang được ưu chuộng hiện nay là sử dụng những vật liệu gần gũi với thiên nhiên, trong đó những vật liệu thuộc hành Mộc như gỗ, tranh, tre, nứa, lá luôn được ưu tiên. Dùng những vật liệu Mộc không những giúp môi trường sống thân thiện, mộc mạc hơn mà còn tạo nên được các không gian mang phong cách truyền thống.


Tuy vậy, việc sử dụng quá nhiều vật liệu gỗ có thể làm xâm hại môi trường và dễ sinh hỏa hoạn. Phong thủy khuyên nên sử dụng vật liệu Mộc cho những khu vực tiếp xúc với con người hằng ngày và mang tính đối nội. Còn những vật liệu tạo nên bộ khung cơ bản cho ngôi nhà và tiếp xúc với môi trường bên ngoài chúng ta có thể thay thế bằng những vật liệu khác như bê tông, kính, kim loại.


Việc sử dụng những đồ nội thất bằng gỗ sẽ là điểm nhấn dung hòa về kiến trúc và Phong thủy. Bất cứ không gian nào trong nhà chúng ta cũng có thể sử dụng chất liệu gỗ nhằm đem lại cảm giác ấm cúng, gần gũi hơn đối với các thành viên trong gia đình. Từ bếp, phòng ăn, phòng ngủ đến không gian làm việc, khu vực ban thờ đều thích hợp với những vật liệu thuộc Mộc. Đặc biệt đối với những không gian thiên về tư duy sáng tạo thì rất cần bổ sung thêm hành Mộc trong sử dụng vật liệu. Chẳng hạn những tủ sách, bàn đọc sách trong thư phòng nên dùng chất liệu gỗ, sàn có thể lát gỗ để cách âm và tạo sự ấm áp.
Màu sắc


Màu sắc tiêu biểu cho hành Mộc là các màu xanh lá cây, xanh lam, xanh rêu. Dù màu xanh lá cây không phải là màu nguyên thủy nhưng sự hiện diện của nó trong thế giới tự nhiên đã tạo nên một ý nghĩa đặc biệt, dễ làm lan tỏa cảm giác hài hòa, tươi mát và dễ chịu. Trong Phong thủy, màu xanh lá cây còn chỉ cung gia đình và tri thức.


Theo quan niệm Phong thủy hiện đại, Mộc không chỉ bó hẹp bởi những màu xanh mà ngày nay người ta còn dễ dàng nhận ra một không gian của Mộc với những gam màu nồng ấm của chất liệu gỗ, song, mây đã qua xử lý và các chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên là chủ yếu. Nhóm màu Mộc này tượng trưng cho sự hòa hợp văn hóa. Sự phối màu một cách tự nhiên, không theo một trật tự nhất định nào của các chất liệu Mộc tạo nên yếu tố hấp dẫn về thị giác và cả xúc giác thông qua việc tiếp xúc với nó trong quá trình sử dụng.
Những mảng xanh trong nhà


Cây xanh tượng trưng cho hành Mộc mang đến sự sinh sôi nảy nở. Việc đưa cây xanh vào nhà vừa tạo điểm nhấn vừa cải thiện môi trường và điều chỉnh các nguồn năng lượng.


Màu xanh của cây lá xuất hiện trong nhà không chỉ mang lại vẻ tươi mát mà còn giúp phục hồi sinh khí cho nơi ở. Vì vậy, cây xanh cho nội thất nên là những loại cây xanh tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống, ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm.





Trong ngôi nhà nên ưu tiên những cây lá to khỏe, nhiều sức sống. Thông thường, các chuyên gia Phong thủy khuyên nên tránh dùng những loại cây thô nhám, xù xì, gai góc. Tuy nhiên, những cây “xấu xí” này thực tế là có khả năng chống lại những năng lượng bất lợi, cho nên chúng lại có thể đặt tại khu vực xấu đối với bản mệnh chủ nhà.


Việc mang cây xanh vào nhà cần quan tâm đến ý nghĩa của nó. Đối với không gian mang tính đối ngoại như phòng khách nên chọn những cân đối, bề thế. Các không gian riêng tư như phòng ngủ, phòng làm việc thiên về tĩnh thì cây xanh chỉ mang tính điểm xuyết nhẹ nhàng và chỉ nên dùng những cây nhỏ nhất là trong không gian phần nhiều mang yếu tố tĩnh như phòng ngủ vì nếu không chúng sẽ hút hết oxy dành cho người.


Cây cối cũng là thước đo trường khí từng không gian nhà ở. Chọn cây phù hợp và chú ý chăm sóc, theo dõi nếu cây bị héo úa hay kém phát triển tức là môi trường sống không tốt nên thay đổi chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường xung quanh để điều chỉnh cho phù hợp.


Có thể nói, không gian sống mang tính Mộc luôn có nhiều ưu điểm bởi sự sang trọng và cảm giác rất riêng do màu sắc sơn, chất liệu, đồ vật trang trí mang lại. Sống trong không gian Mộc, con người dường như dễ trải lòng mình hơn, dễ tìm thấy sự thư thái trong tâm hồn, trút hết mọi mệt mỏi, bực dọc, căng thẳng của một ngày bận rộn với những bon chen, lo toan. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều hành Mộc dẫn đến sự thiết vắng của các hành khác trong nhà. Phong thủy khuyên chúng ta nên phối hợp một cách hài hòa. Gia chủ cần hiểu rõ nguyên tắc hài hòa trong Ngũ hành, biết cách phối hợp, tương tác giữa Mộc và các hành khác trong quan hệ tổng thể.


Nguồn: Phong Thuy – Phong Thuy Nha O – Phong Thuy Tong Hop
Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013 1 nhận xét

Ban Thờ Thần Tài Thổ Địa Công

CÁCH THỜ CÚNG ÔNG ĐỊA - THẦN TÀI .
dienbatn dự tính dừng ở bài 6 , song sực nhớ chưa hướng dẫn cho các bạn cách thờ cúng Ông Địa - Thần Tài như thế nào , nay xin viết tiếp .
A/ CÁC VỊ THẦN TÀI : " Nhìn từ ngoài vào "
SẮP ĐẶT BÀN THỜ THẦN TÀI - ÔNG ĐỊA


CÁCH ĐẶT BÀN THỜ :
Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài - Ông Địa là phải từ bàn thờ , ông Địa và Thần Tài phải quán được hết sự vào ra của khách . Có thể đặt theo hướng tốt của chủ nhà , Có thể đặt theo cách hứng lấy dòng Khí bên ngoài khi vào nhà . Có thể dùng phương pháp Điểm Thần Sát để tính , chọn lấy các cung THIÊN LỘC ,QUÝ NHÂN để đặt vị trí bàn thờ . HƯỚNG BÀN THỜ THEO CUNG TỐT CỦA GIA CHỦ.---------------------------

Đi đến sự tăng trưởng hạnh phúc trong vật chất cùng tinh thần là con đường hướng thượng !
Tu là hạnh phúc với Trung Đạo , chớ chẳng phải gò ép xác thân , rồi bị xiềng trói trong một ảo kiến tự ngã vi tế !"
B/ Qua nhiều năm thực hành nghiên cứu , thấy Thần Tài - Ông Địa có những đặc tính nổi bật sau đây :

1/ Tuy thờ cúng , bàn thờ để dưới đất , nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ , sáng sủa . Chính vì vậy , trong quá trình thờ cúng , chúng ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước hoa thơm , xịt nước hoa . Một cách thấy có hiệu quả nhất mà dienbatn nghiệm thấy là khi Trời mưa to , các bạn bê Thần Tài , Ông Địa , Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài Trời độ 15 phút . Sau đó mang vào lau khô , xịt nước hoa và thắp hương xin . Nhiều lần thấy rất Linh diệu .
2/ Khi cúng Thần Tài - Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ , nhưng dienbatn thấy có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt , Thịt quay , bánh hỏi , chuối , bưởi . Có lần một vị về báo mộng xin cúng chuối , sau khi cúng là có lộc liền . Nếu bạn nào ở Sài Gòn , nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài - Ông Địa , người ta làm sẵn cả một bộ , trong đó có tiền Quý Nhân ( Âm và Dương - Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt ) . Thứ tiền này , dienbatn không thấy có bán ở miền Bắc .
3/ Cách thắp nhang : Khi mới lập bàn thờ , chúng ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí . Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ , vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống . Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang . Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang . Những ngày rằm , mùng một , lễ , tết thắp 5 nén theo hình chữ thập . Nên chọn loại nhang cuốn tàn ( giữ được tàn ) , sau một thời gian sẽ có bát hương rất đẹp và tụ Khí rất tốt . Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang và đem hóa cùng tiền giấy . Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro .
4/ Không để hoa , lá héo úa trên bàn thờ , vì khi đó dễ dẫn đến làm ăn khó khăn .
C/ CÁC BÀI CHÚ CẦU TÀI ĐỌC TẠI BÀN THỜ ÔNG ĐỊA - THẦN TÀI :
( dienbatn sưu tập và được thày Sương Mãn Thiên chỉ dạy ) các bạn có thể sử dụng :
Các loại Chú cầu Tài :
BẠCH Y THẦN CHÚ :
Câu chú này dùng tất cả trong những công việc của đời thường. Cầu xin may mắn , tai qua nạn khỏi .Cầu xin các Tổ nghề dạy nghề, Thỉnh Long Thần hộ Pháp…Đọc khi Khai trương, mở tiệm ,bán nhà , làm cho vợ chồng thương yêu nhau ,hộ thân , cầu mua may bán đắt , giải ếm , làm mồ mả, hay bất cứ công việc gì đều có thể được . Người thường chỉ cần tụng theo nghi ở dưới, riêng các Thày có thêm phần vẽ Phù Linh Thần.

BẠCH Y THẦN CHÚ : (Nam mô đại từ đại bi – Tầm thinh cứu khổ, cứu nạn – Quảng đại linh cảm – Bạch Y Quán thế âm Bồ tát ) – 3 lần.
Nam mô – Bút đada – Nam mô – Đạtmada – Nam mô xănggada.
Nam mô – Arida – Avalôkitê – Xoarada – Tadactha.
( Ohm – Gara oata – Gara oata – Gaha oata – Raga oata – Raga oata – Xoáha ) – 7 – 21 –108 biến.
Thiên la Thần,
Địa la Thần.
Nhân ly nạn ,
Nan ly thân ,
Nhất thiết tai ương hóa vi trần.
Nam mô Bạch y Quán Thế Âm Bồ tát – Cảm ứng chứng minh cho con là..........tuổi........ địa chỉ........
( Xin gì thì nói ra ).

QUAN ÂM ĐỘ TRÌ GIA MÔN KINH
QUAN ÂM ĐỘ TRÌ GIA MÔN KINH ! Phật tử Quan Âm gia môn kinh , bảo ngả gia môn vạn sự hưng , bảo ngả gia nội đại phú quí , bảo ngả gia môn thêm tài đinh. Nhật nhật tụng kinh hửu thât' biến , Thần Phật thính chi bất cam hiềm , tiền nhật hửu tội kim nhật giải , kim nhật giải tội hửu vạn biến. Nhật nhật tụng kin hửu thiên bàn , kháo Thần kháo Phật tối thái sơn ,nhất lai bảo nam nhị bảo nử , bảo ngả hợp gia độ bình an.Bái Phật bái Thần bái từ bi, cầu Thần cầu Phật lai bảo an , gia trung đại tế Phật lai bảo, gia nội hửu sự phất mạt khai. Bái đáo lô để hương hựu hương , bái đáo đăng quang trúc hựu hồng , bái đáo gia nội đại phú quí , bái đáo tử tôn đô bình an. Quan Âm trụ tại Phổ đà sơn , gia nội phụng kính đô nhất bàn , hửu nhân tụng đắc Quan âm kinh , thiên tai bách nạn tận tiêu hội. Quan Âm nương nương tại gia viên , tảo tảo vảng vảng nương phù trì , ma ha Phật tổ lai tứ phúc , tứ ngả gia môn phúc lộc tồn. Nam mô bồ tát ma ha tát, ma ha chư Phật bảo bình an. Nam mô a di đà Phật (7 lần) án ma ni bát di hồng , ma hắt nghê nha nạp , tích đô đặc ba đạt , tích đặt ta nạp , vi đạt rị cát , tát nhi cáng nhi tháp , bốc rị tất tháp cát nạp , bổ ra nạp nạp bốc rị ,thưu thất ban nạp nại ma lô kiết , thuyết ra da tá ha. (7 lần )

Trì Quan Âm gia môn kinh trên mổi ngày , giải tai ách chướng nạn , hưng vượng phú quí , tùy sở cầu mà có , cầu tài có tài , cầu con có con.......Thần Phật luôn ngự trị , phù trì nơi nhà mình.
-----------------CHÚ CẦU TÀI ĐỌC NGAY BÀN THỜ THẦN TÀI SÁNG CHIỀU .
Trương thần Táo , quan thần Địa , tài thần chí , chơn thân hạ giáng , hiện thân lai lâm hộ trì đệ tử (tên họ tuổi v.v......) cầu tài hưng vượng , vạn sự an khương ( 3 lần )
Ôm chên pa la cha linh cha na de xoá ha (21 , 36 , 72 , 108 lần bao nhiêu tuỳ mình , càng nhiều càng tốt , đây là tâm chú của HOÀNG THẦN TÀI )
CHÚ CẦU TÀI
Phụng thỉnh Tam Thanh giáo chủ cứu độ dương gian , trên ông Hắc Đế ra lịnh .
Nam mô Đông phương Thanh Đế
Tây phương Bạch Đế
Nam phương Xích Đế
Bắc phương Hắc Đế
Trung Ương Huỳnh Đế .
Thần Lôi , Long Thần , Tài Thần , Trạch Thần , Thổ Thần , ngũ phương ngũ thổ nghiêm trang chỉnh tề hộ độ đệ tử (tên họ tuổi ......),sở nguyện thành tâm , sở cầu thương mãi hiệp thuận , đa nhơn lai đáo (hay tài lợi sung mãn v.v....). 
(Sáng ,chiều 2 thời đốt nhang ngay Đạo Tràng hay bàn thờ Thổ Thần đọc 5 lần mỗi khi )
http://dienbatnblog.blogspot.com/2013/05/nhung-hieu-biet-can-thiet-ve-ban-tho.htmlHoàng Thần Tài Bồ Tát (Dzambhala Boddhisattva)
Tâm chú: Om Dzambhala Dzalentraye Svaha

Hoàng Thần Tài đầu đội mão (Bồ tát), mình trần tượng cho hỷ xả và bao dung (trì cầu đến ngài rất dễ vì tính ngài rất dễ thương), bụng to và phệ tượng cho sự phước thịnh, quàng vai một dải lụa tượng cho sự chiến thắng mọi trở ngại, ngồi trên tòa sen chân phải như đang bước đi tượng cho sự linh ứng mau lẹ, tay phải cầm trái quả tượng cho sẽ đạt được pháp quả (trái quả này thuộc giống trái Cam - Jambhara) , tay trái cầm chồn quý - khi ngài bóp bụng chồn thì chân châu vàng bạc sẽ phun ra từ miệng chồn. Trên có mặt trời và mặt trăng tượng pháp không ngừng nghỉ. Chư Phật độ trì. Dưới là các đồ cúng dường cho ngài.
Tâm chú: Om Jlum Svaha Om Indrayani Mukham Bhamari SvahaChủng Tử của Hoàng Thần Tài
Hai vị Tài Tướng của Hoàng Thần Tài 



0 nhận xét

Linh Hồn Sống - Khi Lòng Thù Hận Phát Tác ...



Thông thường người ta cho rằng, chỉ khi con người chết đi, Linh Hồn còn lại gọi là Ma (Quỷ) mới có thể làm chuyện này chuyện khác đối với người sống. Trên thực tế tồn tại một dạng Linh Hồn Sống. Nó xuất phát từ sự tập trung Tâm Ý vào một đối tượng; Khi sự tập trung đạt đến độ nhất định, một dạng năng lượng (Trường Sinh Học - Linh Hồn Sống) sẽ được phóng đi và tác động đến mục tiêu. Năng lượng này ký sinh trên đối phương và nó ngày càng mạnh lên bởi nó có sự kết nối với thân thể gốc vẫn đang sống hoạt động, đặc biệt là vẫn tiếp tục nuôi lòng hận thù và mỗi ngày đều hương Tâm Ý về đối tượng mục tiêu.

Điều này rất nguy hiểm, bởi khi Linh Hồn Sống này không được kiểm soát hoặc ngăn chặn tẩy uế, nó có thể làm người bị tấn công mê mờ tâm trí, gây tai nạn, bệnh tật ... thậm chí là Tử Vong. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi một người bị nhiều cá nhân sân hận và hướng ý nghĩ xấu về tấn công mỗi ngày.
Trong cuộc sống hiện đại, giữa thời đại kim tiền, việc va chạm giữa các cá nhân về quyền lợi là khó tránh. Tại các công ty công sở nhà máy, sự bất mãn của nhân viên đối với người quản lý, cấp trên chắc chắn không tránh khỏi. Cho nên để giảm thiểu sự tấn công bởi các Linh Hồn Sống, chúng ta nên hóa giải tốt các mối quan hệ. Không nên ép người quá đáng, hoặc có sự tuyên truyền giải thích về một lợi ích chung của công ty, nhà máy. Ngoài ra việc đọc Kinh trì Chú rất quan trọng. Vì Kinh Chú là sử dụng các Âm Thanh ở Tần Số Dương cao có tác dụng thanh lọc các trường Âm Hạ Sát nguy hiểm.
Còn một biện pháp nữa là đeo và mang trên người các Thánh Vật hộ thân, các loại đá quý có trường năng lượng thuần khiết.
Dĩ Hòa Vi Quý - Lấy hòa đồng làm quý báu. Đạo Lý này chưa từng lỗi thời ! Lợi Người mà cũng lợi Mình !
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013 0 nhận xét

Bài 56 - Lời tâm sự

Chà ,bận quá ,lâu lâu mới có đợt công tác nước ngoài ,ăn uống ngủ nghỉ không hợp nên mệt mỏi quá chừng . Khi nào về nước mới có thể đăng tiếp được . May mà anh bạn đã được trở lại lớp học và CLB ; Mà có quái gì đâu mà sư phụ và các sư huynh phải gắt gao nghỉ ? Muốn phục hồi thì phải truyền bá ,mà muốn truyền bá thì phải vô tư chứ ? Chăm chắm để thu ba cái đồng học phí thì được bao nhiểu . Ui dào ,đã trót học rồi thì đăng nốt lên đây thôi . Cũng là để rộng đường tham khảo . Mình chưa vận dụng để làm việc gì nên cũng chưa rõ ,nhưng thấy các sư huynh sư tỷ nói anh cóc vàng ngày xưa mê tín sư phụ nên mời về nhà tư vấn rồi còn giới thiệu cho bạn bè thế là ăn mấy quả đắng te tua .
Mà sao vẫn có nhiều người theo và ủng hộ sư phụ thế nhỉ . Chắc toàn loại học vẹt như mình ngày xưa thôi ,chứ đâu đã thực hành lần nào mà biết sai đúng đâu để tranh với chả luận .
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013 0 nhận xét

Bài 55 : Vòng Tròn Dương Khí

Bài này  bản thân mình cũng hổng có biết là do sư phụ sáng tạo ra hay sư phụ sưu tầm được từ phong thủy cổ thư .
Nếu là sưu tầm từ cổ thư thì có thể xem xét để dùng ngay được .
Nếu là của sư phụ sáng  tạo ra thì cần phải hết sức thận trọng ,vì việc đổi chỗ nếu sai thì rất chi là nguy hiểm .

Nếu bạn nào yêu mến bloger này của mình thì hãy cân nhắc khi xử dụng chiêu này nhé , mình đã hỏi một số sư huynh khi đi of thì các sư huynh chỉ cười bí hiểm thôi !

 VÒNG TRÒN DƯƠNG KHÍ
Những thí nghiệm trong nhóm nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt thuộc Trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương đã chứng tỏ rằng: Tất cả các vòng tròn dù bằng vật liệu gì đều tạo ra một hiệu ứng tương tác hai chiều - Âm và Dương. Chiều Dương tương ứng với chiều tương tác của vũ trụ thể hiện trên Hà Đồ với ngũ hành tương sinh. Chiều Âm chính là chiều vận động của các thiên thể. Trong những ngôi nhà xét thấy Âm khí vượng (Khái niệm Âm khí trong trường hợp này không có nghĩa xấu), chúng ta cần có những biện pháp nhằm cân bằng Âm Dương theo khái niệm của phong thủy. Căn cứ vào thí nghiệm đã chứng tỏ về hiệu ứng hai chiếu Âm Dương của vòng tròn, chúng tôi giới thiệu với các bạn một vật khí Phong thủy sau đây:




Hình trên là một vòng tròn làm bằng đèn neon sign có chiều Dương quay ra ngoài, đang được thí nghiệm ngay trong nhà Thiên Sứ tôi. Mọi việc đang có hy vọng tiến triển tốt đẹp sau khí những chuyện cản trở không mong muốn đã xảy ra trước đó. Tuy nhiên, việc ứng dụng loại đèn này phải rất cẩn thận, vì chỉ cần nghịch chiều và đặt không đúng chỗ sẽ gây ra nhiều phiền phức vì Âm khí (Hoặc Dương khí) quá vượng. Vấn đề không đúng chỗ đang gây tranh cãi chỉ ở hai vị trí Tốn Khôn - Đông Nam và Tây Nam, còn các vị trí khác không thay đổi. Tuy nhiên, nếu ai ứng dụng loại đèn này và vẫn theo phương vị Hậu Thiên Văn Vương thì có thể gây phiền phức ở hai vị trí trên.
Những phong thủy gia cũng cần phải biết điều tiết khi ứng dụng vật khí này, cũng không nhất thiết phải sáng đèn suốt ngày khi Dương Khí đã vừa đủ thì chỉ cần vài tiếng trong ngày là được.
Cái gì thái quá cũng không tốt.
Hân hạnh giới thiệu






Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013 0 nhận xét

Bài 54- Phong thủy với cuộc sống gia đình

Bài này theo quan điểm của phong thủy cổ xưa :


               Thúc Đẩy Vị Trí Đào Hoa Tăng Cường Tình Duyên

Huyệt vị đào hoa , theo quan niệm của Khoa Phong Thủy Trung Hoa gồm có ba hệ thống tính toán . Hệ thống đầu tiên là Lý Khí lại được chia làm hai . Phái Bát Trạch thì lấy cung Diên Niên của phi cung mỗi người làm căn cứ để thúc đẩy Đào Hoa hoặc căn cứ theo cửa để tính . Tức là Tý , Ngọ , Mão , Dậu tức là bốn vị trí của Đào Hoa , tức là chính Bắc, Nam, Đông ,Tây . Tất cả những nhà cửa lớn hướng Dần , Ngọ , Tuất , Đào Hoa nằm ở chính Đông . Cửa lớn hướng Thân , Tý , Thìn , Đào hoa tại hướng Nam . Cửa lớn hướng Hợi ,Mão ,Mùi Đào Hoa nằm chính Bắc .
Phái Cửu Tinh huyền không thì lấy sao Nhất Bạch thủy tinh làm Đào Hoa tinh , căn cứ cung vị nó đóng ở mỗi nhà , hoặc bay đến hàng năm để kê đặt cho đúng . Tuy nhiên phái này cũng coi Sao Nhất Bạch này là tán tài , giống như chúng ta ngày nay thường hay đùa nhau rằng : “Yêu là tốn trong nhà một ít !” .
Hệ thống tính dựa trên Sinh Tiêu ( Tuổi con gì ) thì đặc biệt coi trọng tính khác biệt của mỗi người , dù cùng chung một nhà nhưng tôi có Đào Hoa của tôi , anh có Đào Hoa của anh , “Hồn ai nấy giữ !” . Cách tính như sau :
Năm sinh thuộc Thân Tý Thìn Đào Hoa Tại Tây Phương .
Năm sinh thuộc Dần Ngọ Tuất Đào Hoa tại Đông Phương .
Năm sinh thuộc Tỵ Dậu Sửu Đào Hoa tại Nam Phương .
Năm sinh tại Hợi Mão Mùi Đào Hoa tại Bắc phương .
Căn cứ vào tuổi của mỗi người , có thể bù đắp làm tốt thêm cho Đào Hoa vị , Đào Hoa chỉ thích hợp dùng cho người có cùng tuổi phù hợp càng quý hơn ( Nghĩa là đối tượng cùng vị trí Đào Hoa thì việc thành công càng dễ hơn ) .
Hệ thống cuối cùng thì đơn giản hơn nhiều . Bạn chỉ cần đứng trong nhà nhìn ra cửa bên tay trái của bạn sẽ là Thanh Long ứng với nam tính , bên tay phải là Bạch Hổ ứng với nữ tính . Nếu bạn là Nam thì dùng Bạch Hổ , Nữ thì dùng Thanh Long . Chia mỗi bên làm ba khoảng cách bằng nhau nếu bạn là con trai thứ 1, 4 , 7 thì dùng phần đầu bên Bạch Hổ , 2 , 5, 8 thì dùng vị trí thứ hai 3, 6, 9 thì dùng vị trí thứ ba . Nữ cũng thế mà suy ra cho bên Thanh Long . Xin lưu ý là tính thứ tự của mình thì tính anh em nam riêng , chị em nữ riêng .
Vậy trong ba cách tính Đào Hoa này thì nên chọn cái nào !? Theo tôi trước hết các bạn nên sử dụng theo cách tính của Bát Trạch và Cửu Tinh trước rồi sau đến sử dụng hướng của Sinh Tiêu , hướng cửa . Nếu các vị trí đó đều không thuận tiện để kê đặt thì sử dụng tới Thanh Long , Bạch Hổ .
Để sử dụng phép thúc đẩy Đào Hoa này các bạn có thể sử dụng các Bảo Khí dùng trong Phong Thủy hoặc sử dụng ngay các vật có sẵn trong nhà như giường ngủ , bình hoa , bề cá để kê đặt tăng cường cho Đào Hoa vận .
1. Giường Ngủ : Đây là phương pháp đơn giản mà không dễ , bạn chỉ cần căn cứ theo các phép tính toán như trên rồi kê giường nằm quay đầu và đặt trong cung vị đó là được . Tuy nhiên cần lưu ý tránh đừng để phạm vào các tiêu chuẩn khác của Khoa Phong Thủy . Song nếu bạn là người yêu mãnh liệt thì không ngại ! Tất cả cho tình yêu !
2. Bình Hoa : Tại các vị trí Đào Hoa đặt một bình nước trong , cắm hoa tươi . Đây là một biện pháp giản tiện , mà hiệu quả . Tuy nhiên có mấy điều các bạn cần lưu ý như sau :
- Bình Hoa nhất định phải có nước sạch và hoa tươi ! Nếu chỉ có bình không bạn sẽ phải đối đầu với sự bất hạn trong tình cảm , như yêu đơn phương , hoặc yêu mà không lấy được .
- Rất cần sử dụng hoa tươi , các loại hoa nhựa , hoa pha lê , hoa khô đều không có kết quả gì . Số cành tốt nhất là 4 vì tượng cho 4 vị trí Đào Hoa làm tăng thêm cơ hội cho bạn .
- Hoa tươi khi khô héo nhất định bạn phải thay hoa khác , nếu không nó tượng trưng cho tình yêu của bạn nửa đường đứt gánh , hoặc miễn cưỡng trong hôn nhân .
Màu sắc của bình hoa cũng nên phối hợp tốt với phương vị sẽ đặt . Như Đông , Đông Nam sử dụng màu xanh . Nam sử dụng màu đỏ , hồng . Bắc dùng màu lam , màu đen . Tây và Tây Bắc dùng màu kim , trắng . Tây Nam , Đông Bắc dùng màu vàng , màu cam . Nếu sử dụng theo cách tính Thanh Long , Bạch Hổ thì Thanh Long dùng màu xanh , Bạch Hổ dùng màu trắng .
Bình Hoa có thể sử dụng các chất liệu thuộc hành thổ như Gốm , Sứ , Pha Lê …v…v… bởi hoa vốn sinh trưởng trong đất !
Dùng hoa tốt nhất là dùng các màu sắc diễm lệ như đỏ thắm , phấn hồng , vàng , tím , các màu đen trắng rất kỵ .
Còn một vật dụng cũng rất quen thuộc nữ cũng dùng thúc đẩy lương duyên mà khoa phong thủy hay dùng đó là bể cá cảnh . Đương nhiên trong bể nhất định phải thả cá thật . Ngày nay do một số người ngại chăm sóc nên dùng bể cá điện tử , trường hợp này cũng tương tự như dùng hoa giả vậy . Mầu sắc của cá cũng khá quan trọng , nói chung là nên sử dụng các loại cá có màu sắc rạng rỡ , tươi tắn , cũng có thể dùng loại cá nhiều màu tha thướt . Tốt nhất là các loại có ánh kim . Xin các bạn lưu ý là không nên nuôi các loại cá thuộc dòng cá chép , bởi cá chép ( Lý Ngư ) chủ về thúc đẩy tài vận , sự nghiệp còn đối với Đào Hoa vận lại vô hiệu . Cá rồng thì càng không nên vì cá rồng sát khí quá mạnh , chủ về trấn sát , trừ tà .
Xin gợi ý với các bạn một chút về mầu sắc : Đối với những người thuộc phi cung Khảm ,Chấn , Tốn các bạn có thể dùng các có sắc xanh , lam , đỏ . Đối với người có phi cung Ly các bạn có thể dùng màu đỏ , xanh , vàng . Đối với người có phi cung Càn , Đoài nên dùng trắng , bạch kim , vàng . Phi cung Cấn , Khôn nên dùng đỏ , vàng , kim .
Có một điều mà sẽ ít người để ý đó là số lượng cá ; thật ra có nhiều thuyết đưa ra để tính số cá cần thiết ; tuy nhiên có hai điều cần chú ý : Tuyệt đối không thả một con ; nên có cặp đôi trống mái . Vì theo quy luật thiên nhiên thì nam nữ kết hợp mới sản sinh vạn vật .
Trên đây là một số cách thúc đẩy tình yêu theo quan niệm triết lý của Khoa Phong Thủy Á Đông . Mùa xuân về chính là mùa của vạn vật sinh sôi kết thành đôi lứa , chuẩn bị cho một mùa sinh sản mới . Tất cả bừng tỉnh sau một mùa đông dài lạnh giá . Còn các bạn hãy lạc quan cho tình yêu của mình và thử áp dụng thêm các cách trang trí này xem . Hiệu quả đến đâu tự các bạn sẽ chiêm nghiệm , nhưng có một điều quan trọng là các bạn còn yêu và muốn được yêu .
Có một điều nói khẽ là các biện pháp này chỉ dùng cho các bạn chưa có gia đình . Đối với người đã có gia đình thì không có lợi , lại còn hại , vì bạn sẽ vô tình đẩy bạn đời của mình vào tay người khác , hoặc tự chuốc cho mình những rắc rối về tình cảm . Xin hãy cẩn thận !
Tuy nhiên nếu để bảo vệ hạnh phúc của gia đình mình thì bạn cũng nên nắm rõ vị trí Đào Hoa của mọi người trong gia đình mình để hóa giải , bảo vệ hạnh phúc gia đình . Với chủ đề này xin hẹn một dịp khác
.



Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013 0 nhận xét

Bài 53 : Tâm sự

Gửi các bạn yêu mến trang bloger này : Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến nội dung của bloger này .
Nếu các bạn có tâm huyết với bộ môn phong thủy ,đặc biệt là phong thủy lạc việt thì hãy  khách quan để tìm hiểu nhé . Vì nếu thật sự phong thủy là của người Việt thì thật là vinh quang .
Thân ái .  
Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013 0 nhận xét

Bài 52 - Quan Niệm Về Cách Đặt Bếp

Chào các bạn .
Bài viết sau trích từ : bát trạch chân phái của trang không gian bốn chiều rất đáng tin cậy do các phong thủy gia tiếp cận được những cuốn sách cổ từ Đài Loan ,Hồng Công và Trung Quốc mà các phong thủy gia hiện nay không dễ gì có được  
Lò Bếp Trong Phong Thủy Bát Trạch Phái

Lò bếp tại bát trạch phái phong thủy rất được coi trọng , lò bếp là nơi nấu các thư đồ ăn , đối với sức khỏe của các thành viên trong gia đình rất là quan trọng , có thể nói tất cả họa phúc bệnh tật đều từ đó mà ra . Bát Trạch đối với sự bố trí lò bếp có khác với các phái Phong thủy khác có chút khác biệt , không chỉ luận chỗ đặt bếp mà còn luận Táo Hướng ( Chỉ hướng miệng bếp ) . Thời hiện nay các gia đình đại đa số sử dụng bếp khí , Táo Hướng ( Miệng bếp ) là nơi núm vặn. Táo Tòa ( Nơi đặt bếp ) chỉ luận vị trí bất luận phương hướng, Táo Khẩu ( Hướng Bếp ) tất chỉ luận hướng mà không luận vị trí. Lò Bếp bản thân không tốt không xấu. Thời xưa do bếp đun bằng các nguyên liệu thô sơ nên khói bụi rất nhiều nên thường được đặt vào các vị trí xấu của bản mệnh. Táo Khẩu là nơi không khí tiến vào, kết hợp với nguyên liệu đun để nấu thức ăn, cho nên miệng bếp nên quay về nơi tốt của bản mệnh. Bát Trạch phái bài trí bếp theo nguyên tắc “ Tọa Hung Hướng Cát !” . Nói một cách ngắn gọn: Đông Tứ Mệnh nên đặt bếp Tây Tứ Quái , Miệng bếp tất quay về Đông tứ Quái! Đó là chân lý an bếp của Bát Trạch Phái !
Có thế tham khảo vị trí đặt bếp dưới đây :
Bếp đặt :
Tuyệt Mệnh khỏe mạnh sống lâu , nhân tài lưỡng vượng .
Ngũ Quỷ hoạch phát tư tài , không tai họa trộm cướp .
Lục sát phát đinh phát tài , không bệnh không kiện cáo .
Họa hại vô tai vô bệnh , không thoái tài tổn nhân .
Sinh khí đinh tài không vượng , tài sản tổn hao .
Diên niên hôn nhân khó thành , vợ chồng bất hòa .
Thiên y bệnh suốt nằm giường , trong người rất nhiều bệnh .
Phục vị không tiền không thọ , cả đời nghèo khổ .
Đến hướng bếp , tất nên theo hướng tốt của mệnh , hướng sinh khí sinh tài phát đinh , hướng thiên y chủ không bệnh tật trừ tai , hướng diên niên tất chủ tiến tài khỏe mạnh . Hướng Phục vị chủ mọi sự thuận lợi !


Thế Anh.
 
An Táo Quyết
Khai Táo môn cùng với Táo vị nếu là Đông đại lợi, dùng lấy các ngày Khai, Định, Bình đại lợi. An Táo mặt Tây con cháu tốt, hướng Nam đốt lửa không có tai họa, mặt đông bần cùng không Cát Lợi, tất nên suy tính kỹ càng. Bếp tại phương Càn họa diệt môn, hai chỗ Nhâm Hợi tổn con cháu, Giáp Dần đắc tài Thìn Mão phú, Cấn Ất đốt lửa gặp họa, các phương Tý Quý Khôn nhà khốn khổ, Sửu phương tổn súc (vật) hay gặp họa. Tỵ Bính phát tài Canh đại Phú, Ngọ phương vượng vị con cháu giàu, Tân Dậu Đinh phương nhiều bệnh tật, Thân Tốn Mùi Tuất trạch hanh thông, làm bếp nhất kỵ dụng phân thổ ( Đất ô nhiễm, gạch cũ), gạch mới gần nước xây thì tất an ninh.

( Thế Anh Trích Dịch Từ "Đổng Công Trạch Nhật")
 
Tân An Táo

Hai bên Táo vị không thể có cửa xung, phía dưới bếp không thể để đặt các vật hôi thối lâu ngày, kể cả các đồ ăn nên men, ngâm tẩm.
Bệ bếp không thể đặt ở chố trống trải (Trên không dưới không).
Bệ bếp không nên để gần sát ngay bể nước.
Bệ bếp không để chính đối diện với bể nước.
Bệ bếp không để trên hầm chứa chất thải nhà vệ sinh (Hay bệnh tật).
Bệ bếp không để trên cống rãnh .
Bệ bếp không đặt trên đường ống nước, nhà vệ sinh.
Bệ bếp không tựa sát vào nhà vệ sinh, không đối diện với bồn cầu.
Bệ bếp không đối diện với cửa phòng. (Nhất là phòng người già)
Bệ bếp không được đối xung với ban thờ. (Hay gặp tranh cãi)
Bệ bếp nên đặt chỗ kín gió tụ khí.
Bệ bếp không nên ngược với hướng tọa của phòng ( Tức mặt người hướng ra ngoài nhà).
Bệ bếp mặt nên hướng cùng hướng nhà, chủ người trong nhà hòa hiệp đồng tâm.
Đối với bếp cũ không dùng thì nên bỏ đi, trong nhà sẽ bình an. Lúc bỏ bếp nên dùng tiền vàng bỏ vào giờ Mão. Đốt hương phụng thỉnh Táo Quân Bản Gia. Đốt tiền vàng xong đi vào bếp, vẩy vước ( Nước vo gạo lần hai) vảy đều khắp.
Táo Vị tốt nhất an tại Thanh Long phương ( Bên trái) là cát ( Con cháu thông minh).
Táo không nên đặt tại phương Bạch hổ, nếu bất đắc dĩ cũng tạm được.
Táo Vị tốt nhất không nên an tại trung tâm phòng.
Bếp nên an phóng xuôi theo hướng nhà hoặc vuông góc, tuyệt đối không an chéo góc so với hướng nhà.
Hiện nay có một số loại bếp không có miệng bếp, cho nên không cần quá lo về hướng bếp, cũng không cần quá lo về phương vị của mệnh, nếu không sẽ thành vẽ rắn thêm chân, mỗi bước mỗi khó, tự chuốc phiền não.

Thế Anh Trích Dịch.
 

CÒN ĐÂY : Có lẽ chúng ta nên làm theo cách này của thầy dienban vì đã được thầy khuyên nên tham khảo
(trích từ bài 14 trong bloger của thầy )
7/ CÁCH ĐẶT BẾP .

 DI YÊN HẠ HOẢ (Phép đặt bếp) 

(1)  Vị trí đặt bếp (chiếm 5 điểm):  
Chọn các cung tốt trong cửu cung (Lộc, Mã, Quý Nhân. Chưa có gia đình có thể 
đặt ở Đào hoa, Thiên Mã). 

2)  Đặt bếp tại các cát sơn (chiếm 3 điểm):  
(a) Đặt bếp theo vòng lục diệu: 
Nhất long, Nhị Vũ, Tam Âm, Tứ Hổ, Ngũ Xà, Lục Trận 
Trong đó Nhất Long, Tứ Hổ là cát các cung còn lại là hung. 
Theo toạ sơn của nhà để tính, không căn cứ vào toạ sơn của phòng bếp. Trường 
hợp bếp nằm thành nhà riêng  tách rời độc lập, khác mái với nhà thì tính cung của nhà 
bếp riêng (cũng chia nhà bếp thành 9 cung và tính toán như tính với một cái nhà). Vị trí 
của nhà bếp nằm riêng này căn cứ vào toạ, hướng của nhà chính để chia thửa đất thành 9 
cung và chọn cung tốt về huyền không và không có các thần sát xấu mà dựng bếp.  

Cách tính: 
Nhà toạ NHÂM, TÝ, BÍNH, NGỌ, GIÁP, MÃO, CANH, DẬU khởi Nhất Long 
tại NHÂM TÝ, sau chạy thuận cứ hai sơn một cung Nhị Vũ, Tam Âm, Tứ Hổ, Ngũ Xà, 
Lục Trận 
Nhà toạ CẤN, DẦN, KHÔN, THÂN, TỐN, TỊ, CÀN, HỢI khởi Nhất Long tại 
QUÝ SỬU. 
Nhà toạ ẤT, THÌN, CANH, TUẤT, QUÝ, SỬU, ĐINH, MÙI khởi Nhất Long tại 
CÀN HỢI. 
Đông tứ mệnh đặt Nhất long tốt hơn. 
Tây Tứ mệnh đặt Tứ hổ tốt hơn 
Bảng lập sẵn để tra 



Ngoài ra còn dùng kết hợp cung Phi mệnh chủ với cửu cung của 24 hướng để 
tìm thêm các vị trí tốt xấu của bếp (Sự kết hợp này giúp chúng ta sử dụng trong trường 
hợp không tìm được vị trí Nhất Long, Tứ Hổ phù hợp khi xây sửa nhà, hoặc kết hợp cả 
hai để lấy cái tối ưu) 
- Nhâm, Thìn, Ngọ, Đinh, Thân  thuộc Khảm 
- Tý, Dần, Bính, Tân, Tuất thuộc Ly 
- Quý, Khôn  thuộc Khôn 
- Sửu, Ất, Tị, Canh  thuộc Đoài .
- Cấn, Dậu thuộc Cấn 
- Giáp, Mùi, Hợi thuộc Chấn 
- Mão, Tốn thuộc Tốn 
- Càn  thuộc Càn 
Nếu đặt bếp, mệnh trạch chủ phối với khu vực đặt bếp ra: 
- Sinh khí  là Phúc tinh Tốt nhất 
- Phục vị   là Quý tinh Tốt nhất 
- Thiên y  là Thọ tinh Tốt thứ 2 
- Diên niên  là Tài tinh Tốt thứ 3 
- Lục Sát  là Sát tinh  Xấu 
- Ngũ Quỷ là Hao tinh Xấu 
- Tuyệt mạng  Xấu 
- Hoạ hại   Xấu 
Bếp ra Phúc tinh: là tốt nhất, vị trí này phù hợp với bếp có Mộc dưỡng Hoả như 
nguồn dưỡng mệnh. Nếu lại được âm dương Quý nhân hợp cách nữa thì có thể chế ngự 
được hung sát, tăng cường phúc khí cho ngôi nhà. 
Bếp ra Quý tinh: cũng như Phúc tinh, Quý tinh có Mộc khí nuôi dưỡng táo hoả 
quý hoá như viên ngọc châu gia truyền linh bảo trong nhà. Nếu được cùng âm dương 
Quý nhân hợp cách nữa thì chủ quý hiển vinh hoa, giải trừ hung hoạ, chế phục cát tinh. 
Nếu đã đủ các yếu tố đã nêu mà lại ra vào cung tử tức nữa thì là phép dùng hoả cầu tự. 
Phép này các bậc tiền nhân đã dùng, linh diệu thật khó lường. 
Bếp ra Thọ tinh: tức phép lấy chân hoả hậu thiên bổ khuyết cho hoả hầu tiên 
thiên mà kéo dài tuổi thọ. Phép này nếu được cùng với thái cực Đào hoa ra vào cung 
Diên thọ là cầu thọ pháp. 
Bếp ra Tài tinh: là vị trí được đánh giá thấp nhất trong 4 vị trí cát, nó chủ về phát 
tài lộc. Lấy tài tinh là dùng nguyên lý “Ngã khắc giả vi tài”, dùng hoả đốt chảy nguyên 
tinh chân phách mà dẫn nhập thành tài. Nói cách khác là cách này dùng chân hoả hậu 
thiên hỗ trợ đốt chảy nguyên tinh (phách) của chính mình mà dẫn nhập biến thành tài. 
Cũng tựa như một người hút lấy tuỷ cốt của mình để mà ăn. Tài quá vượng thì tự đốt 
cháy hết phách, con cháu không được nhờ, không được hưởng gì. 
(3)  Hướng cát theo vòng du niên bát biến ( cùng với kỵ ở dưới thì đạt 2 điểm): 



 So  mệnh chủ nhà với hướng bếp (từ sau bếp nhìn tới 
trước), được Sinh Khí, Thiên y, Diên niên là tốt. Trường hợp vợ 
chồng Đông Tây tứ trạch khác nhau thì có thể lấy hợp với vợ để 
san sẻ cái tốt cho vợ, nhất là đối với người vợ nhiều bệnh tật. 
(4)  Kỵ: 
- Kỵ đặt bếp tại vị trí Hoàng tuyền, Bát sát. 


(4)  Kỵ: 
- Kỵ đặt bếp tại vị trí Hoàng tuyền, Bát sát. 
- Kỵ bếp trực xung với cổng và cửa nhà: chủ về hao tài, sinh ra ăn uống tụ tập, trẻ 
em lười học. 
- Kỵ thuỷ hoả tương xung: bếp cạnh nước, hoặc trên hoặc dưới nơi chứa nước 
(cách khoảng 80cm là được). 
- Kỵ xú uế: chủ trong nhà có bệnh tật, ốm đau, sức khoẻ kém (nhà có mùi không 
khí tanh khoảng 10 đến 30 ngày dễ có tang). 
- Kỵ bị thực khí xung xạ đè nén (trên có dầm nhà, góc chéo dưới gầm cầu thang, 
góc nhọn chiếu vào bếp...): chủ nhà bế tắc không hanh thông. 
(5)  Những vị trí cần phải kiêng tránh đặt bếp: 
Nhà toạ Càn kiêng đặt bếp tại Bính. 
Nhà toạ Cấn kiêng đặt bếp tại Ất. 
Nhà toạ Đoài, Khôn kiêng đặt bếp tại Quý. 
Nhà toạ Chấn, Tốn kiêng đặt bếp tại Canh. 
Nhà toạ Khảm, Ly kiêng đặt bếp tại Giáp. 
(Mệnh chủ, hướng nhà cũng nên kiêng như vậy) 

8. TRẤN TRẠCH: 

(1)  Trấn hướng nhà không hợp:  

Hướng nhà không hợp mệnh dùng bếp để trấn. Dùng hướng cát của bếp (là chiều 
từ bếp nhìn ra ngoài). 
Hướng nhà Tuyệt mệnh dùng táo quay hướng Thiên y. 
Hướng nhà Ngũ Quỷ dùng táo quay hướng Sinh khí. 
Hướng nhà Hoạ hại, Lục sát dùng táo quay hướng Diên niên. 
Mức độ trấn tuỳ thuộc sự sinh vượng của Thiên y, Sinh khí, Diên niên. Dùng 
hướng bếp so với sơn chủ và mệnh chủ. 
Ví dụ: Sơn chủ  (lưng nhà) Tốn hướng Càn, mệnh Tốn. Bếp quay hướng Bắc (Khảm) kết hợp với 
Tốn được Sinh khí mộc. Sinh khí được Khảm thuỷ sinh. 

Ví dụ: Mệnh Khảm.  
Nếu nhà sơn chủ Khôn (Tuyệt mạng) dùng bếp hướng Chấn là Thiên y (thổ). 
Nếu nhà sơn chủ Khôn (Tuyệt mạng) dùng bếp hướng Tốn là Sinh khí (mộc). 
Nếu nhà sơn chủ Khôn (Tuyệt mạng) dùng bếp hướng Ly là Diên niên (kim). 
Dùng khí tạo ra bởi hướng bếp với với mệnh chủ (cùng Đông Tây): Sinh khí 
(Mộc), Thiên y (Thổ), Diên niên (Kim) so sánh với quẻ của sơn chủ (lưng nhà) 

Ví dụ: Mệnh Tốn. 
Phương Khảm (1) sinh khí. 
Sơn chủ (lưng nhà) Càn (6) 
1 + 6 = Thuỷ hợp với Tốn mộc 
2 + 7 = Hoả 
3 + 8 = Mộc 
4 + 9 = Kim 
6 + 1 = Thuỷ 
Ví dụ: Ly mệnh, nếu lưng nhà là Cấn (hợp thành Ngũ quỷ) đặt bếp Chấn (hợp thành Sinh khí) 
giáng Ngũ quỷ, tốt vì  8 + 3 = Mộc. So sánh: Mệnh Ly Hoả. Khí bếp Sinh khí Mộc. Sơn chủ Cấn Thổ. Vì 
Thổ của Cấn sinh mộc (8 + 3 = Mộc) làm cho mộc tiên thiên càng vượng. Nếu lưng nhà Khôn thì bị khắc thực sự. 

(2)  Trấn cửa không hợp cách (theo vòng Phúc đức gặp phải sao xấu): 

PHÉP DI YÊN HẠ HOẢ: 
- Nhâm, Thìn, Ngọ, Đinh, Thân  thuộc Khảm 
- Tý, Dần, Bính, Tân, Tuất thuộc Ly 
- Quý, Khôn  thuộc Khôn 
- Sửu, Ất, Tị, Canh  thuộc Đoài 
- Cấn, Dậu thuộc Cấn 
- Giáp, Mùi, Hợi thuộc Chấn 
- Mão, Tốn thuộc Tốn 
- Càn  thuộc Càn 
Ví dụ: Nhà toạ Canh hướng Giáp. Bếp đặt tại Quý sơn. Mệnh chủ là nam sinh 
năm 1973 (Ly). 

Quý sơn đặt bếp thuộc quẻ Khôn  
Mệnh chủ là Ly 
Sơn Quý nơi đặt bếp thuộc quẻ Khôn 
(nếu di chuyển thì là sơn nơi mới đến) 



Nhà toạ Canh theo cách tính vòng Lục Diệu thì bếp Quý rơi vào Nhị Vũ (xấu) 
Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Minh Di 
chi Khôn ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Dự 

(a) Cấp độ 1: (Đưa bếp về Nhất Long hay Nhị Vũ... để tân táo hợp với mệnh chủ) 
Lần đầu chuyển chỉ cần chọn ngày đẹp như thông thường 



Quý sơn đặt bếp thuộc quẻ Khôn  
Mệnh chủ là Ly 
Tân táo: chọn cùng Đông Tây tứ trạch 
với mệnh chủ (Ví dụ Tý sơn) .
Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Minh Di 
chi Hoả ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Giải. 

 
Khảm với Chấn tạo thành khí Thiên y (Cự môn 8), đẹp.  
Lấy số của sao nhân với số cung Phi của mệnh chủ (Ly 9):  
72 9 8 = ×  vậy sau 72 ngày thì việc chuyển tới nơi mới của bếp mới có hiệu lực, 
lúc đó mới có thể chuyển dịch tới nơi khác nếu muốn. 
(b) Cấp độ 2: (Để tạo ra quẻ lục hào là khí cát, có tác dụng chế cửa bị ra sao xấu của 
vòng Phúc đức) 
Sau 72 ngày chọn ngày đẹp để chuyển bếp 
* Phương án thứ nhất là chuyển về Bính (thuộc quẻ Ly) là nhất Long  


Cựu táo Tý sơn    
Phục vị 
Mệnh chủ là Ly  Phục vị     
Tân táo:  Bính Nhất Long      Phục vị 
Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Thuần Ly 
chi Hoả ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Khốn. 
 Đoài với Khảm tạo thành khí Hoạ hại , xấu. không dùng 
phương án này. 

* Phương án thứ hai: 



Cựu táo Tý sơn     
Phục vị 
Mệnh chủ là Ly  
Tân táo:  Ngọ   
Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Thuần Ly 
 Hoả ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Tuỳ. 

Đoài với Chấn tạo thành khí Tuyệt mạng, xấu. không dùng phương án này. 
* Phương án thứ ba: 
Cựu táo Tý sơn 
Mệnh chủ là Ly 
Tân táo:  Cấn 

Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Thuần Ly 
chi Hoả ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Khốn. 



Đoài với Khảm tạo thành khí Hoạ hại , xấu. không dùng 
phương án này. 
Chỉ dùng hai cấp độ là phải ra quẻ đẹp. Quẻ lục hào ra khí tốt thì có tác dụng chế 
hoá được cửa xấu. Còn nếu chỉ ra được quẻ đẹp thì chỉ có nghĩa là vị trí đặt bếp đó đẹp. 
Ý NGHĨA CỦA PHÉP DI YÊN HẠ HOẢ: 
Táo đặt ở Nhất Long: 
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Sinh khí thì chế được cửa Bại tuyệt 
và Xương dâm. 
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Thiên y thì chế được cửa Ôn hoàng 
và Thiếu vong. 
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Diên niên thì chế được cửa Khốc 
khấp và Khẩu thiệt. 
Táo đặt ở Tứ Hổ: 
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Sinh khí thì chế được cửa Cô quả 
và Tự ải. 
Nếu chọn  được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Thiên y thì chế  được cửa Điên 
cuồng và Trường bệnh. 
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Diên niên thì chế được cửa Pháp 
trường và Tố tụng. 
Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013 0 nhận xét

BÀI 51 - KHÁM PHÁ PHÁI BÁT TRẠCH

Ôi đọc được những bài như thế này mới thấy sư phụ thiensu chưa hiểu sâu về bát trạch . Rất có thể sư phụ  mới chỉ vớ được cuốn Bát Trạch Minh Cảnh dịch tại Việt Nam nên vội vàng khi kết luận các quẻ trong hà đồ  không đối xứng với nhau .
Rất cảm ơn thầy dienba.tn đã không hẹp hòi mà hướng dẫn cho mình vào địa chỉ này . Bài này chỉ là một trong vô vần bài được dịch từ các cuốn Hán tự cổ hiện có ở các nước : Trung Quốc ,Đài Loan ,Hồng Công .... ;
Đặc biệt là sau khi dịch xong nó đã được chính cụ tritri - Một học giả uyên thâm về phong thủy và các môn dịch lý phương đông kiểm tra lại .
Khi gặp những bài như thế này thì thấy Bát Trạch Lạc Việt thật ấu trĩ và ngụy tạo bởi sư phụ thiensu chưa học hết đã vội bảo người ta sai :


Khám Phá Quái Lý Của Phái Bát Trạch Phong Thủy
Trong thuật Kham Dư Địa Lý của Trung Quốc, đối với sự kết hợp tốt xấu của nhà ở, lý luận của phái Bát Trạch có chỗ đứng rất quan trọng, các tác phẩm kinh điển của môn phái này như “Dương Trạch Tam Yếu” , “Bát Trạch Chu Thư” , “Bát Trạch Minh Kính” ( “Bát Trạch Minh Kính” được dịch giả Thái Kim Oanh dịch ở Việt Nam với cái tên là “Bát Trạch Minh Cảnh” ) do các tác giả thời xưa viết vẫn được lưu hành rộng rãi và đều được các nhà nghiên cứu hiện nay lấy nó làm căn cứ. Phái Bát Trạch tương truyền do một vị cao tăng đời nhà Đường có Pháp Hiệu là Đường Nhất Hạnh tổng hợp sáng tạo ra. Ngài là một thiền sư thông hiểu Phật Pháp lại rất giỏi về Kinh Dịch, thuật số. Lý luận căn bản của nó là lấy Dịch Lý Tiên Thiên Hà Đồ làm lý luận căn bản, lấy phương vị Hậu Thiên Bát Quái làm ứng dụng. Ngoài ra nó còn phảng phất một số tri thức của phái Phong Thủy Mũ Đen trong Phật Giáo Tây Tạng Mật tông.Bát Trạch phái được các thuật sĩ hành nghề trong dân gian ứng dụng rất nhiều, nó phân ra làm hai loại trạch ( Nhà hoặc Mồ mả) : Đông tứ trạch và Tây tứ trạch rồi phối theo người mà phán định tốt xấu. Càn Khôn Cấn Đoài là Tây tứ trạch, Khảm Ly Chấn Tốn là Đông tứ trạch. Tọa sơn lập hướng là Tây tứ trạch thì dùng bốn phương vị Tây làm cát để kê đặt bếp, mở cửa, dùng cho người ở, còn bốn phương vị Đông thì là hung, không thể mở cửa, làm bếp, người ở càng không nên. Đông tứ trạch cũng suy như thế. Cần nhắc lại một lần nữa nguyên tắc chủ yếu là lấy phương vị hậu thiên bát quái để đoán định, tuy nhiên thực tế là Lý Luận Bát Trạch lại xuất phát từ Tiên Thiên Bát Quái. Nó dựa trên quy luật của sự âm dương phối hợp, giao cấu, sinh thành.


1. Sự phối hợp của Đông, Tây tứ trạch phù hợp với quy luật tương sinh của Ngũ Hành :

Theo Bát Quái Tiên Thiên phối hợp với lạc thư ta sẽ thấy :
Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài trong Lạc thư có số là : 9, 1, 6, 4
Đông tứ trạch Khảm Ly Chấn Tốn trong Lạc Thư có số là : 7, 3, 8, 2
Ngũ Hành tiên thiên vốn là :
1 – 6 là thủy ở phương Bắc; 4 – 9 là Kim ở phương Tây.
2 – 7 là hỏa ở phương Nam; 3 – 8 là Mộc ở phương Đông.
1 – 6 – 4 – 9 tổ hợp thành Kim Thủy tương sinh .
2 – 7 – 3 – 8 tổ hợp thành Mộc Hỏa tương sinh.
Bởi thế Tây tứ trạch là các cục Kim Thủy tương sinh; Đông tứ trạch là các Cục Mộc hỏa tương sinh.

2. Sự phối hợp bốn trạch Đông hoặc tây phù hợp quy luật hợp ngũ , hợp thập, sinh thành của Hà Lạc:

Tây Tứ Trạch ( Càn Khôn Cấn Đoài ) :
Càn 9 với Đoài 4 , Khôn 1 với Cấn 6 tức là 1 – 6 , 4 – 9 sinh thành Cục của Hà Đồ.
Càn 9 với Khôn 1 , Đoài 4 với Cấn 6 tức là hợp lại thành 10. ( 10 tức là một mang ý nghĩa quay về với Đạo )
Càn 9 với Cấn 6 , Khôn 1 với Đoài 4 là hợp thành 15, hợp thành 5 tức là Lạc Thư âm dương giao cấu Cục.
Đông Tứ Trạch ( Ly Khảm Chấn Tốn ) :
Khảm 7 với Tốn 2 , Ly 3 với Chấn 8 tức là 2 – 7 , 3 – 8 Hà Đồ sinh thành Cục.
Khảm 7 với Ly 3 , Chấn 8 với Tốn 2 , hợp lại thành 10 đối đãi, Thủy Hỏa tương xạ, Lôi Phong tương bạc Cục.
Khảm 7 với Chấn 8 , Ly 3 với Tốn 2 , hợp lại thành 15 , 5 tức là Lạc Thư âm dương giao cấu Cục.

3. Đông Tây Trạch phù hợp quy luật Âm Dương tương phối :

Theo Tiên Thiên Bát Quái có thể thấy :
Càn Đoài là lão Dương; Khôn Cấn là lão Âm.
Tốn Khảm là thiếu Dương; Chấn Ly là thiếu Âm.
Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài là lão Dương phối lão Âm.
Đông tứ trạch Ly Khảm Chấn tốn là thiếu Dương phối thiếu Âm.
Phù hợp quy luật “Lão phối lão , thiếu phối thiếu, âm dương tương phối là ý tốt”
Tổng hợp lại các diều phân tích ở trên chúng ta có thể thấy Bát Trạch phái lý luận xuất phát từ Tiên Thiên Hà Đồ Bát Quái, nhưng ứng dụng vào phương vị Hậu thiên bát quái. Nó rất có Dịch lý! Có thể nói trong Phong Thủy Học thì ứng dụng ở tầng 1 là dùng Bát Trạch Pháp. Tầng thứ hai là dùng Tam Nguyên long Tam Nguyên Quái để tiến hành. Tầng thứ 3 là dùng thuyết Nguyên Vận, Linh Chính, Giao cấu cùng Long Sơn Hướng Thủy phối hợp để làm. Mỗi bước tiến qua một tầng lại ẩn chứa nhiều điều bí mật. Ở tầng thứ 2 và 3 thường là mật truyền , thế nhân biết được rất ít. Bát Trạch phái là một học phái phong thủy rất cổ lưu truyền rất rộng rãi, là tầng thứ nhất khi tác pháp. Thông thường khi truyền pháp trong Bát Trạch thường truyền kỹ thuật mà không truyền nguyên lý khiến cho người học sinh ra nghi ngờ, vu cho là ngụy pháp. Hiện nay xã hội thật giả lẫn lộn, cỏ lúa cùng mọc , cho nên tôi mạnh dạn chia sẻ bí mật nguyên lý của Bát Trạch Phái cho mọi người được rõ . Trước hết trợ duyên cho các học giả có thêm niềm tin và kiến thức tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về Bát Trạch Phái ( Còn rất nhiều bí mật xung quanh các pháp ứng dụng của Bát Trạch ). Thứ nữa chiêu tuyết án oan nghìn năm “Ngụy Pháp” cho Tổ Sư Đường Nhất Hạnh của phái Bát Trạch.

Chú Thích : Ngụy Pháp là từ được “Thẩm Thị Huyền Không Học” dùng để chỉ lý luận Bát Trạch của Đường Nhất Hạnh thiền sư.

Thế Anh.
 
;