Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Bài 11





BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

Như đã trình bày ở trên: Phương pháp Bát trạch là một trong bốn yếu tố tương tác quan trọng tác động đến ngôi gia và con người ở trong ngôi gia đó. Phương pháp Bát trạch tương đối phổ biến trong ứng dụng phong thủy vào kiến trúc và xây dựng, sửa chữa phong thủy ngôi gia.
Bởi vậy, phuơng pháp ứng dụng Bát trạch Lạc Việt được giảng đầu tiên trong Phong thủy Lạc Việt, không những vì tính phổ biến của nó mà còn là vì tính căn bản của tri thức phong thủy.


I - PHÂN CUNG TRONG BÁT TRẠCH

Phương pháp Bát trạch là một trong những phương pháp ứng dụng trong Phong thủy Lạc Việt. Phương pháp Bát trạch nhằm ứng dụng sự tương tác giữa các phương vị trong phong thủy liên quan đến con người, thông qua cấu trúc nhà. Trên cơ sở đã định tâm nhà và gia thổ trong Bát trạch.
Bắt đầu từ tâm nhà hoặc gia thổ mnà chúng ta đã xác định ở trên, người ta chia mặt phẳng tỷ lệ diện tích làm 8 phương vị theo Bát trạch là:

1) Bắc: Từ 337, 5 độ - 0độ (Chính Bắc) - 22, 5 độ; 

Quái Khảmquản.
2) Đông Bắc: 22,5 độ - 45 độ (Chính Đông Bắc) - 67, 5 độ. Quái Cấnquản.
3) Đông: 67,5 độ - 90 độ (Chính Đông) - 112,5 độ. 
Quái Chấnquản.
4) Đông Nam: 112, 5 độ - 135 độ (Chính Đông Nam) - 157, 5 độ.
Quái Khônquản.
5) Nam: 157, 5 độ - 180 độ (Chính Nam) - 202,5 độ.
Quái Lyquản.
6) Tây Nam: 202,5 độ - 225 độ (Chính Tây Nam) - 247.5 độ.
Quái Tốnquản .
7) Tây: 247,5 độ - 270 độ (Chính Tây) - 292, 5 độ. 
Quái Đoàiquản.
8) Tây Bắc: 292,5 độ - 315 độ (Chính Tây Bắc) - 337, 5 độ. 
Quái Cànquản.

Trong 8 phương vị trên đây - gọi là Bát Trạch - lại phân biệt làm hai loại là Tây Tứ trạch và Đông tứ trạch.

I - 1: Đông trạch gồm 4 trạch sau:

KHẢM - CHẤN - LY - TỐN

Tức là gồm:
Chính Bắc - Chính Đông - Chính Nam và Tây Nam

I - 2: Tây trạch gồm 4 trạch sau: 

ĐOÀI - CÀN - CẤN - KHÔN

Tức là gồm:
Chính Tây - Tây Bắc - Đông Bắc và Đông Nam
Xin xem hình minh họa dưới đây:

Anh chị em thân mến,
Qua bài giảng trên, anh chị em cũng nhận thấy rằng: 
Sự khác biệt của phân cung Bát Trạch Lạc Việt chỉ khác sách cổ chữ Hán ở cung Đông Nam và Tây Nam. Đông Nam theo Bát trạch Việt là cung Khôn thuộc Tây trạch. Nhưng Theo sách Hán cổ là cung Tốn thuộc Đông trạch. Tây Nam theo Bát trạch Việt là cung Tốn thì sách Hán cổ là cung Khôn.

Sự khác biệt này chính là kết quả nghiên cứu, minh chứng cho lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến nhân danh tiêu chí khoa học. Sách Hán đã sai lầm ở điểm này. Đây cũng chính là sự ứng dụng nhất quán nguyên lý căn để :"Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" . Tính khoa học của Hậu Thiên Lạc Việt không chỉ dừng lại ở sự phù hợp với tiêu chí khoa học cho việc lý giải hợp lý hầu hết những yếu tố liên quan mà còn là sự chính xác trên thực tế ứng dụng. Sau này khi đi sâu vào những bài học tiếp theo và ngày càng nâng cao, anh chị em sẽ càng nhận thấy tính khoa học, tính hợp lý và tính thực tế của Bát trạch Lạc Việt.

Phương pháp phân cung theo Bát trạch Lạc Việt này tiếp theo phương pháp định tâm , mà trong phong thủy thường gọi là: Định tâm, phân cung, điểm hướng .
Trên cơ sở qui ước về phân cung như trên, chúng ta dùng La bàn, hoặc La kinh để xác định hướng nhà và kết hợp với tâm nhà để phân cung trên diện tích nhà, hoặc đất. Chúng ta sẽ học những điều này trong bài học tiếp theo đây. 
II - CUNG PHI TRONG BÁT TRẠCH

Trong phong thủy - đặc biệt ứng dụng nhiều trong Bát trạch - người ta chia con người làm hai dạng là 
Đông tứ cung và Tây tứ cung theo các quái ứng với Đông tứ trạch và Tây tứ trạch.

Người Đông tứ cung ứng với Đông tứ trạch gồm các quái sau đây:
Khảm - Chấn - Ly - Tốn.

Người Tây tứ cung ứng với Tây tứ trạch gồm các quái sau đây:
Càn - Đoài - Cấn - Khôn.

Đối với người Đông tứ cung thì bốn hướng tốt của họ ứng với Đông tứ trạch và xấu với Tây tứ trạch. Ngược lại với người Tây tứ cung thì bốn hướng tốt của họ ứng với Tây tứ trạch và xấu với Đông tứ trạch.




Trong sách Bát trạch Minh cảnh từ nguồn gốc Hán có một bảng lập thành sẵn và người học theo phương pháp này cứ thế ứng dụng, tra bảng để biết người sinh năm nào ứng với cung nào. Từ đó định phương vị thích hợp cho gia chủ, mà không cần biết nguyên lý và phương pháp tạo nên bảng lập thành đó.
Nếu cứ theo cách này của Bát trạch minh cảnh từ cổ thư chữ Hán thì chúng ta chỉ cần theo bảng lập thành của
 Bát trạch Lạc Việtsau đây. Trong bảng lập thành này khác với bảng có nguồn gốc Hán là sự đổi chỗ của Đoài - Ly trong Đông Tây tứ cung. 
Tức là: 
Người cung Đoài trong sách Hán thành người cung Ly trong sách Việt và ngược lại. Còn hoàn toàn giống nhau.


Nhưng với một mục đích hướng dẫn anh chị em trở thành những nhà nghiên cứu trong tương lai về Phong Thủy Lạc Việt - nhằm phục hồi lại những giá trị văn hiến trải gần 5000 năm của tổ tiên - tôi trình bày rõ về nguyên lý và phương pháp lập thành bản phân cung cho tuổi người ở bảng qui ước trong bài sau đây.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;