Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Bài 5



ĐỊNH TÂM NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

I - Mục đích của định tâm nhà

Phương pháp xác định trọng tâm trong Phong thuỷ - cũng như trong các phương pháp tiên tri - là 
cực kỳ quan trọng và làviệc đầu tiên phải làm. Bởi vì, xác định trọng tâm chính là xác định vị trí trong không gian của vật chịu tương tác trong phong thuỷ vàcác yếu tố tương tác liên quan qua phương vị trong phong thủy; hoặc sự kiện cần tiên tri.
Trong tiên tri, để định vị phương hướng xảy ra sự kiện, thì tâm chính là vị trí nơi ở của nhà tiên tri - nếu sự kiện tiên tri xảy ra trong nước. Nếu ở ngoài nước thì chính là thủ đô của quốc gia mà nhà tiên tri đó cư ngụ. Đây là phương pháp của tôi đề xướng và đã được ứng dụng có hiệu quả vì tính hợp lý và khoa học của nó. Phương pháp này cho đến nay đã được những nhà nghiên cứu lý số thừa nhận. Vậy trong phong thuỷ thì sự xác định vị trí tâm nhà là yếu tố cực kỳ quan trong. Vì trong phong thuỷ sự tương tác từ không gian sẽ cần đến vị trí đúng trong không gian của vật chịu tương tác. Bởi vậy, định được tâm nhà sẽ là cơ sở cho việc phân cung điểm hương trong các phương pháp ứng dụng của phong thủy lên ngôi gia. Định tâm sai, nhẹ thì sẽ giảm hiệu quả của các phương pháp Phong Thủy, nặng thì có thể gây nguy hại khôn lường. Đó cũng là lý do mà tôi dành hẳn một bài riêng về vấn đề này.
II - Các phương pháp định tâm nhà trong phong thủy phi Lạc Việt từ xưa đến nay
Nhưng trong tất cả các sách vở về Phong Thuỷ lưu truyền từ xưa cho đến nay, đều không đặt ra vấn đề này. Sách xưa sở dĩ không đề cập đến, một phần vì do thất truyền những lý thuyết căn bản của phong thuỷ Lạc Việt và phần nữa tôi cho rằng: Các căn nhà xây theo kiến trúc Đông Phương cổ phần lớn đều tuân theo những hình kỷ hà mang tính cân đối. Bởi vậy sự định tâm đã được mặc nhiên xác định. Nhưng khi cuộc sống hiện đại ở các đô thi phát triển thì các căn hộ có hỉnh thể phức tạp và nhiều tầng. Do thiếu một nguyên lý căn bản làm kim chỉ nam, nên khi có thay đổi trong các cấu trúc hiện đại so với cấư trúc cổ, đã khiến các phong thuỷ gia lúng túng về phương pháp ứng dụng. Những vấn nạn của Phong thuỷ hiện đại chính là vấn đề định tâm nhà và phân quái trong các tầng nhà (Theo phương pháp “Dương trạch tam yếu”).


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

Hình 1

Hình 2

Hình 3
Cách định tâm nhà ở trên là sai. Bởi vì khi dùng hình biểu kiến thì đó là tâm hình biểu kiến chứ không phải tâm thực sự của mặt bằng nhà, hoặc tỷ lệ mặt bằng nhà.. Sự sai lệch này sẽ là không đáng kể nếu các khối hình thể riêng liên quan đến hình thể nhà có sự chênh lệch không lớn (Như thí dụ ở hình 1), nhưng sẽ rất nguy hiểm vì sự chệnh lệch lớn (Như thí dụ ở hình 2 và 3). Bởi vì, sự định tâm nhà sẽ quyết định sự phân cung trong toàn bộ hình thể khu đất và căn nhà. Nếu cần trấn yểm thì sự định tâm nhà đúng sẽ cho ta vùng phương vị đúng để trấn yểm; sự định tâm sai sẽ gây ra sự trấn yểm sai….
Định tâm nhà trong phong thủy nói chung hiện nay vẫn là một vấn đề nan giải vì tính thất truyền của Phong thủy Lạc Việt, kể từ khi nền văn hiến kỳ vĩ của người Việt sụp đổ ở miền Nam sông Dương Tử. Nhưng việc định tâm nhà là hết sức quan trong và là bước căn bản đầu tiên để ứng dụng tất cả các phương pháp trong Phong Thủy nói chung và Phong Thủy Lạc Việt. Không định được tâm - kể cả trong Âm trạch và Dương trạch – thì sẽ không xác định được phương vị. Không xác định được phương vị thì căn cứ vào đâu để ứng dụng. Trong cổ thư chữ Hán không hề nói đến điều này và các phong thủy gia hiện đại đã định tâm một cách rất tùy tiện. Bài tham khảo viết dưới đây của Phong Thủy sinh trên trang web huyenkhong.com cho thấy sự nghiên cứu định tâm nhà vẫn là một điếu nan giải trong Phong thủy nói chung, do không nắm bắt được bản chất của vấn đề.

Phương pháp định tâm trong Phong thủy hiện đại
Nguồn Huyenkhong.com
Tâm nhà cũng như hướng nhà là một căn bản mà người học phong thủy lẫn người muốn xem phong thủy cần biết . Nếu lấy hướng sai thì xem phong thủy sẽ sai, nếu lấy tâm nhà sai thì xem phong thủy cũng sai .
Đại đa số những thầy phong thủy đều dựa vào kinh nghiệm của mình và mức phán đoán của mình mà chọn tâm nhà . Mức độ chính xác dựa theo cách này thì tùy theo kinh nghiệm của mỗi người .
Nhưng nếu dựa vào bản vẽ và toán học để tìm tâm nhà thì mức độ chính xác sẽ cao và không phân biệt giữa người không có kinh nghiệm và người có kinh nghiệm .
Tâm nhà trong phong thủy gọi là thái cực và cũng có nhiều người gọi là thiên tâm. Thái cực là danh từ dùng chung cho các tâm điểm chứ không riêng về tâm nhà. Mọi vật đều có thái cực và ý nghĩa của thái cực là điểm giửa của các vật, nơi mà vật đó phụ thuộc vào để giử căng bằng .
Sau đây là cách tìm thái cực (hay tâm điểm) cho các vật có hình thức căn bản


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
Trường hợp nhà có hình dạng hổn tạp, kết hợp các hình thức đơn giản tạo ra một hình thức hổn tạp như hình chử L, U, nhà có nhà xe lồi ra v.v. Thì có thể dùng toán học để tìm tâm điểm của hình dạng đó .
Trước hết phải hiểu rỏ công thức tìm tâm điểm giửa hai vật dựa theo công thức trong lý học.

Một dạng nhà ta thường gặp là hình chử L và củng có nhiều người thắc mắc về cách tìm tâm điểm của dạng nhà này . Sau đây là cách tìm dựa theo những căn bản ở trên :
1. Chia nhà ra thành hài hình,
2. Tính diện tích của mổi hình
3. Lấy tâm điểm của mổi hình
4. Tìm khoảng cách giửa hai tâm điểm
5. Dùng bài tính tâm điểm của hai vật trên để tìm thái cực

Phong Thủy Sinh
Qua bài viết trên của Phongthủysinh cho thấy nhà nghiên cứu này chỉ thay tên tâm nhà bằng từ Thái Cực và cũng không hề đưa ra một khái niệm cụ thể về tâm nhà để từ đó định hướng được phương pháp tính tâm nhà. Nếu các anh chị em tham khảo các sách xuất bản liên quan đến phong thủy có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán và hiện đại đều không hề có định nghĩa về tâm nhà. Vậy căn cứ vào đâu để định hướng? Ngay điều tưởng như đơn giản này đã chỉ ra tính thất truyền của văn hiến Việt và sự thiếu hụt, sai lệch trong sự tiếp thu của nền văn minh Hán từ hàng ngàn năm trước.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
III - Phương pháp định tâm theo Phong thuỷ Lạc Việt
III - 1: Định nghĩa tâm nhà theo Phong thủy Lạc Việt:

Phong thuỷ Lạc Việt quan niệm rằng: Vạn vật đều có sự tương tác. Đây là một nguyên lý được xác nhận của khoa học hiện đại. Và Phong thuỷ chính là phương pháp hiệu chỉnh sự tương tác đó lên nơi ở của con ngưởi, trên cơ sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danmh nến văn hiến huyền vĩ Việt. Xuất phát từ nguyên lý khoa học trên thì vị trí căn bản chịu tương tác mạnh nhất chính là vị trí trọng tâm của hình thể chịu tương tác. Do đó, phong thuỷ Lạc Việt coi phương pháp tính đúng trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc miếng đất là bước đầu tiên quan trọng trong việc ứng dụng phong thuỷ. Định nghĩa trọng tâm của đồ hình diện tích căn nhà - hoặc miếng đât theo Phong thuỷ Lạc Việt là:
Trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc đất trong phong thuỷ Lạc Việt chính là điểm tạo sự cân bằng cho đồ hình đồng dạng của nó trong không gian.

Anh chị em xem hình minh họa dưới đây:



Nếu hình thể đồng dạng của diện tích nhà hoặc đất, được thể hiện bằng vật thể đồng chất thì trọng tâm của nó chính là điểm cân bằng khi ta treo nó trong không gian chính vào điểm ấy.III - 2: Phương pháp tính trọng tâm hình thể nhà.
III - 2 - 1: Vẽ sơ đồ nhà theo tỷ lệ qui ước:

Khi tiến hành ứng dụng phương pháp phong thuỷ cho một ngôi nhà hoặc một cuộc đất, để biết trọng tâm nhà, chúng ta phải vẽ lại sơ đồ hình thể diện tich ngôi nhà đó theo một tỷ lệ quy ước. Việc làm này tương tự như một kỹ sư kiến trúc vẽ kiểu nhà.
III - 2 - 2: Phương pháp căn bản trong tính trong tâm

III - 2 - 2 - 1: Nếu ngôi nhà hoặc cuộc đất nằm trong các hình thể kỷ hà tự nó đã mang tính cân đối hình học như: Hình vuông, chữ nhật, lục giác, hình bình hành, tròn …vv… thì trong tâm là giao điểm hai đường chéo. Trong trướng hợp là hình tam giác thì trọng tâm của hình tam giác chính là giao điểm của ba đường trung tuyến.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
III - 2 - 2 - 2: Nếu ngôi nhà hoặc cuộc đất có hình thể phức tạp thì chúng ta phải làm từng bước sau đây:

a - Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để tính trọng tâm và diện tích từng hình.
b -Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối trọng tâm của từng hình.Trọng tâm chung của khối liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này.
c - Trọng tâm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích hai hình liên kết.

Thí dụ: hình đồng dạng tỷ lệ với nền nhà có hình thể và kích thước như hình dưới đây.

Tiến hành từng bước theo a – b – c ở trên, ta lần lượt có:

a – Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để có thể tính trọng tâm và diện tích từng hình


Trên cơ sở hai hình đã phân này, chúng ta dễ dàng có trọng tâm từng hình: 
- Hình lớn có diện tích là: 6 x 20 = 120
- Hình nhỏ có diện tích là 5 x8 = 40.
b- Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối tâm của chúng. Trọng tâm chung của khối liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này.



<!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->
c -Trọng tâm nằm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích hai hình liên kết.
Chúng ta có tỷ lệ diện tích hai hình trên là:
40 / 120 = 1/ 3. Cộng 1 với 3 = 4 .
Như vậy, chúng ta có trọng tâm nằm ở vị trí 1/ 4 chiều dài đường nối tâm – theo tỷ lệ nghịch như sau:
Dùng thước đo cụ thể chiều dài đường nối tâm trên hình vẽ. Sau đó chia làm 4 phần. Lấy điểm 1/ 4 chiều dài về phía có diện tích lớn. Đây chính là trọng tâm của khối hình này

Trên đây, chúng ta đã quán xét phương pháp tính trọng tâm một hình tương đối đơn giản. Trong trường hợp gặp những hình phức tạp như hình dưới đây thì chúng ta cũng tiến hành tường bước theo phương pháp cơ bản trên.a - Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để tính trọng tâm và diện tích từng hình. Chúng ta phân thành các hình kỷ hà trong đồ hình trên là:* Hình chữ nhật ABEF có diện tích là 28 .

* Hình tam giác BCE có diện tích là 10.
* Hình tam giác CDE có diện tích là 5
* Tứ giác ABEF có diện tích 28


b - Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối tâm của chúng. Trọng tâm chung của khối liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này. Chúng ta thực hiện từng bước như sau:

* Vẽ hai đường trung tuyến của tam giác BCE, ta có trọng tâm của tam giác này là “m”.
* Vẽ hai đường trung tuyến của tam giác CDE, ta có trọng tâm của tam giác này là “n”.

c - Trọng tâm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích hai hình liên kết.

* Nối trọng tâm của hai tam giác , ta có đường nối tâm là “mn”. Tỷ lệ giữa hai hình là ½. Trọng tâm nằm trên đường nối tâm có vị trí tỷ lệ nghịch với diện tích hình lien kết. Tức là nằm ở vị trí 1/ 3 chiều dài của đường nối tâm “mn”. Như vậy, chúng ta có trọng tâm của hình tứ giác BCDE nằm ở vị trí S.

* Sau đó chúng ta lại lặp lại quy trình và c) để tiếp tục tìm trọng tâm của toàn khối hình.

* Tìm trọng tâm của hình chữ nhật ABEF bằng cách nối hai đường chéo AE và BF.

* Nối trọng tâm của ABEF với điểm S của BCDE.

* Chia tỷ lệ của diện tích ABEF cho BCDE, ta có:

28/ 15 = 1.87.

Cộng với 1 ta có 2.87.

* Dùng thước đo chiều dài thực tế của đường nối tâm chia cho 2.87 ta có một con số thực. Thí dụ: Thực tế đo được là 57.4 mm (Chúng ta có thể lấy bất cứ đơn vị đo nào – cm , hay mm để làm số chia). Lấy 57. 4 mm chia cho 2. 87 ta được 20 mm. Như vậy 20 mm chính là khoảng cách từ trọng tâm hình ABEF đến trọng tâm của toàn bộ hình cần tìm ABCDF.



<!--[endif]-->
Tương tự như vậy, chúng ta có thể tìm trọng tâm của bất cứ hình nào, mà chúng ta có thể phân ra các hình kỷ hà để có thể lấy trọng tâm từng hình.

Lưu ý:
* Chúng ta không thể làm chính xác tuyệt đối. Bởi vậy, có thể gia giảm trong khả năng có thể và làm tròn số trong khi làm các phép tính.
* Thông thường chúng ta hay gặp các trường hợp ứng dụng phong thuỷ nhà ở đô thị, nên thường có cấu trúc theo hình hình học. Có thể dễ dàng ứng dụng theo phương pháp trên. Trường hợp ở nông thôn, hay trang trại, chúng ta căn cứ trên hình thể miếng đất đã qui định trong sổ Địa chính (Sổ đỏ) để định tâm.
Anh chị em thân mến.
Định tâm trong phong thủy là yếu tố cực kỳ quan trong và là sự phục hổi của Phong Thủy Lạc Việt.
Anh chị em cần cố gắng nắm vững kiến thức cơ bản này.
Trên cơ sở xác định tâm trong ngôi gia và gia thổ, chúng ta sẽ quán xét tới việc phân cung điểm hướng để xác định phương vị tốt xấu và ứng dụng các kiến thức phong thủy trong kiến trúc và cải tạo nhà ở.



<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;