Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Thanh long và bạch hổ trong phong thủy

Có 4 vật được người đời mệnh danh là tứ linh gồm:

1. Tả Thanh Long (rồng xanh ở bên trái). (Động)

2. Hữu Bạch Hổ (hổ trắng ở bên phải). (Tĩnh)

3. Tiền Chu Tước (con chim trĩ màu đỏ ở phía trước).

4. Hậu Huyền Vũ (sao huyền vũ ở phía sau).
Trong đó: (theo chiều từ trong nhà ra ngoài cửa)
- Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ, có màu trắng (bạch) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.

Trong Phong thủy, Bạch Hổ tương ứng với thế đất cao

- Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng, thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng, có màu xanh, màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân.

Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.

Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, ... nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.

Trong phong thủy, đại long mạch thì Thanh Long tương ứng với các dãy núi dài, hoặc dòng sông dài. Chẳng hạn với thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) thì sông Hồng chảy ở phía Đông là thế Thanh Long. Đối với kinh thành Huế thì cồn Hến ở giữa sông Hương, ở về phía đông là Thanh Long.
Một số lưu ý về Phong thủy khi sử dụng Thanh Long, Bạch Hổ:
Tả Thanh Long, hóa giải tiểu nhân

Nếu đặt Thanh Long (Rồng Xanh) ở hướng rồng của ngôi nhà thì những kẻ tiểu nhân không dám gây sự quấy nhiễu. Hay khi hướng Bạch Hổ của ngôi nhà khí vận Phong Thủy quá xấu, thì nên bày Thanh Long ở hướng rồng, để hóa giải tai ách do Bạch Hổ gây ra.

Là con vật đứng đầu trong các loài thú lành, nên ngoài việc hóa sát nó còn tăng cường phát huy quyền lực, người có chức vụ cao dùng nó có hiệu quả càng lớn. Bên cạnh đó, Thanh Long rất phù hợp cho người làm việc hành chính hoặc hoạt động chính trị, giúp chống lại những lời dèm pha và tăng cường quyền uy. Có thể đặt Thanh Long bằng ngọc (tốt nhất), bằng đá, bột đá… ở góc trái bàn viết tượng trưng cho Tả Thanh Long. Và để loại bỏ hết những khó khăn, trở ngại do bọn tiểu nhân gây ra thì rồng xanh còn có thể bày ở bên trái nhà ở, như vậy hiệu quả sẽ càng tốt hơn.

Sách có câu: “Tiểu nhân hưng ba trở trệ đa, Thanh Long nhất điều khứ kỳ ác”, nghĩa là "nếu bị kẻ tiểu nhân tác oai tác quái gây khó khăn ách tắt, thì hãy dùng một con rồng xanh trừ khử hết mọi điều xấu do nó gây ra".

Vì Thanh Long được coi là một loại thú lành, người ta đồn rằng nếu như người đàn bà nào trước khi sinh nở mà nằm mơ thấy rồng, thì đứa bé trai được sinh ra chắc chắn sẽ hơn người.

Tuy nhiên muốn trưng Thanh Long để tránh tiểu nhân thì phải trưng vào dịp ngũ long nhật, cụ thể là các ngày “Giáp Thìn”, “Bính Thìn”, “Mậu Thìn”, “Canh Thìn” và “Nhâm Thìn” thì hiệu quả mới nổi bật.

Một số lưu ý về Rồng trong Phong Thủy

- Khi trưng bày không nên đặt hướng đầu Rồng về phòng ngủ, nhất là phòng ngủ trẻ em.

- Rồng là biểu tượng của Hoàng đế, của người quân tử. Rồng có khả năng dùng hơi thở thổi ra nguyên khí trời đất, nguyên khí này chính là nền tảng của học thuật Phong Thuỷ.

- Hình dạng của núi sông, thung lũng, các khối nhà, đường xá đều có liên quan đến các bộ phận của Rồng như đầu, mình, thân, đuôi, móng vuốt và viên ngọc rồng từ đó ảnh hưởng đến vị trí Phong Thuỷ.

- Rồng có sức mạnh tạo ra tiết khí, mưa giông, ánh sáng từ mặt trời, gió biển và đất đai. Rồng biểu trưng cho năng luợng của đất trời, là vật siêu phàm của Phong Thuỷ.

- Rồng bằng ngọc, đá quý mang nguyên khí Thổ, trong vận 8 là cát khí đem lại sự may mắn về công danh, tài lộc. Bày ở các hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc trong phòng khách hoặc phòng làm việc,ở cửa hàng kinh doanh buôn bán.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;