Xí Sở Phong Thủy
Nhà ở nhất thiết phải có chỗ tiêu thoát nước thải và nhà vệ sinh , đó là nơi tiêu thoát và tích chứa nước bẩn , trong toàn thể bố cục nhà thì vị trí đặt nhà vệ sinh và chỗ tiêu thoát nước bẩn có quan hệ rất lớn đến sức khỏe , tài vận của toàn bộ nhà, đường nước thải cần nhất là đi ở khu vực ngoại vi của nhà ở , bể phốt cũng nên tránh khỏi ngoại vi nhà từ 3m trở nên thì sẽ giảm được cái xấu .
Bố trí nhà vệ sinh và đường thoát nước quan hệ rất mật thiết tới sinh hoạt hàng ngày của chúng ta ,trong Tướng Trạch ( Học thuật về Phong Thủy Hình Thế ) cho rằng nó có liên quan đến sức khỏe và tài vận , nhà vệ sinh là nơi tàng chứa uế khí , là nơi mọi người bài tiết các chất thải , do đó dễ ảnh hưởng tới khả năng tư duy của chúng ta nếu ở gần quá . Nhà Cầu , Phòng Tắm , Đường thoát nước đều thoát nước bẩn bằng các đường ống , nên những người nghiên cứu thiết kế các hạng mục này rất cần chú ý đến đường đi của các đường ống này . Có một số người muốn tiết kiệm nguyên liệu nên đã tìm cách rút ngắn các đường thoát nước bẩn này bằng cách cho đi thẳng qua trung tâm nhà ra ngoài . Đây là một điều tối kỵ trong học thuật Phong Thủy cũng như các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường hiện nay . Tuyệt đối tránh phạm phải . Nó dễ đưa lại các bệnh tật cho người trong nhà , tài vận suy sụp , thậm chí đưa đến đột tử khi ngủ do sự thẩm thấu các khí độc hại qua nền nhà tác động vào con người trong một số điều kiện đặc biệt ( Như thời tiết oi bức , người đang lúc ốm yếu ) . Hơn nữa cửa lớn là nơi cúng ta đưa khí tốt vào nhà , nếu để nước thải đổ ra đây thì vô tình cúng ta lại đưa hơi khí độc của nó ngược trở vào nhà làm ô nhiễm không khí trong toàn bộ nhà . Điều này đôi khi chúng ta không để ý ( Vì chưa chắc đã có dấu hiệu gì rõ ràng ) . Không phải đến nay người ta mới quan tâm đến khu vực vệ sinh trong kiến trúc nhà ở . Từ rất lâu rồi đã có vô số đề cập của khoa học Phong Thủy ( Tức là môn Kiến Trúc của người xưa ) đề cập đến vấn đề này . Xin dẫn chứng vài ví dụ sau :
“Phong Thủy Tạp Luận” nói kỵ đặt nhà xí tại Đông Bắc ( Cung Cấn – Quỷ Môn ) Tây Nam ( Cung Khôn – Âm Môn ) đây là 2 cũng có âm khí rất nhiều nên nếu đặt nhà vệ sinh nơi này dễ dẫn đến trong nhà tích tụ quá nhiều âm khí dễ này sinh bệnh tật .
“Hà Lạc Tinh Uẩn .” viết : Kỵ đặt nhà vệ sinh tại trung ương ( Nhà hoặc phòng ) vì trung cung là chủ quản khí trường 8 cung còn lại nên nếu nó ô nhiễm thì thật tồi tệ .
“Bát Trạch Minh Kính” cho rằng : Nhà vệ sinh kỵ đặt ở phía Nam là cung Ly hành hỏa , biểu chưng cho Danh Tiếng , Phát triển .
“ Trạch Kinh .” đồng một quan điểm với “Hà Lạc Tinh Uẩn .” cho rằng không nên đặt nhà vệ sinh nơi trung cung nhà .
“Hám Long Kinh” chủ trương không quay cửa phòng vệ sinh về phía Tây cung Đoài ( Thiếu Nữ – Cũng là Bạch Hổ ) và Phía Bắc hành thủy . Dễ phạm Kim Thủy Dâm Tình , hoặc bệnh về thận .
Trong thực tế nếu bể phốt chúng ta đặt cách ngoại vi nhà ở được 3m trở lên thì sự nguy hại của khu vệ sinh đã giảm đi rất nhiều rồi . Tuy nhiên do ngày nayđất chật người đông nên thường chỉ đặt cách nhà khoảng ½ m , hơn nữa có một thói quen rất dở là chúng ta hay đặt nhà vệ sinh nằm trong khu vực bếp nấu ăn . Đây là một sự nguy hại vì một cái rất cần sự vệ sinh an toàn , còn một cái lại rất ô nhiễm . Hai cái này không nên gần nhau . Theo quan điểm của Phong Thủy học nó sẽ gây hại cho phụ nữ trong gia đình và phát sinh các bệnh về tiêu hóa .
Ngoài các vấn đề đặt khu vệ sinh ở đâu trong bố trí kiến trúc nhà ở thì vấn đề bên trong nội thất nhà vệ sinh cũng rất quan trọng . Vấn đề này các sách cổ về Phong Thủy không đề cập chi tiết nhưng trải qua quá trình khảo sát cụ thể , người kiến trúc về Phong Thủy có thể dễ dàng rút ra một số kiến thức khá thú vị .
Hiện nay trong kiến trúc nhà ở , người ta có thói quen là nhét các khu vệ sinh vào những chỗ đầu
thừa đuôi thẹo , như gầm cầu thang , góc trong bếp , đầu cửa phòng ngủ giáp với cầu thang . Khu vệ sinh thường là cái được chú ý sau cũng trong quá trình thiết kế . Đây là cái sai lầm !
thừa đuôi thẹo , như gầm cầu thang , góc trong bếp , đầu cửa phòng ngủ giáp với cầu thang . Khu vệ sinh thường là cái được chú ý sau cũng trong quá trình thiết kế . Đây là cái sai lầm !
Khu nhà vệ sinh cần được coi trọng như các khu vực khác, nó cũng phải được dành ra một không gian thoáng đãng nhất định , tránh các trường hợp quá nhỏ mà bố trí quá nhiều thứ :
Nào bồn cầu , chậu rửa mặt , bồn tiều , máy giặt , thậm chí cả một cái bồn tắm trình ình được nhét trong một diện tích chưa đầy 4 m2 . Nếu các diện tích không cho phép mở rộng chúng ta cần chia nhỏ các chức năng này một cách hợp lý . Như tách phòng tắm ra khỏi chỗ đi vệ sinh , để nó trở thành hai hạng mục riêng biệt có diện tích hợp lý . Bởi nếu quá nhiều đồ trong diện tích nhỏ dễ tạo thành các góc khuất cản trở sự lưu thông của dòng khí dẫn đến tích tụ khí uế tạp , trần
cũng nên thiết kế cân đối không quá cao tạo cảm giác bất an , cũng không quá thấp tạo sự đè nén của khí trường . Đối với sự sắp đặt bên trong nên lưu ý : Bồn tắm nên bố trí khi sử dụng mặt phải quay ra nhìn được cửa , bồn cầu thì tránh nhìn trực diện với cửa , trong nhà vệ sinh nên có các thiết bị khử mùi tiêu độc . Lắp quạt thông gió rất tốt , nhưng người ta thướng chỉ lắp một cái hút ra ngoài , thật ra nên lắp hai cái tại hai hướng khác nhau , một hút , một đẩy ra ( Đẩy ra ngoài nhà ) . Cánh cửa sử dụng cho phòng vệ sinh nên dùng loại cửa xếp mở sang một bên , vì khi dúng cánh cửa tấm lớn mỗi khi chúng ta đóng mở , vô tình chúng ta đã đẩy uế khí của phòng vệ sinh vào trong nhà , điều này đặc biệt xấu khi nhà vệ sinh nằm trong khu vực nấu ăn .
Nào bồn cầu , chậu rửa mặt , bồn tiều , máy giặt , thậm chí cả một cái bồn tắm trình ình được nhét trong một diện tích chưa đầy 4 m2 . Nếu các diện tích không cho phép mở rộng chúng ta cần chia nhỏ các chức năng này một cách hợp lý . Như tách phòng tắm ra khỏi chỗ đi vệ sinh , để nó trở thành hai hạng mục riêng biệt có diện tích hợp lý . Bởi nếu quá nhiều đồ trong diện tích nhỏ dễ tạo thành các góc khuất cản trở sự lưu thông của dòng khí dẫn đến tích tụ khí uế tạp , trần
cũng nên thiết kế cân đối không quá cao tạo cảm giác bất an , cũng không quá thấp tạo sự đè nén của khí trường . Đối với sự sắp đặt bên trong nên lưu ý : Bồn tắm nên bố trí khi sử dụng mặt phải quay ra nhìn được cửa , bồn cầu thì tránh nhìn trực diện với cửa , trong nhà vệ sinh nên có các thiết bị khử mùi tiêu độc . Lắp quạt thông gió rất tốt , nhưng người ta thướng chỉ lắp một cái hút ra ngoài , thật ra nên lắp hai cái tại hai hướng khác nhau , một hút , một đẩy ra ( Đẩy ra ngoài nhà ) . Cánh cửa sử dụng cho phòng vệ sinh nên dùng loại cửa xếp mở sang một bên , vì khi dúng cánh cửa tấm lớn mỗi khi chúng ta đóng mở , vô tình chúng ta đã đẩy uế khí của phòng vệ sinh vào trong nhà , điều này đặc biệt xấu khi nhà vệ sinh nằm trong khu vực nấu ăn .
Trong phòng vệ sinh ngoài việc trang trí cho đem lại cảm giác đẹp , sạch sẽ , nếu diện tích cho phép chúng ta co thể đặt thêm một số loại cây có sức sống tốt , nó đem lại sinh khí cho không gian và giúp giảm bớt khí độc .
Hệ thống tiêu thoát nước nên chú ý thật tốt để giảm tối đa sự tích tụ hơi ẩm trong nhà vệ sinh , xóa bỏ điều kiện phát triển mạnh của vi khuẩn .
Phong Thủy Nhà Xí 15 Điều Nên Tránh
- Nhà xí mà đối diện với phòng ngủ hoặc đối diện cửa phòng ngủ đối với sức khỏe rất bất lợi , trong nhà phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa hoặc lông tóc.
- Nhà xí đối diện cửa trước dễ phá tài , nếu đối diện với bồn cầu , tất tình trạng mất tiền càng nặng .
- Giường nằm ngang cửa nhà xí , hôn nhân dễ sinh chuyện xấu , vợ chồng hay tranh cãi , lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai vợ chồng , nếu xung
thẳng vào sẽ dẫn đến bệnh về long tóc hoặc đau đớn . - Đầu giường đầu trực tiếp xung vào nhà xí chủ ly tán trong tình cảm thường không muốn về nhà .
- Đầu giường dựa vào tường nhà vệ sinh , người trong nhà dễ gặp các chuyện thị phi , rất nhiều tiểu nhân bên mình .
- Nhà xí đối diện với cửa phòng bếpảnh hưởng đến sức khỏe
phụ nữ trong nhà , nếu gần trong phòng dễ gây bệnh về bệnh đường ruột . - Nhà xí đối phòng ăn , trong nhà thường không đủ người ăn .
- Nhà xí nên giữ cho luôn khô thoáng , nếu không dễ phát sinh âm khí.
- Nhà xí luôn đóng cửa sổ hoặc không có cửa sổ , uế khí tích tụ không tán , dẫn đến tụ âm khí , đưa dén gia đình bất hòa , ảnh hưởng nhà ở , nên đặt thực vật trong nhà để hóa giải .
- Tối kỵ nhà xí ở trung cung , dễ phá tài , trong nhà bệnh tật liên miên.
- Nhà xí quá gần cửa lớn dễ phá tài , trong nhà hay tranh cãi , muốn đỡ xấu nên thường đóng cửa .
- Trong nhà xí nên dùng các màu tươi sáng , không nên dùng các màu đen tối , bởi nhà xí vốn là nơi thiếu dương khí ,nếu dùng các màu tối thì giống như đổ dầu vào lửa , mời gọi âm linh .
- Cửa nhà vệ sinh không nên mở thường xuyên , sẽ làm tổn hại sức khỏe ,tốt nhất nên đóng thường xuyên . Tốt nhất nên dúng cửa rút .
- Nếu phải đi qua phòng bếp rồi mới vào nhà vệ sinh dễ gây ra các bệnh đường ruột .
- Nhà xí tương xung với ban thờ , hoặc thờ Thần Phật hoặc Tổ Tiên , gia trạch bất yên , dễ bị tiểu nhân ám hại
Ngày nay do đời sống ở đô thị rất cao nên người ta coi trọng việc xây dựn công trình phụ , tuy nhiên do chú trọng đến tính tiện lợi mà người ta thường đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ ,
gần vị trí giường ngủ , hoặc trong bếp nên dễ phạm vào các điều cấm kỵ mà không
biết .
gần vị trí giường ngủ , hoặc trong bếp nên dễ phạm vào các điều cấm kỵ mà không
biết .
Ngày xưa do nhà vệ sinh rất nặng uế khí nên các Cụ thường kiêng đặt nó ở nơi đầu gió .
Bồn cầu không nhất định phải có phương hướng mà cần linh hoạt đặt cho hợp .
Nhà xí chính xung với bếp , trong nhà phụ nữ bất an , nên cải tổ ngay .
Nhà xí xung với bàn học bàn công tác dẫn đến ngồi đó bất an.
Nhà xí xung với két đựng tiền , hao tài tốn của . Tốt nhất thì nên bố trí nó ở bên Bạch Hổ .
Nếu bắt buộc phải bố trí nhà xí ở sau ban thờ thì nên tránh đặt bồn cầu trực tiếp ở phía sau . Bếp cũng vậy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét