Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Bàn Về Chân Lý Thành Công Của Một Người

Người xưa nói: “Nhất mệnh, nhị vận, tam phong thủy, tứ tích âm công đức, ngũ độc thư.” Đây tuy là lời nói của những người không thành đạt trong khoa cử thời xưa, song cũng không phải không có cái đáng tin vậy. Mới bước chân vào đời, ai lấy đều tự tin vào mình, giàu có và chức quyền, nhưng nguyện với thực thật là xa nhau. Vậy cái lý nằm ở chỗ nào? Vương Sung đời nhà Hán trong Luận Hành có viết: “Hiền không Hiền, tài vậy; Gặp không Gặp, thời vậy.” xưa nay người tài không gặp thời thật nhiều thay; Tuy tài không hơn người mà hiển đạt cũng nhiều thay. Tô Đông Pha trong Giả Nghị Luận viết: “ Không có cái khó của tài, cái khó ở chỗ tự mình dùng được cái tài của mình. Tiếc thay phải sống giả để phù tá cho vương giả.” Nên nếu là đã vào đời thâm sâu, điều kiện để tin tưởng mình thành công, không chỉ cái tài hơn người mà thành công.

Nói về xã hội Thương Nghiệp hiện nay, thứ nhất cần có bản lĩnh; Thứ hai cần có tiền vốn; Thứ ba cần có cơ hội. Có bàn lĩnh mà không có tiền vốn cũng không có cơ hội, có vốn không có bản lĩnh cũng không xong, có bản lĩnh có tiền vốn mà không có cơ hội cũng khó thành công. Đó tức là nói Không Gian, Thời Gian, Nhân Gian tất cả đều hỗ tương phối hợp vậy.
Thanh Triều vào các đời vua Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh (1716 – 1797), Viên Mai người Tiền Đường Triết Giang, 12 tuổi cử mậu tài, 21 tuổi giữ chức Tuần Phủ Kim Thử Quảng Tây, làm bài Đồng Cổ Phú – bài Phú Trống Đồng, đặt bút là thành, không cần sửa lại, đúng là kỳ tài,
Đến khi mở khoa Bác Học Hồng Từ, dâng biểu lên, liền theo chiếu nhập kinh, quan chủ khảo ra đề mục, là Đại Học Chi Chu Tử Chú, Mai tuy đã đọc thông Tứ Thư, song với chú giải của Chu Tử thì không thường tụng đọc, nên miễn cưỡng tự mình làm chú giải, quan chủ khảo xem qua quyển của ông, cười nói: “Tài thì rất lớn, học lại chưa rộng vậy.” tiếp đến năm Càn Long thứ 3, ứng thi hương Thuận thiên, được Cử Nhân, sang năm sau khoa Kỷ Mùi thành Tiến Sĩ, chọn một đất tốt, thanh chế Hàn lâm tu tập Mãn Châu Văn,nắm Viện Sử Di Trực, tài năng kỳ lạ,lệnh trên xuống một tấu sớ rằng “Thông đạt chính thể, giả sinh lưu dã” ngồi chưa được chữ nhàn, cải phát Tri Huyện. Cho nên nói Hàn Lâm Thất Vận cải Tri Huyện là Viên Mai vậy.
Nay không nói chuyện xa xưa, hiện tại Hương Cảng được coi là đứng trong danh sách cự thương đại phú, có Lý Gia Thành. Lúc nhỏ thất học, 17 tuổi đến Hương Cảng, làm kẻ giúp việc trong chỗ buôn bán nhỏ, về sau khi thời vận đến, leo lên hàng Phú Hào của Hồng Kông. Cái mà gọi là Không Gian, Thời Gian, Nhân Gian phối hợp tương hỗ ấy là chỗ người xưa nói Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa phối hợp. Người xưa nói: “Có thể làm, mà chưa chắc có thể thành, có thể có bắt đầu mà có thể không có kết quả.” Lại nói: “Công cao chấn chủ là nguy đến thân; Danh cao hơn thiên hạ là tự mình không thể ngắm.” Gương xưa trong lịch sử Trung Quốc, vào thời Xuân thu, Ngũ Tử Tư vì cái án oan của cha và anh, Bạch Phát Quá Quan (Nghĩ một đêm bạc hết tóc nên cải trang thoát ra cửa ải) phò tá Ngô Vương Hạp lư, phá Sở vào Dĩnh (Kinh đô nước Sở), lật quan đánh xác (Khi đó Sở Bình Vương là người giết cha Ngũ Tử Tư là Ngũ Xa đã chết), về sau Ngô Vương sai trái, Tử Tư can ngăn không được, lui về không được, chết bị phanh thây. Trương Lương và Hàn tín cùng phò Hán Cao Tổ đánh Hạng Vũ, Trương Lương khi công thành liền thoái thân, Hàn Tín muốn lập danh, xưng vương, xưng bá cuối cùng bị nhà Hán chém ngang lưng. Còn như thời bây giờ cái chết Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu âu cũng là vết xe ngày xưa đó thôi. Tôi thật khâm phục Tăng Quốc Phiên, phò tá Mãn Thanh, sau khi diệt Thái Bình Thiên Quốc, trả lại binh quyền cho nhà Thanh, vì thế mà gương sáng có thể treo cao mãi, ấy cũng là cái học hàm dưỡng vượt trên mọi người. Đáng tiếc khi xưa xem bộ phim "Thái Bình Thiên Quốc" phần cuối nói về Tăng tiên sinh thì kịch bản có phần như chê trách. Đó thực sự là chưa thấu tình đạt lý vậy...!
Người Học Kham Dư Địa Lý đọc kỹ các điều cấm kỵ, trong đó có cái cảnh bảo không thể chỉ chú ý mưu đồ đại địa, cầu phú quý. Tất cần thêm thâm hiểu triết lý hành xử ở đời. Nên tôi nhắc lại: “Là học nên vun chắc gốc, không thể nhanh chóng để lấy dùng.”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;