Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Bài 18


Bài tham khảo
HƯỚNG KHÔNG VONG
Anh Chị Em thân mến,

Phương pháp Bát Trạch chú trọng đến Cung và Hướng, Cung gồm khoản rộng 45 độ, Hướng là chỉ phân độ cụ thể mà sách xưa gọi là "Tuyến". Tuy nhiên, dân gian thường không phân biệt được Cung và Hướng, chính xác là những phân độ cụ thể, cho nên dễ lầm lẫn phạm phải những tuyến gọi là "Bất khả lập tuyến", tức là hướng mà theo đó không thể chọn làm hướng nhà hay hướng mộ.

Cũng vì lẽ thường như đã nói, trên thực tế, khi nói đến chọn hướng nhà thì cụ thể chỉ quan tâm đến Cung hợp Mênh chủ mà không hoặc hiếm khi xét đến một cách chi tiết hơn, rằng hướng bao nhiêu phân độ và thuộc Sơn nào, thuộc Cung nào. Do đó, có những trường hợp tưởng rằng chọn nhà "đúng hướng", nhưng lại chọn nhầm hướng phạm phải tiêu chí xấu, đó là Không Vong.

Vì lẽ đó bài nhỏ này để nêu ra một trong những tiêu chí của Bát Trạch Lạc Việt mà theo đó ta cần nên tránh, là Hướng Không Vong. Tiêu chí này không phải chỉ riêng dùng trong Bát Trạch mà trong Huyền Không lại còn quan tâm sâu sát hơn, bởi đó là một yếu tố cực xấu xét trên hai yếu tố Bát Trạch và Huyền Không Phi Tinh.
I. ĐẠI KHÔNG VONG:
1 Xác Định Phân Độ:
Ta khảo lại sự phân độ trong Bát Trạch lạc Việt sau đây:

* Bắc: Từ 337, 5 độ - 0độ (Chính Bắc) - 22, 5 độ; Quái Khảm quản.

* Đông Bắc: 22,5 độ - 45 độ (Chính Đông Bắc) - 67, 5 độ. Quái Cấn quản.

* Đông: 67,5 độ - 90 độ (Chính Đông) - 112,5 độ. Quái Chấn quản.

* Đông Nam: 112, 5 độ - 135 độ (Chính Đông Nam) - 157, 5 độ.Quái Khôn quản. (Theo Phong Thủy Lạc Việt).

* Nam:
 157, 5 độ - 180 độ (Chính Nam) - 202,5 độ.Quái Ly quản
* Tây Nam: 202,5 độ - 225 độ (Chính Tây Nam) - 247.5 độ. Quái Tốn quản (Theo Phong Thủy Lạc Việt)
* Tây: 247,5 độ - 270 độ (Chính Tây) - 292, 5 độ. Quái Đoài quản.
* Tây Bắc: 292,5 độ - 315 độ (Chính Tây Bắc) - 337, 5 độ. Quái Càn quản.
Quan sát đồ hình sau đây:


Dễ dàng nhận thấy rằng hướng (hay tuyến) 22,5 độ, 67,5 độ, 112,5 độ, 157,5 độ, 202,5 độ, 247,5 độ, 292,5 độ và 337,5 là tất cả 8 tuyến biên của hai Cung khác nhau, nghĩa là tuyến giáp ranh, tuyến biên giữa hai Cung khác nhau, thế thì 8 tuyến này gọi là Hướng (hay Tuyến) Đại Không Vong. Nói một cách chính xác hơn là hướng Chính Đại Không Vong.
Nhưng, bên cạnh đó, thuộc Tuyến Đại Không Vong lại có thêm quy định rằng
từ Chính Đại Không Vong, nếu nghiêng qua trái 1,5 độ hay nghiêng qua phải 1,5 độ thì vẫn thuộc phạm hướng Đại Không Vong.

Ta lấy ví dụ sau:
Một hướng nhà được dùng la bàn đo, cho biết là hướng 157,5 độ.
Xét trên đồ hình 24 Sơn Bát Trạch, ta thấy rằng đó là biên của hai Cung Khôn và Ly. Cụ thể hơn nữa là biên, giáp ranh giữ hai sơn: Sơn Tị và sơn Bính. Vậy nhà này đã phạm hướng Đại Không Vong.



Giả thuyết, nhà này không ở hướng 157,5 độ mà lại là hướng 159 độ thì ta vẫn thấy rằng, từ hướng Chính Đại Không Vong 157,5 độ đánh qua phải 1,5 độ là 156 độ thì theo tiêu chí trên, nhà này vẫn phạm Đại Không Vong.
Cũng như vậy, nếu ở hướng 159 độ thì vẫn thuộc Đại Không Vong.
Cuối cùng, một điều hiển nhiên rằng nếu hướng nhà rơi vào trong một biên độ từ 156 độ đến 159 độ, thì đó là đã phạm hướng Đại Không Vong. Các hướng Đại Không Vong đều theo đó mà suy ra.

2. Ảnh Hưởng Của Đại Không Vong:
Nhà phạm hướng Đại Không Vong thì người trong nhà thường ngủ gặp ác mộng, ma quái, tinh thần dễ bất an, tâm lý hay xáo động, cáu gắt, nóng giận vô cớ, dễ liên quan chuyện thị phi, kiện cáo, hình ngục, nếu phạm nặng (thêm các yếu tố cực xấu khắc) thì nhà có kẻ chia ly, thân thuộc ly tán, gia đạo bất an, biến động... 
II. TIỂU KHÔNG VONG:
Cũng giống như Đại Không Vong, nhưng đây lại là tuyến biên hay tuyến giáp của hai Sơn trong cùng một Cung.
1. Âm Dương Sai Thố:
Theo quy định từ lâu, 24 Sơn Bát Trạch được phân định Âm Dương. Một cung gồm 3 sơn trong 3 sơn đó có một sơn Dương 2 sơn Âm hoặc 1 sơn Âm 2 sơn Dương. Vì vậy, khi chọn hướng, nếu chọn nhầm hướng là biên của hai sơn thì đã phạm Tiểu Không Vong; mặt khác, nếu hai sơn đó, một sơn Âm và một sơn Dương, thì gọi là "Âm Dương sai thố", tức là Âm Dương tạp loạn.
Xét ví dụ sau: 


Nhà gia chủ được hướng 172,5 độ. Xét trên đồ hình 24 sơn Bát Trạch, 172,5 độ là ranh giới giữa hai sơn Bính và Ngọ trong cùng một Cung Ly. Hơn nữa, sơn Bính dương, còn sơn Ngọ âm, như vậy rỏ ràng phạm cách Tiểu Không Vong và âm dương sai thố.
Giả thuyết rằng nhà đó không phải hướng 172,5 độ mà là 174 độ thì sao? Vẫn thuộc Tiểu Không Vong Tuyến vì từ biên Tiểu Không Vong 172,5 đánh qua phải hay qua trái 1,5 độ thì vẫn thuộc phạm Không vong. Do vậy trong biên độ 3 độ 171 đến 174 độ, hướng nhà rơi vào một trong những biên độ đó thì đều phạm Tiểu Không Vong.
2. Đồng Âm Đồng Dương:
Trong cùng một cung nếu hướng nhà là biên giáp ranh của hai sơn mà hai sơn đó đều là Âm hay đều là Dương thì theo sách xưa, không phạm Không Vong mà gọi là được hướng.
Ví dụ: hướng 187,5 độ là biên của hai sơn Ngọ và Đinh, đều là hai sơn Âm; tuyến 142,5 độ là biên của hai sơn Khôn và Tị là hai sơn Dương nên các hướng này đồng Âm đồng Dương nên , theo sách xưa, không coi là Không Vong.



3. Ảnh Hưởng Của Tiểu Không Vong:
Cũng như Đại Không Vong, nhưng mức độ thấp hơn, người trong nhà đó mọi sở cầu đều bất như ý, công danh, tài lộc đều không thuận, sức khỏe và tình cảm gia đình đều có vấn đề, hay ngủ mơ thấy điềm gở, tinh thần không thông suốt...

III. HÓA GIẢI KHÔNG VONG:

khi nhà phạm hướng "Bất khả lập tuyến", tức phạm Không Vong, thường là xấu, do vậy có cách hóa giải hướng này bằng những phương pháp trấn yểm của phong thủy. Có nhiều giải pháp, nhưng thường thì phương pháp phổ thông nhất vẫn được biết đến là xây xéo, tức chuyển xéo hướng Đại môn, hay hướng cửa cộng thêm việc thiết kế số đo Thông thủy cửa nhà sao cho vào cung tốt, còn gọi là thước Lỗ Ban. Tuy nhiên kích thước phổ thông thường dùng trên thị trường có vài điểm chưa ổn, do vậy Sư Phụ Thiên Sứ - Nguyện Vũ Tuấn Anh đã hiệu chỉnh lại kích thước Thông Thủy trên cơ sở "tỉ lệ Vàng" theo toán học và đã đưa ra và áp dụng từ lâu, gọi là "Thước Phong Thủy Lạc Việt".
IV. PHẢN ĐỀ:

Theo quan điểm cá nhân tôi, nhận thấy rằng có sự mâu thuẩn, không nhất quán từ những tiêu chí hay quy định từ sách xưa ghi lại. Sự không nhất quán trong quy định rằng biên giáp giữa hai sơn Âm Dương thì gọi là Không Vong và Âm Dương sai thố, còn biên giáp giữa hai sơn đồng âm đồng dương thì lại không xem là Không Vong. Tuy nhiên quán xét thấy rằng tất cả 8 tuyến Đại Không Vong, các tuyến này đều là biên giáp ranh giữa hai sơn đều đồng Âm hoặc đồng Dương, nhưng (tại sao) không vẫn cho là Không Vong mà lại là phạm nặng...Đại Không Vong (?).
Điều này kéo theo sự hoài nghi, có sự phân định Âm Dương cho sơn được quy định từ xưa đến nay có thực vậy không? hay có cần thiết phải phân định Âm Dương cho sơn không?
Hay lý do nào cái đồng âm đồng dương gọi là Đại Không Vong và cái lý do của đồng âm đồng dương nào cho là phạm Tiểu Không Vong, ngoài hai lý do quá đơn thuần là đồng Cung và khác Cung?
Do vậy theo tôi, có 8 hướng Đại Không Vong và 16 hướng Tiếu Không Vong, nếu cho rằng biên, giáp ranh sơn đều là Không Vong, bỏ qua quán xét yếu tố Âm Dương.
Điều này cũng cần các Anh Chị Em tra khảo và nghiên cứu thêm để rông đường khảo nghiệm.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;