1. Tiểu Tam Sinh: Một trứng gà, một con cá, một miếng thịt lợn. (Thường để cúng ngoài trời và cúng Cô Hồn, Bạch Hổ)
2. Tam Sinh: Một miếng thịt lợn (Có thể dùng một cái Đầu và Đuôi), một con gà, một con cá lớn. (Cúng Thần Linh và Tổ Tiên trong nhà, trong từ đường)
3. Tứ Sinh: Giống Tam Sinh thêm một con vịt. (Cúng Thần Linh)
4. Ngũ Sinh: Giống Tứ Sinh thêm con Ngan hoặc Ngỗng.
5. Toàn Ngưu: Dùng toàn bộ một con bò (Bê). (Dùng tế lễ Khổng Tử ở Văn Miếu)
6. Toàn Trư Dương: Dùng toàn bộ một con lợn và một con dê làm sạch rồi tế. (Dùng lễ tế lớn, hoàn nguyện, chôn táng ở đất lớn.)
7. Ngũ Tề: Miến, Mộc Nhĩ, Nấm Đông Cô (Nấm Hương), Măng Khô, Nấm Kim Châm (Đây chính là bát măng miến trong mâm cỗ người Việt gồm đủ Ngũ Hành). (Cúng Thiên Thần, đại lễ)
8. Lục Tề: Như trên Ngũ Tề, thêm Long Nhãn khô, gừng, đường, các đồ ăn khô. (Tế trời và Thần)
9. Hải Vị: Muối ăn, rong biển, hải sản, các đồ ăn biển. (Cúng Trời, Thần, An Thần Vị)
10. Ngũ Vị: Dùng 5 chén nhỏ đựng 5 loại thức ăn khác nhau nấu chín. (Cúng cô hôn ngạ quỷ bên ngoài)
Ngoài ra còn các lễ Hoa Quả như Tam Quả, Ngũ Quả và Thất Quả là dùng 3, 5, 7 loại quả khác nhau. Ngoài ra dùng thêm bánh Su Sê màu đỏ cúng tế cũng rất tốt.
Mong rằng với những khái niệm ý nghĩa trên các bạn có thể hiểu thêm về những thức ăn uống mà chúng ta bày trên mâm cỗ cúng tế Thần Linh và Tổ Tiên khi xuân về. Thân Mến !
0 nhận xét:
Đăng nhận xét