Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Những loại tranh không nên treo

Những loại tranh không nên treo ở phòng ngủ- Kiêng trồng cây nào trong nhà?-Y TRẠCH GIA KHÁM CHỨA BỆNH CHO NHÀ Ở

Những loại tranh không nên treo ở phòng ngủ


Tranh trong phòng ngủ phản ánh cá tính, sở thích và mong muốn của chủ nhân, nhưng vẫn phải tuân theo nguyên tắc phong thủy. Cần đáp ứng được mục tiêu chính của phòng ngủ là: nghỉ ngơi, lãng mạn và thư giãn.

Tranh ảnh trong phòng trẻ em

- Tránh treo con vật ác và nhân vật dữ tợn.

- Nên treo những bức tranh có hình ảnh tươi sáng, hạnh phúc.

- Treo những hình ảnh có nội dung về học tập như quả địa cầu, sách hoặc các kinh nghiệm học tập...

- Không treo các bức ảnh về nước, sông hồ, đại dương.

- Tránh các bức tranh về chủ đề tôn giáo như là cây thánh giá hoặc các nhân vật tôn giáo.

- Chọn hình ảnh những con vật mang ý nghĩa tích cực như ngựa (rất tốt cho phòng bé trai). Ngựa mang hàm nghĩa hạnh phúc, không sợ hãi. Rùa cũng là con vật có ích. Tránh các con vật như ếch hoặc cóc.

- Treo tranh bố mẹ trong phòng con cái để chúng biết cách đối xử hơn và kính trọng cha mẹ hơn.

- Mây là hình ảnh rất phổ biến trong phòng ngủ của trẻ. Nếu là mây trên trần nhà hãy đảm bảo phía đầu trẻ không có mây bao phủ. Bởi vì hình ảnh đó có thể tạo ra khó khăn cho chúng. Đối với phòng người lớn cũng như vậy.

Ảnh minh họa
Tranh ảnh trong phòng ngủ của người lớn

- Đối với phòng ngủ của vợ chồng, hãy treo những bức tranh có đôi có cặp (ngỗng, vịt, ghế, bình…) nhằm tạo sự gắn kết.

- Tránh những bức tranh về thiên đàng, các vị thần, các nhân vật tôn giáo…

- Tránh những bức tranh về các vật thể đơn lẻ mang hàm nghĩa đơn độc.

- Tránh tranh về hoa và cây cối, trừ trường hợp trong nhà có người bị ốm. Cây cối hoặc tranh về cây, hoa sẽ khiến các cặp đôi hay tranh cãi.

- Hãy treo những bức tranh về tình yêu như vợ chồng ôm nhau, tranh sexy hoặc tình cảm.

- Không treo ảnh trẻ con trong phòng ngủ. Bạn đã có thời từng là trẻ nhỏ rồi. Bây giờ, bạn cần không gian riêng cho bạn và người ấy.

- Nếu ở một mình, hãy treo những bức tranh về người mà bạn đang kiếm tìm. Ví dụ, phụ nữ ở một mình nên treo tranh có những người đàn ông.

- Để tạo cơ hội cho chính mình, hãy treo tranh về một cánh đồng rộng mở ở bức tường đối diện với giường. Điều này hàm nghĩa cuộc sống của bạn sẽ rộng mở và mọi trở ngại sẽ được gỡ bỏ.

Lưu ý về tranh treo đầu giường:

- Tránh tranh ảnh trừu tượng. Khi treo sẽ giống như là có một người đang cưỡi trên đầu bạn, ám chỉ việc tinh thần sa sút, tài vận cũng dễ bị kẻ xấu lấy đi hết.

- Tránh treo tranh sơn thủy. Núi rất nặng nề sẽ gây áp lực lớn về tinh thần đối với người nằm trên giường, khiến họ không thể ngủ ngon. Nước thì lại hình thành nên "thủy lâm đầu sát", mang lại bệnh tật và vận rủi ro cho chủ nhân.

- Tránh treo tranh ảnh về các loại chim muông, thú dữ vì chúng sẽ khiến bạn luôn cảm thấy lo lắng, sợ sệt, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Hơn nữa, điều này cũng có thể mang lại cảm giác chim muông thú dữ đang mổ (ngoạm) đầu người. Từ đó sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, tài vận của bạn.

- Chỉ nên treo một bức tranh ở đây. Nếu treo nhiều tranh sẽ ảnh hưởng tới tâm tư của người sống trong phòng.

- Tránh treo ảnh chân dung của người thân ở đầu giường, vì như vậy sẽ làm tăng áp lực cho chủ nhân khi làm bất cứ việc gì.


Phong thủy: Kiêng trồng cây nào trong nhà?

  - Việc bài trí nhà ở cho hợp với mệnh của gia chủ theo phong thủy nhiều khi rất khó, nhất là với những ngôi nhà xây sẵn. Trong trường hợp này, cách hữu hiệu nhất để cải thiện một không gian sẵn có là dùng nước và cây cỏ.
Nước: Nên đặt đài phun nước, nước trong chậu nhỏ hoặc hồ bonsai (nuôi cá cảnh hoặc trồng cây) đơn giản ở hướng đông bắc, tốt nhất là dùng nước chảy hoặc thường xuyên thay nước.

Hoa đỗ quyên thích hợp trồng ở phía tây
Cây cỏ và hoa: Chuyên gia phong thủy khuyên không nên trồng xoài và chuối trong khuôn viên nhà. Ngoài ra, khi đặt ở các hướng khác nhau, nên chọn các loại cây khác nhau.
- Phía đông nên trồng: Ngọc lan, mộc lan, liễu, anh đào, đỗ quyên Ấn Độ, đinh hương, kim ngân Nhật và hoa sơn trà.
- Phía nam nên trồng: đào, mận, hoa đậu tía, hoa hồng, mẫu đơn.
- Phía bắc: Ngọc lan, mộc lan, táo, lê, tú cầu và mẫu đơn.
- Phía tây: Thông, đỗ quyên, hoa dâm bụt và hoa nhài.
Thuần Trung (Theo Phong thủy vấn đáp)
=====================================
Y TRẠCH GIAKHÁM CHỨA BỆNH CHO NHÀ Ở
Phong thuỷ địa lý cổ truyền coi nhà ở như một vật thể sống. Phong thuỷ gia trạch là một trong nhưng phương pháp cải tạo môi trường sống trong khoa học Phong thuỷ địa lý cổ truyền, nói một cách vắn tắt là khoa học sắp đặt môi trường nhà ở (Có nghĩa là mọi vật phải được đặt đúng địa vị thích hợp của nó. Nếu không thể đặt được đúng địa vị thì phải dùng biện pháp chế hoá) nhằm mục đích thu nạp sinh khí và triệt tiêu hoặc giảm bớt sát khí, tạo nên sự thăng bằng cho môi trường khí của nhà ở.
Hoặc hiểu một cách chính xách nhân văn hơn nữa là: Khám - Chữa bệnh cho nhà ở, nếu một ngôi nhà đã mắc bệnh thì bất kỳ người nào ở trong ngôi nhà đó đều không an toàn. Cũng giống như một món thức ăn đã ôi thiu thì ai ăn cũng sẽ bị ngộ độc, chỉ có điều người bị nặng, người bị nhẹ tuỳ theo sức đề kháng của mỗi người. Vậy người làm Phong thuỷ gia trạch là thày thuốc chuyên khám chữa bệnh cho nhà ở, là Y Trạch Gia. Và nhà ở cũng sẽ mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Mỗi bệnh nó sẽ hướng những người trong nhà đó bị gặp trở ngại theo tính chất riêng.
Trước tiên chúng ta cần có khái niệm sơ lược: Nhà phạm Phong thuỷ có nghĩa là nhà đã bị bệnh, nhà đã bẩm thụ những khí xấu. Khi đó sẽ có những hiện tượng sự việc biểu hiện:
  1. Kinh tế giàu có, nhưng gia đạo có chiều hướng xấu.
  2. Gia cư bất yên ổn, có những lợi đàm tiếu thị phi, luôn gặp trở ngại. Hoặc khởi đầu hanh thông, kết cục bế tắc.
  3. Gia đình ly tán, anh em cãi cọ tranh giành, bệnh tật liên miên, khó khăn túng thiếu.
  4. Nỗ lực phấn đấu, ra sức tu dưỡng, lao động tích cực mà công không thành, danh không toại, không được quan tâm đãi ngộ đúng mức, thậm chí còn bị chê trách oan uổng, hoặc hữu danh vô thực v.v….
Y trạch là một bộ môn khoa họci nên có nhiều cấp độ giải quyết khác nhau. Tuỳ theo từng căn bệnh của trạch (nhà) mà thầy thuốc y trạch có thể kê đơn để điều trị. Vì ý trạch cũng như y bệnh của ngoời đương nhiên cũng phải khám bệnh và chữa bệnh.
KHÁM BỆNH BẰNG CÁCH NHÌN, HỎI NGHE, VÀ BẮT MẠCH.
Nhìn:quan sát khí sắc, vị trí nhà ở, địa thế, địa hình của ngôi nhà và những khu vực xung quanh .v.v…
Hỏi:Thời gian làm nhà hoặc thời gian mua nhà, chuyển đến v.v…
Nghe: Nghe những âm thanh nội tại của ngôi nhà và những âm thanh từ bên ngoài dội đến v.v…
Bắt mạch:Xác định địa mạch, đo kích thước những vị trí cần thiết của toàn bộ ngôi nhà, gồm các phòng (phòng thờ, phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, cổng, cửa vv…). Và xác định phương vị của nhà ở, các phòng v.v…
Chuẩn đoán bệnh:
Xét mối quan hệ của ngôi nhà với môi trường xung quanh.
Xét sự sinh khắc, hung hoạ với các hướng.
Xét tìm những vị trí sát chủ, sát trạch.
Xét tìm vị trí của cổng, cửa gây hao tổn tài lộc, sức khoẻ v.v…
Để xác định chủ bệnh của ngôi nhà là gì.
CHỮA BỆNH TRONG Y TRẠCH CÒN GỌI LÀ CHẾ, HOÁ:
Sau khi đã xác định sự hung hoạ, thịnh suy, chủ bệnh của trạch:
Xét tìm những phương vị cát tường để hoá giải hung hoạ.
Xét tìm những phương vị hưng vượng về Tài lộc của ngôi nhà.
Dùng phương pháp an vị để chiêu nạp Tài lộc cho gia chủ, dùng những biệt vật ngũ hành để chế hoá những nơi cần thiết. (Vị trí bàn thờ, phòng bếp, bếp nấu, phòng khách, vị trí ngồi của gia chủ, vị trí cửa, cổng). Và xét tìm cát vị từng phòng ở của mỗi cá nhân để đặt giường ngủ và bàn làm việc, học tập. Bể nước, vòi nước, giếng nước v.v…của ngôi nhà.
Sau khi khám bệnh cho nhà ở và có giải pháp chữa bệnh, thầy thuốc (Y Trạch Gia) sẽ kê đơn những việc cần phải làm và có sơ đồ chỉ dẫn (phác đồ điều trị).
Tuy nhiên khi nhà ở đã được giải quyết bằng Phong thuỷ thì đó mới chỉ là phần Tiên Thiên. Muốn tốt được thì những người sống trong ngôi nhà đó đều phải nỗ lực phấn đấu, có chí tiến thủ và làm những điều hướng thiện, đây là phần Hậu Thiên. Có nghĩa là phải kết hợp cả phần Tiên Thiên và Hậu Thiên thì mọi sự mới trở nên hoàn mỹ. Cũng cần phải hiểu rằng vẫn con người là chủ thể, nên tâm thức của con người quyết định rất lớn, nếu nhà ở tốt mà người không làm điều tốt cũng không giải quyết được điều gì, ngược lại con người tốt mà nhà bị bệnh thì làm việc gì cũng khó viên mãn được. Hoặc có những ngôi nhà sau khi đã được khám chữa bệnh mà vẫn gặp “vạ” như có người tự vẫn mà chết, hoặc có người bị tai nạn, cháy nhà v.v…Là vì ngôi nhà đó mặc bệnh quá nặng, đã đến lúc tâịnn phát tác mạnh mẽ, dù có chữa hay không thì hoạ nó vẫn xảy ra. Cũng giống như một bệnh nhân mắc bệnh nan y đã đến lúc hiểm nghèo mới đến khám bệnh dù bác sĩ có bắt đúng bệnh, uống thuốc đúng liều lượng thuốc nhưng cũng khó có thể qua được cơn hiểm nghèo. Điều này các Y trạch Gia sẽ cảnh báo trước cho gia chủ biết để khỏi bị bất ngờ. Tất nhiên y trạch vẫn có nhiều phương cách điều trị, và điều này cũng lệ thuộc vào con người. Tức là gia chủ có điều kiện để cung ứng những phương tiện để chế hoá, sửa chữa, dỡ bỏ hoặc phá bỏ để xây dựng lại cho phù hợp Phong thuỷ. Cũng như y bệnh, khi khám chữa bệnh cho bệnh nhân các y - Bác sĩ phải hoàn tổn nhiều công sức, bệnh nhân phải có nguồn kinh phí cho việc chẩn trị, thuốc men v.v….để điều trị. Các y trạch gia cũng vậy, chỉ khác là y bác sỹ khám chữa bệnh cho từng bệnh nhân còn Y Trạch Gia Khám chữa bệnh cho một ngôi nhà là đã ngăn ngừa được hoạ hại cho tất cả mọi người sống trong ngôi nhà đó. Và đồng thời cũng mang đến sự cát lợi cho họ.
PHÒNG BỆNH.
Cũng như phòng bệnh trong y bệnh, mỗi cá nhân đều phải biết phòng bệnh và giữ gìn sức khoẻ khi còn khoẻ mạnh. Đối với nhà ở cũng vậy, các gia chủ nên quan tâm đến Phong thuỷ của ngôi nhà mình khi mọi sự hãy còn đang tốt lành, không nên để đến khi có hoạ đến rồi mới “có bệnh vái tứ phương”. Khi đó gia chủ dễ bị hoang mang hoảng loạn và hay chạy theo những lời mách bảo dị đoan nhảm nhí, dẫn đến tiền mất tật mang.
Vũ Hữu Trung =================================

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;