PHÂN CUNG ĐỊNH HƯỚNG
I - Phương Pháp Đo La BànĐây là phương pháp theo kinh nghiệm cá nhân tôi, anh chị em có thể tìm phương pháp giản tiện hơn để định vị hướng nhà, hướng đất.
Chúng ta đều biết rằng: Kim La bàn luôn luôn chỉ hướng Bắc (Hoặc hướng Nam, nếu dùng La Kinh). Bởi vậy, khi đo la bàn tìm hướng nhà hoặc đất, chúng ta tìm vật định vị chuẩn liên quan đến hướng đất hoặc nhà.
Thí dụ:
Khi đo hướng nhà tôi thường dùng vạch kẻ tạo nên khi lót gạch nền nhà, hoặc một bên tường nhà, hoặc vạch cửa làm vật định vị chuẩn.
Dưới đây là hình minh họa lấy vạch kẻ gạch lót nền làm định vị chuẩn của hướng nhà.
(Khi đo hướng đất, tôi dùng ranh đất được định vị trên bản đồ tương ứng với các vật liên quan như: Đường giao thông, sông rạch….được vẽ trên bản đồ để định vị.
Khi xác định phương vị bằng la bàn chúng ta có độ hướng theo định vị. Từ đó ta có hướng nhà theo định vị chuẩn.
Giả thiết hướng nhà trong hình dưới đây, chúng ta đo được là 335 độ (Trong phong thuỷ thiết kế nhà ở được phép sai số 1 độ Âm Dương, tổng cộng là 2 độ).
Tạm thời chúng ta ứng dụng phương pháp đo căn bản này, sau này chúng ta sẽ có một chương nghiên cứu kỹ có tính chuyên đề qua sách “La Kinh thấu giải”.II - Phân Cung - Định Hướng
Trên cơ sở hướng đã định bởi la bàn, chúng ta vẽ lại sơ đồ nhà, hoặc đất theo tỷ lệ quy ước (Thường là 1 cm = 1m), rồi định tâm nhà , hoặc đất theo bài giảng ở trên. Sau đó chúng ta lần lượt tiến hành từng bước sau đây:II - 1: Định hướng.
Từ tâm nhà đã định, chúng ta kẻ đường thẳng song song (Tường nhà, dấu gạch nền…), hoặc vuông góc (Bậc thềm nhà, ngạch cửa…) với vật thể định vị chuẩn qui ước. Phần lớn các trường hợp đây chính là hướng nhà.
II - 2: Phân cung.
Trên cơ sở hướng đã định bởi la bàn, chúng ta vẽ lại sơ đồ nhà, hoặc đất theo tỷ lệ quy ước (Thường là 1 cm = 1m), rồi định tâm nhà , hoặc đất theo bài giảng ở trên. Sau đó chúng ta lần lượt tiến hành từng bước sau đây:II - 1: Định hướng.
Từ tâm nhà đã định, chúng ta kẻ đường thẳng song song (Tường nhà, dấu gạch nền…), hoặc vuông góc (Bậc thềm nhà, ngạch cửa…) với vật thể định vị chuẩn qui ước. Phần lớn các trường hợp đây chính là hướng nhà.
II - 2: Phân cung.
Trên cơ sở phân phương vị ở bài trên, chúng ta biết rằng:
* Bắc: Từ 337, 5 độ - 0độ (Chính Bắc) - 22, 5 độ; Quái Khảm quản.
* Đông Bắc: 22,5 độ - 45 độ (Chính Đông Bắc) - 67, 5 độ. Quái Cấn quản.
* Đông: 67,5 độ - 90 độ (Chính Đông) - 112,5 độ. Quái Chấn quản.
* Đông Nam: 112, 5 độ - 135 độ (Chính Đông Nam) - 157, 5 độ.Quái Khôn quản. (Theo Phong Thủy Lạc Việt).
* Nam: 157, 5 độ - 180 độ (Chính Nam) - 202,5 độ.Quái Ly quản
* Tây Nam: 202,5 độ - 225 độ (Chính Tây Nam) - 247.5 độ. Quái Tốn quản (Theo Phong Thủy Lạc Việt)
* Tây: 247,5 độ - 270 độ (Chính Tây) - 292, 5 độ. Quái Đoài quản.
* Tây Bắc: 292,5 độ - 315 độ (Chính Tây Bắc) - 337, 5 độ. Quái Càn quản.
Trở lại thí dụ trên – la bàn đo được 335 độ - ta thấy rằng hướng này thuộc Tây Bắc (Từ 292. 5 đến 337,5 độ).
II - 2 - 1:
Dùng thước đo độ, đặt tâm của thước đúng tâm nhà trên bản vẽ và định vị điểm 2, 5 độ sang phải (337,5 – 335 = 2,5 độ). Ta có đây chính là cạnh phân giới Tây Bắc - Bắc .* Bắc: Từ 337, 5 độ - 0độ (Chính Bắc) - 22, 5 độ; Quái Khảm quản.
* Đông Bắc: 22,5 độ - 45 độ (Chính Đông Bắc) - 67, 5 độ. Quái Cấn quản.
* Đông: 67,5 độ - 90 độ (Chính Đông) - 112,5 độ. Quái Chấn quản.
* Đông Nam: 112, 5 độ - 135 độ (Chính Đông Nam) - 157, 5 độ.Quái Khôn quản. (Theo Phong Thủy Lạc Việt).
* Nam: 157, 5 độ - 180 độ (Chính Nam) - 202,5 độ.Quái Ly quản
* Tây Nam: 202,5 độ - 225 độ (Chính Tây Nam) - 247.5 độ. Quái Tốn quản (Theo Phong Thủy Lạc Việt)
* Tây: 247,5 độ - 270 độ (Chính Tây) - 292, 5 độ. Quái Đoài quản.
* Tây Bắc: 292,5 độ - 315 độ (Chính Tây Bắc) - 337, 5 độ. Quái Càn quản.
Trở lại thí dụ trên – la bàn đo được 335 độ - ta thấy rằng hướng này thuộc Tây Bắc (Từ 292. 5 đến 337,5 độ).
II - 2 - 1:
II - 2 - 2:
Từ cạnh phân giới Tây Bắc - Bắc, tiếp tục dùng thước đo độ định vị các phương vị, mỗi phương vị 45 độ.
II - 2 - 3:
Từ các điểm đã định vị ở trên chúng ta kẻ các đường xuyên tâm để phân tám cung. Xem hình minh họa sau.
Thông thường sau khi phân 8 cung, tôi ghi phương vị từng cung và phân định Đông Trạch với Tây Trạch bằng bút dạ quang màu vàng. Trong hình minh họa trên, giả thiết gia chủ có cung phi thuộc Tây tứ cung thì 4 cung thuộc Tây trạch được phân biệt bằng bút dạ quang màu vàng để khỏi lầm lẫn.
II - 2 - 4:
Xác định Trung cung – đây chính là cung thứ 9 của căn nhà, ngoài tám phương vị đã nêu. Cung này có ý nghĩa đặc biệt trong thiết kế theo Phong Thuỷ, kể cả âm trạch lẫn dương trạch (Chúng ta sẽ học sau). Trung cung chính là phần đất nằm giữa nhà.
Trong Phong Thuỷ Lạc Việt, trung cung được định nghĩa như sau:
Hình đồng dạng với hình thể diện tích nhà có tỷ lệ 1/3 đặt đồng tâm với hình thể diện tích nhà chính là phần trung cung của căn nhà.
Với diện tích nhà là hình chữ nhật, hay hình vuông, thang …. Thì chúng ta chỉ cần chia các cạnh thành 3 phần và kẻ các đường nối để định vị trung cung. Với các hình quá phức tạp thì chúng ta phải sử dụng máy vi tính để thu nhỏ hình theo tỷ lệ để định trung cung. Hoặc trong trường hợp quá phức tạp mà anh chị em không có khả năng dùng kỹ thuật vi tính để thu nhỏ 1/ 3 thì chúng ta tạm xác định trung cung bằng một vòng tròn có bán kính bằng khoảng 1/3 chiều ngang nhà để định trung cung bằng compa. Sau đó ước lượng vẽ bằng tay.
Trường hợp cụ thể ở hình thể chữ L trên, Trung cung bị khuyết hãm (Thiếu phần nằm ngoài diện tích , thể hiện bằng giới hạn chấm đỏ). Đây cũng là lý do mà nhà hình chữ L thường hay được coi là xấu trong phong thủy (Sẽ học sau).HÌNH MINH HỌA TRUNG CUNG
KHI DIỆN TÍCH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG ...
Trung cung trong phong thuỷ do hai quái là Khôn - tượng nam giới và Cấn - tượng nữ giới quản.
Anh chị em thân mến .
Đến đây là những tri thức căn bản ban đầu, để từ đó chúng ta bước vào tìm hiểu các phương pháp ứng dụng của Phong thủy Lạc Việt trong những bài tiếp theo. Anh chị em có sáng kiến gì để qui trình thực hiện đơn giản hơn, xin đóng góp. Nếu có thắc mắc đưa ý kiến bàn trong Quán Cafe Online Phong thủy Lạc Việt .
Anh chị em thân mến .
Đến đây là những tri thức căn bản ban đầu, để từ đó chúng ta bước vào tìm hiểu các phương pháp ứng dụng của Phong thủy Lạc Việt trong những bài tiếp theo. Anh chị em có sáng kiến gì để qui trình thực hiện đơn giản hơn, xin đóng góp. Nếu có thắc mắc đưa ý kiến bàn trong Quán Cafe Online Phong thủy Lạc Việt .
Bài Tham Khảo
Anh chị em thân mến.
Bài viết dưới đây của Langtu - học viên khóa II Phong Thủy Lạc Việt viết về phương pháp tính trung cung một cách dễ hiểu cho mọi trình độ. Tôi biên tập lại và chính thức coi là bài học về phương pháp tìm trung cung trong phong thủy cho mọi hình thể phức tạp, cũng ứng dụng phương pháp này. Việc định vị phần trung cung rất quan trọng trong thiết kế và sửa chữa phong thủy mà anh chị em sẽ học sau này. Nên anh chị em cần nắm vững khái niệm và phương pháp xác định Trung Cung.
Anh chị em thân mến.
Bài viết dưới đây của Langtu - học viên khóa II Phong Thủy Lạc Việt viết về phương pháp tính trung cung một cách dễ hiểu cho mọi trình độ. Tôi biên tập lại và chính thức coi là bài học về phương pháp tìm trung cung trong phong thủy cho mọi hình thể phức tạp, cũng ứng dụng phương pháp này. Việc định vị phần trung cung rất quan trọng trong thiết kế và sửa chữa phong thủy mà anh chị em sẽ học sau này. Nên anh chị em cần nắm vững khái niệm và phương pháp xác định Trung Cung.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRUNG CUNG NHÀ THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT
Langtu
Để xác định được trung cung nhà - căn cứ vào phương pháp định tâm của Phong thủy Lạc Việt - chúng ta có thể ứng dụng phương pháp sau đây, có thể vẽ rất nhanh, dễ dàng và chính xác trung cung cho hầu hết các sơ đồ nhà mà chỉ cần thước thẳng cho những bạn không thông thạo kỹ thuật máy tính.I - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRUNG CUNG NHÀ :
Bước 1 :
Vẽ các đường thẳng nối từ tâm của căn nhà đến các đỉnh biểu kiến của sơ đồ nhà. (giao của các ranh nhà). Chúng ta tham khảo hình sau đây:
Bước 2:
Chọn một trong số các đường thẳng đã vẽ ở bước 1, chia đoạn thẳng làm 3, theo hướng từ tâm nhà đến đỉnh nhà, ở cung 1/3 đầu tiên ta sẽ xác định được một đỉnh của trung cung (cơ sở lý thuyết sẽ trình bày sau). Trong hình dưới đây, nếu ta chọn OB làm đoạn thẳng cần chia thì đỉnh tìm được chính là B1.
Bước 3:
Từ B1, ta kẻ các đường thẳng song song các ranh nhà AB và BC cắt các đường nối tâm tới đỉnh, ta sẽ tìm được các đỉnh tiếp theo của trung cung. Trong hình dưới đây là A1, C1:
Bước 4:
Từ các đỉnh mới tìm được, lặp lại bước 2, chúng ta lại kẻ các đường song song với các ranh nhà, chúng ta sẽ tìm được các đỉnh tiếp theo của trung cung, quá trình cứ thế tiếp tục cho đến khi tìm được hoàn tất trung cung của căn nhà:
Định lý Ta-lét: Nếu một đường thẳng song song với một cạnh trong tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ. Định lý đảo: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song song với cạnh còn lại của tam giác.
Theo định lý Ta-lét, nếu xét tam giác OBC, ta có:
OB1/ OB = OC1/OC = B1C1/BC = 1/3
Tương tự, ta có: OA1/OA = A1B1/AB = 1/3, OC1/OC = O1D1/OD = C1D1/CD = 1/3, …
Như vậy theo định lý Ta-lét và định lý đảo thì A1B1C1D1E1F1 chính là trung cung của căn nhà.
Lưu ý:
- Đối các sơ đồ nhà có dạng nhiều góc cạnh gấp khúc thì phương pháp này sử dụng rất tốt vì ta luôn có thể chia nhỏ ngôi nhà thành các tam giác có một đỉnh là tâm O và hai đỉnh còn lại là hai đỉnh của 1 ranh nhà.
- Nếu các sơ đồ nhà có các ranh dạng đường cong hoặc đường tròn thì phương pháp này vẫn sử dụng được nhưng cần biến hóa tùy theo tình hình thực tế, thay vì kẻ các đường thẳng song song chúng ta vẽ các cung tròn đồng dạng vẫn theo tỷ lệ 1/3 (Trong bài giảng có hướng dẫn).
III - MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU PHỤC HỒI PHONG THỦY LẠC VIỆT:
Tối hôm qua khi đang xem hình vẽ La kinh của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong bài xác định hướng nhà, đột nhiên tôi nghĩ đến một vấn đề như sau:
Người ta thường nói “Người Trung Quốc phát minh ra la bàn, nhưng chỉ biết dùng để xem phong thủy, nhưng người Tây phương học lại cách làm la bàn của người Trung Quốc mà biết cách ứng dụng vào hàng hải để đi thám hiểm, buôn bán khắp năm châu”.
Trong các bài giảng Phong thủy Lạc Việt cũng như trong các công trình nghiên cứu của tác già Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã công bố chứng minh rằng lý thuyết Phong thủy mà người Trung Quốc có hiện nay chính là của nền Văn hiến Lạc Việt huyền vĩ trước kia. Nếu vậy, phải chăng la bàn (một dụng cụ quan trọng trong Phong thủy) cũng là của nền văn hiến Lạc Việt để lại chứ không phải là người Trung Quốc sáng tạo ra? Nếu tìm được chứng cứ chứng minh được điều này chúng ta sẽ có thêm một luận cứ quan trọng khẳng định Phong thủy chính là di tích của Văn hiến Lạc Việt.
Tôi đã suy tư nhiều để thử liên hệ đến các câu chuyện lịch sử và dân gian Việt Nam và Trung Quốc, tìm cơ sở liên hệ để chứng minh luận điểm trên. Nhưng do hiểu biết cá nhân còn nhiều hạn hẹp nên không tìm được chứng cứ nào, tuy vậy tôi cũng có một số nhận xét như sau:
- Trong sử sách Hán cổ không ghi lại tác giả - người sáng tạo ra la bàn mặc dù để hiểu được tính chất và quy luật của la bàn vào thời cổ đại (một tri thức khó của thời kỳ đó) thì người sáng tạo phải là người có học thức cao và có địa vị quan trọng của xã hội. Điều này có vẻ không hợp lý. Như vậy, việc nói người Trung Quốc sáng tạo ra la bàn chưa có bằng chứng chứng minh chính xác 100%.
- Vẫn câu nói trên: “Người Trung Quốc phát minh ra la bàn nhưng ...”, có thể giả định là vì người TQ chỉ thừa hưởng la bàn từ một trong nhiều nguồn lưu truyền rời rạc – không được đầy đủ của Phong thủy Lạc Việt nên chỉ dám ứng dụng máy móc trong Phong Thủy mà không dám sáng tạo thêm và dùng vào việc khác như Phương Tây (cái này chỉ là giả định cá nhân của tôi dựa trên việc thiếu tư liệu lịch sử về việc sáng chế la bàn và các nghiên cứu của Sư phụ về nguồn gốc thuật Phong thủy chứ hiện nay mặc nhiên cả thế giới đều công nhận người Trung Quốc đã phát minh ra la bàn, giấy và thuốc nổ).
- Xem xét truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, ngoài nhận định của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh về việc chọn người kế thừa (Sơn Tinh hay Thánh Tản Viên) chấp thuận lưu truyền Văn hiến Lạc Việt của Hùng vương thứ 18 (Tham khảo bài Giấc mơ bí ẩn của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đăng trên Việt lý số) thì tôi xin bổ sung thêm là:
Việc chọn Tản Viên làm người kế thừa cũng tương tự như việc chọn địa điểm để lưu lại những di sản văn hóa vật thể thì các vua Hùng đã chọn các địa điểm trên núi cao (ví dụ như Bãi đá cổ Sapa) thay vì miền đồng bằng ven sông vốn hay bị lũ lụt (các trận lũ thời cổ đại mới chính là những cuộc tàn phá nặng nề nhất, hơn cả chiến tranh vì những trận lũ lớn có thể xóa sạch cả những bộ tộc người và cuốn trôi, xóa sổ tất cả các di tích văn hóa của cả một vùng miền).
Trong lịch sử khảo cổ của nhân loại ngày nay cũng ghi nhận nhiều khám phá khảo cổ tìm thấy trong các hang động thời tiền sử (Cận đại ngay trong lịch sử Trung Quốc cũng ghi nhận việc tìm thấy các hình vẽ và chữ viết tượng hình của người Dao trong các hang động trên dãy núi Hoa Sơn). Bởi vậy, tôi hy vọng rằng di tích văn hóa vật thể của Văn hiến Lạc Việt không chỉ có một bãi đá cổ Sapa mà còn đâu đó trong các hang động miền núi phí Bắc mà các nhà thám hiểm và khảo cổ vẫn chưa tìm ra (Trang khoa học của Vnexpress có đăng tin về việc Việt Nam mới tìm thấy thêm một hang động cổ ở vùng Phong Nha – Kẻ Bàng).
- Lật lại lịch sử Việt Nam và Trung Quốc, có rất nhiều lần đốt sách, phá hoại văn hóa ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam thì lần cuối cùng là vào thời giặc Ngô hay giặc Minh (theo hiểu biết của langtu, có thể không chính xác), sách sử chỉ ghi chung chung là để đồng hóa dân ta nhưng không ghi cụ thể là đốt sách để đồng hóa cái cái gì (lịch sử dân tộc hay tri thức, …), đồng hóa như thế nào…?
Theo diễn giải của tôi thì đến thời kỳ đó trong dân gian Việt Nam vẫn còn lưu truyền được những chứng tích văn hóa, lịch sử và một số tri thức còn lại của nền Văn hiến Lạc Việt – niềm tự hào của dân tộc Việt. Giặc Minh đốt
Việc chọn Tản Viên làm người kế thừa cũng tương tự như việc chọn địa điểm để lưu lại những di sản văn hóa vật thể thì các vua Hùng đã chọn các địa điểm trên núi cao (ví dụ như Bãi đá cổ Sapa) thay vì miền đồng bằng ven sông vốn hay bị lũ lụt (các trận lũ thời cổ đại mới chính là những cuộc tàn phá nặng nề nhất, hơn cả chiến tranh vì những trận lũ lớn có thể xóa sạch cả những bộ tộc người và cuốn trôi, xóa sổ tất cả các di tích văn hóa của cả một vùng miền).
Trong lịch sử khảo cổ của nhân loại ngày nay cũng ghi nhận nhiều khám phá khảo cổ tìm thấy trong các hang động thời tiền sử (Cận đại ngay trong lịch sử Trung Quốc cũng ghi nhận việc tìm thấy các hình vẽ và chữ viết tượng hình của người Dao trong các hang động trên dãy núi Hoa Sơn). Bởi vậy, tôi hy vọng rằng di tích văn hóa vật thể của Văn hiến Lạc Việt không chỉ có một bãi đá cổ Sapa mà còn đâu đó trong các hang động miền núi phí Bắc mà các nhà thám hiểm và khảo cổ vẫn chưa tìm ra (Trang khoa học của Vnexpress có đăng tin về việc Việt Nam mới tìm thấy thêm một hang động cổ ở vùng Phong Nha – Kẻ Bàng).
- Lật lại lịch sử Việt Nam và Trung Quốc, có rất nhiều lần đốt sách, phá hoại văn hóa ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam thì lần cuối cùng là vào thời giặc Ngô hay giặc Minh (theo hiểu biết của langtu, có thể không chính xác), sách sử chỉ ghi chung chung là để đồng hóa dân ta nhưng không ghi cụ thể là đốt sách để đồng hóa cái cái gì (lịch sử dân tộc hay tri thức, …), đồng hóa như thế nào…?
Theo diễn giải của tôi thì đến thời kỳ đó trong dân gian Việt Nam vẫn còn lưu truyền được những chứng tích văn hóa, lịch sử và một số tri thức còn lại của nền Văn hiến Lạc Việt – niềm tự hào của dân tộc Việt. Giặc Minh đốt
sách chính là để một lần nữa tìm cách đánh vào niềm tự hào dân tộc với những tri thức tiến bộ của người Việt (nói tri thức tiến bộ là vì trước đó Việt Nam là nước duy nhất ở châu Á chiến thắng oanh liệt cả 3 đợt xâm lăng của quân Mông Cổ, như vậy ngoài lòng yêu nước, chiến lược, chiến thuật chúng ta cũng phải có một công nghệ chế tác vũ khí, phương tiện tương đương với người Mông Cổ lúc đó đã tiếp thu phần lớn văn minh của người Hán, đồng hóa người Hán và bị người Hán đồng hóa chứ nếu chỉ tầm vông với lòng yêu nước thì e rằng chưa đủ), hoặc quan trọng hơn có thể là giặc Minh một lần nữa tìm cách chôn vùi hoàn toàn nền Văn hiến Lạc Việc hoàn vĩ (vì nói đốt sách là để đồng hóa dân ta thì thực tế thời kỳ đó tuy người dân Việt Nam rất hiếu học, nhưng cuộc sống còn nhiều khó khăn thời đó thì tỉ lệ người biết chữ so trên toàn bộ dân số là cực kỳ ít và số sách có được chắc chắn cũng không nhiều, phần lớn tri thức được truyền lại cho đời sau qua phương pháp truyền miệng). Nếu các nhà sử học tìm được các tài liệu, sách vở đời nhà Hồ (Hồ Quý Ly) trở về trước thì có thể chúng ta sẽ có được những thông tin chính xác hơn về lịch sử và văn hiến Lạc Việt.
Nhận xét phụ: Có một quốc gia từng có một giai đoạn tồn tại và phát triển phồn vinh một thời gian ở giữa Việt Nam và Trung Quốc, đó là nước Đại Lý. Tiếc thay, nó đã diệt vong hoàn toàn (Tôi chỉ biết là lịch sử của Trung Quốc có ghi nhận sự tồn tại của nước Đại Lý chứ phần lớn kiến thức về nước Đại Lý mà tôi có được lại từ các tiểu thuyết của Kim Dung). Có thể có khả năng trong các vết tích văn hóa còn để lại của nước Đại Lý này còn có những thông tin về nền Văn hiến Lạc Việt cổ (mà hình như các dấu tích văn hóa của nước này – phát triển song song với thời nhà Tống – cũng bị xóa sổ hoàn toàn trong khi các di tích của nhà Tống thì còn nhiều?). Như vậy nếu có thể tìm được các sách cổ của nước Đại lý này (tọa lạc tại miền đất cũ của tộc người Việt) thì chúng ta sẽ có thể có thêm các thông tin về nền Văn hiến Lạc Việt xưa kia?
Trên đây là một vài ý kiến cá nhân xin được chia sẻ với các nhà nghiên cứu và anh chị em cùng lớp học.
Nhận xét phụ: Có một quốc gia từng có một giai đoạn tồn tại và phát triển phồn vinh một thời gian ở giữa Việt Nam và Trung Quốc, đó là nước Đại Lý. Tiếc thay, nó đã diệt vong hoàn toàn (Tôi chỉ biết là lịch sử của Trung Quốc có ghi nhận sự tồn tại của nước Đại Lý chứ phần lớn kiến thức về nước Đại Lý mà tôi có được lại từ các tiểu thuyết của Kim Dung). Có thể có khả năng trong các vết tích văn hóa còn để lại của nước Đại Lý này còn có những thông tin về nền Văn hiến Lạc Việt cổ (mà hình như các dấu tích văn hóa của nước này – phát triển song song với thời nhà Tống – cũng bị xóa sổ hoàn toàn trong khi các di tích của nhà Tống thì còn nhiều?). Như vậy nếu có thể tìm được các sách cổ của nước Đại lý này (tọa lạc tại miền đất cũ của tộc người Việt) thì chúng ta sẽ có thể có thêm các thông tin về nền Văn hiến Lạc Việt xưa kia?
Trên đây là một vài ý kiến cá nhân xin được chia sẻ với các nhà nghiên cứu và anh chị em cùng lớp học.
Langtu
--------------------
Anh chị em học viên Phong Thủy Lạc Việt cơ bản thân mến.Các bài trên tôi đã trình bày những phướng pháp định tâm và các định nghĩa, qui ước trong Phong Thủy Lạc Việt. Đồng thời cũng khẳng định nguyên lý căn để và xuyên suốt của phong thủy Lạc Việt mà anh chị em cần thuộc nằm lòng để từ đó triển khai phương pháp nghiên cứu, sáng tạo nhằm củng cố tri thức và phát triển Phong Thủy Lạc Việt sau này. Đó chính là nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Không ứng dụng nguyên lý này thì không thể gọi là Phong Thủy Lạc Việt. Đây là nhưng kiến thức căn bản mà tôi đã truyền đạt.
Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta bắt đầu bắt đầu học đến các phương pháp ứng dụng cụ thể trong Phong Thủy Lạc Việt. Một trong những yếu tố tương tác đầu tiên và cũng là ứng dụng phổ cập nhất chính là Bát Trạch Lạc Việt. Đây là yếu tố tương tác của từ trường trái đất là chủ yếu mà mức độ ảnh hưởng khác nhau qui định trên 8 hướng với căn hộ thông qua tuổi gia chủ. Từ kiến thức căn bản này, anh chị em sẽ tiền tới học các phương pháp ứng dụng cao cấp nhất là Huyền không và Hình lý khí trong Phong thủy Lạc Việt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét