Mệt hết chỗ nói sau một chuyến vay nửa vong trái đất trên mạng để nghiên cứu PT.
Thật ra đất nước thân yêu còn nhiều điều làm Đảng ,nhà nước và nhân dân lo lắng hơn nhiều ,còn mình thì sức hèn tài mọn chẳng đóng góp được gì cho đất nước nên thấy thật hổ then !
Hoàng Sa Và Trường Sa thì khỏi nói rồi ,của Việt Nam 100% bây giờ mọi người dân phải tỉnh táo và khôn khéo để đấu tranh đòi lại chủ quền của tổ quốc . Nhân dân trung quốc đa số là tốt và yêu chuộng hòa bình ,chỉ đôi khi bộ máy lãnh đạo của họ vì ích kỷ và bị chủ nghĩa dân tộc chi phối nên mới hành động ngang ngược với láng riềng tốt thôi . Nhất quyết chúng ta phải đòi lại chủ quyền bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế thôi . Bởi dân tộc ta luôn yêu chuộng hòa bình và đã phải trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh giữ nước rồi nên chúng ta rất hiểu cái giá phải trả khi sảy ra chiến tranh . Tuy nhiwwn ,lãnh thổ là thiêng liêng ,một tấc không đi .một ly không rời .
Còn phong thủy lạc việt thì càng ngày càng có nhiều huynh đệ tỉ muội hoài nghi ,bởi theo họ thì càng ngày càng hiểu được bản chất của vấn đề ,nó phức tạp nhưng lại gắn kết với nhau chứ không hệ thống theo kiểu vơ vào như sư phụ thiensu .
Thôi thì mỗi người một niềm tin ,ai làm thế nào thì tự họ phải chịu hậu quả vậy ,các đệ tử của phong thủy lạc việt nhiều người đã phải trả giá vì tin theo lý luận của sư phụ mình . Cần phải phân biệt rằng tôn vinh và phục hồi văn hiến Việt rất khác với kiểu suy diễn rồi vơ vào nhưng sư phụ thiensu . Đúng là người Việt cổ đã có nền văn minh rực rỡ không kém các dân tộc khác . Nhưng hiện nền văn minh đó ở đâu và như thế nào thì cần phải có các nhà khoa học chuyên nghành với các chứng cư từ khảo cổ ,lịch sử ,và truyền thuyết thật xác đáng mới có thể thuyết phục được thế giới để tôn vinh được nền văn hiến của người Việt .
Nếu cứ nói theo kiểu sư phụ thiensu thì sẽ dẫn tới chỗ thế giới họ coi thường và không chú ý lắng nghe những gì chúng ta nói nữa vì họ sẽ cho là chúng ta nói sạo trước khi tư duy xem chúng ta vừa nói gì ! Điều đó thật thiệt thòi cho những người đang ngày đêm say mê tìm tòi để chứng minh nền văn minh rực rỡ của chúng ta từ thời tiền sử .
Sở dĩ nói vậy là vì chúng ta không thể dựa vào chỉ một các nhân nhân danh văn hiến năm ngàn năm Lạc Việt để phục hồi cả một nền văn minh rực rỡ đã bị mai một khi mà bản thân người đó còn chưa am tường hết các kiến thức phong thủy nói riêng và các môn lý học phương đông nói chung . Chúng ta thử nghĩ xem nếu khi thế giói người ta yêu cầu ta chứng minh thì ta có thể cử ai và mang cái gì đến .... để làm cho người ta hiểu ? Không lẽ lại là sư phụ thiensu với mấy cái lý luận phong thủy sơ sài và chắp vá đó ?
Thôi thì lại mặc kệ họ vậy ,ta cứ sư tầm các bài viết từ thời sư phụ và các các thủ khác còn chập chững tìm hiểu về phong thủy vào đây để rộng đường tham khảo vậy :
Trích từ www.thiensulacviet.com/ly-hoc-dong-phuong/am-trạch
Trích từ www.thiensulacviet.com/ly-hoc-dong-phuong/am-trạch
ÂM TRẠCH
Hôm nay, 19 tháng Giêng tôi cùng Laviedt, Hahung xuống T/p Vinh làm phong thuỷ đặt mộ cho một gia chủ. Thực hiện đặt mộ – Âm trạch – là phương pháp khó khăn nhất của Phong thuỷ vì tính muôn hình vạn trạng kỳ ảo của nó. Tôi tìm hiểu đã lâu, nhưng ứng dụng thực tế lại rất hạn chế. Đâu phải ai cũng giao mộ cho mình làm đâu. Hơn nữa, trong cuộc sống hiện đại, người ta cũng ít quan tâm đến việc chọn đất xây mộ. Phần nhiều họ có đất sẵn rồi nhờ chọn ngày giờ táng thôi. Nhưng có thể nói trong cuộc đời tôi đã có một cuộc trấn mộ ngoạn mục.
Ngày ấy, có một thân chủ tôi phát hiện ngôi mộ của cha trong nghĩa trang bị sụt đất một góc. Toàn bộ ba người con trai trong gia đình gặp hạn. Người bị tai nạn xe hơi, người bị kiểm tra thuế, người bị suy sụp trong làm ăn. Họ nhờ tôi giúp. Tôi rủ Dienbatn cùng đi thực hiện trấn yểm ngôi mộ này. Nhưng trấn yểm ở đâu do tôi quyết định. Lên đến nơi, phối hợp địa hình với toán quẻ Lạc Việt độn toán, tôi biết là có một mạch nước ngầm chảy dưới ngôi mộ. Nhưng mạch nước ngầm này chảy như thế nào là cả một vấn đề. Tất nhiên một điểm của nó chảy qua chân mộ. Điểm kia – tôi gặp may – được xác định bởi một giếng khoan cách mộ khoảng 50 m. Chỉ còn xác định hình thể dòng nước qua hai điểm này. Tôi phải tính toán rất nhanh với các kiến thức về nguyên lý sinh khắc của cổ học Đông phương. Sự tính toán này chỉ trên lý thuyết cuả Phong thuỷ Lạc Việt và chỉ có thể kiếm chứng được bằng kết quả công việc. Chúng tôi không có máy siêu âm để tìm mạch nước. Lúc này, tôi chưa thạo dùng con lắc cảm xạ. Cuối cùng - sau khi đo đạc cẩn thận bằng la bàn, lấy mộ làm trung tâm định phương hướng – tôi quyết định yêu cầu Dienbatn trấn phía sát chân tường nghĩa trang, cách mộ 20 m xéo về hướng Đông Nam, Trận trấn yểm của Dienbatn cũng đơn giản, nhưng hiệu quả. Ngay giữa điểm trấn, anh ta chôn một cái hũ nhỏ bằng nắm tay, chung quanh chôn 8 cái cọc dài 1m theo 8 hướng. Lạy Chúa! Tôi phải tham gia đóng 2 cái cọc này muốn đứt hơi. Để có niềm tin với thân chủ, tôi thông báo: Nếu việc trấn yểm này đúng thì chậm lắm là 1 tiếng sau, phải có một cơn mưa lớn bao phủ nghĩa trang này. Chẳng ai tin điều đó vì bây giờ đang giữa mùa khô. Chúng tôi ra nhà hàng ăn cơm và chờ đợi kết quả ban đầu.
THIÊN SỨ VÀ DIENBATN
Chừng một giờ sau, một cơn mưa rất lớn đã ập xuống và giới hạn của nó chỉ bao phủ khuôn viên nghĩa trang, mọi người ngơ ngác như chứng kiến một sự huyền diệu. Dienbantn giải thích rằng đó là do thủy thần bị điều khiển bởi lá bùa của anh ta. Ngày ấy tôi rất bực mình vì cách giải thích huyền bí hoá ấy. Nhưng sau nay tôi cũng thông cảm. Vì anh ta sống về nghề này. Còn với tôi, tất cả chỉ là phương tiện chứng minh cho nền văn hiến trải gần 5000 năm của Việt sử.
Kết quả tốt đẹp. Thời gian ngắn sau đó, người bị tai nạn (Ở nước ngoài) đã ra viện và đuợc hãng bảo hiểm bồi thường; người bị thanh tra thuế được kết luận không có vấn đề gì; người có nhà hàng thì phục hồi lại.
Đây là ngôi mộ trấn yểm do sụp thành công nhất của tôi và Dienbatn cho đến bây giờ. Đúng ra tôi chẳng muốn nói điều này, vì nó hơi huyền bí (Nếu xét cho cùng thực ra chẳng có gì huyền bí cả, chẳng qua là chưa biết mà thôi). Nhưng vì Dienbatn đã nói điều này trên diễn đàn lý số, nên tôi cũng đành nói ra.
Bây giờ sau gần 6 năm, tôi lại có dịp ứng dụng những hiểu biết của tôi về Âm trạch trong chuyến đi Vinh này.
Ngôi mộ này nằm trong vùng sạt lở của bờ sông Lam. Nhưng thân chủ tôi được các thày đủ loại khuyến cáo là không được bốc mộ vì cho rằng mộ kết, trong khi bờ sông chỉ còn cách mộ 50m. Tôi thầm nghĩ “Đúng là khuyến cáo vớ vẩn! Để mộ sụp xuống sông còn khốn khổ hơn. Huống chi, làm gì vùng đất sụt lở mà mộ lại có thể kết được?”. Bởi vậy, tôi yêu cầu thân chủ thực hiện phương án dời mộ. Gia đình của thân chủ tôi có người ngần ngại vì họ đã cầu cúng nhiều nơi, xin Âm Dương đủ loại đều không được. Đặc biệt, họ cho biết đã đến gặp cô Phương ở cầu Hàm Rồng Thanh Hoá. Linh hồn người đã khuất nhập vào cô và kiên quyết không cho dời mộ.
Có lẽ cũng phải có đôi lời nói qua về cô Phương để thấy ảnh hưởng của lời nói cô này với thân chủ của tôi. Đây là một người phụ nữ đẹp và phúc hậu theo tiêu chuẩn vẻ đẹp cổ Đông phương. Cô ta có khả năng gọi bất cứ hồn người chết nào nhập vào thân xác của cô để nói chuyện với thân nhân còn sống. Những chi tiết trong quá khứ giữa mối quan hệ của người chết và thân nhân được gặp đều đuợc miêu tả chính xác. Cô Phương và Phan Thị Bích Hằng là hai phụ nữ Việt Nam nổi tiếng về khả năng này trong buổi giao thời giữa hai thiên niên kỷ. Tôi đã gặp cô Phương và thừa nhận khả năng của cô là một thực tế đang tồn tại. Hiện tượng là như vậy, nhưng giải thích điều này như thế nào thì nó lại phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người.
Qua đó thì thấy rằng việc quyết định dời mộ của tôi khó khăn như thế nào, vì phải vượt khỏi trạng thái tâm lý của gia đình thân chủ tôi, trước sức ép của những niềm tin mà họ và có lẽ rất nhiều người chưa hiểu được bản chất của nó. Quyết định dời mộ của tôi căn cứ theo sự hiểu biết bản chất của vấn đề. Nhưng nó lại thuộc về một khối lượng tri thức rất tổng hợp và không thể diễn đạt trong một thời gian ngắn.
Đây là điều giải thích tại sao các phương pháp ứng dụng của học thuật cổ Đông được giải thích theo xu hướng thần thánh hoá. Vì đó là cách giải thích đơn giản nhất cho tri thức của con người từ hàng ngàn năm trước, khi người ta chưa hiểu được bản chất và nguyên lý của nó mà chỉ biết phương pháp ứng dụng. Nhưng chính cách giải thích này khiến con người một thời ngộ nhận cho rằng các phương pháp ứng dụng của học thuật cổ Đông phương mang tính mê tín dị đoan.
Bởi vậy, tôi phải lấy uy tín của tôi để thay thế cho sự giải thích: “Tôi chịu trách nhiệm về việc này!”. Đồng thời tôi cũng yêu cầu gia đình thân chủ tôi không đi cầu cúng, hỏi han ở bất cứ đâu. Sự kiểm chứng cho tính đúng sai của tôi là khi bốc mộ thì mộ có kết hay không.
Tầm long
Trên đường ra mộ, tôi giải thích cho Laviedt và Hahung về những vấn đề liên quan đến Âm trạch. Hahung là người thông minh, nắm bắt vấn đề rất nhanh. Anh ta đã phụ giúp tôi được nhiều ý kiến đáng quan tâm sau đó. Có thể nói rằng Hahung xứng đáng là một Đại đệ tử của Phong thuỷ Lạc Việt. Trước khi ra mộ, chúng tôi đều phải dùng vài biện pháp chống Âm khí xâm nhập. Ngôn ngữ dân gian gọi là vong theo.
Chúng tôi quan sát huyệt mộ từ xa đến gần và cả phân tích hình thể qua bản đồ vệ tinh. Khi đến tận nơi, tôi có thể khẳng định rằng ngôi mộ này không thể gọi là mộ kết. Điều này có thể kiểm chứng khi mộ được cải táng. Vấn đề phải tiếp tục là tìm chỗ đặt mộ. Trong phong thuỷ gọi là tầm long.
THÀY TRÒ TRONG KHÁCH SẠN BA SAO
Sáng hôm sau, thày trò chúng tôi được mời đi ăn sáng từ sớm. Thân chú tôi chiêu đãi dặc sản Nghệ An là món súp lươn ăn với bánh mỳ. Một tô súp đuợc bán với giá 30.000 đ ở một của hàng bình dân, đủ hiểu nó được trân trọng thế nào. Nhưng thú thật, tôi không thể nuốt nổi vì nó quá nhạt nhẽo bởi cách nấu của đầu bếp. Ăn xong, chúng tôi lên đường. Cùng đi với chúng tôi là ba anh em nhà thân chủ. Phải thừa nhận anh em nhà này rất có tâm đối với phần mộ tổ tiên và cha mẹ. Họ dẫn chúng tôi đi ba nơi họ chọn để cải táng. Nhưng phải nói rằng cả ba nơi ấy tôi đều không vừa ý. Tôi phân tích kỹ điều này với các đệ tử của tôi và cho họ nghe, đồng thời đề nghị nên chọn một huyệt mộ khác. Nhìn hình thể sông núi ở đây, tôi tin rằng có thể tìm được một cuộc đất tốt hơn nhiều. Phải nói rằng nếu không có phương tiện hiện đại là bản đồ vệ tinh để chúng tôi có thể chọn điểm đến một cách nhanh chóng thì chắc chắn không thể tìm được huyệt mộ chỉ trong nửa ngày. Hahung có thể nói là một chuyên gia về nhìn bản đồ vệ tinh. Anh ta xác định rất nhanh vị trí của chúng tôi trên bản đồ. Ấy vậy mà thày trò chúng tôi và anh em thân chủ cũng phải đi bộ hàng chục cây số, lên núi, xuống núi mấy lần. Với độ tuổi như tôi thật là nhừ tử. Đúng ra, sở dĩ tôi cố gắng với sức khoẻ yếu ớt của mình, chính vì cảm động trước tấm lòng của anh em thân chủ trong trách nhiệm của họ với người đã khuất. Đây chính là một giá trị đạo lý truyền thống của người Việt. Nhưng đúng là để thoả mãn sự xúcđộng nhân bản đó là sự mệt mỏi cực kỳ của tôi. Một người trải gần 10 năm chưa đi bộ quá 1 km.
TẦM LONG TRÊN BẢN ĐỒ VỆ TINH
Có những điểm rất đẹp, nhưng khi leo lên đến nơi thì họ đang phá núi lấy đá xây dựng. Thế là lại xuống. Chính cuộc tầm long này, tôi mới tận mắt chứng kiến sự tác động của con người đến thiên nhiên. Điều mà một số thày phong thuỷ thường phàn nàn ở các trang web về việc những công trình xây dựng phá vỡ thế phong thuỷ. Nhưng suy cho cùng, mọi việc đều có quy luật của nó, kể cả sự tác động của con người thực ra cũng chỉ là một hình thức xoay vần của tạo hoá. Cho đến một ngày nào đó, chính con người tạo ra một thế cân bằng Âm Dương mới trên quả Đất. Lúc ấy, hoặc là nó tiếp tục phát triển sang một nền văn minh vượt trội; hoặc là nó bị huỷ diệt nếu những điều kiện dưới sự tác động của con người không cân bằng với quy luật vũ trụ.
Trong những diểm chọn trước qua bản đồ vệ tinh, có những điểm mới nhìn có vẻ rất đẹp, núi hình cung ôm vòng lấy thung lũng. Bề ngoài như tàng phong, nhưng lại không thể tụ khí. Minh đường hạn hẹp, chất đất khô cằn, xơ xác, cây côí nghiêng đổ. Thế là thày trò lại kéo nhau đi. Có điểm khi đến nơi thì lại là một vùng thôn xóm trù phú, khó có thể chôn cất ở nơi đây.
Có thể nói chúng tôi đã đi hết những điểm được chọn mà chưa chọn được chỗ nào ưng ý. Chỉ còn một điểm cuối cùng. Lúc ấy, khí lực của tôi đã suy kiệt, mặt tái đi. Tôi thầm phàn nàn về một vùng non thanh thuỷ tú như vậy mà không thể kiếm dược một huyệt mộ vừa ý. Tôi cũng chẳng cần tìm được mộ phát công hầu danh tướng làm gì. Nhưng ít nhất cũng bình an, phú túc và phát triển đinh điền cho họ.
Trời cũng không phụ lòng người. Khi xe hơi chạy chậm chầm dưới chân núi, tôi hỏi Hahùng: “Điểm đến là đây phải không?”. “Dạ vâng! Điểm chọn nằm bên phải”. “Chúng ta phải leo lên ngọn núi kia. Huyệt mộ sẽ nằm ở đấy!” – tôi nói. Đây thật là nơi non thanh thuỷ tú, tôi hy vọng rằng khi lên đến nơi thì không có những công trường của con người phía sau núi. Lần này mà không được nữa thì đành cải táng tại điểm đã được họ lựa chọn mà thôi.
Khi leo lên núi, Hahung nói: “Thưa sư phụ! Sao con thấy đất đai ở đây cây cỏ không dược tươi tốt. Sợ khí không nhuận”. Hahung nói đúng thực trang trên lưng chừng núi. Nhưng tôi khá tự tin, trả lời Hahung: “Nếu tôi chọn đúng thì trên ngọn núi cây cỏ sẽ tươi nhuận và xanh tốt”. Điều này đã xảy ra đúng như vậy.
Đến nơi, thì thật là một huyệt mộ vừa ý, Đỉnh núi tròn trịa, diện tích chừng 200 m vuông. Đứng giữa tưởng như không nhìn thấy xung quanh sườn núi. Nhưng thực ra núi thoai thoải, rất duyên dáng như thiên nhiên tạo ra những bậc thang đến đỉnh. Hòn núi này là đoạn kết của một dãy núi nhỏ uốn lượn rất hữu tình. Phía trước minh đường là cả một vùng đồng ruộng bao la, có con sông Lam uốn vòng cung ôm lấy. Sau lưng là những dãy núi cao hơn trập trùng. Tay long vươn dài thế thanh nhã, tay hổ mạnh mẽ ngắn hơn là những dãy đồi thấp như hai vòng tay ôm lấy khu huyệt mộ. Thật là tuyệt vời! Nhưng chỉ tiếc thế đất này bị nghịch Âm Dương. Nhưng thôi! Cái duyên chỉ đến đấy! Dù sao ở huyệt mộ này, con cháu tuy chẳng công hầu danh tướng, cũng phú túc xông xênh, hiền lương và thành đạt. Nếu theo nghiệp bút nghiên thì cũng có người bảng vàng bia đá. Vậy là được.
Nhìn thế đất này, chẳng cần có kiến thức về phong thuỷ cũng phải thừa nhận đây là một nơi non thanh thuỷ tú. Mấy anh em nhà thân chủ tôi cũng phải thừa nhận là thế đất rất đẹp. Để củng cố niềm tin cho họ về thế đất này, tôi chỉ mấy khu mộ nằm ở triền núi gần đó và bảo họ: “Các anh có biết gia thế của những dòng họ có mấy khu mộ kia không?”. “Dạ biết!”. “Có nhiều khu mộ nằm đấy! Nhưng chỉ có hai khu mộ là có người phát phú là những khu mộ theo tay tôi chỉ đây. Điều này có đúng không?”. “Dạ! Hoàn toàn đúng! Đó là những chi họ toàn đại gia!”. “Nếu như vậy thì các anh hãy tin rằng, khu huyệt mộ này của các anh còn vượt trội hơn họ nhiều”.
MINH ĐƯỜNG NƠI HUYỆT MỘ
Như vậy, việc tầm long hoàn tất. Vấn đề điểm huyệt tôi hẹn với họ khi về nhà sẽ gửi bản hướng dẫn sau. Điểm huyệt chính là khâu quyết định cuối cùng cho thành quả của tầm long. Nên tôi không thể sơ xuất làm trong lúc quá mệt mỏi này.
2-Và đây nữa :
0 nhận xét:
Đăng nhận xét