Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

BÀI 59: PHÂN TÍCH VỀ VIỆC ĐỔI CHỖ TỐN - KHÔN

Trích bài viết của thầy  Nguyễn Nhuận bên diễn đàn đông á tinh hoa :

Về việc đổi chỗ KHÔN TỐN

Trong một số pho sách thuộc dạng văn hóa cổ có thể lấy nó làm căn bản hay chỗ dựa cho mọi suy luận hoặc suy đoán, chứ không thể suy đoán tùy tiện từ một vài thông tin sô bồ, không đầy đủ tính minh chứng, có một thông tin khá đồng bộ mà mọi người có thể cảm nhận được đó là: Khi luận bàn về khí, một yêu cầu được đặt ra: người ta phải định dạng được khí cả về tính và vềlượng, cùng với quy luật phát sinh, phát triển và tự vong của nó, và điều này người xưa đã làm được.

Trong qua trình kiểm nghiệm thực tiễn có kết quả, người xưa đã đúc kết lại thành sách để lưu giữ và truyền thụ về sau mới có cái để chúng ta đọc, và người xưa họ cũng đã làm được điều này. Tính hệ thống của mảng văn hóa họ để lại đáng để chúng ta kế thừa và phát triển. Hoặc là chúng ta phát triển đúng hướng, hoặc là chúng ta phát triển lệch lạc.

Một câu hỏi nghiêm túc cần đặt ra: cái mà một số người tưởng là ta đang phát kiến kia, người xưa họ không biết gì hay họ né tránh không muốn để lại thông tin đó với một nguyên do nào đó chăng, và tôi nghiêng về xu hướng thứ hai: Họ không muốn nói rõ về thông tin đó chứ không phải họ không biết, tôi cho rằng họ là những bậc kỳ tài mà chỉ ở thời điểm đó trời đất đã sinh ra họ để họ làm điều đó. Thử hỏi, chúng ta với trang thiết bị hiện đại và với nguồn tư liệu lớn tới mức nếu chỉ ngồi đọc thì nhiều đời sau còn chưa xong, nên chúng ta đừng ai vội vã đưa ra những suy tưởng thiếu chín chắn ?

Hệ thống sách cổ về học thuyết Âm Dương ngũ hành để lại hai hình đồ, đó là hệ thống sắp xếp phân bổ khí Hà đồ, nó mang tính phổ cập, Hà đồ - một quỹ tích bài liệt khí tiên thiên, và Lạc thư với hai biểu sắp xếp phân bổ khí hậu thiên theo hai chiều thuận nghịch mà chúng ta vẫn ứng dụng. Trong quá trình mô tả, diễn giải sự biến hóa của khí, họ đã dấu đi một nửa phát kiến của họ, nhưng họ vẫn để lại một manh mối cho ta lần tìm và phát triển. Đó là những câu: Hỏa tiên thiên và Hỏa hậu thiên, Kim tiên thiên và Kim hậu thiên. Và học thuyết âm dương ngũ hành của người xưa nổi tiếng là ở quy tắc sinh khắc chế hóa của ngũ hành. Nó được ứng dụng mọi lúc mọi nơi cho mọi sự việc trên hành tinh này.

Khi người ta đặt (1-6) ở Khảm (thủy) theo chiều thuận kim đồng hồ thì sinh (3-8) ở Chấn (mộc) tiếp tục sinh (4-9) ở Ly (hỏa); tuần tự sinh (5-10) ở Trung cung (thổ): sinh (2-7) ở Đoài (kim); khép kín sinh (1-6) ở Khảm (thủy). Đó là thuận và khép kín một vòng sinh, còn vòng khắc thì sao, có sinh thì phải có khắc.

Vẫn khởi đầu từ (1-6) ở Khảm (thủy), khắc thủy phải là thổ, (5- 10) thổ ở trung cung khắc thủy (1-6) ở Khảm, trật tự đồ hình trên được giữ nguyên; khắc thổ là mộc, (3-8) mộc ở Chấn khắc thổ (5-10) trung cung theo vòng, trật tự đồ hình trên vẫn được giữ nguyên, khắc mộc (3-8) chỉ có thể là kim (2-7) nhưng kim (2-7) nó lại nằm ở Đoài, không lý gì nó khắc xuyên (5-10) thổ ở trung cung, (nếu nó thấu trung cung thì nó Hợp thổ trung cung mà được sinh), và vì vậy người ta đành chuyền (2-7) kim vốn Đoài ở tới Ly vậy, (2-7) kim ở Ly (lúc này) khắc (3-8) mộc ở Chấn, theo vòng và thuận lý, không có gì để nghi ngờ nữa (4-9) bị (2-7) chiếm mất chỗ nên phải về thế chỗ còn lại ở Đoài, hỏa (4-9) lúc này ở Đoài khắc (2-7) kim ở Ly. Khép kín vòng khắc là thủy (1-6) ở khảm khắc hỏa (4-9) ở đoài. Mô tả như hai hình dưới.

Hình bên trái là quỹ tích vòng khắc Hà đồ.

Hình bên phải là quỹ tích vòng sinh Hà đồ.



Ta nhận thấy số đại diện cho khí Hà đồ ở cung Khảm, Trung cung, cung Chấn được giữ nguyên chỉ có Ly Đoài là phải đổi chỗ nhau mà thôi. Vốn đời, Ly hỏa đã được đặt ở phương Nam theo vòng sinh, thể hiện phía trên tờ giấy (hình phải). Đoài kim đã được đặt ở phương Tây, thể hiện ở bên phải tờ giấy (cũng tức là nói về phương vị hay vị trí địa lý) nay lại phải hoán đổi cho nhau nên sinh ra câu hỏa (hoặc kim) tiên thiên, kim (hoặc hỏả) hậu thiên từ đó. Các bạn quan sát hai vòng sinh khắc này sẽ thấy nó hình thành một hình tựa đầu con cá, một con quay miệng về cung Cấn, một con quay miệng về cung Khôn. Sự khuyết hãm ở hai cung này lại là nơi xảy ra toàn bộ các cục tam ban xảo quái.

Trong quá trình mô tả, bài kiệt khí để thể hiện sự thống nhất về khí giữa quả đất và vũ trụ, người xưa đã tạo ra hai vòng sinh khắc kia cũng không làm ta ngạc nhiên gì.  ta phải kết luận, vòng khí Hà đồ có hai hình đồ như trên là tất yếu. Từ hai hình đổ trên, ta sẽ có 4 hệ quả là 4 nguyên đán bàn. Hình dưới.



Thứ tự từ trái qua phải của 4 hình đồ nguyên đán bàn là:

Quỹ tích thuận của vòng sinh ; Quỹ tích ngược của vòng sinh

Quỹ tích thuận của vòng khắc và Quỹ tích ngược của vòng khắc.

Nếu chúng ta đồng thời gia tăng (hoặc giảm) trị số 9 ô của mỗi nguyên đán bàn với cùng một trị số đơn vị nào đó thì ta được một quỹ tích mới, đây cũng là một cách để các bạn kiểm tra xem sự bài liệt số đại diện về khí của một tinh đồ đúng hay sai.

Và nếu ta chỉ đồng thời tăng hoặc giàm lần lượt một đơn vị thì ta được một trật tự 9 quỹ tích cơ bản và xếp thành 4 cột dưới:

Cột một là 9 quỹ tích thuận vòng sinh; Cột ba là 9 quỹ tích ngược vòng sinh

Cột hai là 9 quỹ tích thuận vòng khắc; Cột bốn là 9 quỹ tích ngược vòng khắc



** Các bạn đừng băn khoăn một điều tại sao tôi sắp xếp hai vòng sinh khắc Hà đồ lại là vòng khắc ở bên trái, vòng sinh ở bên phải. Từ cách sắp xếp này nó gợi mở cho các bạn nhận ra sự khuyết lõm ở Cấn Khôn ; Nơi xảy ra toàn bộ cục xảo quái. Khi 4 cột vòng quỹ tích thuận nghịch của Lạc thư lại được sắp hai cột quỹ tích thuận nghịch vòng sinh ở bên trái, còn hai vòng thuận nghịch của vòng khắc lại ở bên phải. Đó là tính tiện dụng mà thôi.

Đây là điều mở rộng về quỹ tích khí, các bạn hãy dần làm quen để ứng dụng. Do hiện tại có một sự ồn ào thái quá về vấn đề này nên tôi đưa ra để bạn đọc không bị ngỡ ngàng hoặc mê hoặc

Cửu khí vận hành mà người xưa bàn đến và để lại mang tính phổ cập, cho dù là hành thuận hay hành ngược đều lấy trời hoặc nam làm chuẩn để thiết lập nên một mối quan hệ, ví như xác định một gốc tọa độ. Trời là dương, nam cũng là dương, nên thiết lập ra một sự vận hành cửu khí theo chiều dương. Tuy nhiên trong cửu khí ngoài khí dương, còn có cả khí âm, nhưng quỹ tích vận hành lại chỉ được thể hiện toàn là khí dương. Một quỹ tích Âm không lý do gì không tồn tại, nó đã được cất dấu đồng thời như việc người xưa cất dấu cái vòng khắc kia vậy. Việc đem phối hai quỹ tích thuận nghịch theo vòng quỹ tích Lạc thư của vòng sinh Hà đồ chúng ta vẫn thường làm. Chúng ta cùng quan sát thêm, xem hai quỹ tích thuận nghịch Lạc thư của vòng khắc Hà đồ xem nó sẽ xảy ra như thế nào ? Khi cả hai sẽ xuất hiện, một khái niệm mang tính ước lệ được đưa để ra sử dụng, đó là cụm từ: Chủ - Khách

Ta thống kê các tình huống có thể xảy ra:

1. Dương chủ - Dương khách

2. Dương chủ - Âm khách

3. Âm chủ - Âm khách

4. Âm chủ - Dương khách

Điều này đều có thể xảy ra ở hai tổ hợp thuận nghịch theo vòng khắc và vòng sinh của Hà đồ.

Tôi nghĩ, cổ nhân cho rằng kết quả ứng dụng của cái vòng khắc kia có thể tạo ra kỳ tích hoặc nghiệp chướng cho thiên hạ nên thận trọng hơn họ không phổ cập mà thôi. Chỉ có vài chữ bỏ lửng Hỏa (hoặc kim) tiên thiên và Hỏa (hoặc kim) hậu thiên khi họ không phát triển, họ đã cất kỹ cả một nửa kho tri thức của thiên tài. Họ không háo danh là vì nhân loại chứ không phải vì họ..
Và nếu ai đó muốn nói tới hai chữ đổi chỗ tức là nói thay đổi sự bài liệt số đại diện của khí, thì phải nói chính xác rằng ta đổi chỗ hai vị trí Ly Đoài của Hà đồ, và nếu ai đó cố tình nói đổi chỗ Khôn Tốn hoặc cả khi nói đổi chỗ Ly Đoài chung chung thì họ có viết cả nghìn trang sách, nó cũng chỉ là một sảo biện ...
Sửa bởi người viết 2 months ago  | Lý do: Chưa rõ
Tự tại ung dung khi đàm luận
Nhẹ nhàng chín chắn một lời chê

..............................
Email: origin.from.infinite@gmai.com
Số đt: 01697016321

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;