Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Bài 38 - Phần cao cấp

(Tiếp theo bài 37 )
Thiên Sứ
26-12-2007 09:36 AM



HUYÊN KHÔNG LẠC VIỆT
PHI TINH ĐƠN NGHỊCH TRÊN HÀ ĐỒ.
Anh chị em thân mến.
Chúng ta đã tìm hiểu nguyên tắc phi tinh thuận trên Hà Đồ. Nguyên tắc này hoàn toàn giống nguyên tắc phi tinh trên Lạc thư. Tức là theo một đơn vị thời gian qui ước, các sao đơn hoặc cửu tinh đều chuyển dịch theo độ số tăng dần trên cửu cung. Sự khác nhau chỉ là sách cổ chữ Hán phi tinh trên Lạc thư, còn Huyền không Lạc Việt phi tinh trện Hà Đồ. Bài này giới thiệu với anh chị em phương pháp phi tinh nghịch trên Hà Đồ. Nguyên tắc của phương pháp này là các sao đơn hoặc cửu tinh đều dịch chuyển theo độ số giảm dần trên cửu cung Hà Đồ. Sách Hán trên Lạc Thư.
Anh chị em lưu ý:
Đây chính là phương pháp phi tinh để tìm cung phi của người Nam. Giới Nữ thuộc âm nên phi thuận Dương. Giới Nam thuộc Dương, nên phi nghịch Âm. Cũng bởi sự khác biệt giữa bốc cục độ số của Hà Đồ và Hậu Thiên Lạc Việt với Lạc Thư và Hậu thiên Văn Vương nên có sự thay đổi về phương vị ở Tốn Khôn và độ số ở Ly Đoài. Sự thay đổi độ số này đã dẫn đến tất cả những người cung Đoài trong sách Hán thay bằng cung Ly trong sách Việt và ngược lại.
Khi tìm hiểu đến Huyền Không Lạc Việt - yếu tố tương tác căn bản thứ 4 - chúng ta càng thấy rõ hơn tính thống nhất 4 yếu tố tương tác trong Phong Thủy Lạc Việt. Hay nói cách khác Phong thủy Lạc Việt là một môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên với cuộc sống con người, một cách hoàn chỉnh và hoàn toàn thỏa mãn những tiêu chí khoa học với nguyên lý căn để xuyên suốt nhất quán là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Các yếu tố tương tác trong phong thủy Lạc Việt hoàn toàn có sự liên hệ hữu cơ với nhau. Và khi tìm hiểu đến đây, anh chị em cũng nhận thức được rằng: Huyền Không chính là yếu tố tạo ra nguyên lý căn bản của môn Bát Trạch khi nó là điều kiện xác định cung phi bản mệnh là yếu tố cần đầu tiên trong môn Bát trạch. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự tiến hóa của vũ trụ và trên Địa cầu, từ đó có nguyên nhân hình thành 4 yếu tố tương tác căn bản trong Phong Thủy Lạc Việt là:
1) Khi trái Đất chưa xuất hiện sự sống thì yếu tố tương tác đầu tiên chính là sự tương tác từ vũ trụ. Những yếu tố tương tác này đã được qui ước và ký hiệu hóa qua môn Huyền Không Lạc Việt.
2) Sự tương tác của vũ trụ và từ trường của trái Đất lên con người chính là cơ sở của môn Bát trạch Lạc Việt.
3) Sự tương tác của cảnh quan môi trường lên cấu trúc hình thể nhà và con người là cơ sở của phương pháp Loan đầu - hình lý khí(Môn này có liên quan nhiều đến Âm Trạch sẽ học bổ sung vào cuối khóa).
4) Sự tương tác của chính ngôi nhà lên con người sống trong nhà tạo nên phương pháp "Cấu trúc hình thể Lạc Việt".
Như tôi đã trình bày: Cả 4 yếu tố tương tác này liên quan và hỗ trợ bổ sung lẫn nhau. Bởi vậy, khi quán xét một ngôi nhà một cách cẩn thận và nghiêm túc thì phải xét cả 4 yếu tố. Đồng thời tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà xét ứng dụng yếu tố căn bản trong phong thủy Lạc Việt. Bởi vậy, khi thực hiện một công trình nghiên cứu phong thủy cho một dự án kiến trúc hết sức công phu và mất thời giờ do sự tổng hợp các kiến thức nói trên,.Công phu rất nhiều lần hơn thực hiện tri thức kiến trúc xây dựng đơn thuần cho công trình kiến trúc.
Do đó, Phong thủy Lạc Việt - về lý thuyết - có tính vượt trội, hơn hẳn các phương pháp ứng dụng rời rạc, riêng phần và đầy mâu thuẫn trong cổ thư chữ Hán, mà họ gọi là những "trường phái". Tuy nhiên anh chị em cũng cần nhớ rằng: Với những người ứng dụng Phong Thủy lâu năm và nhiều kinh nghiệm, trong hoàn cảnh tương thích với tri thức của ho thì họ vẫn vượt trội hơn cá nhân mỗi con người chúng ta khi mới bước vào nhập môn phong thủy. Do đó, mỗi cá nhân chúng ta phải khiêm tốn, học hỏi kinh nghiệm và chiêu thức của họ để làm phong phú thêm kiến thức của mình. Những cũng chính về tính rời rạc, mâu thuận và không hoàn chỉnh từ cổ thư chữ Hán lưu truyền và tính riêng phần của tri thức phong thủy đang phổ biến hiện nay, khiến cho tôi có thể lấy ví dụ sinh động về sự thất bại của tri thức phong thủy có nguồn gốc Hán, chính là tòa nhà hội nghị quốc gia Việt Nam ở Mỹ Đình. Tòa nhà này đã được ít nhất hai nhà phong thủy có tri thức từ cổ thư chữ Hán khá nổi tiếng nghiên cứu và thực hiện.
Trong phong thủy cũng đòi hỏi ở chúng ta sự sáng tạo và phát triển theo sự phát triển của kiến trúc hiện đại. Nhưng tính chất của sự sáng tạo và phát triển đó không được phủ nhận nguyên lý và những nguyên tắc căn bản đã được thừa nhận và được thực tế kiểm chứng.
Trở lại với phương pháp phi tinh đơn nghịch trên Hà Đồ trong bài này. Tôi chỉ đưa hình ảnh và tính thuận tự để anh chị em tự nghiệm lý, do đã trình bày rõ nguyên tắc trong các bài trước và tính phi nghịch của sao đơn. Bài dưới sẽ nói rõ hơn cho anh chị em mới tham khảo môn này lần đầu.
HÌNH MINH HỌA PHI TINH ĐƠN - NGHỊCH TRÊN HÀ ĐỒ
6
1
8
9
5 +10
3
2
7
2

I



1







II


1








III







1


IV
1











V




1







VI







1





VII





1





VIII









2






IX

1









KẾT THÚC CHU KỲ TRỞ VỀ I


Thiên Sứ
27-12-2007 07:10 AM



Anh chị em thân mến.
Khi anh chị em tìm hiểu về Huyền Không Lạc Việtthì sẽ thấy rằng khác hẳn về Huyền Không có nguồn gốc từ sách Hán đặc biệt trong phi tinh nghịch. Nhưng sự khác nhau này thì tính hợp lý và nhất quán với nguyên lý căn để là hoàn toàn chính xác. Mọi sự thắc mắc tôi sẽ giải đáp trong "Hành lang huyền không Lạc Việt".
HUYÊN KHÔNG LẠC VIỆT
CỬU TINH PHI CUNG NGHỊCH TRÊN HÀ ĐỒ.

I
6
1
8
9
5 +10
3
2
7
2


Trang thái nguyên theo đơn vị thời gian. Các sao ở đúng vị trí phương vị độ số.



II

Khi sao Nhất Bạch chuyển nghịch đến cung số 9, thì các sao đều đồng thuận chuyển nghịch đến cung có độ số thấp hơn. Sao Cửu Tử cung số 9 chuyển nghịch đến cung số 8, sao số 8 Bát Bạch chuyển nghịch đến cung số 7..........Anh chị em quán xét các đồ hình dưới đây. Qua mỗi giai đoạn là một lần chuyển cung. Qua 9 thời kỳ thì kết thúc một chu kỳ phi tinh nghịch trên 9 phương vị của Hà Đồ.

7
2
9
1
6
4
5
8
3



III

Sao số 1 Nhất Bạch từ cung số 9 chuyển nghịch đến cung số 8. Sao số 9 Cửu Tử từ cung số 8 chuyển nghịch đến cung số 7.......
Mỗi một đơn vị thời gian quy ước, anh chị em tiếp tục chuyển nghịch như vậy, cho đến khi kết thúc 1 chu kỳ thì lặp lại từ đầu. Về thời gian qui ước thì tùy theo nhu cầu: Từ phi tinh thuận nghịch theo giờ, ngày tháng , năm và vận. Mỗi vận là 20 năm. Sử dụng trong phi tinh để dùng trong Dương trạch thì chỉ tính Huyền không phi tinh đến vận 20 năm và chu kỳ tối đa là 180 năm.
Các giai đoan sau anh chị em tự chiêm nghiêm theo nguyên lý trên.
*
IV










*
V
*
VI
*
VII
*
VIII
*
IX
*
X

Thiên Sứ
01-01-2008 08:34 PM


Anh chị em thân mến.
Để có một khái niệm hoàn chỉnh trong việc so sánh giữa phương pháp Huyến không phi tinh theo cổ thư chữ Hán và Huyền Không Lạc Việt phi tinh trên Hà Đồ. Tôi đưa hệ thống chu kỳ của hai phương pháp để anh chị em so sanh và suy nghiệm tính khoa học và hợp lý của Huyền không Lạc Việt.
Tính hợp lý trong Huyến Không Lạc Việt phi tinh trên Hà Đồ có những điểm nổi trội như sau:
* Trung cung Hà Đồ có 2 độ số là Dương 5 Âm 10. Ứng với hai quái Cấn Nữ và Khôn Nam. Đây là nguyên lý căn bản ứng dụng trong Phong Thủy và khác biệt so với trong ứng dụng Bốc Dịch. Trong Bốc Dich Nam Càn, Nữ Khôn. Điều này tôi đã giải thích thực tại và tính qui ước trong: "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch"trang từ 281 đến 285. Nxb VHTT 2002..
* Vị trí và tính chất của sao Thất Xích và Cửu Tử hoàn toàn hợp lý. Tính chất của các sao khác giống như cổ thư chữ Hán.
* Nguyên tắc phi tinh trên Hà Đồ có thể lý giải tính qui ước liên quan đến chuyển động đảo biểu kiến các vì sao trên bầu trời khi quan sát từ trái Đất. Còn phi tinh trên Lạc Thư không có sự liên hệ này.Bài giảng sẽ được đưa vào Video và anh chị em chép về máy tham khảo (Do TMT sẽ đưa lên sau).
Anh chị em xem hình dưới đây:
nhiều yếu tố tương tác khác liên quan mang lại điều tốt cho gia chủ. Đó là lý do để quán xét thì tính ưu việt của Huyến Không Lạc Việtthì phải loại suy được các yếu tố khác.
Cụ thể:
Nhà con gái tôi Hướng Đông nam - Bát trạch tốt (Theo Lạc Việt), Cấu trúc nhà tương đối tốt. Nhưng Huyến Không Việt cho là sao Ngũ Hoàng chiếu (Xấu) Còn huyền không Tàu cho là sao Thất Xích chiếu (Đỡ xấu hơn).
Chính vì xuất phát từ Huyền không Việt nên đã treo tại cửa nhà con gái tôi một cái phong linh để hóa giải tính sát của Ngũ Hoàng.
Kết quả:
Tiệm may của con gái tôi không thể nhận hàng may vì quá nhiều. Thợ tụ rất đông so với trước.
Thiên Sứ

Thiên Sứ
02-01-2008 06:33 PM


HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT
*
ĐƯƠNG LỆNH VẬN HÀNH CỬU TINH VÀ
THỜI GIAN QUI ƯỚC
A) ĐƯƠNG LỆNH VẬN HÀNH CỬU TINH
Cửu tinh phi cung theo từng thời gian khác nhau mà lần lượt nhập vào cung giữa. Sao nhập vào cung giữa gọi là sao đương lệnh. Gọi là đương lệnh, tức là nắm lệnh tại thời điểm đó, giống như luân lưu trực ban, mỗi thời điểm sẽ do 1 sao trực ban. Cho nên sao đương lệnh còn gọi là sao trực. Sao trực được gọi là vượng tinh. Sở dĩ như vậy vì nó quản Trung cung. Theo Thuyết Âm Dương Ngũ hành thì Trung cung thuộc Thổ và là nơi qui tàng và phát sinh vạn hữu của Hậu Thiên. Bởi vậy khi sao nhập trung sẽ chi phối và ảnh hưởng mạnh nhất tới tám hướng. Nên gọi là Vương tinh.
Vượng tinh có 3 chức năng dưới đây:
Thứ nhất,Được coi là ảnh hưởng mạnh nhất tới toàn thiên bàn chi phối các sao khác.
Ví dụ:
Trong hình dưới đây là hạ nguyên thất vận (Từ 1984 đến 2003), Thất xích Hỏa tinh nhập vào cung giữa, nên là sao đương lệnh.
Thất xích Hỏa tinh trong Huyền không Lạc Việt nguyên đóng ở quẻ Ly - Chính Nam, ngũ hành thuộc Hỏa, khí thuộc Hỏa, vốn chỉ có tác dụng ở quẻ Ly. Nay sao đó nhập cung giữa, tác dụng của nó sẽ vượt quá quẻ Ly mà có tác dụng đối với toàn thể tinh bàn. Cho nên khí quẻ của nó trong toàn bộ tinh bàn sẽ trở thành vượng nhất. Thất xích Hỏa tinhchính là sao vượng nhất trong vận 7 tính từ năm 1984 đến hết 2003. Trong vận này Hỏa khí Vượng.

Thứ hai, nó khống chế toàn bộ khí trường của tinh bàn.
Ví dụ Thất xích Hỏa tinh đương lệnh thì nó có tác dụng khắc chế Kim khí đối với các sao bay


đến cung thuộc Mộc là Cấn, Chấn, Khôn (Đông Nam); nó tăng thêm tác dụng đối với Thổ khí ở Trung cung; làm thoái khí với các sao nguôn gốc từ Cấn Chấn (Mộc). Khắc các cung và sao có gốc Từ Tốn (Âm Kim), Đoài (Dương Kim) và Càn (Âm Kim đới thủy).
Tùy theo đơn vị thời gian quy ước (Sẽ trình bày sau) mà đồ hình giai đoạn sao Thất Xích Hỏa tinh nhập trung được mô tả như sau:

Thứ ba, nó quyết định sự vượng suy của thời vận
Gọi là thời vận tức là chỉ khí vận ở những tầng thứ thời gian khác nhau.Ví dụ đại vận là chỉ nguyên vận, tức khí vận của một chu kỳ 180 năm (Sách Hán đại vận chỉ có 60 năm). Tiểu vận là chỉ khí vận 20 năm. Ngoài ra còn có niên vận, nguyệt vận, nhật vận và thời vận.Mỗi một thời gian bất kể ngắn hay dài đều có một sao nắm lệnh, nó quyết định tính chất của khí vận trong tinh bàn và sự vượng suy của con người trong thời gian đó.
Ví dụ từ năm 1984 đến năm 2003, trong thời gian này Thất xích Hỏa tinhnắm lệnh, nó quyết định tính chất của khí vận là khí Hỏa. Những người nằm ở phương vị cung Ly (bao gồm phương chính thần của tinh bàn) sẽ hưng vượng lên, còn những người ở phương vị cung Đoài, (bao gồm phương linh thần của tinh bàn) sẽ giảm xuống; Trung nữ (Ly) sẽ đặc biệt hoạt bát và tài cán, còn nam giới trung niên (Cấn, Chấn) và cao tuổi (Càn) trở nên yếu đuối và trầm mặc. Những người thuộc mệnh Thất Hỏa của vận thì vận khí đặc biêt tốt, người sinh ở năm thuộc Mộc, Kim của lục vận, thì vận khí đặc biệt kém, v.v…

B) THỜI GIAN QUI ƯỚC TRONG CỬU TINH PHI CUNG.
Thời gian qui ước trong Huyền Không Lạc Việtcó hơi khác một chút so với thời gian quy ước trong Huyền không có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán. Tuy nhiên sự khác biệt này ít có tính ứng dụng phổ biến.
Tính qui ước trong Huyền không nói chung và Huyền không Lạc Việt về thời gian phi tinh là:

* Thời hạn.
Tức là cửu tinh phi cung tính theo đơn vị qui ước là giờ Âm lịch trong ngày.

* Nhật hạn.
Tức là cửu tinh phi cung tính theo đơn vị qui ước là ngày Âm lịch .

* Nguyệt hạn.
Tức là cửu tinh phi cung tính theo đơn vị qui ước là tháng Âm lịch

* Niên han.
Tức là cửu tinh phi cung tính theo đơn vị qui ước là năm Âm lịch.

* Tiểu vận.
Tức là cửu tinh phi cung tính theo đơn vị qui ước là 20 năm được coi là một vận.

* Đại vận.
Đây là chỗ khác nhau giữa sách cổ Tàu và Huyền Không Lạc Việt.
- Sách cổ Tàu qui ước một đại vận là 60 năm.
- Huyền không Lạc Việt qui ước là 180 năm.
1) Nhật hạn:
Nhật hạn là phương pháp cửu tinh phi cung tính theo thời gian là ngày.
Phương pháp tính nhật hạn trong cửu tinh phi cung lấy trung khí trong tháng làm chuẩn. Chu kỳ ngày có 60 ngày nên sẽ kiêm thời gian tương đương hai tháng. Do đó lấy 6 trung khí của sáu tháng làm chuẩn là:
1) Vũ Thủy (Tháng Giêng),
2) Cốc Vũ (Tháng Ba)

3) Hạ chí (Tháng Năm)
4) Xử Thử (Tháng Bảy)
5) Sương Giáng (Tháng Chín)
6) Đông Chí (Tháng Một).

Trong sáu Trung khí này lại chia làm Âm Dương là:
Trung khí thuộc Dương:
Đông Chí (Tháng Một).Vũ Thủy (Tháng Giêng), Cốc Vũ (Tháng Ba) - Có trước - qui ước thuộc Dương.
Trung khí thuộc Âm:
Hạ chí (Tháng Năm), Xử Thử (Tháng Bảy), Sương Giáng (Tháng Chín) - Có sau - qui ước thuộc Âm.

1) Nhật hạn cửu tinh phi cung thuộc Trung khí Dương.
(Dương thức)
Trên cơ sở qui ước này, phép Huyền Khônglấy ngày Giáp Tý sau Đông Chí sao Nhất Bạch quản Trung cung, ngày sau Ất Sửu lấy sao Nhị Hắc nhập trung.....sau đó theo phương pháp Cửu tinh phi cung tiếp tục cho các ngày tiếp theo.
HÌNH MINH HỌA CỬU TINH PHI CUNG NHẬT HẠN
Ngày Giáp Tý sau tiết Đông Chí.

*
- Ngày Giáp Tý sau Vũ Thủy lấy sao Thất Xích nhập trung .
HÌNH MINH HỌA CỬU TINH PHI CUNG NHẬT HẠN


Ngày Giáp Tý sau tiết Vũ Thủy.

*
- Ngày Giáp Tý sau Cốc Vũ lấy Tứ lục nhập trung.
HÌNH MINH HỌA CỬU TINH PHI CUNG NHẬT HẠN
Ngày Giáp Tý sau tiết Cốc Vũ.

*
2) Nhật hạn cửu tinh phi cung thuộc Trung khí Âm
(Âm thức).

Trên cơ sở qui ước này, phép Huyền Không lấy ngày Giáp Tý sau Hạ Chí sao Cửu Tử quản Trung cung, ngày sau Ất Sửu lấy sao Nhất Bạch nhập trung.....sau đó theo phương pháp Cửu tinh phi cung thuận tiếp tục cho các ngày tiếp theo.
HÌNH MINH HỌA CỬU TINH PHI CUNG NHẬT HẠN
Ngày Giáp Tý sau tiết Hạ Chí.

*
- Ngày Giáp Tý sau Xử Thử lấy Tam Bich nhập trung.
HÌNH MINH HỌA CỬU TINH PHI CUNG NHẬT HẠN
Ngày Giáp Tý sau tiết Xử Thử.

- Ngày Giáp Tý sau Sương Giáng lấy Lục Bạch nhập trung.
HÌNH MINH HỌA CỬU TINH PHI CUNG NHẬT HẠN
Ngày Giáp Tý sau tiết Sương Giáng.

Anh chị em lưu ý:


Trong các sách Huyền Không có nguồn gốc từ Tàu thì các tháng thuộc Âm thức phi tinh nghịch.
Nhưng anh chị em cũng đã nhận thấy: Thực chất phi tinh nghịch trong sách Tàu lại là phi thuận nhưng do đảo số đối xứng của Lạc Thư nên tạo sự khác biệt. Bởi vậy tôi hy vọng anh chị em cùng tôi suy nghiệm từ thực tế quỹ đạo của Trái Đất quanh mặt trời và tự quay quanh trục để liên hệ một cách hợp lý với sự phi tinh nghịch của Huyền Không Lạc Việt.

Thiên Sứ
03-01-2008 09:34 PM


Tôi đã hoàn chỉnh, anh chị em có thể vào tham khảo.
Thiên Sứ

Thiên Sứ
07-01-2008 06:53 PM


Anh chị em thân mến.
Dưới đây là video bài giảng ở nhà TMT. Anh chị em tham khảo và cho ý kiến tại mục hành lang.

Bài giảng Phong Thủy 32/12/2007
Thiên Sứ

BÀI KHÁC :
xeda111
31-12-2007 11:35 AM


Hành lang Huyền không Lạc Việt
 
Trích:


Ngay từ cách gọi tên sao khi bước vào môn Huyền không Lạc Việt thì anh chị em cũng đã thấy tính hợp lý qua tên gọi của các sao:
Sao Thất Xích - chữ Xích nghĩa là màu đỏ, nên tọa lạc ở phương chính Nam cung Ly thuộc Hỏa màu đỏ.
Sao Cửu Tử - Từ là màu tía, đây là màu ở sau màu tím của cầu vồng, nằm ở phương chính Tây cung Đoài thuộc Kim độ số 9, cũng là nơi kết thúc chu kỳ phi tinh.
Vị trí và tên gọi của hai sao này hoàn toàn hợp lý với phương vị của nó. Còn trong sách có nguồn gốc Hán thì sao Thất Xích (Sao Đỏ) lại nằm ở phương chính Tây Kim/ Mầu trắng, Còn Cửu Tử sao Tía lại nằm ở phương chính Nam Hỏa/ Màu Đỏ.


Thưa sư phụ ,
Nhìn trên Đồ hình Hậu thiên Lạc việt Phối hợp với Hà đồ Xeda111 cảm thấy có các điều bất hợp lý sau mong sư phụ giải thích :
Thứ nhất, Sư phụ nêu lên tính hợp lý của việc đổi chỗ Thất xích và cửu tử , Đệ tự thấy là hợp lý không bàn rồi. Thế nhưng để cho một lý thuyết phải thực sự thống nhất:
Chiếu lý mà nói thì sao Nhị Hắc theo Lạc việt cũng phải là màu đỏ hoặc màu Nâu Đỏ do là Hoả đới Thổ. Nhưng Nhị Hắc cái tên của nó vốn dĩ đã là màu đen vì đen là Hắc .Vì thế trường Hợp này Lạc Việtchưa thấy có sư giải thích hợp lý, và các sao khác cũng có những thắc mắc tương tự:
Ví dụ:
Tứ Lục: Lục là Màu xanh lá cây hành Mộc, vì sao lại đóng ở Tây nam hành Kim.
Bát Bạch màu Trắng tượng của Hành Kim , tại sao lại đóng ở Cung Cấn theo Lạc Việt mang hành Mộc.
Nhất bạch màu Trắng Tượng của Hành Kim,vì sao lại đóng ở cung Khảm Thuỷ.
Như vậy là Hậu thiên Lạc việt chỉ mới dừng lại ở việc giải quyết về Lý thuyết các màu sắc đi

 theo ngũ hành tương ứng Trong 5 cung là
Trung cung : Ngũ Hoàng Thổ
Cung Ly: Thất Xích Hoả
Cung Đoài: Cửư tử Kim
Cung Chấn : Tam Bích Mộc
Cung Càn: Lục bạch Kim đới Thuỷ
Còn trong 4 cung còn lại không thấy có sự trùng khớp .
Do đó không thấy sự nhất quán trong lý thuyết Hậu thiên lạc Việt phối Hà đồ điều này sẽ dẫn tới tính thuyết phục không cao.
Thứ hai, Khi kết Hợp Hà đồ và cửu cung Hậu thiên Lạc Việt mọi người đều thấy rõ là Trong trung cung có Độ số nữa là 10. Bởi vì Hà đồ gồm 5 số sinh và 5 số thành(5+5=10), trong khi cưủ cung chỉ có 9 cung. Các sao dùng trong phi tinh tương ứng là 9 sao nằm trong 9 cung. Liên lục di chuyển cứ sau 9 năm thì quay về vị trí cũ. Vì thế thì thấy rõ là Độ số 10 trong Hà đồ không thấy sử dụng trong phi tinh. Đấy là điều Bất hợp lý thứ hai. Trong khi Phi tinh Tàu hợp lý ở chỗ 9 cung , 9 sao , 9 độ số!



(còn nữa)

Thiên Sứ
31-12-2007 12:26 PM


Khôn Thổ. Năm trong cung Đông Nam Âm Hỏa đới Thổ. Người xưa coi đất là màu đen - Nên gọi là sao Nhị Hắc.
Còn ba sao kia khi ra Ha Nội offline toi se giang tiếp. Vì gõ trả lời vừa lâu vừa không diễn tả hết ý. Nhưng nó liên quan đến tính tương tác tiêp tục của Hậu Thiên.
Độ số 10 trong Hà Đồ chỉ lý giải về nguyên lý : Số Âm 10. Số Dương 5.
Chính vì vậy nên mới chứa được Nữ Cấn Âm 10 ở trung Cung và Dương Nam 5/ Khôn.
Chính Lạc Thư không giải thích được điều này chứ không phải Hà Đồ. Trung cung Hà Đồ có hai số 5/ 10 là Âm Dương tương ứng với hai quái tượngc nam nữ là Khôn/ Cấn. Còn Lạc Thư thì chỉ có một số 5. Vậy số mệnh cung của nữ nằm đâu?
Thiên Sứ
Thiên Sứ
31-12-2007 12:44 PM


Anh chị em lưu ý rằng:
Trong Huyền Không Lạc Việt sẽ có nhiều hệ quả phân tích theo phương pháp luận khác hẳn sách Tàu.
Tôi thí dụ một đoản sau đây:
Sách Tàu viết:
Phi tinh cửu cung lạc thư theo từng thời gian khác nhau mà lần lượt nhập vào cung giữa. Sao nhập vào cung giữa gọi là sao đương lệnh. Gọi là đương lệnh, tức là nắm lệnh tại thời điểm đó, giống như luân lưu trực ban, mỗi thời điểm sẽ do 1 sao trực ban. Cho nên sao đương lệnh còn gọi là sao đương trực. Sao đương trực gọi là vượng tinh. Vượng tinh có 3 chức năng dưới đây:

Thứ nhất, nó phát ra khí quẻ mạnh nhất
Ví dụ hiện nay là hạ nguyên thất vận, Thất xích kim tinh nhập vào cung giữa, nên nó là sao đương lệnh. Thất xích kim tinh nguyên đóng ở quẻ đoài, ngũ hành thuộc kim, khí quẻ thuộc kim,

 vốn chỉ có tác dụng ở quẻ đoài. Nay sao đó nhập cung giữa, tác dụng của nó sẽ vượt quá quẻ đoài mà có tác dụng đối với toàn thể tinh bàn. Cho nên khí quẻ của nó trong toàn bộ tinh bàn sẽ trở thành vượng nhất. Thất xích kim tinh chính là sao vượng nhất hiện nay, khí quẻ của nó cũng là khí vượng nhất .

Thứ hai, nó khống chế toàn bộ khí trường của tinh bàn.
Ví dụ thất xích kim tinh đương lệnh thì nó có tác dụng khắc chế mộc khí đối với các sao bay đến cung khảm, cung khôn; nó tăng thêm tác dụng đối với thủy khí ở cung tốn; nó khắc lại đối với hỏa khí sao bay đến cung đoài; nó xì hơi đối với thổ khí ở các cung: Tốn, Chấn, Càn.

Huyền không Lạc việt sẽ viết:
Phi tinh cửu cung Hà Đồ theo từng thời gian khác nhau mà lần lượt nhập vào cung giữa. Sao nhập vào cung giữa gọi là sao đương lệnh. Gọi là đương lệnh, tức là nắm lệnh tại thời điểm đó, giống như luân lưu trực ban, mỗi thời điểm sẽ do 1 sao trực ban. Cho nên sao đương lệnh còn gọi là sao đương trực. Sao đương trực gọi là vượng tinh. Vượng tinh có 3 chức năng dưới đây:
Thứ nhất, nó phát ra khí quẻ mạnh nhất
Ví dụ hiện nay là hạ nguyên thất vận, Thất xích Hỏa tinh nhập vào cung giữa, nên nó là sao đương lệnh. Thất xích Hỏa Tinh nguyên đóng ở quẻ Ly, ngũ hành thuộc Hỏa, khí quẻ thuộc Hỏa, vốn chỉ có tác dụng ở quẻ Ly. Nay sao đó nhập cung giữa, tác dụng của nó sẽ vượt quá quẻ Ly mà có tác dụng đối với toàn thể tinh bàn. Cho nên khí quẻ của nó trong toàn bộ tinh bàn sẽ trở thành vượng nhất. Thất xích Hỏa tinhchính là sao vượng nhất hiện nay, khí quẻ của nó cũng là khí vượng nhất.

Thứ hai, nó khống chế toàn bộ khí trường của tinh bàn.
Ví dụ thất xích Hỏa tinh đương lệnh thì nó có tác dụng làm thoái mộc khí đối với các sao bay đến cung khảm, cung khôn; nó tăng thêm tác dụng đối với Thổ khí ở Trung cung và các cung có sao nhị Hắc và Ngũ Hoàng; nó khắc lại đối với Kim khí sao bay đến cung đoài; nó xì hơi đối với Mộc khí ở các cung: Chấn, Cấn và khắc Kim khí ở Tốn..
Thiên Sứ

ninhthuan
05-01-2008 08:05 AM


Kính gửi Chú Thiên Sứ ,
Trích:


Nguyên văn bởi Thiên Sứ
- Ngày Giáp Tý sau Vũ Thủy lấy sao Tứ Lục nhập trung (Sách "Thẩm thị thị Huyền không học" ghi là sao Thất Xich - có lẽ in nhầm).


Theo NT hiểu thì bởi vì ngày Giáp Tí của tiết Đông chí sao Nhất nhập trung cung , ngày Ất Sửu
 

sao Nhị nhập trung cung nên ngày Quí Hợi ( ngày cuối cùng của 01 giáp thuộc tiết Đông Chí ) sẽ là sao Lục nhập trung cung . Do đó sang ngày Giáp tí thuộc tiết Vũ Thủy sẽ là sao Thất nhập trung cung . Như vậy sách "Thẩm thị Huyền không học" không in nhầm .

Thiên Sứ
05-01-2008 08:08 AM


Cảm ơn sự nhận xét của Ninh Thuận. Tôi sẽ nghiên cứu lại.
Thiên Sứ

Thiên Sứ
05-01-2008 07:42 PM


Tôi đã sửa lại theo đúng như Ninh Thuận phát hiện. Anh chị em còn phát hiện điều gì sai, hợp lý tôi sẽ hiệu chỉnh lại.
Anh chị em thân mến.
Sự hiệu chỉnh Huyền Không trong sách Hán ra sách Việt đòi hỏi sự tính toán chi tiết. Bởi vậy, tôi rất có thể mắc những sai sót.
Anh chị em nào phát hiện mong có ý kiến ngay để sự trình bày được thống nhất và hoàn chỉnh.
Rất cảm ơn sự quan tâm của anh chị em.
Thiên Sứ

hahung
18-01-2008 12:01 AM


Thưa anh chị em trong lớp,

Hai buổi offline vừa rồi tại nhà Hà Hùng chủ yếu là trao đổi tìm hiểu phương pháp phi tinh theo sách Tàu và đối chiếu với phương pháp của PTLV. Hà Hùng có quay video ghi lại và upload lên mạng, tiếc là máy chủ bị lỗi, có lẽ ngày mai anh chị em mới vào lấy phim được.

Trong khi trao đổi, Hà Hùng nhận thấy có 2 khái niệm hay được dùng lẫn lộn và gây hiểu nhầm, đó là phi tinh và an sao. HH tạm thời phân loại 2 khái niệm này ở chỗ phi là có xét tới sự chuyển dịch theo thời gian còn an là sự bố trí các sao tại 1 thời điểm nhất định. Nghĩa là theo thời gian thì sẽ có phi thuận (sao dịch thuận theo chiều tăng của độ số các cung) và phi nghịch (chiều giảm). Còn tại một thời điểm thì các phi tinh trên tinh bàn sẽ được an thuận (các sao được bố trí với độ số tăng dần theo chiều tăng của độ số các cung) hay an nghịch (giảm dần). Khi phi tinh thì người ta xét phi tinh đơn (chỉ xét 1 sao di chuyển) để thấy sự chuyển động của nó trong quỹ đạo theo thời gian. Còn khi an sao thì người ta phải an tất cả cửu tinh theo chiều thuận hay chiều nghịch.

Xét một ví dụ cụ thể: năm 2007 sao Nhị Hắc nhập trung (5), sao Nhất Bạch ở vị trí cung Tốn (4). Chuyển sang năm 2008 thì sao Nhị Hắc phi tới cung Càn (6) còn sao Nhất Bạch nhập trung (5), đó là phi tinh thuận. Khi đã xác định được sao nhập trung rồi thì các sao còn lại được an trên tinh bàn theo 2 cách là an thuận và an nghịch như sau (năm 2007, an trên Hà đồ):

Thuận - Nghịch
3-7-5 1-6-8
6-2-9 7-2-4
1-4-8 3-9-5

Sự lẫn lộn giữa hai khái niệm này đã làm mất nhiều thời gian tranh luận trong 2 buổi offline vừa qua, xin được trình bày lại ở đây để anh chị em hiểu rõ.

Về cách an sao thì thông thường người ta an sao trên tinh bàn. Khi an trên tinh bàn thì phương vị là đã xác định, nhưng vòng lường thiên xích lại zic zắc khó nhìn, nhiều anh chị em dễ nhầm. Về mặt toán học thì cùng 1 vấn đề có nhiều cách trình bày khác nhau. Anh Linh Trang có giới thiệu cách an sao vòng tròn bằng cách vẽ lường thiên xích thành 1 vòng tròn, tất nhiên khi đó phương vị các cung sẽ không còn tự nhiên như trên tinh bàn cửu cung thông thường (vẽ hình hơi khó, đề nghị anh LinhTrang vẽ lại giúp). Hà Hùng thì thường nhẩm tính vị trí an sao một cách đơn giản như sau: nếu an thuận thì hiệu giữa độ số của cung và độ số của phi tinh ở tất cả các cung đều như nhau (lấy bù 9, nghĩa là nếu hiệu nhỏ hơn hay bằng 0 thì cộng thêm 9 vào), còn nếu an nghịch thì tổng độ số của cung và độ số của phi tinh tọa thủ ở tất cả các cung đều như nhau (tương tự nếu tổng lớn hơn 9 thì bớt đi 9). Như vậy có thể nhẩm khá nhanh.

Ta có thể lập thành bảng để tiện tra cứu vị trí an sao như sau (trên Hà đồ):

Chiều thuận: Trung cung-TB-N-ĐB-T-B-ĐN-Đ-TN
Chiều nghịch: Trung cung-TN-Đ-ĐN-B-T-ĐB-N-TB

Chỉ cần xác định sao nhập trung rồi thuận tự an các sao khác vào cung tương ứng. Ví dụ năm 2007, sao Nhị Hắc nhập trung, ta đặt dãy số sau áp vào bảng tra ở trên sẽ biết được sao nào được an ở đâu theo 2 cách an thuận nghịch.

2-3-4-5-6-7-8-9-1

Với ví dụ này Nhị Hắc nhập trung thì Tam Bích ở TB nếu an thuận, hoặc ở TN nếu an nghịch.

Cách trình bày này cũng tương tự như cách anh LinhTrang giới thiệu (đặt 9 số trên 1 vòng tròn)

Tóm lại, với các anh chị em đã nghiên cứu Huyền Không Phi Tinh theo cổ thư chữ Hán (CTCH) thì đến thời điểm này (phần sư phụ Thiên Sứ đã giảng) điểm khác nhau duy nhất giữa CTCH và PTLV là CTCH dùng Lạc Thư còn PTLV dùng Hà Đồ, khác nhau ở nửa dưới (đổi chỗ 2-4 & 7-9)

Rất mong anh chị em góp ý trao đổi.
Hà Hùng

xeda111
18-01-2008 12:19 AM


Trích:


Chiều thuận: Trung cung-TB-T-ĐB-N-B-ĐN-Đ-TN
Chiều nghịch: Trung cung-TN-Đ-ĐN-B-N-ĐB-T-TB


Anh Hùng ơi, nhầm Ly với Đoài rồi !

hahung
18-01-2008 12:40 AM


Cảm ơn Xeda111. Đã sửa.

LinhTrang
18-01-2008 09:52 AM


Như HH đã nói ở bài trên : đó là phi tinh và an sao hay nói khác đi đó là đường đi của các sao và vị trí của chúng trong một chu kỳ vận động (vận, năm, tháng, ngày, giờ). Vậy điều đầu tiên cần xem xét, đó là đường đi của chúng như thế nào ? Vấn đề thuận nghịch được hiểu ra sao ? Câu hỏi tiếp theo sẽ là : thứ tự sẳp xếp của các sao trong một chu kỳ vận động như thế nào ? Ở đây LinhTrang sẽ đưa ra 2 cách giải quyết như sau :
1> Cách 1 : Đường đi khác nhau :
+ Theo chiều thuận (Trung cung (5) -> Tây Bắc Càn (6) -> Nam Ly (7) -> Đông Bắc Cấn (8) -> Tây Đoài (9) -> Bắc Khảm (1) -> Đông Nam Khôn (2) -> Đông Chấn (3) -> Tây nam Tốn (4) -> Trung cung (5)), tức là đường đi theo độ số tăng dần của các cung (5-6-7-8-9-1-2-3-4)
+ Theo chiều nghịch : (Trung cung (5) -> Tây Nam Tốn (4) -> Đông Chấn(3) -> Đông Nam Khôn (2) -> Bắc Khảm (1) -> Tây Đoài (9) -> Đông Bắc Cấn (8) -> Nam Ly (7) -> Tây Bắc Càn (6) -> Trung cung (5)), tức là đường đi theo độ số giảm dần của các cung (5-4-3-2-1-9-8-7-6-5).
Vị trí các sao thì tăng dần, tức là : Nhất bạch->Nhị hắc->Tam bích->Tứ lục->Ngũ hoàng->Lục bạch->Thất xích->Bát bạch->Cửu tử -> Nhất bạch -> ....
Theo cách này thì đường đi thuận/ nghịch khác nhau , còn cách an sao giống nhau. Đây chính là cách mà HH đã trình bày ở bài trên.
2> Cách thứ 2 : Đường đi chỉ có một, đó chính là đường đi thuận giống như cách 1
Theo chiều thuận (Trung cung (5) -> Tây Bắc Càn (6) -> Nam Ly (7) -> Đông Bắc Cấn (8) -> Tây Đoài (9) -> Bắc Khảm (1) -> Đông Nam Khôn (2) -> Đông Chấn (3) -> Tây nam Tốn (4) -> Trung cung (5)), tức là đường đi theo độ số tăng dần của các cung (5-6-7-8-9-1-2-3-4)
Vị trí sắp xếp các sao thì chia ra thuận - nghịch
- Thuận : độ số tăng dần
- Nghịch : độ số giảm dần
Ví dụ : Năm 2007- sao Nhị hắc nhập trung cung :
Đường đi : TrC(5)->TB(6)->N(7)->ĐB(8)->T(9)->B(1)->ĐN(2)->Đ(3)->TN (4)
Phi Thuận: TrC(2)->TB(3)->N(4)->ĐB(5)->T(6)->B(7)->ĐN(8)->Đ(9)->TN (1)
Phi Nghịch:TrC(2)->TB(1)->N(9)->ĐB(8)->T(7)->B(6)->ĐN(5)->Đ(4)->TN (3)
Kết quả của cả hai cách nêu trên đều giống nhau.
Theo đề nghị của SP thì LT sẽ đưa cách trình bày đường đi của các sao dưới dạng các vòng tròn đồng tâm (thực chất cũng giống cách của HH nhưng diễn đạt dưới dạng khác), nên LT sẽ post sau.
hahung
18-01-2008 10:12 AM



LinhTrang
18-01-2008 10:43 AM


HaHung ơi! Đoạn băng ghi âm (qua ĐTDĐ) buổi offline lần trước nữa ở nhà Ngaphu có post lên đây được k ?

Thiên Sứ
18-01-2008 12:12 PM


Linh Trang và Hạ Hùng vẽ biểu đồ minh họa lên cho anh chị em cùng tham khảo thì mọi việc sẽ rõ ràng hơn.
Anh chị em thân mến.
Khi ứng dụng Huyên không Lạc Việt thì tôi chỉ lấy nguyên si trình Huyền Không theo cổ thư chữ Hán và đổi chỗ Đòai Ly với Tốn Khôn. Vì Huyền không Việt phi tinh trên Hà Đồ. Mọi chuyện đơn giản như vậy. Nhưng khi giảng bài thì nó lại thuộc phần lý thuyết đòi hỏi tính hợp lý. Do đó tôi hơi lúng túng trong việc này.
Sau khi tham khảo ý kiến của Xeda111; HahungLinh Trang. Đồng thời sự phát hiện của Linh Trang cho thấy tính trùng nhau giữa phi tinh thuận nghịch trong phương pháp trình bày của tôi.
Bởi vậy, anh chị em tạm chưa chép các bài giảng của tôi về Huyền không phi tinh nghịch . Khi về Sai gon tôi sẽ tham khảo ý kiến của anh chị em và trình bày lại vấn đề này.
Thiên Sứ

hahung
18-01-2008 10:47 PM


Trích:


Nguyên văn bởi LinhTrang (Post 115253)
HaHung ơi! Đoạn băng ghi âm (qua ĐTDĐ) buổi offline lần trước nữa ở nhà Ngaphu có post lên đây được k ?


để em tìm lại rồi post lên

Mai Trâm
19-01-2008 02:44 AM


Cảm ơn HaHung đưa video lên.
Nhờ HaHung coi lại dùm mấy cái links tại vì không download được .
Cảm ơn nhiều .
MT

hahung
21-01-2008 09:44 AM


Chị Mai Trâm thử lại hộ em nhé, em sửa lại link rồi.

Mai Trâm
21-01-2008 12:09 PM


Download xuống được rồi HaHung ạ.
Cảm ơn HaHung nhiều nhé.

hahung
22-01-2008 10:35 AM


Anh Linh Trang lấy file này về nhé, nguyên toàn bộ chưa cắt xén gì

http://consolsysvn.dyndns.org/ptlv/PTLV_071213_001.mp3

LinhTrang
22-01-2008 05:14 PM


Cảm ơn Hahung nhé , anh đã download rồi nhưng âm lượng nghe hơi nhỏ (mặc dù đã chỉnh volume ở chế độ max), có cách nào kích hoạt được không nhỉ?

hahung
23-01-2008 12:13 PM


Em đã thay bằng file mới với âm lượng lớn hơn rồi, anh download lại nhé.




BÀI KHÁC :
Chương II

SỰ VẬN HÀNH CỦA CỬU TINH

I. QUỸ TÍCH VẬN HÀNH CỦA CỬU TINH

Các số do Lạc thư biểu thị và chín cung do bát quái quy định thống nhất thành một hình gọi là hình Lạc thư cửu cung. Khi vận dụng hình này thông thường không vẽ ra tượng quẻ của các cung mà chỉ dùng 8 sao biểu thị các phương vị: Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn, Khảm, Cấn và các số của các sao lệ thuộc để vẽ nên một hình vẽ đơn giản như dưới đây:

Hình vẽ trang 19

Hình này giống như một bàn tròn cho nên còn được gọi là “ bàn nguyên đán bát quái”. Nó biểu thị trạng thái ban đầu của 9 phương vị quả đất là Đông, Nam, Tây, Bắc, ở giữa, Đông bắc, Đông nam, Tây nam, Tây bắc, cho nên “ bàn nguyên đán bát quái” còn gọi là “ Địa bàn”. Các chữ số trong “ Địa bàn” đại biểu cho chín sao có tính chất khác nhau, gọi là “ Tử bạch cửu tinh”.
“ Tử bạch cửu tinh” không phải ở trạng thái tĩnh mà là trạng thái động. Ở những thời gian khác nhau chúng sẽ bay theo những quỹ tích nhất định. Những quỹ tích này gọi là “ Quỹ tích phi tinh” hoặc là “ Quỹ tích Lạc thư”.
Đường bay của cửu tinh bắt đầu từ trung tâm. Số của trung tâm là Ngũ, tức là đường bay bắt đầu tư Ngũ. Ngũ bay vào Lục ( cung Càn), Lục lại bay vào Thất (cung Đoài), Thất bay vào Bát ( cung Cấn), Bát bay vào Cửu ( cung Ly), Cửu bay vào Nhất ( cung Khảm), Nhất bay vào Nhị ( cung Khôn), Nhị bay vào Tam ( cung Chấn), Tam bay vào Tứ ( cung Tốn), Tứ bay vào giữa ( cung giữa). Như vậy là hoàn thành một quá trình. Quỹ tích của nó là từ Ngũ -> Lục -> Thất -> Bát -> Cửu  -> Nhất -> Nhị -> Tam -> Tứ -> vào giữa. Quá trình bay này gọi là “ bay thuận”.
Ngược lại với “ bay thuận” còn có “ bay ngược”. Chiều bay ngược là Ngũ bay vào Tứ ( cung Tốn), Tứ bay vào Tam ( cung Chấn), Tam bay vào Nhị ( cung Khôn), Nhị bay vào Nhất ( cung Khảm), Nhất bay vào Cửu ( cung Ly), Cửu bay vào Bát (cung Cấn), Bát bay vào Thất ( cung Đoài), Thất bay vào Lục ( cung Càn), Lục bay vào giữa ( cung giữa). Như vậy là hoàn thành một quá trình bay ngược. Quỹ tích của nó là Ngũ -> Tứ -> Tam -> Nhị -> Nhất -> Cửu -> Bát -> Thất -> Lục -> vào giữa. Xin xem các hình vẽ bay thuận và bay ngược dưới đây:

Hình vẽ trang 20

Gọi là bay thuận tức là thuận theo số thứ tự Tử bạch cửu tinh, thuận theo chiều Nhất, Nhị, Tam, Tú, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu. Bay ngược là bay ngược theo số thứ tự của Tử bạch cửu tinh, tức là bay ngược theo thứ tự: Cửu, Bát, Thất, Lục., Ngũ, Tứ, Tam, Nhị, Nhất. Hai hình vẽ trên vẽ bắt đầu bay từ Ngũ.
Độc giả xem hai hình vẽ trên khó mà hiểu ngay được, vì các mũi tên chồng chất phức tạp, khó nhận ra đầu mối. Dưới đây sẽ vẽ các mũi tên bay thuận và bay ngược lần lượt theo từng bước.
Bước 1: bay thuận từ Ngũ đến Lục; bay ngược từ Ngũ đến Tứ.

Hình vẽ trang 21

Bước 2: bay thuận từ Lục đến Thất, bay ngược từ Tứ đến Tam.

Hình vẽ trang 21

Bước 3: bay thuận từ Thất đến Bát, bay ngược từ Tam đến Nhị.

Hình vẽ trang 21

Bước 4: bay thuận từ Bát đến Cửu, bay ngược từ Nhị đến Nhất.

Hình vẽ trang 22

Bước 5: bay thuận từ Cửu đến Nhất, bay ngược từ Nhất đến Cửu.

Hình vẽ trang 22

Bước 6: bay thuận từ Nhất đến Nhị, bay ngược từ Cửu đến Bát.

Hình vẽ trang 22

Bước 7: bay thuận từ Nhị đến Tam, Bay ngược từ Bát đến Thất.

Hình vẽ trang 23

Bước 8: bay thuận từ Tam đến Tứ, bay ngược từ Thất đến Lục.

Hình vẽ trang 23

Bước 9: bay thuận từ Tứ đến Ngũ, bay ngược từ Lục đến Ngũ.

Hình vẽ trang 23

Chín bước trên đây là mỗi sao bay một bước thuận hay một bước ngược. Nếu 9 sao mỗi sao bay 9 bước, hợp lại ta được 81 bước. Tức là bay thuận 81 bước, bay ngược cũng 81 bước. Các nhà Tham dự gọi các bước này là “ 81 bước lường thiên xích ( thước đo trời)”, còn gọi là “ khôi bộ”.
Các nhà Huyền không học rất coi trọng “ lường thiên xích” này. Họ cho rằng nó là khí vô hình, không thể thấy bằng mắt, sờ bằng tay, nhưng có thể dựa vào thời tiết mà biết được đường đi cụ thể, có con số để làm căn cứ, có thành bại sinh diệt, mừng giận, lo buồn, điều đó được nghiệm chứng trong thiên biến vạn hóa của sự vật. Nó trở thành khoa học lưu truyền lâu đời của phương Đông, không thể nghi ngờ, không thể bị xóa mất mà được đánh giá rất cao.
Tử bạch cửu tinh có quỹ tích bay nhất định. Mỗi một bước phải có một sao nhập vào trung tâm địa bàn. Trung tâm địa bàn gọi là “ nguyệt ổ”, ngôi sao nhập vào trung tâm địa bàn gọi là “ thiên căn”. “ Nguyệt ổ” và “ thiên căn” gọi chung là “thiên tâm”. Thông thường bàn tinh được hình thành do sự vận hành của cửu tinh, vị trí trung tâm của nó chính là “ thiên tâm”. Đó là một khái niệm thường dùng đến sau này.
Tinh bàn lấy “ thiên tâm” làm chuẩn, 8 sao còn lại được bố trí vào 8 phương vị của chấn, tốn, ly, khôn, đoài, càn, khảm, cấn. Cho dù sao nào nhập vào “ nguyệt ổ” sản sinh ra “ thiên tâm”, 8 sao còn lại đều phải đi vào các phương vị nhất định của quỹ tích do “ lường thiên xích” quy định, hình thành nên tinh bàn ( bàn sao). Dưới đây giới thiệu cửu tinh lần lượt nhập vào “ nguyệt ổ” hình thành các tinh bàn bay thuận và tinh bàn bay ngược.

Hình vẽ tinh bàn Nhất bạch thủy tinh nhập vào giữa.

Hình vẽ trang 24

Hình vẽ tinh bàn Nhị hắc thổ tinh nhập vào giữa.

Hình vẽ trang 25

Hình vẽ tinh bàn Tam bích mộc tinh nhập vào giữa.

Hình vẽ trang 25

Hình vẽ tinh bàn Tứ lục mộc tinh nhập vào giữa.

Hình vẽ trang 25

Hình vẽ tinh bàn Ngũ hoàng thổ tinh nhập vào giữa.

Hình vẽ ttrang 25

Hình vẽ tinh bàn Lục bạch kim tinh nhập vào giữa.

Hình vẽ trang 26

Hình vẽ tinh bàn Thất xích kim tinh nhập vào giữa.

Hình vẽ trang 26

Hình vẽ tinh bàn Bát bạch thổ tinh nhập vào giữa.

Hình vẽ trang 26

Hình vẽ tinh bàn Cửu tử hỏa tinh nhập vào giữa.
Hình vẽ trang 26

Tinh bàn do Tử bạch Cửu tinh vận hành mà hình thành không phải do các nhà Tham dự tùy ý đặt ra mà là căn cứ theo trạng thái của khí trường phân bố trên mặt đất được hình thành do sự vận động của trời đất. Khí ở những phương vị khác nhau được dùng những sao khác nhau để biểu thị. Sự phân bố của 9 sao chính là biểu hiện thống nhất của khí trường trên các phương vị khác nhau. Khí trường tự nhiên trên mặt đất người ta nhìn không thấy, sờ không được, nhưng khi con người ở vào một môi trường nào đó thì qua thể nghiệm của bản thân sẽ cảm nhận được sự tồn tại của nó. Nếu chúng ta ví mặt đất như một sân vận động, khi trong sân không có bất kỳ vật gì thì khí tự nhiên sẽ phân bố đồng đều, mọi nơi đều có khí như nhau, giữa chúng không có sự khác biệt về chất, về lượng. Nhưng khi ta xây dựng một ngôi nhà trên sân vận động thì sự thống nhất của khí trường lập tức phát sinh biến đổi. Trung tâm ngôi nhà xuất hiện thiên tâm, trong nhà xuất hiện các phương vị, bầu khí thống nhất ban đầu sẽ biến thành khí có phương vị. Ban đầu không có khác biệt về chất, về phương vị thì nay đã biến thành một khí trường có khác biệt về chất và phương vị. Khí trường này có những đặc điểm gì?

Thứ nhất, có tính thống nhất.
Khí trường trong ngôi nhà do thiên tâm và 8 phương vị cấu thành, gọi chung là thất sắc cửu khí hoặc ngũ khí cửu cung. Trong đó không thể thiếu một phương vị nào, không thể chỉ có 8 phương mà không có trung tâm hoặc chỉ có trung tâm mà không có 8 phương, cũng không thể chỉ có 4 phương chính mà không có 4 góc. Chúng liên hệ với nhau, nương tựa vào nhau mà tồn tại, hình thành một khí trường thống nhất.

Thứ hai, có tính phương hướng.
Khí trường thống nhất sẽ tùy theo tọa, hướng của ngôi nhà khác nhau mà phát sinh biến đổi. Nếu ngôi nhà ban đầu tọa nam, hướng bắc thì khí trường trong nhà sẽ căn cứ theo phương vị tọa nam, hướng bắc để phân bố. Khi ngôi nhà đổi thành tọa Tây, hướng đông thì sát khí trường trong nhà sẽ thay đổi từ khí trường tọa nam, hướng bắc sang khí trường tọa tây, hướng đông. Khí các phương vị trong nhà cũng sẽ phát sinh chuyển đổi phương vị.

Thứ ba, có tính thời vận.
Vũ trụ vận động biến đổi không ngừng. Đối với khí trường trên mặt đất, tùy theo thời gian khác nhau mà chúng gây nên sự biến đổi khác nhau. Nói một cách cụ thể là có sự biến đổi theo từng nguyên vận, đại vận, tiểu vận, tháng, ngày, giờ.

Bốn là, có tính thuận nghịch âm dương.
Vì ngôi nhà có phương hướng cụ thể nên đã quyết định sự phân bố khí có tính chất âm dương và tính chất bay thuận, bay ngược.
Bốn đặc điểm này là đặc tính chủ yếu  của khí trường ngôi nhà. Độc giả không nhất thiết phải hiểu ngay được những đặc tính này, vì ở những chương mục sau vấn đề này sẽ được miêu tả tỉ mỉ. Chỉ cần độc giả quyết tâm nghiên cứu Huyền không học, đọc tiếp rồi dần dần sẽ hiểu.
II. ĐỊNH VỊ KHÔNG GIAN CỦA VẬN HÀNH CỬU TINH

Sự vận hành của cửu tinh được tiến hành theo những phương vị không gian nhất định. Những phương vị không gian này được xác định bằng sao Bắc cực.
Sao Bắc Cực còn gọi là Bắc Thời, ở phương chính bắc của quả đất, vĩnh viễn không đổi dời. Người xưa lấy sao này để xác định phương vị của quả đất. Sao Bắc Cực luôn duy trì một cự ly nhất định đối với sao Bắc Đẩu. Đường nối giữa sao Thiên Khu và Thiên Triền trong thất tinh Bắc Đẩu kéo dài thêm khoảng 4 lần sẽ là sao Bắc Cực. Lấy sao Bắc Cực bất động làm trung tâm, thất tinh Bắc Đẩu quay thuận chiều kim đồng hồ quanh sao Bắc Cực một vòng là 1 năm. Khi cán sao Bắc Đẩu rơi vào điểm thấp nhất của mặt đất thì đó là tiết Đông chí. Khi cán của sao Bắc Đẩu lên đến điểm cao nhất của mặt đất thì đó là tiết Hạ chí. Đó cũng là căn cứ dùng để xác định phương vị. Khi cán của sao Bắc Đẩu rơi vào điểm thấp nhất của mặt đất thì phương mà cán sao Bắc Đẩu chỉ là phương chính Bắc. Khi cán sao Bắc Đẩu lên đến điểm cao nhất của mặt đất thì phương mà cán sao bắc đẩu chỉ là phương chính Nam. Khi cán sao Bắc Đẩu nằm ngang hướng sang trái thì phương mà cán sao bắc đẩu chỉ là phương chính Đông. Khi cán sao bắc đẩu nằm ngang hướng sang phải thì phương mà cán sao bắc đẩu chỉ là phương chính Tây.
Có thể độc giả sẽ hỏi: vì sao phía trên là Nam, phía dưới là Bắc, trái lá Đông, phải là Tây? Các phương vị mà hình vẽ biểu thị theo mặt phẳng trên đây ngược hẳn với phương vị bản đồ ngày nay hay dùng. Đó là do người xưa xem vị trí của hình khác với người hiện đại ngày nay mà gây nên. Người xưa đặt người xem hình vào vị trí giữa hình, dùng phương thức Hoàng đế tọa bắc hướng về nam để biểu thị vị trí địa lý. Khi lưng người hướng về phía Bắc, mặt hướng về phía nam thì tay trái là đông, tay phải là tây. Khi tay trái giơ thẳng từ dưới lên, tức là quay trái thuận chiều kim đồng hồ, khi tay phải giơ thẳng từ dưới lên tức là quay phải ngược chiều kim đồng hồ. Còn người ngày nay xem hình vẽ là đứng bên cạnh xem, lưng hướng nam, mặt hướng bắc, cho nên biến thành trên bắc, dưới nam, tay trái là tây, tay phải là đông. Để bảo đảm phương pháp xem hình vẽ thống nhất với người xưa, trong cuốn sách này từ đầu đến cuối lấy trên là nam, dưới là bắc, trái đông, phải tây để biểu thị, vì vậy mong độc giả thông cảm. Các phương vị do Thất tinh Bắc Đẩu quay quanh sao Bắc Cực quy định phản ánh trong 9 số Lạc thư và cửu cung bát quái được biểu thị bằng 8 phương vị khác nhau.

Hình vẽ trang 29

Số 3 của Lạc thư và cung Chấn của bát quái là phương chính Đông.
Số 4 của Lạc thư và cung Tốn của bát quái là phương Đông nam.
Số 9 của Lạc thư và cung Ly của bát quái là phương chính nam.
Số 2 của Lạc thư và cung khôn của bát quái là phương Tây nam.
Số 7 của Lạc thư và cung Đoài của bát quái là phương chính Tây.
Số 6 của Lạc thư và cung Càn của bát quái là phương Tây bắc.
Số 1 của Lạc thư và cung Khảm của bát quái là phương chính Bắc.
Số 8 của Lạc thư và cung Cấn của bát quái là phương Đông bắc.
Số 5 của Lạc thư và cung giữa của bát quái là Thiên tâm.

Hình vẽ trang 30

Tổng hợp 3 loại yếu tố: 9 số của Lạc thư, cửu cung của bát quái và 8 phương vị lại với nhau sẽ thành hình vẽ phương vị Tử bạch cửu tinh. Thông thường 8 phương vị được ẩn tàng trong 8 cung, khi vẽ hình không cần thiết phải vẽ rõ ra mà chỉ cần vẽ hình Tử bạch cửu tinh ( hoặc 9 số) là có thể biết được phương vị.
Vì sao Bắc Cực tương đối cố định cho nên người ta lấy sao Bắc Cực làm điểm gốc tọa độ của sự vận hành vũ trụ. Dùng sao Bắc Cực làm trung tâm để quan sát quy luật vận hành của vũ trụ và quả đất, người ta phát hiện thấy phương vận hành của vũ trụ và quả đất ngược chiều nhau.
Nguyên là các thiên thể của hệ Ngân hà quay sang phải ngược chiều kim đồng hồ, còn người đứng trên mặt đất ngửa mặt nhìn thiên tượng, chiều chuyển động tương đối của hai bên ngược chiều nhau. Toàn bộ thiên thể quay thuận chiều kim đồng hồ sang trái. Hà đồ mà người xưa miêu tả đã phản ánh sự vận hành của thiên thể quay trái thuận chiều kim đồng hồ.
Mấy nghìn năm nay người ta quen đứng trên quả đất để quan sát vũ trụ vận hành và hình thành quan điểm cố định: khí của vũ trụ quay thuận theo chiều kim đồng hồ là quy tắc vĩnh cửu.
Về sự vận hành của cửu cung cửu tinh Lạc thư thì vô cùng phức tạp, thể hiện thành vô số quỹ tích, trong đó có bay thuận, bay ngược. Số lẻ bay thuận, số chẵn bay ngược. Số lẻ thuộc dương, vũ trụ ở phía trên cùng thuộc dương cho nên số lẻ của Lạc thư là bay thuận, biểu hiện vai trò khí trường của vũ trụ đối với quả đất. Quả đất ở dưới, dưới thuộc âm, số chẵn là âm, cho nên số chẵn của Lạc thư bay ngược, biểu hiện thành sự biến đổi của bản thân khí trường quả đất. Qua đó có thể thấy toàn bộ khí trường của mặt đất vừa có thành phần khí trường vũ trụ, vừa có thành phần khí trường quả đất, là sự thống nhất của hai loại khí trường.
Sự thống nhất của hai loại khí trường biểu hiện thành mối quan hệ nhất sinh nhất thành, tức là thiên Nhất sinh thủy thành địa Lục; địa Nhị sinh hỏa thành thiên Nhất; thiên Tam sinh mộc thành địa Bát; địa Tứ sinh kim thành thiên Cửu; thiên Ngũ sinh thổ thành địa Thập; Thiên số lẻ, địa số chẵn, là âm tạo thành quỹ tích vận hành âm dương thuận ngược của khí trường quả đất.
Số lẻ của hình vẽ này nối liền theo thứ tự quay trái thuận chiều kim đồng hồ, biểu hiện phương vận hành của khí trường vũ trụ. Nếu hai loại khí trường hỗn hợp với nhau, nối tất cả các số Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, bát, Cửu theo chiều thuận lại với nhau thì vừa đúng là “ quỹ tích vận hành của cửu tinh”. Điều đó chứng tỏ quỹ tích vận hành của cửu tinh ( tức 81 bước “ lường thiên xích”) chính là sự kết hợp hai loại khí trường trong trời đất để hình thành một khí trường thống nhất.
Con người sống trên quả đất biết được khí trường trên quả đất biến đổi theo mùa. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi này là do quan hệ giữa quả đất và mặt trời tạo nên. Quả đất quay quanh mặt trời không phải theo hình tròn, cũng không phải là theo đường trục song song mà là quỹ tích hình elip, độ nghiêng của trục là 66 độ 34’.

Hình vẽ trang 32

Sau khi quay quanh mặt trời một vòng, phía trên và phía dưới xích đạo của nó tạo thành quỹ đạo một vành đai hình chữ, người xưa gọi là hoàng đạo. Nếu chia vành đai này thành 24 phần thì sẽ thành 24 tiết, khí thường dùng mấy nghìn năm nay trong nông lịch Trung Quốc. Hai đỉnh của hình, một đỉnh là Đông chí, một đỉnh là Hạ chí, Vì sự biến đổi của mùa tiết mà khí trường ở những khu vực khác nhau trên trái đất cũng phát sinh biến đổi thành mạnh yếu, vượng suy khác nhau. Cho dù là cửu tinh bay thuận hay bay ngược đều chịu ảnh hưởng của mùa tiết. Độc giả xem bảng dưới đây sẽ rõ.

Bảng trang 32

Qua bảng trên ta có thể biết được sự biến đổi khí trường của mặt đất, nó vừa chịu ảnh hưởng của trời đất, vừa chịu ảnh hưởng của mặt trời. Dưới ảnh hưởng của khí trường trời đất, khí trường mặt đất vừa quay thuận chiều kim đồng hồ sang trái vừa quay ngược chiều kim đồng hồ sang phải, thể hiện rõ trạng thái phức tạp của sự vận hành của quỹ tích hình ∞. Dưới ảnh hưởng của mặt trời sự vận hành hình ∞ này vừa được tiến hành thuận theo đường hoàng đạo, biểu hiện thành trạng thái có tính chất mùa tiết.
Cho dù mối quan hệ giữa vũ trụ, mặt trời và quả đất được thành lập như thế nào và vận hành theo phương thức nào đều lấy sao Bắc Cực làm điểm gốc để xác định phương vị trong không gian.

III. SỰ PHÂN CHIA THỜI GIAN
CỦA VẬN HÀNH CỬU TINH

Cửu cung phi tinh Lạc thư cộng thêm với nhân tố thời gian sẽ có giá trị ứng dụng. Nhân tố thời gian này là “ tam nguyên cửu vận”.
Tương truyền năm 2697 trước công nguyên Hoàng đế Minh Đại Sào dùng can chi để ghi năm, gọi năm đó là nguyên niên Hoàng đế, bắt đầu là năm Giáp tý. Về sau cứ mỗi 60 năm là một chu kỳ Giáp tý, thường gọi là “ 60 hoa giáp”. Mỗi hoa giáp là một Nguyên, 3 hoa giáp là Tam nguyên. Tam nguyên được chia thành: thượng nguyên, trung nguyên và hạ nguyên, cộng lại 180 năm. Từ Hoàng đế đến nay ( năm 1983) tất cả có 78 hoa giáp. Mỗi hoa giáp là một đại vận, tức đến nay đã trải qua 78 đại vận.
Gọi là đại vận tức là cửu tinh lạc thư cứ 60 năm bay ngược được 1 bước. Từ Hoàng đế nguyên niên  là bước thứ nhất, tức Lục bạch kim bay ngược nhập vào cung giữa, cho đến nay đã bay ngược được 78 bước. Bước thứ 78 chính là Nhị hắc thổ tinh bay ngược nhập vào cung giữa. Bắt đầu từ năm 1984 cửu tinh sẽ  vận hành bước thứ 79, tức là Tam bích mộc tinh bay ngược vào cung giữa. Trong 60 năm này đang hành đại vận Tam bích mộc khí, do Tam bích mộc khí chủ tể suốt 60 năm.
Mỗi nguyên 60 năm lại phân thành 3 tiểu vận, mỗi tiểu vận là 20 năm. Cứ 20 năm thì có 1 sao bay ngược nhập vào giữa, chủ tể tiểu vận 20 năm đó. Ví dụ từ năm 1984 đến năm 2003 là hạ nguyên thất vận ( Thất xích kim tinh nhập vào cung giữa làm chủ tể). Từ năm 2004 đến 2023 là hạ nguyên bát vận ( Bát bạch thổ tinh nhập vào cung giữa làm chủ tể). Từ 2024 – 2043 là hạ nguyên cửu vận ( cửu tử hỏa tinh nhập vào cung giữa là chủ tể). Dưới đây cung cấp để độc giả tham khảo bảng các vận thượng, trung, hạ nguyên của thời gian gần đây.
Bảng các vận của tam nguyên cửu vận ( thời gian gần đây)

Bảng trang 34

Trong mỗi tiểu vận 20 năm, vận khí của mỗi năm lại khác nhau. Mỗi năm đều có một sao bay vào giữa chủ tể vận khí năm đó. Dưới đây giới thiệu bảng sao nhập giữa mỗi năm của thượng, trung và hạ nguyên.

Bảng trang 34- 36

Mỗi tháng đều có một sao bay vào cung giữa chủ tế khí vận của 1 tháng. Trên đây giới thiệu bảng các sao bay vào giữa của mỗi tháng ở những năm khác nhau để độc giả tham khảo.
Trong khí vận của mỗi tháng thì khí vận của mỗi ngày lại khác nhau. Mỗi ngày đều có một sao bay vào cung giữa chủ tể vận khí một ngày. Vì trong một năm mặt trời quay quanh quả đất ( thực tế là quả đất quay quanh mặt trời) một vòng nên xuất hiện quỹ tích hình, có hai đỉnh sóng. Một đỉnh sóng là tiết Đông chí, nói rõ dương khí từ sau ngày Đông chí dần dần tăng lên, cho nên bắt đầu từ ngày Đông chí các sao nhập vào cung giữa của mỗi ngày lần lượt xuất hiện theo quỹ tích ngược lại. Còn đỉnh sóng kia là tiết Hạ chí, nói rõ âm khí từ sau ngày Hạ chí dần dần tăng lên, cho nên bắt đầu từ ngày Hạ chí trở đi các ngôi sao nhập vào cung giữa của mỗi ngày lần lượt xuất hiện theo quỹ tích chiều thuận. Độc giả chú ý các sao nhập vào cung giữa theo quỹ tích chiều ngược chính là thứ tự: Nhất, Nhị, Tam, Tứ,… còn các sao nhập vào cung giữa theo quỹ tích chiều thuận chính là thứ tự ngược: Cửu, Bát, Thất, Lục,… Độc giả xem bảng dưới đây sẽ rõ:

Bảng trang 37 – 40

Trong khí vận mỗi ngày lại chia thành khí vận của mỗi thời ( 1 thời là 2 giờ). Mỗi thời đều có 1 sao bay vào cung giữa. Căn cứ địa chi các ngày khác nhau và sau Đông chí với sau Hạ chí khác nhau nên phi tinh của mỗi thời phân thành bay thuận và bay ngược. Xin xem bảng dưới đây:

Bảng trang 41

Để giúp độc giả tìm hiểu Tam nguyên cửu vận từ Bình đế năm thứ 4 ( sau Công nguyên 4 năm) đến ngày nay, xin giới thiệu bảng dưới đây:

Bảng trang 41 - 43

IV. ĐƯƠNG LỆNH VÀ THẤT LỆNH CỦA VẬN HÀNH CỬU TINH

Phi tinh cửu cung lạc thư theo từng thời gian khác nhau mà lần lượt nhập vào cung giữa. Sao nhập vào cung giữa gọi là sao đương lệnh. Gọi là đương lệnh, tức là nắm lệnh tại thời điểm đó, giống như luân lưu trực ban, mỗi thời điểm sẽ do 1 sao trực ban. Cho nên sao đương lệnh còn gọi là sao đương trực. Sao đương trực gọi là vượng tinh. Vượng tinh có 3 chức năng dưới đây:

Thứ nhất, nó phát ra khí quẻ mạnh nhất
Ví dụ hiện nay là hạ nguyên thất vận, Thất xích kim tinh nhập vào cung giữa, nên nó là sao đương lệnh. Thất xích kim tinh nguyên đóng ở quẻ đoài, ngũ hành thuộc kim, khí quẻ thuộc kim, vốn chỉ có tác dụng ở quẻ đoài. Nay sao đó nhập cung giữa, tác dụng của nó sẽ vượt quá quẻ đoài mà có tác dụng đối với toàn thể tinh bàn. Cho nên khí quẻ của nó trong toàn bộ tinh bàn sẽ trở thành vượng nhất. Thất xích kim tinh chính là sao vượng nhất hiện nay, khí quẻ của nó cũng là khí vượng nhất.

Thứ hai, nó khống chế toàn bộ khí trường của tinh bàn.
Ví dụ thất xích kim tinh đương lệnh thì nó có tác dụng khắc chế mộc khí đối với các sao bay đến cung khảm, cung khôn; nó tăng thêm tác dụng đối với thủy khí ở cung tốn; nó khắc lại đối với hỏa khí sao bay đến cung đoài; nó xì hơi đối với thổ khí ở các cung: Tốn, Chấn, Càn.

Thứ ba, nó quyết định sự vượng suy của thời vận
Gọi là thời vận tức là chỉ khí vận ở những tầng thứ thời gian khác nhau.Ví dụ đại vận là chỉ nguyên vận, tức khí vận của một chu kỳ 60 năm. Tiểu vận là chỉ khí vận 20 năm. Ngoài ra còn có niên vận, nguyệt vận, nhật vận và thời vận.Mỗi một thời gian bất kể ngắn hay dài đều có một sao nắm lệnh, nó quyết định tính chất của khí vận trong tinh bàn và sự vượng suy của con người trong thời gian đó. Ví dụ từ năm 1984 đến năm 2003, trong thời gian này Thất xích kim tinh nắm lệnh, nó quyết định tính chất của khí vận là khí thất xích kim. Những người nằm ở phương vị cung đoài (bao gồm phương chính thần của tinh bàn) sẽ hưng vượng lên, còn những người ở phương vị cung chấn, (bao gồm phương linh thần của tinh bàn) sẽ giảm xuống; Thiếu nữ sẽ đặc biệt hoạt bát và tài cán, còn nam giới trung niên và cao tuổi trở nên yếu đuối và trầm mặc. Những người thuộc mệnh Thất kim của ngũ vận thì vận khí đặc biêt tốt, người sinh ở năm thuộc mộc của lục vận, thì vận khí đặc biệt kém, v.v…
Ngược với sao “đương lệnh” là “sao thất lệnh”. Gọi là thất lệnh tức là sao đã mất địa vị phát lệnh, đó là sao đã ra khỏi cung giữa, trở thành sao chết. Loại sao này phân thành 3 tầng, với 3 mức tác dụng khác nhau:

    Tầng thứ nhất là sao thoái khí
Sao vừa ra khỏi vị trí (cung giữa) của vận tinh. Nó không còn vượng khí nhưng cũng chưa là suy khí, là loại sao có khí chất trung tính. Ví dụ khi Thất xích kim tinh nắm lệnh thì Lục bạch kim là sao thoái khí. Đối với sự vượng suy của con người mà nói, sao thoái khí chỉ có tác dụng trung tính, không vượng cũng không suy.

    Tầng thứ hai là sao sát khí
Sao rời cung giữa đã khá xa, hoàn toàn khôi phục khí chất của nó, là loại sát tinh. Ví dụ khi Thất xích kim tinh nắm lệnh thì Ngũ hoàng thổ tinh, Tứ lục mộ tinh, Tam bích mộc tinh đều là sát tinh. Đối với sự vượng suy của con người mà nói, Ngũ hoàng thổ tinh là một sao sát tinh lớn, gọi là mậu kỷ đại sát, chính quan đại sát, phạm phải sẽ bị hao đinh tổn tài, thậm chí rất hung. Còn tứ lục mộc tinh dễ dẫn đến con người phạm phải dâm gian, thương tật. Tam bích mộc tinhdễ gây gặp nỗi lo âu, hay tranh giành hoặc gặp trộm cướp.

    Tầng thứ ba là sao tử khí
Sao đã cách cung giữa rất lâu và rất xa. Nó có hỏa khí sát phạt mãnh liệt. Ví dụ khi Thất xích kim tinh nắm lệnh thì Nhị hắc thổ tinh là sao tử khí. Đối với sự vượng suy của con người mà nói sao tử khí là hung tinh, trong một điều kiện nào đó nó có thể gây cho con người sự ám ảnh, chập chờn, dẫn đến sức khỏe hao mòn, lay lắt.
Khác với sao đương lệnh và sao thất lệnh là sao sinh khí. Gọi là sinh khí, tức là sao tương lai sẽ trở thành vượng khí. Loại sao này tiềm chứa mầm sinh cơ, rất linh hoạt, đầy sức sống. Ví dụ khi thất kim tinh nắm lệnh, các sao Bát bạch thổ tinh, Cửu tử hỏa tinh sẽ là sao sinh khí. Sao sinh khí đứng liền sát vượng tinh nên khí khá mạnh. Sao sinh khí thứ hai tiếp sau đó khí có yếu hơn. Đối với sự vượng suy của con người mà nói, sao sinh khí là cát tinh, nó sẽ đem lại cho con người vận hội tốt, là loại sao cầu nhưng khó gặp. Để độc giả hiểu được cụ thể ba loại sao đương lệnh, thất lệnh và sinh khí, dưới đây xin giới thiệu sự cát, hung của các loại sao theo các thời vận được vẽ thành hình bát quái và kèm theo lời giải thích tóm tắt.
1.       Thượng nguyên vận 1 (nhất bạch thủy tinh nhập cung giữa)

Nhất bạch thủy (vượng) đại cát, tốt nhất
Nhị hắc thổ ( sinh) thứ cát, nên lợi dụng triệt để.
Tam bích mộc (sinh) tiểu cát, có thể lợi dụng.
Tứ lục mộc, Ngũ hoàng thổ (tử) đại hung, kiêng kị.
Lục bạch kim, Thất xích kim (sát) hung, kị dùng.
Bát bạch hổ (sát) tiểu hung, ít dùng.
Cửu tử hỏa (thoái) vô hung, vô cát, bình thường.
                                              
Tứ
Thoái
Ngũ
Tử
Thất
Sát
Bát
Sát
Nhất Vượng
Tam Sinh
Tứ
Tử
Lục Sát
Nhị
Sinh

Hình trang 46

2.       Thượng nguyên vận 2 ( Nhị hắc thổ tinh nhập vào cung giữa)

Hình trang 46                                               
Nhất
Thoái
Lục
Tử
Bát
Sát
Cửu
Sát
Nhị Vượng
Tứ
Sinh
Ngũ
Tử
Thát
Sát
Tam
Sinh

Nhị hắc thổ ( vượng) đại cát, tốt nhất.
Tam bích mộc ( sinh) tốt vừa, nên lợi dụng đầy đủ.
Tứ lục mộc ( sinh) tiểu cát, có thể lợi dụng.
Ngũ hoàng thổ, Lụa bạch kim ( tử) đại hung, cấm kị.
Thất xích kim, Bát bạch thổ (sát) hung, kỵ dùng.
Cửu tử hỏa (sát) tiểu hung, ít dùng.
Nhất bạch thủy (thoái) không hung, không cát, bình thường.

3.       Thượng nguyên vận 3 ( Tam bích mộc tinh nhập vào cung giữa)
 
 Hình trang 47                                                             
Nhị
Thoái
Thất
Tử
Cửu
Sát
Nhất
Sát
Tam
Vượng
Ngũ
Sinh
Lục
Tử
Bát
Sát
Tứ
Sinh
               
Tam bích mộc (vượng) đại cát, tốt nhất.
Tứ lục mộc ( sinh) thứ cát, nên lợi dụng.
Ngũ hoàng thổ ( sinh) tiểu cát, có thể lợi dụng.
Lục bạch kim, Thất xích kim ( tử) đại hung, cấm kị.
Bát bạch kim, Cửu tử hỏa ( sát) hung, kị dùng.
Nhất bạch thủy ( sát) tiểu hung, ít dùng.
Nhị hắc thổ ( thoái) vô cát vô hung, bình thường.

4.       Trung nguyên vận 4 ( Tứ lục mộc tinh nhập vào cung giữa)
 
 Hình trang 47                                                             
Tam
Thoái
Bát
Tử
Nhất
Sát
Nhị
Sát
Tứ
Vượng
Lục
Sinh
Thất
Tử
Cửu
Sát
Ngũ
Sinh

Tứ lục mộc ( vượng), đại cát, tốt nhất.
Ngũ hoàng thổ ( sinh) thứ cát, nên lợi dụng.
Lục bạch kim ( sinh) tiểu cát, có thể lợi dụng.
Thất xích kim, Bát bạch thổ ( tử) đại hung, cấm kị.
Cửu tử hỏa, Nhất bạch thủy ( sát) hung, kị dùng.
Nhị hắc thổ, ( sát) tiểu hung, ít dùng.
Tam bích mộc ( thoái) vô cát vô hung, bình thường.

                5. Trung nguyên vận 5 ( Ngũ hoàng thổ tinh nhập vào cung giữa)
Tứ
Thoái
Cửu
Tử
Nhị
Sát
Tam
Sát
Ngũ
Vượng
Thất
Sinh
Bát
Tử
Nhất
Sát
Lục
Sinh
Hình trang 48

6.          Trung nguyên vận 6 ( lục bạch kim tinh nhập vào cung giữa)

Lục bạch kim ( vượng), đại cát, tốt nhất.
Thất xích kim ( sinh) thứ cát, nên lợi dụng.
Bát bạch thổ ( sinh) tiểu cát, có thể lợi dụng.
Cửu tử hỏa, Nhất bạch thủy ( tử) đại hung, cấm kị.
Nhị hắc thổ, Tam bích mộc ( sát) hung, kị dùng.
Tứ lục mộc ( sát) tiểu hung, ít dùng.
Ngũ hoàng thổ ( thoái) vô cát vô hung, bình thường.

       Hình trang 49
Ngũ
Thoái
Nhất
Tử
Tam
Sát
Tứ
Sát
Lục
Vượng
Sát
Sinh
Cửu
Tử
Nhị
Sát
Thất
Sinh
7.       Hạ nguyên vận 7 ( Thất xích kim tinh nhập vào cung giữa)


Hình trang 49
Lục
Thoái
Nhị
Tử
Tứ
Sát
Ngũ
Sát
Thất
Vượng
Cửu
Sinh
Nhất
Tử
Tam
Sát
Bát
Sinh

Thất xích kim ( vượng), đại cát, tốt nhất.
Bát bạch thổ ( sinh) thứ cát, nên lợi dụng.
Cửu tử hỏa ( sinh) tiểu cát, có thể lợi dụng.
Nhất bạch thủy, Nhị hắc thổ ( tử) đại hung, cấm kị.
Tam bích mộc, Tứ lục mộc ( sát) hung, kị dùng.
Ngũ hoàng thổ ( sát) tiểu hung, ít dùng.
Lục bạch kim ( thoái) vô cát vô hung, bình thường.

8.       Hạ nguyên vận 8 ( Bát bạch thổ tinh nhập vào cung giữa)

Hình trang 50
Thất
Thoái
Tam
Tử
Ngũ
Sát
Lục
Sát
Bát
Vượng
Nhất
Sinh
Nhị
Tử
Tứ
Sát
Cửu
Sinh

Bát bạch thổ ( vượng), đại cát, tốt nhất.
Cửu tử hỏa ( sinh) thứ cát, nên lợi dụng.
Nhất bạch thủy ( sinh) tiểu cát, có thể lợi dụng.
Nhị hắc thổ, Tam bích mộc ( tử) đại hung, cấm kị.
Tứ lục mộc, Ngũ hoàng thổ ( sát) hung, kị dùng.
Lục bạch kim ( sát) tiểu hung, ít dùng.
Thất xích kim ( thoái) vô cát vô hung, bình thường.

9.       Hạ nguyên vận 9 ( Cửu tử hỏa tinh nhập vào cung giữa)

Cửu tử hỏa ( vượng), đại cát, tốt nhất.
Nhất bạch thủy ( sinh) thứ cát, nên lợi dụng.
Nhị hắc thổ ( sinh) tiểu cát, có thể lợi dụng.
Tam bích mộc, Tứ lục mộc ( tử) đại hung, cấm kị.
Ngũ hoàng thổ, Lục bạch kim ( sát) hung, kị dùng.
Thất xích kim ( sát) tiểu hung, ít dùng.
Bát bạch thổ ( thoái) vô cát vô hung, bình thường.

Hình trang 51
Bát
Thoái
Tứ
Tử
Lục
Sát
Thất
Sát
Cửu
Vượng
Nhị
Sinh
Tam
Tử
Ngũ
Sát
Nhất
Sinh

V. VƯỢNG, SINH, SUY, TỬ CỦA KHÍ DO CỬU TINH VẬN HÀNH GÂY NÊN

Tử bạch cửu tinh vận hành theo quỹ tích Lạc thư, sao nhập vào cung giữa là sao nắm lệnh, sao ra khỏi cung giữa là sao thất lệnh, sao sắp nhập vào cung giữa là ssao sinh khí. Ngày nay người ta chia 3 loại sao này thành 2 nhóm. Một nhóm lá sao sinh vượng, nhóm khác là sao suy tử. Sao sinh vượng thường gọi là cát tinh, sao suy tử gọi là hung tinh. Vì cửu tinh theo sự chuyển dịch của thời gian mà không ngừng thay đổi vị trí, cho nên mỗi sao đều vừa là cát tinh, vừa là hung tinh. Khi nó ở vị trí sinh vượng là cát tinh, khi ở vị trí suy tử là hung tinh. Dưới đây giới thiệu tóm tắt cát, hung của mỗi sao khi nó ở những vị trí khác nhau.

                Nhất bạch thủy tinh
Sao này tiên thiên là khôn, hậu thiên ở khảm, còn gọi là sao Tham Lang, hay là sao Văn Xương. Ngũ hàng thuộc thủy, màu đen, màu xanh lam, màu trắng. Trên tinh bàn khi nó ở cung giữa, cung càn, cung đoài là sinh vượng; trong 4 mùa, mùa đông và mùa thu là sao sinh vượng. Ở những cung khác, mùa khác là sao suy tử. Khi sinh vượng thì vượng đinh, vượng tài, lợi văn lợi võ, tuổi trẻ đã đỗ đạt cao, nổi tiếng bốn phương, thường sinh con trai thông minh, trí tuệ. Kẻ sĩ gặp sau này tất được quan lộc; người thường gặp sau này tiến tài, tiến hỉ. Đó là sao tốt nhất trong cửu tinh.
    Khi nó là sao suy tử thì dễ chuốc lấy tai họa vì tửu sắc hoặc vì tửu sắc mà tan cửa nát nhà. Đối với sức khỏe dễ mắc các bệnh hậu thiên về tai, thận, bàng quang, ngọc hoàn, tử cung. Nặng hơn sẽ hình khắc vợ đau mắt, không thọ, hoặc cuộc sống phiêu bạt.

    Nhị hắc thổ tinh
    Sao này còn có tên là Cự Môn, còn gọi là Bệnh Phù. Ngụ hành thuộc thổ. Màu vàng hoặc màu vàng đen. Trên tinh bàn khi nó ở cung giữa, cung càn, cung đoài là sao sinh vượng. Trong 4 mùa thì tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12 là sao sinh vượng. Ở những cung khác và các tháng khác là sao suy tử. Khi nó là sao sinh vượng thì được quyền được của, gia cảnh thịnh vượng, đinh tài lưỡng vượng, phần nhiều thành đạt về măt võ. Nếu là phụ nữ sẽ là người làm chủ gia đình, có nhiều mưu lược.
    Khi nó là sao suy tử thì dễ mắc tai họa vì sắc hoặc bị hỏa hoạn, dễ gặp những điều kiện tụng, do đó mà hao tổn tiền tài. Về thân thể dễ bị các bệnh như sẩy thai, đau bụng, các loại bệnh ngoài da, đặc biệt là các bệnh ở bẹn và nách. Nếu nhà ở thì tối tăm, bí bức, phụ nữ dễ lo âu, dễ trở thành quả phụ hoặc bệnh lâu ngày khó khỏi.

    Tam bích lục tinh
    Sao này còn có tên gọi là Lộc Tồn. Ngũ hành thuộc mộc. Nó màu xanh lục. Trên tinh bàn khi ở cung giữa, cung càn, cung đoài nó là sao sinh vượng.Trong 4 mùa thì mùa xuân và mùa đông là sinh vượng. Ở những cung khác và mùa khác là sao suy tử. Khi sinh vượng thì của nhà hưng thịnh, phú quý công danh đều có.
    Khi là sao sinh tử dễ gặp kiện tụng, dễ bị cướp bóc, tạo nên bệnh tật và hình khắc vợ, dễ mắc các bệnh về máu, bệnh ở chân. Vì tính hay đấu đá nên dễ mắc kiện tụng.

    Tứ lục mộc tinh
    Sao này còn gọi là sao Văn Khúc. Ngũ hành thuộc mộc, màu xanh lục tươi. Trên tinh bàn khi ở cung giữa, cung càn, cung đoài là sao sinh vượng. Trong 4 mùa sinh vượng ở mùa đông và mùa xuân. Những cung và các mùa còn lại là sao suy tử. Khi sinh vượng thường gặp đăng khoa đỗ đạt, quân tử thì làm quan, tiểu nhân thì được của, có thể gặp vợ hiền ( chồng tốt), văn chương nổi tiếng. Cũng có thể làm cán bộ nghiên cứu học thuật hoặc sáng tác văn học.
    Khi là sao suy tử, dễ gặp bệnh hen do thời tiết hoặc bệnh về máu, hoặc vì tai họa về tửu sắc mà tan cửa nát nhà. Về thân thể dễ bị bệnh sẩy thai, đau phần lưng trở xuống, dễ bị thương bất ngờ.

    Ngũ hoàng thổ tinh
    Sao này còn gọi là sao Liêm Trinh, hay Chính Quan. Bởi vì thiên can của nó là mậu, kỷ nên gọi là mậu, kỷ thổ tinh. Vì nó đóng ở chính ngôi thiên tâm nên còn gọi là Đô thiên sát thần.Ngũ hành thuộc thổ, màu vàng.Trên tinh bàn khi đóng ở cung giữa thì uy trấn 8 phương. Trong 8 phương nó không có cung vị cố định, chỉ khi cửu tinh phi hành thì nó mới điền vào những vị trí còn trống. Ví dụ khi Lục bạch kim tinh nhập vào cung giữa, bảy sao: Thất xích, Bát bạch, Cửu tử, Nhất bạch, Nhị hắc, Tam bích và Tứ lục lần lượt đổi chỗ, cuối cùng cung tốn trống, lúc đó Ngũ hoàng thổ tinh sẽ điền vào, cho nên trên tinh bàn Ngũ hành thổ tinh có vị trí đúng vào vị trí tương ứng với số sau khi lấy đi 10 trừ đi số sao ở cung giữa. Ví dụ 10-6=4 thì cung tương ừng với 4 là cung tốn, tức Ngũ hoàng thổ tinh ở cung tốn. Lại ví dụ khi Cửu tử hỏa tinh nhập vào cung giữa thì Ngũ hoàng sẽ bổ sung vào cung nào? 10-9=1, tức là Ngũ hoàng thổ tinh điền vào cung khảm.
    Ngũ hoàng thổ tinh ví như hoàng thổ “ phổ biến khắp trong thiên hạ”, nó có mặt từ trên cao, hiệu lệnh cho 8 phương, quyền ở trung ương, cho nên các đời Hoàng đế và hoàng tộc đều lấy màu vàng làm màu tượng trưng, gọi là Hoàng long, thân mặc áo Hoàng bào. Khi ngũ hành đóng ở cung giữa tức là thịnh vượng, được xem là cát tinh, gặp nó thì đinh tài lưỡng vượng, sự nghiệp hưng thịnh.
    Khi nó bay đến các phương thì biến thành sao đại hung, được gọi là “Ngũ hoàng đại sát”, “Chính quan đại sát”, “Mậu kỷ đại sát”, “Đô thiên đại sát”, là sát tinh lớn nhất trong thế gian. Nếu gặp phải thái tuế sẽ trở thành tam sát, thậm chí thất ssát thì đại hung, gặp phải nó sẽ hao người tốn của, nhẹ là bệnh tật, năng thì hao dăm ba người. Nếu trước cửa nhà bằng phẳng, ngõ ngắn thì bệnh tật nhiều. Nếu trước nhà có vật cao nhọn,như cột đèn, ống khói, cầu cao, góc nhọn hoặc cổng xọc thẳng vào thì dễ bị hại người. Nếu người không bị thì bị mất của. Vì vậy không nên coi thường. Đặc biệt là trước nhà có hòn đá nhọn, cây cổ thụ, hoặc am miếu thì dễ bị hỏa hoạn. Nếu trước cửa không có vật gì gọi là hung sát cũng khó tránh khỏi rắc rối, khó khăn, không mắc kiện tụng thì cũng phá tài. Sao này ngoài vị trí ở giữa, hoặc lợi dụng được vượng khí của nó ra, ở các cung còn lại dù là sinh hay khắc đều là hung tướng, xưa nay các nhà Tham dự học đều kiêng kị.

    Lục bạch kim tinh
    Sao này tiên thiên ở cung ly, hậu thiên ở cung càn, còn có tên là Vũ khúc. Ngũ hành thuộc kim, màu trắng.Trên tinh bàn khi đóng ở cung giữa,cung ly, cung càn hoặc cung đoài đều là sinh vượng;trong 4 mùa thì mùa thu và mùađầu mùa đông là sinh vượng. Các cung và mùa còn lại là sao suy tử. Khi sinh vượng thì đinh nhiều, tài nhiều, thăng quan tiến chức, nhất là võ chức, uy quyền khắp 4 phương, là cát tinh thứ ba trong cửu tinh.
    Khi nó là suy tử phần nhiều gặp phải kiện tụng, hoặc rơi vào sự tranh chấp trong quan trường, dễ mắc bệnh đau đầu, đau ngực và dễ bị thương vì kim khí. Đối với gia cảnh mà nói là hình vợ khắc con, dễ gặp khổ nạn, cô đơn. Đối với người đi xa mà nói dễ gặp bất trắc nên hành động phải cẩn thận.

    Thất xích kim tinh
    Sao này còn có tên là Sao Phá Quân, dễ gặp giặc cướp. Ngũ hành thuộc kim, màu trắng. Trên tinh bàn khi ở cung giữa, cung can và bản cung là sao sinh vượng. Trong 4 mùa thì mùa thu và cuối mùa hạ là sao sinh vượng. Những cung và mùa khác là sao suy tử. Khi sinh vượng thì vượng đinh, vượng tài, nghề nghiệp vững chắc, nhà phát phúc, tiền đồ võ nghiệp thênh thang.
    Khi là suy tử thường gặp cãi vã, kiện tụng hoặc bị giặc cướp, xa quê hương, gặp cảnh binh loạn hoặc lao ngục. Về gia cảnh thì dễ bị hỏa hoạn, hao người. Về thân thể dễ bị bệnh đường hô hấp, bệnh ở yết hầu, ở phổi, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em rất bất lợi.

    Bát bạch thổ tinh
    Sao này còn có tên là Tả Phụ. Ngũ hành thuộc thổ, sắc màu trắng, trên tinh bàn khi ở cung giữa, cung càn, cung đoài là sao sinh vượng. Trong 4 mùa thì đầu mùa xuân và mùa hạ là sinh vượng. Các cung và mùa khác là suy tử. Khi sinh vượng thì gặp được phú quý công danh, gặp nghề làm ra nhiều của cải, về già được yên ổn, thảnh thơi. Vì bản tính của nó là từ bi, hiếu nghĩa, trung lương cho nên có thể hóa giải điều hung, điều sát, nó là cát tinh thứ 2 trong cửu tinh.
    Khi nó là suy tử thì dễ bị thương ở miệng, dễ bị bệnh chướng bụng hoặc bệnh ở tay chân, đau gân cốt, đau sống lưng.
    Cửu tử hỏa tinh
    Sao này còn có tên là Hữu Bật. Ngũ hành thuộc hỏa, màu đỏ đậm, đỏ tím. Trên tinh bàn khi nó đóng ở cung giữa, cung càn, cung đoài là sinh vượng. Trong 4 mùa mùa hạ và mùa xuân là sinh vượng. Các cung và các mùa còn lại là suy tử. Khi là sinh vượng thì phúc phát rất nhanh, vượng đinh vượng tài, giữ được cơ nghiệp. Có tài về văn chương khoa cử, đi thi đỗ đạt, cho nên còn được cả hiển vinh, đặc biệt là giữ được phúc đức.
    Khi nó suy tử thì vì tính cang cường nên dễ bị tai họa hỏa hoạn.
    Trong thân thể dễ bị bệnh thổ huyết, phụ nữ khó đẻ, bệnh về tim và huyết mạch, đặc biệt phần nhiều bị bệnh đau mắt.
    Sau khi đã biết được cát hung của các khí, chúng ta thử nhìn lại xem thế nào là khí, thế nào là khí trường?
    Ngài Trương Huệ Dân – Chủ tịch danh dự Hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc trong hai tác phẩm “Vũ trụ khí trường dưỡng sinh học”, “Trung Quốc phong thủy ứng dụng học” đã bàn đến 3 vấn đề. Dưới đây xin trích dẫn để độc giả tham khảo.

Thế nào là khí?
Chữ khí ở thời kỷ cổ đại là một danh từ trừu tượng, có tính khái quát cao. Nó chỉ một loại vật chất mà người thường không thể thấy được bằng mắt. Chúng ta không nên lấy nhãn quan và nhận thức ngày nay để đòi hỏi người xưa một cách nghiêm khắc, trách cứ họ đã đưa ra một khái niệm mơ hồ, mà nên cảm thấy kinh ngạc về nhãn quan thông tin hoàn chỉnh của các tiên triết xưa. Người xưa chia vật  chất thành 2 bộ phận: một bộ phận là “hình”, có thể nhìn thấy, sờ được. Còn một bộ phận khác là “khí”, nhìn không thấy, sờ không được, nhưng tồn tại một cách khách quan. Hình và khí liên quan chặt hẽ với nhau, chuyển hóa lẫn nhau. “Tụ” thì thành hình, “tán” thì thành khí. Có hình tất có khí, vạn vật đều do khí tạo thành. Khí mà người xưa hiểu không phải là chỉ những khí thuộc 1 trong 3 trạng thái của vật chất như chất rắn, chất lỏng và thể khí, v.v…mà vật lý học hiện đại thường nói đến. Khí mà người xưa quan niệm là “trạng thái vật chất thứ 5” khác với trạng thái rắn, trạng thái lỏng, trang thái khí và trạng thái ion. Kinh Dịch gọi cái lý biến hóa của nó là “đạo”. “Đạo” hình thành tất cả mọi vật. Khái niệm khoa học hiện đại vẫn chưa có khái niệm nào diễn đạt được chính xác nội hàm của nó. Nhà khoa học hiện đại Anhxtanh suốt đời nghiên cứu về “trường thống nhất”của vũ trụ, tuy chưa có kết quả cuối cùng nhưng khái niện “trường thông nhất” cũng đã được đưa ra. Nó gần đúng với hàm nghĩa “đạo”mà người xưa nói tới. Song “trường” không phải tồn tại đơn độc mà bao hàm “trường” của “hạt”. Vật chất nguyên thủy là sự thống nhất của hạt và trường. Cho nên “khí” có thể hiểu là sự tồn tại khách quan phổ biến thống nhất của hạt siêu mịn và trướng của nó.

Vậy khí trường là gì?
Khí trường là phạm vi hoặc không gian mà khí vận hành. Khi khí vận hành trong một phạm vi hoặc không gian nhất định thì có đặc điểm là tụ, hoặc tán, động hoặc đứng im.Gặp được môi trường bao bọc thì tụ, gặp phải môi trường có gió thổi thì tán, gặp được dòng sông nước chảy thì đứng im. Khí hoạt động ở một phạm vi không gian nhất định lại được chia thành khí âm và khí dương. Khi khí dương tụ thì sinh khí thịnh vượng; khi khí dương tán thì suy tử, bại hoại. Khi khí âm tụ thì khí dương suy tán. Khi khí âm suy tán thì khí dương thịnh vượng. Đối với những vật có sự sống mà nói, cái gọi là khí dương là khí sinh vượng, gọi là khí âm là khí suy tử. Chia hai mặt âm dương là hai loại lực có hướng ngược chiều nhau, chúng chỉ xuất hiện trong một phạm vi hoặc không gian nhất định. Sự phân chia khí thành âm dương thực ra không phải cố định mà chúng phát sinh biến đổi tùy theo thời gian và môi trường. Âm có thể biến thành dương, hoặc dương biến thành âm, dương mạnh thì âm suy, âm mạnh thì dương suy. Đối với những vật có sự sống tất yếu phải bảo đảm âm dương cân bằng mới giữ được cuộc sống bình thường ổn định, nếu không sẽ sinh ra bệnh tật.

Khí từ đâu mà đến?
    Người Trung Quốc cổ cho rằng khí vốn tồn tại trong vũ trụ hỗn độn, nguồn gốc của nó là khí. Bộ phận khí trong nhẹ nổi lên trên là trời (tức vùng hư không sâu thẳm). Bộ phận khí nặng đục chìm xuống dưới là đất ( tức là cái tinh cầu và vạn vật trên trái đất). Cách nói của người xưa chất phác mà đơn giản. Nhưng xem khí là nguồn gốc của vạn vật thì đó là sự chất phác có tính chân lý.
    Sự phát triển của vật lý học hiện đại cuối cùng sẽ chỉ rõ bản chất của “khí”và nó là nguồn gốc tạo thành vạn vật. Ngày nay các nhà khoa học đang nỗ lực tìn kiếm đáp án nguồn gốc của “khí” từ hai phương diện. Một mặt là tìm đáp án từ trong vũ trụ hư không vô bờ bến, mặt khác là tìm đáp án trong thế giới vi mô của vật chất.
Về vũ trụ hư không vô bờ bến, các nhà khoa học đã dần dần làm sáng tỏ bí mật ngguồn gốc của vũ trụ. Cuối thập kỷ 70 hai nhà khoa học Mỹ là A.Fensiways và M.Jhonson đã phát hiện được phần lớn tạp âm là do tạp âm vi ba sóng dài 7,35cm, hoặc gọi là bức xạ vi ba. Nó là những di vật của vũ trụ từ thời kỳ đầu còn lưu lại. Bức xạ vi ba này còn bao gồm cả ánh sáng hồng ngoại, ánh sáng thấy được, ánh sáng tử ngoại, tia X, tia Y,v.v.. Loại bức xạ vi ba này rất mạnh đủ để khống chế phản ứng nhiệt hạch khinh khí khi hình thành vũ trụ.
Trong không gian đầy bức xạ vi ba, bức xạ này ngoài bộ phận đến từ vũ trụ hư không thì bản thân quả đất cũng chứa nhiều vật chất bức xạ gây ra sóng ánh sáng, sóng điện, sóng từ,sóng điện từ, sinh vật và ion. Bức xạ vi ba là hình thứcvận động do sự kết hợp vật chất giữa “hạt” và “trường”. Nó khống chế quá trình sống của tất cả các vật thể sống.
Về thế giới vi mô, các nhà khoa học bỏ ra càng nhiều sức lực hơn, đi sâu đến tầng đáy lượng tử, tìm ra kết luận “tính hai mặt: sóng và hạt” của ánh sáng.Sự nghiên cứu đối với hạt đã đạt đến trình độ hạt Quart. Những năm gần đây các nhà khoa học Liên Xô cũ còn đưa ra luận đoán về “trường hạt siêu nhẹ”. Họ cho rằng chung quanh tất cả mọi vật đều có một trường dạng sương mù không thể nhìn thấy được, hơn nữa trường hạt siêu nhẹ giữa vật chất với vật chất, giữa vật chất với con người luôn tác dụng lẫn nhau. Nhận thức về thế giới vi mô của các nhà khoa học đã đạt đến trình độ hạt cơ bản. Vậy hạt cơ bản đã phải là “khí” chưa? Đương nhiên là chưa phải. Hạt siêu mịn so với hạt cơ bản còn nhỏ hơn nhiều. Hạt biến thành ngày càng mịn hơn và tiệm cận đến “hư vô” cuối cùng sẽ đạt đến “hư không”, tức là trạng thái “đạo”. Trong thế giới khí hóa thì “vạn pháp đều không”, đạo sinh ra tất cả.
CHƯƠNG 3

TINH BÀN CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG

I.                    MỐI QUAN HỆ GIỮA VƯỢNG TINH VÀ PHI VƯỢNG TINH

Bất cứ một tinh bàn nào, sao nhập vào cung giữa đều là vượng tinh nắm lệnh, 8 sao còn lại gọi là phi vượng tinh. Mối quan hệ giữa hai loại sao là mối quan hệ tương sinh, tương khắc của ngũ hành.

Tương sinh là:
Thủy sinh mộc – Nhất bạch thủy sinh Tam bích mộc, tứ lục mộc.
Mộc sinh hỏa – Tam bích mộc, Tứ lục mộc sinh Cửu tử hỏa
Hỏa sinh thổ - Cửu tử hỏa sinh Nhị hắc thổ, Ngũ hoàng thổ, Bát bạch thổ.
Thổ sinh kim – Nhị hắc thổ, Ngũ hoàng thổ, Bát bạch thổ sinh Lục bạch kim, Thất xích kim.
Kim sinh thủy – Lục bạch kim, Thất xích kim sinh Nhất bạch thủy.

Tương khắc là:
Thủy khắc hỏa – Nhất bạch thủy khắc Cửu tử hỏa.
Hỏa khắc kim – Cửu tử hỏa khắc Lục bạch kim, Thất xích kim.
Kim khắc mộc – Lục bạch kim, Thất xích kim khắc Tam bích mộc, Tứ lục mộc.
Mộc khắc thổ - Tam bích mộc, Tứ lục mộc khắc Nhị hắc thổ, Ngũ hoàng thổ, Bát bạch thổ.
Thổ khắc thủy – Nhị hắc thổ, Ngũ hoàng thổ, Bát bạch thổ khắc Nhất bạch thủy.
    Từ đó có thể thấy quan hệ giữa vượng tinh và phi vượng tinh tuân theo quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc.Ngoài ra còn có hiện tượng phản tương sinh, phản tương khắc, tức là “khắc ngược”, kháng lại,lấn át.

“Khắc ngược” nghĩa là gì?

Mộc khắc ngược thủy – Khi Tam bích mộc, Tứ lục mộc sinh vượng sẽ hút làm cho thủy suy nhược.
Thủy khắc ngược kim – Khi Nhất bạch thủy sinh vượng sẽ khắc ngược làm cho kim suy yếu.
Kim khắc ngược thổ - Khi Lục bạch kim, Thất xích kim sinh vượng sẽ khắc ngược trở lại làm cho thổ suy yếu.
Thổ khắc ngược hỏa – Khi Nhị hắc thổ, Ngũ hoàng thổ, Bát bạch thổ sinh vượng sẽ khắc ngược hỏa suy yếu.
Hỏa khắc ngược mộc – Khi Cửu tử hỏa sinh vượng sẽ khắc ngược làm cho mộc suy yếu.

                “Kháng lại” nghĩa là gì?

Hỏa đốt khô thủy – Khi Cửu tử hỏa vượng quá nhiều thì Nhất bạch thủy không những không dập tắt được, ngược lại còn bị đốt khô, thậm chí còn trợ giúp hỏa.
Kim kháng hỏa – Khi lục bạch kim hoặc Thất xích kim vượng quá thì không sợ hỏa khắc.
Mộc làm mẻ kim – Khi tam bích mộc, Tứ lục mộc vượng quá ( tức cứng rắn quá) thì kim không những không khắc được mộc mà ngược lại mộc còn làm mẻ kim ( ví dụ như dao bị mẻ) làm cho kim không sử dụng được.
Thổ kháng mộc – Khi Nhị hắc thổ, Ngũ hoàng thổ, Bát bạch thổ vượng quá, cứng quá thì mộc không những không khắc được thổ, ngược lại còn bị thổ chế ngự không phát triển được.
Thủy kháng thổ - Khi Nhất bạch thủy vượng quá ( như nước lụt) thổ không những không khắc được thủy mà còn bị thủy chìm ngập, đẩy trôi.

                “Lấn át” nghĩa là gì?

Thủy lấn át mộc – Khi thủy quá nhiều không những không thể sinh mộc mà ngược lại làm mộc suy yếu, thậm chí bị chết.
Mộc lấn át hỏa – Khi mộc vượng quá, nhiều quá không những không thể sinh hỏa mà ngược lại sẽ dập tắt hỏa.
Hỏa lấn át thổ - Khi hỏa vượng quá không những không sinh thổ mà ngược lại còn đốt cháy cả thổ
Thổ bao bọc lấy kim – Khi Thổ quá nhiều thì chôn vùi kim trong đất đá.
Kim làm bốc hơi thủy – Khi kim vượng quá không nhưng không thể sinh thủy mà còn làm cho thủy bốc hơi. Lục bạch kim là càn, là mặt trời, 7 mặt trời sẽ làm bốc hơi nước.
    Những điều trên đây chứng tỏ quy luật ngũ hành sinh, khắc không phải là cái gì máy móc, hình thức mà rất chặt chẽ, bền vững, căn cứ vào địa vị thực tế và sức mạnh yếu cụ thể của hai mặt trong một mâu thuẫn để biến đổi. Quan điểm cho rằng quy luật sinh khắc của ngũ hành có tính tuần hoàn là quan điểm hoang đường không dựa trên sự hiểu biết cụ thể và thoát ly thực tế, là quan điểm không chính xác.
    Dưới đây sẽ lấy hình vẽ phi tinh của những năm khác nhau để phân tích tóm tắt mối quan hệ biện chứng của ngũ hành sinh khắc.

Ví dụ 1: Bảng năm 1990 phi tinh Nhất bạch nhập vào cung giữa.
Cửu
Ngũ
Thất
Bát
Nhất
Tam
Tứ
Lục
Nhị

Trong bảng Nhất bạch là sao nắm lệnh, là vượng khí, chứng tỏ thủy thịnh vượng.
1)      Nhị sinh Nhất vượng, Nhị hắc thổ không khắc được Nhất bạch thủy.Nhưng Nhị ở ngôi sinh khí, do đó không đến nỗi bị thủy chìm ngập mà ngược lại trong quá trình khắc thủy, Nhị hắc thổ được lợi.
2)      Tam sinh Nhất vượng, Nhất bạch thủy sinh cho Tam bích mộc. Khi này Tam bích mộc đang ở ngôi sinh khí đáng lẽ được lợi lớn, nhưng vì mùa thu là mùa mộc tử vong cho nên mộc thu được lợi không nhiều.
3)      Thất sát Nhất vượng. Thất xích kim bị Nhất bạch thủy khắc ngược. Thất thuộc sát khí, lại ở mùa hạ và mùa thu nên tương đối hoạt bát, do đó nó đã làm ô nhiễm Nhất bạch thủy. Khí của Nhất bạch thủy vốn là cát khí, nay bị ô nhiễm nên trở thành tà khí, tức là trở thành giặc cướp hoạc quân dâm đãng.
4)      Ngũ tử Nhất vượng, Ngũ hoàng thổ không khắc nổi Nhất bạch thủy, nhưng vì thổ mùa hạ cũng rất hoạt bát cho nên không những thủy không chìm ngập nổi mà ngược lại trong quá trình khắc thủy thổ được lợi, làm tăng thêm tử khí của Ngũ hoàng. Vì năm 1990 thái tuế ở phương li (ngọ) cho neên làm cho tai ách càng nặng thêm, khieến cho khí của Ngũ hoàng thổ từ tử khí biến thành đại hung, Nhất bạch thủy cũng biến thành thủy bị hung sát. Gặp phải trường hợp này là gặp phải đại họa, hao người, tốn của, nát nhà.
5)      Cửu thoái Nhất vượng. Vượng thủy khắc Cửu hỏa. Mùa xuân và mùa hạ khí của Cửu tử hỏa tương đối hoạt bát nên tuy bị thủy khắc nhưng không đến nỗi bị dập tắt mà chỉ tổn thương nguyên khí.
6)      Bát sát Nhất vượng. Bát bạch thổ không khắc nổi Nhất bạch thủy. Bản khí của Bát bạch thổ vốn là cát khí, cho nên trong quá trình khắc thủy, thổ được lợi.
7)      Tứ tử Nhất vượng. Thủy sinh Tứ lục mộc. Tứ lục mộc ở đây thuộc tà khí, nhưng được Nhất bạch cát thủy sinh cho, hai khí hợp lại với nhau thành vận khí quan lộc, tức là chỉ thành quan nhưng bất nhân.
8)      Lục sát Nhất vượng. Lục kim sinh Nhất thủy, kim bị thủy khắc ngược. Khí lục bạch kim vốn là cát khí, nhưng mang tà sát, thường gặp phiền phức kiện tụng. Nhất và Lục tương hợp với nhau tạo thành khí tài vận, tuy là được của nhưng không trong sạch.
Ví dụ 2. Bảng năm 1991 phi tinh Cửu tử nhập vào cung giữa.
                                                             

Bát
Tứ
Lục
Thất
Cửu
Nhị
Tam
Ngũ
Nhất

Trong bảng Cửu tinh là sao nắm lệnh, là vượng khí, chứng tỏ hỏa thịnh vượng.
1)       Nhất sinh Cửu vượng. Thủy không khắc nổi hỏa. Thủy ở ngôi sinh khí lại gặp mùa thu, mùa đông tương đối hoạt bát cho nên hỏa không đốt được thủy, vì vậy Nhất bạch thủy trong quá trình khắc Cửu tử hỏa đã được lợi.
2)       Nhị sinh Cửu vượng. Hỏa có thể sinh thổ. Nhị hắc thổ ở ngôi sinh khí vào mùa thu tuy khô ráo nhưng không đến nỗi bị đốt cháy. Trong quá trình hỏa sinh thổ được lợi.
3)       Lục sát Cửu vượng. tức hỏa khắc Lục kim. Lục kim ở ngôi sát khí lại là mùa hạ và mùa thu chưa được sinh vượng cho nên bị hỏa khắc chết. Gặp trường hợp này dễ bị mất chức, dễ gặp các bệnh về phổi, về hệ hô hấp. Năm đó lại gặp thái tuế nên càng khó tránh khỏi kiếp số.
4)       Tứ tử Cửu vượng, Tứ lục sinh Cửu tử. Tứ lục thuộc khí tử lại rơi vào mùa hạ nên tử khí càng thịnh, khiến cho Cửu tử hỏa càng vượng, Tứ, Cửu tương hợp với nhau e rằng sẽ gặp họa về quan hệ nam nữ.
5)       Bát thoái Cửu vượng, Vượng hỏa sinh thổ. Bát là thoái khí, lại ở vào giữa mùa xuân và mùa hạ tương đối hoạt bát, bản thân lại là cát khí được vượng hỏa trợ giúp cho nên tất yếu đinh tài lưỡng vượng.
6)       Thất sát Cửu vượng. Vượng hỏa khắc Thất kim. Thất xích là sát khí lại ở vào mùa xuân là nhập tù gặp hỏa nên bị khắc chết. Thất, Cửu tương hợp e rằng sẽ có tai họa vì hỏa hoạn hoặc vì dâm đãng mà hao tổn tiền tài.
7)       Tam tử Cửu vượng. Tử mộc sinh vượng hỏa. Tam mộc là khí hung sát, lại rơi vào thời kỳ mùa đông và mùa xuân là thời kỳ manh nha, mộc sinh vượng hỏa, thế hỏa càng thịnh cho nên thế hỏa hung sát càng vượng, tức là có thể gặp tai họa vì tửu sắc hoặc nhà cửa bị cướp bóc.
8)       Ngũ sát Cửu vượng. vượng hỏa sinh suy sát. Ngũ hoàng là khí suy sát, tuy mùa đông thổ tù được vượng hỏa sinh cho, nên không đến nỗi suy sát, dễ gặp bệnh ở bụng, ở mắt hoặc sinh con đần độn.
Ví dụ 3. Bảng năm 1992 phi tinh Bát bạch nhập vào cung giữa.
                                                                   
Thất
Tam
Ngũ
Lục
Bát
Nhất
Nhị
Tứ
Cửu

Trong bảng sao Bát bạch nắm lệnh là vượng khí, chứng tỏ thổ thịnh vượng.
1)      Cửu sinh Bát vượng. Cửu hỏa sinh vượng thổ. Cửu là sinh khí bị vượng thổ cướp trộm, tuy sinh nhưng không phải là cát. Khi hỏa gặp mùa thu và mùa đông là bại họa nên bị tổn thất mà không có ích.
2)      Nhất sinh Bát vượng, vượng thổ khắc nhược thủy. Nhất bạch thủy tuy là sinh khí nhưng ở mùa thu khô ráo cho nên khí suy yếu lại gặp thổ đến khắc, nếu không tử thì cũng bị bệnh. Nhưng bát bạch thổ là cát khí, Nhất bạch cũng là cát khí, cả hai khí Nhất, Bát tương hợp với nhau, ngược lại sẽ sinh tài và quý chứ không đến nỗi suy tử.
3)      Ngũ sát Bát vượng, vượng và sát tương hợp với nhau. Ngũ hoàng là sát khí, gặp phải mùa hạ và mùa thu tương đối hoạt bát, Bát bạch thổ khí lại làm tăng thêm cái hung cho nó, còn thêm thái tuế gặp khôn nên sát khí biến thành khí đại hung. Gặp phải trường hợp này e rằng có nạn chết yểu, nhẹ thì hệ tiêu hóa bị bệnh hoặc tứ chi mắc bệnh phong thấp, đau xương cốt.
4)      Tam tử Bát vượng, tử mộc khắc vượng thổ. Tam mộc thuộc tử khí, là khí hung sát, ở vào mùa hạ khí này càng thịnh, khí hung sát thịnh khắc khí Bát bạch vượng. Khí Bát bạch vượng được lệnh nên không sợ bị khắc, ngược lại còn khiến cho hung khí Tam mộc càng mạnh thêm.
5)      Thất thoái Bát vượng, Thất sinh trộm mất Bát khí. Khí Thất thoái tạm thời không suy, sát, lại ở mùa hạ và mùa xuân là mùa rơi vàu tù tử, nhưng nhờ được Bát bạch sinh trợ nên bản tính của nó không giảm sút, do đó sợ gặp tai nạn bị cướp bóc.
6)      Lục sát Bát vượng, vượng thổ sinh Lục kim. Lục kim ở ngôi sát khí, nhưng mùa xuân là tù, sát khí không lộ ra. Nhờ được Bát bạch sinh trợ, hai cát khí tương hợp với nhau. Gặp được trường hợp này thì quan vận hanh thông, tài vận cũng tốt, chỉ tiéc là thiếu nhân nghĩa, thiếu trong sạch.
7)      Nhị tử bát vượng, hai thổ ngang hòa. Nhị hắc thổ ở vào ngôi tử khí, lại ở mùa đông và mùa xuân, tử khí bị hư tù nên không có hại.Nhưng nhờ được Bát bạch vượng khí trợ giúp nên bản tính của nó lộ ra, tán phát bệnh khí làm nguy hại đến sức khỏe. Gặp trường hợp này dễ bị bệnh về dạ dày và đường ruột.
8)      Tứ sát Bát vượng, Tứ mộc khắc vượng thổ. Tứ mộc là sát khí ở mùa đông khá hoạt bát. Tứ mộc khắc Bát bạch vượng thổ, tất nhiên gỗ cứng cũng không thể khắc nổi đất cứng, nhưng trong quá trình khắc vượng thổ, Tứ mộc được lợi.

Ví dụ 4. Bảng năm 1993 phi tinh Thất xích nhập vào cung giữa.
                                                                   
Lục
Nhị
Tứ
Ngũ
Thất
Cửu
Nhất
Tam
Bát

Trong bảng sao Thất xích là sao nắm lệnh, là vượng khí, chứng tỏ kim thịnh vượng.
1)      Bát bạch thổ ở vị trí sinh khí nhưng vào mùa thu và mùa đông là mùa hưu, tù, bản thân là cát tinh, nay bị Thất kim khắc trộm nên cát khí của nó giảm xuống.
2)      Cửu sinh thất vượng ccho nên Cửu hỏa khắc vượng kim. Cửu hỏa là snh khí, mùa thu đã nhập tù không còn hoạt bát nữa, nhưng Cửu và Thất hợp với nhau, Thất là kim lại là hỏa tiên thiên, cả hai là hỏa tiên thiên và hỏa hậu thiên tương hợp, nên hỏa khí rất mạnh, cộng với thái tuế năm đó là Đoài (dậu) càng khiến cho thế hỏa mạnh hơn. Một khi gặp phải dễ có hỏa hoạn, tổn thất người của, hoặc giả bị tai họa do tửuu sắc, hao người tốn của.
3)      Tứ sát Thất vượng, vượng kim khắc Tứ mộc. Tứ mộc là sát khí, lại ở mùa hạ và mùa thu là mùa mộc hưu tù, nên sát khí vốn đã yếu,nay lại bị vượng kim khắc chế, khó mà thoát được.
4)      Nhị tử Thất vượng, tức Nhị thổ sinh vượng kim. Nhị hắc thổ là thổ tử khí, ác bệnh rất mạnh, lai gặp được mùa hạ hoạt bát, vì vậy bệnh tật càng nhiều. Nay Nhị thổ sinh cho vượng kim khiến cho vượng kim cảm nhiễm bệnh nặng. Nhị và Thất tương hợp, thành hỏa tiên thiên. Hỏa này vừa độc vừa thịnh, gặp phải dễ bị tai họa hoặc bệnh tật liên miên.
5)      Lục thoái thất vượng, kim kim ngang hòa. Lục là thoái khí, lại gặp mùa xuân và mùa hạ nên rơi vào tù tử, vốn tác dụng không bao nhiêu. Nhưng nay được Thất kim hỗ trợ, nên tỏ ra có tính ngang tàng. Còn Thất kim là đao kiếm, cho nên Lục và Thất gặp nhau sẽ trở thành sát phạt mạnh mẽ.Gặp phải thì trong ngoài tranh đấu lộn xộn, thị phi bất thường.
6)      Ngũ sát Thất vượng, tức là Ngũ hoàng thổ sinh cho vượng kim. Ngũ hoàng là sát khí, bản thân đã có sự sát hại rất lớn, lại vào mùa xuân nên thổ vô cùng hoạt bát. Ngũ hoàng còn gọi là hỏa Liêm Trinh, nay sinh ra hỏa tiên thiên cho Thất kim. Hỏa của thiên địa tương hợp với nhau thì khó mà không sinh tai họa, hoặc mắc các chứng bệnh về phổi, thận.
7)      Nhất tử Thất vượng, tức vượng kim sinh Nhất thủy. Nhất bạch thủy là thủy tử khí, thủy ác sát, lại rơi vào mùa đông và mùa xuân nên từ vượng chuyển thành hưu, nay được vượng kim sinh cho nên khí ác sát càng thịnh. Gặp phải e rằng sẽ trở thành gian phu dâm dật.
8)      Tam sát Thất vượng, vượng kim khắc Tam mộc. Tam mộc là sát khí lại gặp được mùa đông nên bắt đầu hoạt bát tuy còn chưa thịnh. Nay bị vượng kim khắc e rằng khó đứng vững.

Ví dụ 5. Bảng năm 1994 phi tinh lục bạch nhập vào cung giữa.
                                                                   
Ngũ
Nhất
Tam
Tứ
Lục
Bát
Cửu
Nhị
Thất

Trong bảng Lục bạch là sao nắm lệnh, vượng khí, chứng tỏ kim thịnh vượng.
1)      Thất sinh Lục vượng, hai kim ngang hòa. Thất xích là sao sinh khí lại rơi và mùa thu mùa đông nên từ vượng chuyển thành hưu, nay được Lục bạch vượng khí tương trợ trở thành hoạt bát. Nhưng vật tượng của Thất xích là giặc, là thị phi, nay lại gặp thái tuế là càn (Tuất) cho nên có tượng gặp giặc đông, hoặc tranh cãi nhau luôn.
2)      Bát sinh Lục vượng, vượng kim khắc ngược Bát thổ, Bát bạch thổ ở ngôi sinh khí, lại là cát khí, nay mùa thu là mùa hưu tù, vốn đã không hoạt bát, lại còn bị Lục kim khắc ngược nên trở thành suy nhược. Nhưng Bát bạch và Lục bạch đều cùng cát khí, hai cái tương hợp với nhau nên Lục bạch trở nên sinh vượng, thành khí sinh tài sinh quý.
3)      Tam sát Lục vượng, vượng kim khắc Tam mộc, Tam mộc tuy là sát khí, nhưng vào mùa hạ, mùa thu là mùa mộc hưu tù, vốn đã không hoạt bát, nay lại bị Lục kim khắc sẽ biến thành suy tử.
4)      Nhất tử Lục vượng, vượng kim sinh Nhất thủy. Nhất thủy là tử khí, là thủy ác sát lại gặp mùa hạ nên rơi vào tù, vốn không hoạt bát. Nay nhờ kim vượng sinh cho mà trở lại hưng thịnh. Nhất và Lục tương hợp với nhau thành thủy tiên thiên là cùng loại, cho nên Nhất thủy từ tử thủy trở thành cát thủy.Gặp phải thì quan lộc đều được.
5)      Ngũ thoái Lục vượng, Ngũ thổ sinh vượng kim. Ngũ thổ tuy là thoái khí, nhưng tính sát bình thường, nay lại bị Lục bạch khắc ngược nên hung tính giảm nhiều. Nếu không gặp thái tuế thì không trở thành bạo ngược mà chỉ là sinh ra sát khí mà thôi.
6)      Tứ sát Lục vượng tức là vượng kim khắc Tứ mộc. Tứ mộc là sát khí lại gặp được mùa xuân sinh vượng trở thành rất hoạt bát, nhờ có vượng kim khắc nên sát khí giảm đi nhiều.
7)      Cửu tử Lục vượng, Cửu hỏa khắc vượng kim. Cửu hỏa là tử khí, vốn có lực hung sát lại gặp được mùa xuân nên từ tử khí trở thành sinh khí, bắt đầu có sát khí, nay khắc Lục kim nên nó càng mạnh lên nhiều. Gặp phải trường hợp này có nguy hiểm bị tổn thất vì hỏa.
8)      Nhị sát Lục vượng tức là Nhị thổ sinh vượng kim. Nhị là sát khí lại là khí bệnh tật, mùa đông nhập tù neên sát khí không mạnh lắm, lại bị Lục kim khắc ngược, Lục là ông già, Nhị là bà già, phụ mẫu âm dương tương hợp nên không bạo ngược mà trở thành yên ổn.

Ví dụ 6. Bảng năm 1995 phi tinh Ngũ hoàngthổ nhập giữa.
                                                                   
Tứ
Cửu
Nhị
Tam
Ngũ
Thất
Bát
Nhất
Lục

Trong bảng Ngũ hoàng là sao nắm lệnh, là vượng khí, chứng tỏ thổ thịnh vượng.
1)      Lục sinh Ngũ vượng tức Ngũ hoàng sinh Lục kim. Lục kim ở ngôi sinh khí, được Ngũ hoàng thổ sinh. Đồng thời Lục kim rơi vào mùa thu và mùa đông là từ vượng chuyển thành hưu, có hơi hoạt bát nay lại được vượng khí sinh cho nên càng hoạt bát hơn. Năm đó là năm trực thái tuế, được thái tuế giúp sức càng trở nên hoạt bát. Gặp được tất tài lộc sẽ lưỡng vượng. Nhưng vì Ngũ hoàng có tiềm ẩn tai họa cho nên khi bị Lục kim khắc ngược Ngũ hoàng thổ khí tất cũng sẽ gặp tai họa.
2)      Thất sinh Ngũ vượng tức là Ngũ hoàng sinh cho Thất kim. Thất kim ở ngôi sinh khí lại gặp mùa thu là mùa kim vượng, nên rất hoạt bát. Song Thất kim là khí phá hoại, tuy sinh mà không thể khống chế được, lại được Ngũ hoàng sinh cho, nên thường nảy ra lòng cướp đoạt, phưuơng vị này cũng thường gặp trộm cướp.
3)      Nhị sát Ngũ vượng, lưỡng vượng ngang hòa. Nhị ở bản ngôi là sát khí toàn âm, tuy mùa hạ và mùa thu là mùa hưu tù nhưng nhờ được Ngũ vượng tương trợ nên trở thành thịnh vượng. Nhị là sao về bệnh tật, khí vượng tất sẽ sinh bệnh nhiều. Ngôi này là ngôi suy nhất của năm.
4)      Cửu tử Ngũ vượng tức là Ngũ hoàng khắc ngược Cửu hỏa. Cửu hỏa là tử khí, là tai hung ác sát, lại gặp được mùa hạ nên ngọn lửa càng mãnh liệt. Nhưng vì bị Ngũ thổ khắc ngược, nên khí thế giảm yếu, không đến nỗi hoành hành bạo ngược. Ngũ vốn là hỏa Liêm Trinh, chỉ vì đóng ở ngôi giữa nên là cát, chỉ bị khắc ngược mà không được tương trợ, cho nên Cửu tử hỏa không thành bạo ngược.
5)      Tứ thoái Ngũ vượng, tức là Tứ mộc khắc Ngũ thổ. Tứ mộc là thoái khí, nhưng mùa xuân và mùa hạ là mùa vượng khí nên còn rất hoạt bát. Nó khắc Ngũ thổ nên có lợi cho bản thân.
6)      Tam sát Ngũ vượng, Tam mộc khắc Ngũ thổ. Tam là sát khí lại gặp mùa xuân nên vượng, do đó sát khí càng thịnh. Nay khắc Ngũ thổ bản thân càng được tăng lên nhiều.
7)      Bát tử Ngũ vượng, hợp với nhau thì cả hai đều vượng. Bát ở ngôi tử khí, rất dễ mắc bệnh ở vùng miệng, xương tay, mặt tốt của nó một mặt bị giảm đi, nhưng nay lại gặp được Ngũ khí tương trợ nên tính hung ác vẫn lộ rõ.
8)      Nhất sát Ngũ vượng, tức là Ngũ thổ khắc Nhất thủy. Thủy lá sát khí lại gặp mùa đông vượng nên sát khí càng mạnh. Nhờ có thổ khắc nên không còn bạo ngược.

Năm đó Ngũ hoàng nhập vào cung giữa, các sao sẽ trở về ngôi của mình, vượng suy cát hung của mỗi sao sẽ căn cứ theo: động tĩnh, bốn mùa và bản tính của nó để phán đoán. Theo mặt tĩnh thì vượng suy cát hung sẽ biến đổi theo mùa, đối với các cung đối nhau thì vượng suy ngược lại với nhau, mộc vượng thì kim suy, mộc có thể khắc được kim; kim vượng thì mộc suy, kim sẽ khắc chết mộc. Thủy vượng thì hỏa suy, thủy sẽ dập tắt hỏa; hỏa vượng mà thủy suy thì hỏa sẽ đốt khô thủy. Theo mặt động của nó thì vượng suy cát hung sẽ biến đổi theo vị trí của tinh bàn, khi tinh bàn ở ngôi sinh vượng thì khí của nó là cát, tính chất là cát; khi ở ngôi suy tử thì khí của nó là hung, tính chất
 hung. Cát hung nói ở đây là nói về sự: sinh, tử, vượng, suy đối với một tượng vật nào đó chứ không phải chỉ về tính chất xã hội của tượng vật đó. Về vấn đề cát hung ở phần dưới sẽ được phân tích tỉ mỉ hơn.
Sự phân tích trên đây xuất phát từ mối quan hệ ngũ hành sinh, khắc biện chứng của bảng phi tinh từ Nhất nhập vào cung giữa cho đến Ngũ nhập vào cung giữa. Độc giả có thể lấy đó để tham khảo rồi tự mình phân tích và suy ra bảng các phi tinh tứ Tứ, Tam, Nhị, nhập vào cung giữa. Khi đọc các ví dụ trên độc giả có thể sẽ hỏi: Năm 1990 Nhất nhập vào cung giữa thì Nhất là vượng khí, đến năm 1991 biến thành sinh khí chứ không phải là thoái khí. Tương tự, năm 1991 Cửu là vượng khí, đến năm 1992 là sinh khí chứ không phải là thoái khí. Vì sao vậy? Đó là vì thời gian đi thuận chiều về phía trước còn vận tinh thì đi ngược chiều về phía sau. Trong mục “Bay thuận và bay ngược” của cuốn sách này ở phần trước đã nói: các vận tinh của đại vận (60 năm) sẽ đi thuận theo chiều thuận với thời gian. Vận tinh của tiểu vận (20 năm) cũng đi the chiều thuận với thời gian. Nhưng vận tinh của niên vận lại đi theo chiều ngược so với thời gian. Vận tinh của nguyệt vận cũng đi theo chiều ngược so với thời gian. Vận tinh của nhật vận và vận tinh của thời vận càng đặc biệt hơn, vừa đi theo chiều thuận lại vừa đi theo chiều ngược. Nếu không chú ý thì sẽ nhầm lẫn ngay. Mong độc giả chú ý phân biệt rõ ràng.

I.                    MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬN BÀN VÀ ĐỊA BÀN

Vận bàn còn gọi là bàn sắp xếp sao hoặc gọi là thiên bàn. Khi sắp xếp sao theo huyền không học phần nhiều gọi là vận bàn, trong đó có 6 loại là: đại vận, tiểu vận, niên vận, nguyệt vận, nhật vận và thời vận. Cho dù là loại vận bàn nào cũng đều có 9 kiểu khác nhau, tức là Cửu tinh lần lượt nhập vào cung giữa để sắp xếp thành “ Bàn phi tinh Cửu cung”.
Địa bàn còn gọi là bàn Hậu thiên bát quái, hoặc là bàn Nguyên đán. Nó chỉ có một kiểu là 4 phương chính và 4 phương phụ. Đông là chấn, tây – đoài, nam – li, bắc – khảm, đông bắc- cấn, đông nam –

( hình trang 69.70.71)

Thiên bàn động, địa bàn là bàn tĩnh. Thiên bàn bắt đầu từ Lục bạch kim nhập vào cung giữa, mỗi một sao vận hành 9 bước (theo thứ tự vận hành của cửu cung). Chín sao cộng lại vận hành 81 bước, cuối cùng lại trở về vị trí ban đầu. Dưới đây là hình thể hiện quan hệ giữa thiên bàn và địa bàn từ Lục bạch kim nhập vào cung giữa đến Ngũ hoàng thổ nhập vào cung giữa .
Thiên bàn là bàn động biểu thị sự vận chuyển của khí trường trên mặt đất. Địa bàn là bàn tĩnh biểu thị phương vị cố định của khí nguyeên thủy trên mặt đất. Cho dù là thiên bàn hay địa bàn, khi hai bàn kết hợp với nhau đều vì các mùa và ngày đêm liên tiếp thay đổi mà xuất hiện trạng thái “vượng, tướng, hưu, tù, tử”. Còn vì thái tuế luân phiên trực và tam sát lưu chuyển mà xuất hiện mức độ mạnh, yếu và cát hung khác nhau. Thái tuế là một loại “lực tăng cường”, không phải là vị thần được nhân cách hóa. Nó gặp cát thì càng cát, gặp hung thì càng hung. Tam sát là một loại khí tương xung,cũng không phải là “thần sát”, nó chỉ có trạng thái hung, không có trạng thái cát. Gặp cát cũng biến thành hung, gặp hung thì cáng hung hơn. Cho nên khí trường trên mặt đất chịu ảnh hưởng vô cùng phức tạp.
Mối quan hệ giữa thiên bàn và địa bàn về cơ bản là quan hệ ngũ hành sinh khắc, biểu hiện thành 3 dạng: tương sinh, tương khắc và ngang hòa.

    Thứ nhất là quan hệ tương sinh
  
Khi Lục nhập giữa, Bát tương sinh Đoài, Cửu tương sinh Cấn.
   Khi Thất nhập giữa, Bát và Càn, Nhị và Ly, Tam và Khảm tương sinh.
   Khi Bát nhập giữa, Nhất và Đoài, Tứ và Khảm, Thất và Tốn tương sinh.
   Khi Cửu nhập giữa, Nhất và Càn, Nhị và Đoài, Lục và Khôn, Tứ và Ly tương sinh.
   Khi Nhất nhập giữa, Lục và Khảm, Nhị và Càn, Thất và Khôn, Ngũ và Li, Cửu và Tốn tương sinh.
   Khi Nhị nhập giữa, Thất và Khảm, Nhất và Tốn, Cửu và Chấn tương sinh
   Khi Tam nhập giữa, Ngũ và Đoài, Cửu và Khôn, Nhất và Chấn, Lục và Cấn tương sinh.
   Khi Tứ nhập giữa, Ngũ và Càn, Bát và Li, Thất và Cấn tương sinh.
Quan hệ tương sinh còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: mùa tiết, giờ, thần sát, v.v.. Người ta còn phân ra: tương sinh thực và tương sinh không thực. Ví dụ khi Lục nhập vào giữa thì Bát và Đoài tương sinh. Đoài là tây, là kim, là mùa thu, Bát đến ngôi Đoài là gặp đúng mùa nên là tương sinh thực. Lại ví dụ Nhị nhập giữa thì Thất và Khảm tương sinh. Nhưng Thất kim ở mùa đông là rơi vào “hưu”, không có tác dụng, cho nên gọi là tương sinh nhưng không phải là tương sinh thực. Lại ví dụ Cửu nhập giữa thì Lục và Khôn tương sinh. Năm 1991 Thái tuế đến cung Khôn, Khôn là khí toàn âm, là bệnh tật, được thái tuế trợ giúp nên dịch bệnh càng hoành hành. Lục kim được nó sinh cho, không cát mà ngược lại là hung. Lại ví dụ Nhất nhập giữa, Ngũ và Li tương sinh. Năm 1990 Thái tuế đến cung Li, làm tăng thêm Li hỏa nên hỏa khí đặc biệt thịnh vượng. Mà Ngũ hoàng là khí tai nạn, được hỏa vượng sinh cho càng khiến ccho tai họa nhiều hơn, do đó khó tránh khỏi bệnh nặng.
Địa bàn có phương vị cố định, vậy tại sao nó lại có quan hệ ngũ hành sinh, khắc với thiên bàn? Địa bàn nguyên là bàn Hậu thiên bát quái, nó có khí quẻ ban đầu. Dưới tiên đề địa bàn không chịu ảnh hưởng của khí trường vận chuyển thì khí quẻ của nó mới giữ nguyên như cũ, phương vị không biến đổi. Nhưng trong thực tế nó chịu ảnh hưởng của khí trường vận chuyển, do đó khí quẻ của nó phải biến đổi theo. Chỉ khi tạo nên một môi trường cố định (ví dụ như căn nhà), có phương vị cố định thì khí quẻ ban đầi của nó mới tồn tại một cách bình thường.

    Thứ hai là quan hệ tương khắc
 
 Khi Lục nhập giữa, Tam và Khôn, Nhất và Li, Ngũ và Tốn, Nhị - Khảm tương khắc.
   Khi Thất nhập giữa, Cửu – Đoài, Tứ - Khôn, Lục – Tốn, Ngũ – Chấn, Nhất – Cấn tương khắc
   Khi Bát nhập giữa, Cửu – Càn, Thất – Tốn, Lục – Chấn tương khắc.
   Khi Cửu nhập giữa, Bát – Tốn, Thất – Chấn, Tam – Cấn, Ngũ – Khảm tương khắc.
   Khi Nhất nhập giữa, Tam – Đoài, Bát – Chấn, Tứ - Cấn tương khắc.
   Khi Nhị nhập giữa, Tam – Càn, Tứ - Đoài, Lục – Li tương khắc.
   Khi Tam nhập giữa, Tứ - Càn, Thất – Li, Nhị - Tốn, Bát – Khảm tương khắc.
   Khi Tứ nhập giữa, Nhất – Khôn, Nhị - Chấn, Cửu – Khảm tương khắc.

Quan hệ tương khắc cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: mùa, giờ, thấn sát. Tương tự cũng có tên gọi tương khắc thực và tương khắc không thực. Ví dụ khi Lục ngập giữa thì Ngũ và Tốn tương khắc. Tốn là đông nam, là Tứ mộc, Ngũ đến ngôi Tốn bị Tứ mộc khắc, là tương khắc thực. Ví dụ Bát nhập giữa, Cửu và Càn tương khắc, Càn là kim,là mùa thu, mùa đông, từ vượng biến thành hưu, còn Cửu hỏa ở mùa thu, mùa đông đã nhập tù, nhập tử, không thể khắc kim cho nên tên là tương khắc mà thực ra không khắc được.

    Thứ ba là quan hệ ngang hòa
 
 Khi Lục nhập giữa, Thất – Càn, Tứ - Chấn ngang hòa.
   Khi Bát nhập giữa, Ngũ – Khôn, Nhị - Cấn ngang hòa.
   Khi Nhị nhập giữa, Bát – Khôn, Ngũ – Cấn ngang hòa.
   Khi Tứ nhập giữa, Lục – Đoài, Tam – Tốn ngang hòa.
   Khi Ngũ nhập giữa, thiên bàn và địa bàn trùng nhau, các phi tinh trở về vị trí cũ.

Gọi là ngang hòa tức là hòa hợp, tức có sự hòa hợp giữa các thuộc tính giống nhau tuy có độ chênh lệch. Lục kim và Thất kim, Tam mộc và Tứ mộc, Nhị thổ và Ngũ thổ, Bát thổ - Nhị thổ, Bát thổ - Ngũ thổ, mấy loại quan hệ này đều là quan hệ ngang hòa. Ở đây xin độc giả lưu ý, sự trùng lặp các thuộc tính giống nhau, ví dụ như Nhất thủy và Nhất Thủy, Nhị Thổ và Nhị thổ, Tam mộc và Tam mộc, Tứ mộc và Tứ mộc, Ngũ Thổ và Ngũ thổ, Lục kim và Lục kim,Thất kim và Thất kim, Bát thổ và Bát thổ, Cửu hỏa và Cửu hỏa, không gọi là ngang hòa mà gọi là phục ngâm. Ngụ hoàng nhập giữa thì các phi tinh trở về bản cung, trùng với bản cung, đó là phục ngâm. Phục ngâm là hung tướng, còn ngang hòa là tương trợ, là vượng. Hai trường hợp hoàn toàn khác nhau. Về phục ngâm ở đây không thảo luận thêm mà sẽ được nói rõ ở một mục khác ở phần sau.

II.                  MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬN BÀN VÀ VẬN BÀN
Vận bàn gồm nhiều tầng thứ, vì nó lưu chuyển theo thời vận cho nên rất phức tạp. Vận bàn bao gồm 6 loại là: bàn đại vận, bàn tiểu vận, bàn niên vận, bàn nguyệt vận, bàn nhật vận và bàn thời vận. Về hình thức mà nói, bất kể loại vận bàn nào, hình thức của nó đều như nhau, chỉ khi vận dụng lấy thời gian làm chuẩn thì mới có sự khác nhau.
Bàn đại vận còn gọi là bàn nguyên vận, bao gồm bàn đại vận thượng nguyên, đại vận trung nguyên và đại vận hạ nguyên. Mỗi một nguyên là 60 năm, tức là một lục thập giáp tí. Tam nguyên là 3 giáp tí cộng thàng 180 năm.
Bàn tiểu vận chia thành các bàn: vận 1, vận 2, vận 3… vận 9. Mỗi tiểu vận là 20 năm, cửu vận cộng lại là 180 năm. Mỗi đại vận có 3 tiểu vận. Tam nguyên hợp lại thành 9 tiểu vận.
Bàn vận năm mỗi năm 1 bàn.
Bàn vận tháng mỗi tháng 1 bàn, 1 năm có 12 bàn.
Bàn vận tháng được phân theo tiết, khí âm lịch. Tháng giêng gồm lập xuân, vũ thủy; tháng 2 gồm kinh trập, xuân phân; tháng 3 gồm thanh minh, cốc vũ; tháng 4 gồm lập hạ, tiểu mãn; tháng 5 gồm mang chủng, hạ chí; tháng 6 gồm tiểu thử, đại thử; tháng 7 gồm lập thu, xử thử; tháng 8 gồm bạch lộ, thu phân; tháng 9 gồm hàn lộ, sương giáng; tháng 10 gồm lập đông, tiểu tuyết; tháng 11 gồm đại tuyết, đông chí; tháng 12 gồm tiểu hàn, đại hàn.
Baøn nhaät vaän moãi ngaøy 1 baøn.
Baøn thôøi vaän moãi moät ñòa chi (2 giôø ñoàng hoà) moät baøn. Moät ngaøy coù 12 baøn laø: Tyù, Söûu, Daàn, Maõo, Thìn, Tò, Ngoï, Muøi, Thaân, Daäu, Tuaát, Hôïi.
Trong thöïc teá vaän duïng phaàn nhieàu duøng caùc baøn tieåu vaän, nieân vaän, 4 loaïi baøn khaùc thöôøng ít duøng. Döôùi ñaây seõ thaûo luaän moái quan heä giöõa caùc vaän baøn.
Thöù nhaát: quan heä giöõa ñaïi vaän vaø tieåu vaän

Töø Hoaøng ñeá nguyeân nieân (töùc laø naêm 2697 tröôùc Coâng nguyeân) baét ñaàu haønh ñaïi vaän Luïc baïch. 60 naêm sau haønh ñaïi vaän Thaát xích, 60 naêm sau nöõa haønh ñaïi vaän Baùt baïch. Veà sau laàn löôït theo soá thöù 1töï, ñeán naêm 1983 sau Coâng nguyeân ñaõ haønh qua 78 ñaïi vaän. Baét ñaàu töø naêm 1984 haønh ñaïi vaän Tam bích. Tieåu vaän töø hoaøng ñeá nguyeân nieân baét ñaàu laø tieåu vaän Thaát xích, 20 naêm sau haønh tieåu vaän Baùt baïch. 20 naêm sau nöõa haønh tieåu vaän Cöûu töû. Laàn löôït theo thöù töï thuaän, ñeán naêm 1983 sau Coâng nguyeân ñaõ haønh taát caû 234 tieåu vaän. Baét ñaàu töø naêm 1984 haønh tieåu vaän Thaát xích. Döôùi ñaây laáy ñaïi vaän Tam bích vaø tieåu vaän Thaát xích laøm ví duï ñeå noùi roõ moái quan heä giöõa ñaïi vaän vaø tieåu vaän.

Hình trang 76

Tam bích laø moäc, nguyeân ñoùng ôû phöông ñoâng cung chaán, baây giôø nhaäp vaøo cung giöõa haønh vaän ñaïi vöôïng, chöùng toû phöông ñoâng trong khoaûng thôøi gian 60 naêm naøy seõ höng vöôïng phaùt ñaït. Nhaát baïch thuûy nhaäp vaøo cung chaán, thuûy trôï giuùp sinh moäc, cho neân moäc ñaõ vöôïng caøng theâm vöôïng. Nguõ hoaøng thoå nhaäp cung Ñoaøi, baûn thaân laø ñaïi hung, laïi bò Tam moäc khaéc chöùng toû phöông Taây trong thôøi gian 60 naêm naøy seõ ñi xuoáng suy giaûm. Phöông Nam vaø Phöông Ñoâng baéc kieáp taøi, phöông Taây nam thì chieán loaïn, phöông Baéc ñöôïc “Tam vaø Baùt laø baïn” neân nhôø ñoù maø höng vöôïng. Phöông Ñoâng nam vaø phöông Taây baéc ñeàu rôi vaøo ngoâi thoaùi khí, sinh khí, neân coøn ñöôïc xem laø caùt lôïi.
Thaát xích laø kim, nguyeân ñoùng ôû cung ñoaøi, nay nhaäp vaøo cung giöõa haønh vaän tieåu vöôïng, chöùng toû phöông Taây trong 20 naêm tröôùc maét vaãn coøn höng vöôïng phaùt ñaït. Nguõ hoaøng thoå nhaäp cung chaán neân phöông Ñoâng tai naïm doàn daäp, noù sinh cho Thaát xích kim, khieán Thaát xích kim khoù traùnh khoûi tai naïn. Cöûu töû hoûa nhaäp vaøo cung Ñoaøi khaéc Thaát xích kim cuõng khieán cho Thaát xích kim coù nguy cô mai phuïc boán beà. Phöông Nam ñöôïc hoûa tieân thieân cuûa Nhò vaø Thaát, vì “ Nhò vaø Thaát” cuøng ñaïo vôùi nhau neân Thaát vöôïng thì Nhò cuõng vöôïng, do ñoù phöông Nam seõ höng vöôïng phaùt ñaït. Phöông Baéc bò Thaát kim khaéc neân sa suùt, suy giaûm. Phöông Ñoâng baéc ñöôïc Thaát kim sinh, cho neân coøn coù theå phaùt trieån, phöông Taây nam bò Thaát kim khaéc neân khoù traùnh khoûi sa suùt. Phöông Ñoâng nam tuy laø thoaùi khí nhöng ngang hoøa vôùi Thaát xích kim, do ñoù taïm thôøi vaãn coøn höng vöôïng. Phöông Taây baéc tuy laø sinh khí, nhöng bò Thaát xích kim khaéc ngöôïc neân khoù khaên truøng truøng.
Moái quan heä giöõa vaän baøn Tam moäc vaø vaän baøn Thaát xích laø moái quan heä nguõ haønh sinh, khaéc giöõa caùc cung ñoái öùng vôùi nhau. Khi öùng duïng laáy baøn ñaïi vaän laøm chính, baøn tieåu vaän laøm phuï.
Cung caøn Töù moäc khaéc Baùt thoå, moäc yeáu thoå maïnh khaéc khoâng noåi, thoå cöùng neân moäc bò gaõy töùc laø ñaïi vaän bò thieät coøn tieåu vaän ñöôïc lôïi.
Cung Ñoaøi Nguõ thoå ñöôïc hoûa sinh. Nguõ thoå voán laø ñaïi hung ñöôïc sinh neân laïi caøng hung hôn, phöông Taây ñaïi vaän caøng suy baïi.
Cung khoân Cöûu hoûa ñöôïc Töù moäc sinh, neân phöông Taây nam ñaïi vaän löûa chieán tranh nguøn nguït.
Cung li Thất kim gặp được Nhị thổ. “ Nhị và Thất đồng đạo với nhau” hai cái hợp lại thành hỏa tiên thiên. Hỏa này không tường ( không sáng rõ) nên phương Nam đại vận có nhiều kiếp sát.
Cung tốn Nhị thổ sinh cho Lục kim, chứng tỏ phương Đông nam tiểu vận được lợi nhưng có nhiều bệnh tật.
Cung chấn Nhất thủy bị Ngũ thổ khắc nên phương Đông đại vận ban đầu hưng vượng, giữa chừng có tai họa.
Cung cấn Lục kim sinh cho Nhất thủy, “ Nhất và Lục đồng cùng với nhau” hai cái là tủy tiên thiên. Thủy này cát tường nên đại vận Đông bắc nhiều tài phú.
Cung khảm Bát thổ bị Tam mộc khắc, “Tam và Bát là bạn hữu”. ha ica1i hợp thành mộc tiên thiên. Mộc này hư nhược nên phương bắc đại vận ban đầu có nhiều tin vui, nhưng vẫn chưa đến mức trở nên hưng vượng.
Cung giữa, Tam mộc bị Thất kim khắc chứng tỏ trong 20 năm đầu của đại vận, phương Đông hưng khởi nhưng còn bị phương Tây khắc chế. Nhưng sự hưng vượng của phương đông là tất yếu, sự khắc chế của phương Tây chỉ là tạm thời. đến tiểu vận sau ( bát vận) sự khắc chế này sẽ tiêu tan.

Thứ hai: quan hệ giữa tiểu vận và niên vận

Dưới đây lấy hạ nguyên vận 7 đối với năm 1994 ( Lục bạch nhập vào giữa) làm ví dụ để giải thích. Bàn vận 7 là chính, bàn niên vận là đi theo.

Hình trang 78

Cung càn, Bát thổ sinh cho Thất kim. Thất kim ở ngôi sinh khí lại được thái tuế trợ giúp nên rất sinh vượng. Thất kim là tặc tinh nên năm 1994 phương càn có nhiều giặc cướp bóc.
Cung đoài, Cửu hỏa sinh cho Bát thổ, nên năm 1994 phương đoài được đại lợi.
Cung khôn, Tứ mộc Tam mộc tương hợp với nhau, nhưng mùa hạ và mùa thu là mùa mộc rơi vào hưu tử nên không thể được xem là vượng.
Cung li, Nhị thổ khắc Nhất thủy. Nhị là bệnh phù, nhất thủy vào mùa hạ thấp tù, cho nên năm 1994 phương Nam phần nhiều nam giới tuổi trung niên hay chết yểu.
Cung tốn, Lục kim được Ngũ hoàng sinh cho. Ngũ hoàng là khí tai nạn, nên Lục kim có nhiều tai nạn, không cát mà ngược lại là hung.
Cung chấn, Ngũ hoàng bị Tứ mộc khắc. Nên năm đó phương chấn tuy có tai nạn nhưng không nặng.
Cung cấn, Nhất thủy khắc Cửu hỏa. Năm đó phương Cấn tuy có nạn hạn hán, nhưng không đến nỗi nghiêm trọng, thời gian cũng không lâu.
Cung Khảm, Tam mộc khắc Nhị thổ. Mùa đông mộc yếu, khó khắc được thổ bệnh phù, cho nên phương Khảm có nhiều bênh tật.
Cung giữa, Thất xích và Lục bạch ngang hòa nhau. Thất xích là kim khí sắc, Lục bạch là đao kiếm, hai cái tương hợp với nhau, tức là đao kiếm gặp nhau, đó không phải là điều cát lợi mà là “ đao kiếm sát”. Cho nên năm 1994 cung giữa có va chạm súng ống, tranh giành tư lợi rất nhiều.

Thứ ba: quan hệ giữa niên vận và nguyệt vận

Dưới đây lấy năm 1995 ( Ngũ nhập vào cung giữa) đối với nông lịch là tháng giêng ( Nhị hắc nhập vào cung giữa) làm ví dụ để nói rõ mối quan hệ giữa niên vận và nguyệt vận. Lấy bàn niên vận làm chính, bàn nguyệt vận làm phụ.
Hình trang 79

Cung Càn, Lục kim khắc Tam mộc. Lục được thái tuế trợ giúp cho nên Tam mộc bị khắc tử.
Cung Đoài, Thất kim khắc Tứ mộc. Tứ mộc bị khắc tử.
Cung khôn, Nhị thổ và Bát thổ ngang hòa, cả hai đều hưng vượng.
Cung Li, Cửu hỏa khắc Thất kim. Thất kim ở mùa xuân rơi vào tù, lại bị hỏa khắc nên không được chút lợi nào. Cửu và Thất hợp với nhau là hòa tiên thie6nva2 hỏa hậu thiên cùng vượng, cho nên tháng giêng cung li gặp nhiều hỏa hoạn.
Cung Tốn, Tứ mộc được Nhất thủy sinh cho. Phương này khó tránh khỏi nhiều tệ nạn dâm đãng.
Cung Chấn, Tam mộc sinh cho Cửu hỏa. Mùa xuân hỏa thuộc thứ vượng, lại được mộc sinh cho nên phương này dễ có hỏa hoạn
Cung Cấn, Bát thổ và Ngũ thổ ngang hòa. Bát thổ được lợi, nhưng có nhiều bệnh tật.
Cung Khảm, Nhất thủy được Thất kim sinh cho. Phương này phát sinh tệ nạn tửu sắc.
Cung giữa Ngũ hoàng và Nhị hắc ngang hòa. Nhị và Ngũ tương hợp với nhau là nhiều bệnh tật. Trong nhà nhiều người mắc bệnh, đặc biệt là bệnh đường ruột và dạ dày. Người già phải đặc biệt chú ý.
Về mối quan hệ giữa các vận bàn với nhau nếu bàn luận rộng ra thì còn nhiều trường hợp, vì vậy ở đây không bàn tiếp. Thực ra mối quan hệ giữa các vận bàn chủ yếu là quan hệ ngũ hành sinh khắc, chẳng qua là ở những thời gian khác nhau thì sử dụng khác nhau mà thôi. Còn về sự phán đoán ngũ hành sinh khắc gây ra họa phúc, sinh tử đối với con người là vấn đề phương pháp, nhưng cũng là vấn đề kinh nghiệm. Điều này phải do tự mình nghiên cứu thể nghiệm.

III.                MỐI QUAN HỆ GIỮA SỐ CỦA HÀ ĐỒ VÀ VẬN BÀN
Số của Hà đồ ( xem hình dưới) Nhất và Lục là thủy, đóng ở phương Bắc, gọi “ Nhất, Lục đồng cung”. Nhị và Thất là hỏa đóng ở phương Nam, gọi “Nhị, Thất đồng đạo”. Tam và Bát là mộc đóng ở phương Đông, gọi “ Tam, Bát là bằng hữu”. Tứ và Cửu là kim, đóng ở phương Tây, gọi “ Tứ, Cửu là bạn”. Ngũ và Thập là thổ, đóng ở giữa, gọi là “ Ngũ, Thập chung đường”
Số của Hà đồ là số sinh thành, mỗi đôi là một sinh một thành, là nhân quả lẫn nhau.
Thiên Nhất sinh thủy, thành địa Lục. Nhất là dương, Lục là âm cho nên Nhất và Lục đồng cung, đóng ở phương Bắc.

Hình trang 80

Địa Nhị sinh hỏa, thành thiên Thất. Nhị là âm, Thất là dương, cho nên Nhị và Thất đồng đạo, đóng ở phương Nam.
Thiên Tam sinh mộc thành địa Bát. Tam là dương, Bát là âm, cho nên Bát và Tam là bạn đóng ở phương Đông.
Địa Tứ sinh kim, thành thiên Cửu. Tứ là âm, Cửu là dương, cho nên Cửu và Tứ là bạn, đóng ở phương Tây.
Thiên Ngũ sinh thổ, thành địa Thập. Ngũ là dương, Thập là âm, nên Ngũ và Thập chung đường, đóng ở giữa.
Thứ nhất, dùng từng vận bàn riêng lẻ thì chỉ hiện hai cung Khảm và Li.
Nhất nhập giữa, Lục đến Khảm, cung Khảm và cung giữa hợp thành thủy tiên thiên.
Nhị nhập giữa, Thất đến khảm, cung Khảm và cung giữa hợp thành hòa tiên thiên.
Tam nhập giữa, Bát đến Khảm, cung Khảm và cung giữa hợp thành mộc tiên thiên.
Tứ nhập giữa, Cửu đến Khảm, cung Khảm và cung giữa hợp thành kim tiên thiên.
Lục nhập giữa, Nhất đến Ly, cung ly và cung giữa hợp thành thủy tiên thiên.
Thất nhập giữa, Nhị đến Ly, cung ly và cung giữa hợp thành hỏa tiên thiên.
Bát nhập giữa, Tam đến Ly, cung ly và cung giữa hợp thành mộc tiên thiên.
Cửu nhập giữa, Tứ đến Ly, cung ly và cung giữa hợp thành kim tiên thiên.
Thứ hai, khi ứng dụng hai bàn thì phải xem tình hình hai cung đối ứng với nhau mà quyết định.
Thứ ba, khi ứng dụng vào sơn và hướng nào đó thì phải xem sau khi sắp xếp hai tinh của sơn và hướng, rồi căn cứ vào mối quan hệ của sơn tinh và hướng tinh mà xác định.
Hợp hai số của Hà đồ sẽ tương đương với một số nào đó của Lạc thư. Ví dụ Tam và Bát hợp thành mộc, tương đương với Tam ( mộc) hoặc Tứ (mộc) của Lạc thư, nó có tính chất ngũ hành của mộc, tức là mộc sinh hỏa, khắc thổ. Nhất hợp với Lục thành thủy tương đương với Nhất (thủy) của  Lạc thư, nó có tính chất ngũ hành của thủy, tức là thủy sinh mộc khắc hỏa. Nhị và Thất hợp thành hỏa tương đương với Cửu (hỏa) của Lạc thư. Nó có tính chất ngủ hành của hỏa, tứ sinh cho thổ và khắc kim. Tứ và Cửu hợp thành kim, tương đương với Lục (kim) hoặc Thất ( kim) của Lạc thư, nó có tính chất ngũ hành của kim là sinh thủy khắc mộc. Ngũ và Thập hợp thành thổ, tương đương với Nhị (thổ), Ngũ (thổ) và Bát (thổ) của Lạc thư, nó có tính chất ngũ hành thổ sinh kim, khắc thủy.
Hà đồ biểu thị Nhất và Lục đồng cung, Nhị và Thất đồng đạo, Tam và Bát là bạn, Tứ và Cửu là bạn, Ngũ và Thập chung đường, khi ứng dụng vào vận bàn Lạc thư, nếu một số nào đó là sinh vượng tương hợp với số khác cũng sẽ sinh vượng; nếu một số nào đó là suy tử, tương hợp với số khác cũng sẽ là suy tử. Ví dụ Nhất nhập giữa Nhất vượng thì Lục của cung Khảm cũng vượng, không thể vì Lục của địa bàn ở ngôi sát mà xem là nó suy sát. Nhị nhập giữa thì Nhị vượng, vì vậy Thất của cung khảm cũng vượng, không thể vì Thất của địa bàn ở ngôi sát mà xem là nó suy. Nhưng cung Khảm của địa bàn là thủy, cho nên hỏa của Nhị và Thất bị thủy khắc, do đó hỏa của nó biến thành nhược. Tam nhập giữa thì Tam vượng, do đó bát của cung khảm cũng vượng, không thể vì Bát của địa bàn ở ngôi sát mà xem là nó suy. Song cung Khảm của địa bàn là thủy, cho nên mộc của Tam và Bát được thủy sinh, nên nó đã vượng càng vượng thêm. Tứ nhập giữa, Tứ vượng tì Cửu của cung khảm cũng vượng, không thể vì Cửu của địa bàn ở ngôi sát mà xem nó là suy. Song cung Khảm của địa bàn là thủy, Cửu bị thủy khắc ngược cho nên độ vượng của nó yếu đi. Lục nhập giữa, Lục vượng, do đó Nhất ở cung Ly cũng vượng, không thể vì Nhất của địa bàn ở ngôi tử mà xem là Nhất suy. Song trên địa bàn cung li là hỏa, bị thủy của Lục và Nhất khắc nên thủy càng thịnh vượng. Thất nhập giữa thì Thất vượng, do đó Nhị của cung li cũng vượng, không thể vì Nhị trên địa bàn ở ngôi tử mà xem là nó suy. Song cung li của địa bàn là hỏa, bị hỏa của Thất và Nhị ngang hòa cho nên thế hỏa cực thịnh. Bát nhập giữa thì Bát vượng, Tam của cung li cũng vượng, không thể vì Tam của địa bàn ở ngôi tử mà xem nó là suy. Song, cung li của địa bàn là hỏa khắc mộc của Bát và Tam hợp lại, cho nên mộc nhược, còn hỏa vượng. Cửu nhập giữa thì Cửu vượng, Tứ của cung li cũng vượng, không thể vì Tứ trên địa bàn ở ngôi tử mà xem nó là suy. Song, cung li của địa bàn là hỏa, hỏa khắc kim của Cửu và Tứ hợp lại, cho nên kim biến thành nhược.
Mối quan hệ giữa các số của Hà đồ và Lạc thư vận dụng rất linh hoạt, không cứng nhắc rập khuôn, vì vậy đòi hỏi độc giả phải hiểu rất rõ sự biến hóa của mối quan hệ này và các nhân tố ảnh hưởng đến địa bàn để tích lũy kinh nghiệm phong phú, chỉ có như vậy mới có thể nắm vững vấn đề. Những người học huyền không học không nên nóng vội, muốn giỏi nhanh, chỉ cần tiếp cận với thực tiễn và luôn luôn tích lũy kinh nghiệm thì cuối cùng nhật định sẽ nắm vững quy luật biến đổi của nó.

IV.                TƯỢNG VẬT CỬU TINH

Khi kết hợp giữa cửu cung phi tinh lạc thư với thời gian thì sẽ sản sinh ra giá trị ứng dụng tam nguyên cửu vận, nắm lệnh và thất lệnh. Bây giờ ta lại kết hợp giữa cửu tinh với thiên, địa, nhân và các vật đeể tiến thêm một bước ứng dụng giá trị của nó. Bước này rất công phu, tức là so sánh 9 sao (cửu tinh) với các vật thực, mỗi sao sẽ đại biểu cho vật gì, hoặc nếu cách khác vật tượng của mỗi sao là gì. Dưới đây lần lượt giới thiệu các vật tượng của 9 sao để độc giả tham khảo.

1. Lục bạch kim tinh ( đóng ở cung càn, tượng quẻ là        )
Thiên tượng: là trời, là thuần dương, còn gọi là sao Vũ khúc. Thứ tự quẻ tiên thiên là 1, thứ  tự quẻ hậu thiên là 6, Ngũ hành thuộc kim, khí tượng là giữa mùa thu và mùa đông, là tuyết, mưa đá.
Địa tượng: phương Tây bắc, kinh đô, quận lớn, danh lam thắng cảnh, chỗ gò cao, tròn mà ở trên, đất dụng võ.
Nhân tượng: là cha, ông già, là vua, là quan quý, là đạo đức cao thượng, là thủ lĩnh, là thương gia giàu có, là tướng soái, là phúc đức khánh tường. Tính chất của nó là cứng, khỏe, động mà không ngừng. Trong thân thể là đàu, là phổi, xương, cổ, thượng tiêu.
Vật tượng: hình tròn, màu trắng, màu huyền hoàng, đỏ thắm ( tiên thiên đóng chính Nam, phương hỏa cho nên gọi là màu đỏ thắm). Nhà cửa là đình lớn, cao đường, lâu đài, nhà ở phía Tây bắc. Động vật là ngựa, voi, sư tử, thiên nga, chim phượng hoàng, chó, lợn. Thực vật là vườn cây ăn quả (hoa quả, quả dưa). Về các khí cụ là đồ trang sức trên đầu, châu báu, đồ bằng ngọc, mũ vua, gương tròn, chuông, thủy tinh, tiền tệ. Về vũ khí là đao kiếm, những vật bằng sắt.
2. Thất xích kim tinh ( đóng ở cung đoài, tượng quẻ là     )
Thiên tượng: là nước mưa, là sương mù, là sao băng. Tên khác là sao Phá quân, thứ tự quẻ tiên thiên là 2, thứ tự quẻ hậu thiên là 7. Ngũ hành thuộc kim. Khí tượng là mùa thu.
Địa tượng: Phương chính Tây, là đất ao, bờ nước, vùng nước, giếng cũ bỏ đi, đồi núi nứt lở.
Nhân tượng: là thiếu nữ, là phòng nhỏ, là tì thiếp, nô tì, là thầy bói, ca kỹ vũ nữ,là thuyết khách, là người làm mối. Tính chất của nó là bí mật, nhanh nhạy, lợi khẩu, vui vẻ. Theo sóng mà trôi, lời nói và hành vi không chân thực, hay thị phi, tuyên truyền du thuyết, hay phỉ báng. Về cơ thể là miệng, là lưỡi, là yết hầu, phổi, bàng quang, bộ phận sinh dục, là đờm dãi.
Vật tượng: Hình khuyết méo (thiếu lỗ khoét, thiếu bờ, thiếu góc, thiếu gờ viền). Màu trắng. Nhà cửa là nhà hướng chính Tây, gần ao hồ. Động vật là dê, cá, gà, chim muông, là hươu lộc, vượn, hổ, báo. Về thực phẩm là kẹo, bánh kem. Về vật dụng là bùa rìu, đao, là bình đựng rượu, là bình lọ, các vật trang sức bằng vàng bạc, nhạc cụ, là trống thủng.

3. Bát bạch thổ tinh ( đóng ở cung Cấn, tượng quẻ là          )
Thiên tượng: là mây, sương mù, là sao, là khói. Tên khác là sao Tả bổ, thứ tự quẻ tiên thiên là 7, thứ tự quẻ hậu thiên là 8. Ngũ hành thuộc thổ, khí tượng là giữa mùa đông và mùa xuân.
Địa tượng: là sơn, là thạch, là phương Đông bắc, là sơn thành, gò đồi lăng tẩm, phần mộ.
Nhân tượng: là thiếu nam, là phòng nhỏ, là quân tử, là thư đồng, là người rừng núi, là người nhàn nhã… Tính chất của nó là yên tĩnh, là chỗ ở yên tĩnh, là tiến thoái không quyết, là đa nghi, không quyết đoán. Về cơ thể là tay, là ngón tay, lưng, mũi, sườn, lá lách, dạ dày, xương.
Vật tượng: Màu vàng, hình dạng là những gò đống thấp bé, là bàn thờ trong nhà ở, là then cửa, là góc tường, là gò đồi, chùa miếu, nhà trên núi, nhà bằng đất. Động vật là chó, chuột, hổ, trâu, cáo, là loại gia súc. Thực vật là loại cây nhiều đốt, thân cứng, là loại cây dây leo như dưa, đậu. Các vật dụng như cày bừa, đồ dùng của lính, đồ gốm, xoong, hộp đựng vải.

4. Cửu tử hỏa tinh ( đóng ở cung li, tượng quẻ là           )
Thiên tượng: là mặt trời, là thiên hỏa, là điện, là lửa sáng, là áng mây mầu. Tên khác là sao Hữu Bật. Thứ tự quẻ tiên thiên là 3, thứ tự quẻ hậu thiên là 9. Ngũ hành thuộc hỏa, khí tượng mùa hạ.
Địa tượng: Phương chính Nam, là lò bếp, là chỗ đất cứng khô ráo, là điện thờ, đình lớn, trung đường, nhà bếp, nhà ở phía nam, là cửa sổ sáng, là mộ hướng nam, là cây nến, là bó đuốc.
Nhân tượng: Là trung nữa, là văn nhân, là người bệnh về mắt, là kẻ sĩ rường cột, là liệt tướng. Tính chất của nó là khô ráo, mạnh mẽ, coi trọng hư vinh. Cơ thể là mắt, là tim, là tam tiêu, là bụng dưới.
Vật tượng: Hình nhọn  và sắc. Màu đỏ thắm, đỏ tím. Động vật là rùa, ba ba, ong, cua, hến, loài giáp trùng, v.v…Đồ vật là những vật ngoài cứng trong mềm, là giáp cốt, là cây cao, là đèn, diềm cửa sổ, v.v…

5. Nhất bạch thủy tinh ( đóng cung khảm, tượng quẻ là           )
Thiên tượng: Là mặt trăng, là nước mưa, ráng mây, mây, là sương tuyết, tên gọi khác là sao Tham lang. Thứ tự quẻ tiên thiên là quẻ 6, số thứ tự quẻ hậu thiên là 1. Ngũ hành thuộc thủy. Khí tượng là mùa đông.
Địa tượng: Là giang hồ, khe suối, hải dương, là nước giếng, là nước mương rãnh bẩn, chỗ ẩm ướt, chỗ ở là phương chính bắc.
Nhân tượng: Là trung nam, là tên nghiện rượu, là người chèo thuyền, kẻ giang hồ, thầy tăng, đạo sĩ, bọn trộm cướp. Tính của nó là nổi, phiêu bạt, kiều diễm mà nhu, dương muốn thẳng mà âm muốn cong. Làm quan gặp vận không may. Trong cơ thể là tai, là huyết, là thận, là tóc, là mỡ.
Vật tượng: Là màu đen, màu xanh lam, hình lượn sóng, lượn phía trong. Nhà ở là nhà trên nước, trên sông hồ, là trà tửu, lữ quán, là kỹ viện, là nhà tắm. Động vật là lợn, các loại cá, các loại thủy tộc, là cáo, hươu, hến, ốc, loài côn trùng chui lủi ẩm ướt, thực vật là cỏ nước, lau sậy, quả có gai, loại rau cỏ mềm yếu. Thực phẩm là rượu, thịt, hải vị, canh, dấm. Đồ đựng là bình đựng rượu, đựng nước.

6. Nhị hắc thổ tinh ( đóng ở cung khôn, tượng quẻ là         )
Thiên tượng: Là mây u ám, sương mù, băng, là thuận âm. Tên khác gọi là sao Cự môn. Thứ tự quẻ tiên thiên là 8, thứ tự quẻ hậu thiên là 2. Ngũ hành thuộc thổ, khí tượng là giữa mùa hạ và mùa thu.
Địa tượng: Là địa, là điền dã, hương thôn, bình địa. Nhà ở phương Tây nam. Vì nó thuận âm cho nên nó là những ngõ ngách tối, rừng âm u, cây rậm rạp, góc tăm tối, thuộc tượng quẻ khôn.
Nhân tượng: Là mẹ, là dì, nông phu, người nông thôn, quan chúng, bà già, người bụng to, ni cô, đại thần, giáo quan, thầy giáo, quả phụ, tiểu nhân. Tính của nó là nhu mà tĩnh. Cơ thể người là bụng, lá lách, dạ dày, thịt.
Vật tượng: Hình của nó là vuông vức, rộng rãi. Màu vàng, quầng đen. Nhà ở là thôn trang, điền xá, nhà thấp nhỏ, nhà đất, nhà kho, thành ấp, bờ tường, mộ ở chỗ thấp. Động vật là trâu, trâu cái, nghé, dê, khỉ, ngựa cái hoặc là bách cầm, thực vật là vải vóc, ngụ cốc, tơ bông, là cán gỗ. Đồ vật là những vật vuông, vật phẳng, xe lớn, bình đựng, xe con, bàn lớn,v.v..

7. Tam bích mộc tinh ( đóng ở cung chấn, tượng quẻ là           )
Thiên tượng: Là sấm. Tên gọi khác là sao lộc tồn. Thứ tự quẻ tiên thiên là 4, thứ tự quẻ hậu thiên là 3. Ngũ hành thuộc mộc. Khí tượng là mùa xuân.
Địa tượng: Là núi cao thẳng đứng, màu bích lục thanh tú. Ở phương đông là chỗ đông đúc, chợ ồn ào.
Nhân tượng: là cn trai trưởng, là tu sĩ, hầu tước, pháp quan, là cảnh sát, là tướng soái, là lữ khách, thương gia, là giặc cướp. Tính chất của nó là mạnh mẽ và thẳng. Trong cơ thể là chân, là thanh âm, gan, tóc.
Vật tượng: Hình của nó là cây gỗ cao và thẳng. Màu xanh lục. Nhà ở là lầu cao, lầu gác. Động vật là rồng, rắn, chim hạc, là ngựa kêu. Thực vật là gỗ, rừng xanh, rừng trúc, vườn cây, đồ vật là rường cột, là những đồ nhạc khí làm bằng trúc, cầu lớn, cột đèn, tháp cao.

8. Tứ lục mộc tinh ( đóng ở cung Tốn, tượng quẻ là            )
Thiên tượng: Là gió. Tên gọi khác là Văn khúc. Thứ tự quẻ tiên thiên là 5, thứ tự quẻ hậu thiên là 4. Ngũ hành thuộc mộc. Khí tượng là giữa mùa xuân và mùa hạ.
Địa tượng: phương đông Nam, là nơi cỏ cây rậm rạp, nơi vườn hoa, cây ăn quả, vườn cây.
 Nhân tượng: Là trưởng nữ, quả phụ, tú sĩ, tiên đạo nơi sơn lâm, là ni cô, là nữ công, hộ sĩ. Tính của nó ôn hòa, hòa hoãn. Về xã hội là văn nhân,là quan hàn, là tì thiếp, là người giàu. Trong cơ thể là bắp đùi, là lòng trắng mắt, là hơi miệng.
Vật tượng: Dài như sợi dây. Màu xanh lục, màu lục tươi. Nhà ở là chùa, lâu đài, ở chỗ sơn lâm. Nhà hướng Đông nam. Động vật là gà, rắn, vịt, ngỗng, là loại côn trùng hay kêu. Thực vật là cây thấp nhỏ, là đay, là cây trà. Đồ đựng dạng dây thừng, dây leo, là vật dài, gỗ thơm. Loại lông vũ, hình quạt như là buồm.

  1. Ngũ hoàng thổ tinh ( đóng ở cung giữa)
Ngũ hoàng thổ tinh đóng ở trung ương, biệt hiệu là sao Liêm trinh, cả 8 hướng đều không định vị cho nên tượng quẻ bất định.



CHƯƠNG 4:

MỆNH LÝ CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG

I.                    KHÍ SỐ CUỘC ĐỜI
Khí số là vấn đề ai cũng muốn hiểu, nhưng lại là vấn đề khó mà hiểu nổi. Nó có thể đơn giản nhưng vô cùng huyền diệu. Ở đây không dùng lý thuyết để làm sáng tỏ vấn đề mà chỉ muốn thông qua cách miêu tả về mệnh lý huyền không để giúp cho mọi người tự hiểu lấy.
Cái gọi là khí số tức là thiên mệnh. Câu nói “sinh tử có mệnh, phú quí tại trời” chính là ý nghĩa đó. Trời ở đây không phải là quỷ thần, Thượng đế, càng không phải là sức mạnh siêu nhiên nào đó mà là sự vận chuyển có quy luật của khí trường tự nhiên. Còn mệnh là cái người ta được nhận, cũng tức là được tiếp tu theo quy luật vận chuyển của khí trường tự nhiên. Ai đó nhận được cát khí thì người đó được cát, nhận được hung khí thì người đó bị hung. Thực chất ai được cát, ai bị hung đều là ở chỗ sinh phùng thời, sống gặp vận, hoặc nói cách khác là sinh bất phùng thời, sống không gặp vận. Điều này nên được hiểu như thế nào? Nguyên là khí trường mỗi năm biến đổi khác nhau. Khi ra đời thì từ hơi thở đầu tiên con người đã hấp thu lấy khí của khí trường năm đó ( ở đây tạm thời lấy khí trường của năm làm ví dụ). Nếu năm sinh là năm Nhất bạch nhập giữa thì được khí của Nhất bạch thủy. Khí số của nó là Nhất bạch, hoặc nói cách khác khí của bản mệnh người đó là Nhất bạch, hoặc là thiên mệnh người đó thuộc thủy. Nếu sinh vào năm Nhị hắc nhập giữa thì thiên mệnh thuộc thổ. Nếu sinh vào năm Tam bích nhập giữa thì thiên mệnh thuộc mộc. Nếu sinh vào năm Lục bạch nhập giữa thì thiên mệnh của nó thuộ kim. Nếu sinh vào năm Cửu tử nhập giữa thì thiên mệnh thuộc hỏa. Vì người ta sinh vào những năm khác nhau, cho nên thiên mệnh mỗi người cũng khác nhau. Sự vận chuyển của khí trường có hành thuận và hành ngược. Con người chia thành nam, nữ. Khí trường của nam hành ngược thì khí trường của nữ hành thuận. Ngược lại, khí trường của nam hành thuận thì khí trường của nữ hành ngược. Sự chuyển vận của âm, dương khác nhau nhưng lại bao hàm hợp nhất với nhau. Dưới đây lần lượt giới thiệu bảng khí vận hành thuận và vận hành ngược của thời gian gần đây để độc giả tham khảo.

Bảng cửu khí nam giới
Nhị hắc    thổ

Tam  bích   mộc

Tứ   lục    mộc

Ngũ hoàng thổ
Lục bạch kim
Thất xích kim
Bát bạch thổ
Cửu   tử      hỏa   
Nhất bạch thủy
1926
1925
1924
1923
1922
1921
1920
1919
1918
1935
1934
1933
1932
1931
1930
1929
1928
1927
1944
1943
1942
1941
1940
1939
1938
1937
1936
1953
1952
1951
1950
1949
1948
1947
1946
1945
1962
1961
1960
1959
1958
1957
1956
1955
1954
1971
1970
1969
1968
1967
1966
1965
1964
1963
1980
1979
1978
1977
1976
1975
1974
1973
1972
1989
1988
1987
1986
1985
1984
1983
1982
1981
1998
1997
1996
1995
1994
1993
1992
1991
1990
1845
1844
1843
1842
1841
1840
1839
1838
1837
1854
1853
1852
1851
1850
1849
1848
1847
1846
1863
1862
1861
1860
1859
1858
1857
1856
1855
1872
1871
1870
1869
1868
1867
1866
1865
1864
1881
1880
1879
1878
1877
1876
1875
1874
1873
1890
1889
1888
1887
1886
1885
1884
1883
1882
1899
1898
1897
1896
1895
1894
1893
1892
1891
1908
1907
1906
1905
1904
1903
1902
1901
1900
1917
1916
1915
1914
1913
1912
1911
1910
1909
Tứ    lục     mộc
Tam bích mộc
Nhị   hắc  thổ
Nhất bạch thủy
Cửu    tử      hỏa
Bát bạch thổ
Thất xích kim
Lục bạch kim
Ngũ hoàng thổ

Bảng cửu khí nữ giới
Cách tra bảng rất đơn giản. Ví dụ nam sinh năm 1928 tra bảng biết được thiên nệnh của người đó thuộc khí Cửu tử hỏa. Nữ sinh năm 1930, tra bảng biết được thiên mệnh của người đó thuộc khí Bát bạch thổ. Năm sinh khác nhau thì cát hung cả cuộc đời đều chịu ảnh hưởng của khí năm đó. Như ở ví dụ trên, nam sinh năm Cửu tử hỏa thì cả cuộc đời người đó đều chịu ảnh hưởng của khí Cửu tử hỏa. Nữ sinh năm Bát bạch thổ thì cả cuộc đời chịu ảnh hưởng của khí Bát bạch thổ. Thành ngữ nói “ người khác nhau thì mệnh khác nhau” là ý nghĩa đó.
Việc tra bảng rất dễ nhưng nhớ được thì rất khó. Dưới đây xin giới thiệu một công thức tính đơn giản để độc giả tính nhẩm ra cửu khí năm sinh một cách dễ dàng.
Nam giới: Lấy (100 – hai số ssau của năm sinh): 9
Nếu chia hết thì đó là khí Cửu tử hỏa. Chia không hết thì số dư chính là số của khí tương ứng. Ví dụ nam sinh năm 1928, ta lấy (100-28):9, vừa hết, tức là người đó thuộc khí Cửu tử hỏa.
Nữ: ( Lấy hai số cuối của năm sinh – 4):9
Nếu chia hết thì đó là khí Cửu tử hỏa. Nếu không chia hết thì số dư chính là số khí có số tương ứng. Ví dụ nữ sinh năm 1930, lấy (30-4):9, dư 8, tức là người nữ đó thuộc khí Cách tra bảng rất đơn giản. Ví dụ nam sinh năm 1928 tra bảng biết được thiên nệnh của người đó thuộc khí Cửu tử hỏa. Nữ sinh năm 1930, tra bảng biết được thiên mệnh của người đó thuộc khí Bát bạch thổ. Năm sinh khác nhau thì cát hung cả cuộc đời đều chịu ảnh hưởng của khí năm đó. Như ở ví dụ trên, nam sinh năm Cửu tử hỏa thì cả cuộc đời người đó đều chịu ảnh hưởng của khí Cửu tử hỏa. Nữ sinh năm Bát bạch thổ thì cả cuộc đời chịu ảnh hưởng của khí Bát bạch thổ. Thành ngữ nói “ người khác nhau thì mệnh khác nhau” là ý nghĩa đó.
Việc tra bảng rất dễ nhưng nhớ được thì rất khó. Dưới đây xin giới thiệu một công thức tính đơn giản để độc giả tính nhẩm ra cửu khí năm sinh một cách dễ dàng.
Nam giới: Lấy (100 – hai số ssau của năm sinh): 9
Nếu chia hết thì đó là khí Cửu tử hỏa. Chia không hết thì số dư chính là số của khí tương ứng. Ví dụ nam sinh năm 1928, ta lấy (100-28):9, vừa hết, tức là người đó thuộc khí Cửu tử hỏa.
Nữ: ( Lấy hai số cuối của năm sinh – 4):9
Nếu chia hết thì đó là khí Cửu tử hỏa. Nếu không chia hết thì số dư chính là số khí có số tương ứng. Ví dụ nữ sinh năm 1930, lấy (30-4):9, dư 8, tức là người nữ đó thuộc khí Bát bạch thổ.
Công thức này chỉ dùng thích hợp từ năm 1900-1999. Nếu nằm ngoài giới hạn này thì phải lấy số dư cộng thêm hoặc trừ đi 1. Người có năm sinh trongkhoa3ng từ 1800-1899 thì lấy số dư cộng thêm 1. Người có năm sinh trong khoảng từ 2000-2099 thì lấy số dư trừ đi 1. Ví dụ nam sinh năm 1889 sẽ có số dư là 2, cộng thêm 1 thành 3, ta biết được cửu khí của người đó là Tam bích mộc. Lại ví dụ nam sinh năm 2005, số dư là 5-1=4, ta sẽ biết được cửu khí của người đó là Tứ lục mộc. Đối với những người có năm sinh xa hơn nữa thì dùng công thức trên để tính rất khó khăn, tốt nhất là tra bảng.
Vì cửu khí của nam nữ khác nhau, nên lúc tính phải chú ý phân biệt. Không được dùng phương pháp tính cửu khí cho nam suy diễn sang tính cửu khí cho nữ. Cách tính niên khí cần phải phân biệt cửu khí của đại vận, tiểu vận, nguyệt vận, nhật vận và thời vận thì mới chính xác được.
Ở đây có 2 nguyên tắc cần phải nắm vững.











0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;