Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Bài 34-Phần cao cấp

NGUYÊN LÝ TRẤN YẾM TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT.
I - NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN.

I - 2: Tính tương tác của Trấn yểm trong Phong Thủy Lạc Việt.
 

Phần trên tôi đã xác định với anh chị em rằng: Khi ta thay đổi bằng cách thêm, hoặc bớt vào một vật thể nào đó thì nó sẽ làm thay đổi bản chất, hoặc thay đổi cục bộ tính chất của vật thể đó. Đây là một tiên đề mặc nhiên thừa nhận và không cần phải chứng minh. Từ đó chúng ta dễ dàng suy luận ra rằng: Cùng một công năng là nhà ở thì hình thể nhà (Hình lý khí) khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau với con người trong nhà. Cấu trúc ngăn phòng khác nhau sẽ tác động khác (Cấu trúc hình thể)....v.v....Như vậy, việc Trấn và Yểm trong căn nhà sẽ mang lại tính tương tác khác nhau. Nhưng tôi luôn nhắc nhở anh chị em một nguyên lý xuyên suốt là:Nếu như không bảo đàm sự sung mãn về "Khí" (Dù tốt hay xấu) thì mọi chiêu thức sẽ không có tác dụng.Điều này nó sẽ giống như sự so sánh giữa một căn nhà rất chuẩn về mọi tiêu chí của phong thủy với một cái nhà cực xấu theo tiêu chí đó, nhưng xây ở sa mạc vậy. Tất nhiên tính năng của chúng sẽ như nhau: Chẳng ai ở cả.Từ đó chúng ta sẽ nhận thức được rằng: "Khí" chính là môi trường tương tác quan trọng trong vũ trụ. Không có "Khí" sẽ không có tương tác vật chất, trong điều kiện vật chất hình thành.Bởi vậy, tính ưu việt của Phong Thủy Lạc Việt chính là sự quán xét về Khí.Như vậy- Mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện những phương pháp Phong thủy phải bắt đầu từ sự quán xét về Khí trong điều kiện môi trường.Đây là tiêu chí đầu tiên đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện phương pháp phong thủy.1 - 3: Tính tương tác và chuyển hóa của Âm Dương khí.Chúng ta đã thống nhất về khái niệm Âm Dương với những nguyên lý của nó. Tôi nhắc lại và giảng kỹ thêm ở đây.Âm Dương là một khái niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - miêu tả bản chất của sự vật, sự việc trong toàn cõi vũ trụ này từ sau Thái cực. Bởi vậy mọi nguyên lý liên quan đến Âm Dương phải nhất quán và không mâu thuẫn với chính nó.* Dương trước Âm sau.Đây là nguyên lý xuyên suốt từ sự hình thành vũ trụ: Thái Cực có trước - và chí Tịnh so với động Âm sau đó. Khi động Âm ra đời thì Thái Cực - do tính đối đãi - nằm trong phạm trù Dương. Do đó, Dương trước là một nhận thức xuyên suốt trở thành nguyên lý lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi sự tiến hóa của nó về sau.* Dương tịnh Âm động.Đây là nguyên lý xuyên suốt từ sự hình thành vũ trụ: Thái Cực có trước - và chí Tịnh so với động Âm sau đó. Khi động Âm ra đời thì Thái Cực nằm trong phạm trù Dương. Do đó, Dương tịnh là căn cứ sự chí Tịnh có trước của Thái cực so với động Âm ra đời sau đó. Khi vũ trụ hình thành thì sự so sánh động tịnh chỉ mang tính tương đối. Đây là một nhận thức thực tế xuyên suốt trở thành nguyên lý lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi sự tiến hóa của nó về sau. Quan niệm sai lầm từ cổ thư chữ Hán cho rằng "Âm tịnh Dương động" mâu thuẫn với trạng thái khởi nguyên và bắt đầu hình thành vũ trụ. Tức là sự liên quan đến tính chí Tịnh của Thái cực và cái động Âm ra đời sau đó. Chính vì sai lầm rất căn bản này mà nền văn minh Hán không thể phục hồi được thuyết Âm Dương Ngũ hành từ hàng ngàn năm qua. Họ không thể tìm hiểu được bản chất của Thái cực. Ngay cả Chu Hy một triết gia và là nhà Lý học nổi tiếng Trung Hoa cũng rất mơ hồ về khái niệm Thái cực.* Âm thuận tùng Dương.Đây là hệ quả của nguyên lý mang tính minh triết là "Dương trước Âm sau". Bởi vậy, tính chất của Âm sau phụ thuộc vào tính chất của Dương trước. Nguyên lý này ứng dụng trong mọi lĩnh vực, kể cả giáo dục, ứng xử trong xã hội. "Tôn trọng người lớn tuổi" "Vợ thuận theo chồng", "Con cái nghe lời cha mẹ"....là sự ứng dụng nguyên lý này. Trong phong Thủy Lạc Việt - Nguyên lý chọn người lớn tuổi, hoặc bậc phụ huynh, bất luận nam nữ, cùng huyết thống để xác định trạch mệnh cũng căn cứ theo nguyên lý này.Ngoài ra còn nhiều nguyên lý khác, tôi sẽ giảng lần lượt trong sự ứng dụng cụ thể, hoặc anh chị em sưu tầm trong các bài viết của tôi, hay những tư liệu liên quan đưa vào quán cafe tôi sẽ giải thích.Trong bài giảng này, liên quan đến sự chuyển hóa Âm Dương và tính tương tác của nó ứng dụng trong phong thủy, tôi đưa vào bài này và giải thích những nguyên lý sau đây:- Cô Âm, cô Dươnghay Âm Dương bất tương giao.Cô Âm cô Dương là một khái niệm ứng dụng và nó chỉ có trong thực tế ứng dụng mang tính qui ước. Trong đại vũ trụ không có cô âm, cô dương. Nó tương tự với một ví dụ sau đây:Trên sa mạc thì không có sinh khí nên mọi ứng dụng phong thủy liên quan đến con người không dùng được. Nhưng vấn đề không có sinh khí này chỉ liên quan vì không thích hợp với con người - đối tượng của khoa phong thủy - chứ không phải nó không có khí của nó. Sa mạc là một điển hình của cô dương và Âm khí cạn kiệt.
Anh chị em lưu ý rằng:
Cô Âm, cô dương hay Âm Dương bất tương không hoàn toàn xấu và cũng không hoàn toàn tốt. Nó phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Bởi vậy, nó chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh cụ thể. Do đó tôi mới nói rằng: Trong Đại vũ trụ không có Âm Dương bất tương. Bởi vì nếu nó xảy ra trong Đại vũ trụ thì sẽ không thể phát triển được.
- Trong Âm có Dương, trong Dương có âm.
Đây là một khái niệm ứng dụng và nó chỉ có trong thực tế ứng dụng mang tính qui ước. Trong nguyên lý khởi nguyên của vũ trụ Thái Cực không có khái niệm này. Không thể khiên cưỡng mà nói rằng: Trong Thái cực đã có Âm động. Nếu vậy thì sẽ không có sinh Âm.Anh chị em lưu ý rằng:Khái niệm này chỉ ứng dụng trong một chủ thể quan sát, chứ không phải so sánh hai chủ thể quan sát.Thí dụ: Người Nữ là Âm về khí chất thì Dương về hình thể: Các đường cong. Người nữ là chủ thể quan sát.Còn so sánh hai chủ thể quan sát thì không ứng dụng khái niệm này. Thí dụ:So sánh hai anh em trai, thì thằng anh là Dương và thằng em là Âm và không thể nói trong Âm - thằng em - là có Dương và trong Dương - thằng anh - là có Âm được.Bởi vậy tôi mới nói đây là khái niệm ứng dụng sau khi hình thành vũ trụ và vào những trường hợp cụ thể.Nhưng nguyên lý này khá quan trong, trong ứng dụng để phân tích, giải thích các hiện tượng có tính phương pháp luận của khoa phong thủy Lạc Việt.Thí dụ:- Tại sao ở gần chùa chiền, đình đến miếu mạo lại bị ảnh hưởng xấu - theo quan niệm phong thủy?Trong tất cả các sách Phong thủy đều nói điều này , nhưng không giải thích. Ứng dụng nguyên lý trên, chúng ta thấy rằng:Chùa chiền, đình đền...là nơi thờ tự - dù theo bất cứ tôn giáo nào - là hệ tư tưởng thuộc Dương. Do đó khí chất của các nơi này thuộc Âm. Anh chị em lưu ý là Khi chất của nơi thờ tự thuộc Âm - là so sánh đối đại với hệ tư tưởng thuộc Dương, chứ không phải Âm khí , hoặc dương khí sung mãn - mà chúng ta xét từ hệ qui chiếu khác, như: Đường đi tấp nập (Dương khí vượng) , cây cỏ xanh tươi (Âm khí vượng)...v.v.....Chính Âm khí đối đại với hệ tư tưởng này - quan xét từ một chủ thể duy nhất - làm ảnh hưởng đến các khu vực chúng quanh. Do đó ở những nơi mà giới tăng lữ càng cao đạo thì Âm khí càng vượng, sự bon chen, cạnh tranh cũng bớt đi. Nếu xét về kinh tế thì thường kém hơn nới khác. Cổ thư còn có câu minh triết: "Nơi người quân tử ở, phong tục cũng khác " là như vậy.Trên cơ sở này, chúng ta quan xét về nguyên lý "Âm Dương chuyển hóa và tương tác".Chúng ta đều biết rằng: Vũ trụ này tồn tại khái niệm không gian và thời gian. Khái niệm này theo thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - chỉ bắt đầu từ Thái cực Động. Thái cục vẫn giữ nguyên trạng thái tuyệt đối của nó thì không có không gian và thời gian.Bởi vậy, khái niệm Âm Dương tương tác, mang thuộc tính không gian nhiều hơn và thời gian là những đơn vị quy ước - có thể là 1/ 1000 giây cho đến chu kỳ của toàn bộ ngân Hà.Khái niệm Âm Dương chuyển hoa mang tính thời gian nhiều hơn và không gian là khái niệm quy ước. Nhỏ thì như tương tác các hóa chất trong phòng thì nghiệm. Phòng thí nghiệm là không gian quy ước và thời gian là diễn biến của thì nghiệm để chất này thành chất kia.Anh chị em cần phân biệt rõ yếu tố không thời gian này. Nếu nhầm lẫn sẽ gây hậu quả không tốt.Từ đó chúng ta sẽ nhận thấy rằng: Vấn đề Âm Dương chuyển hóa chỉ có thể xảy ra trong một đơn vị chủ thể quán xét tức mang tính không gian vận động vật chất của chủ thể đó trong thời gian.Còn tính tương tác mới là sự quán xét của mối quan hệ giữa hai hay nhiều chủ thể tương tác và mang tính thời gian cho kết quả của sự tương tác đó.Sự quan xét tương tác và chuyển hóa của Âm Dương khí là mối quan hệ đồng nhất trong không thời gian nói trên. Không thể có sự tương tác chuyển hóa Âm Dương ở những mối quan hệ không đồng đẳng.Thí dụ: Âm khí của nghĩa trang sẽ khác hẳn Âm khí của đình chùa, hoặc nơi thờ tự mà tôi đã phân tích ở trên. Hoặc con người vận động tạo Dương khí so với ngôi nhà. Nhưng so với Dương khí tương tác từ vũ trụ thì khí do sự vận đông này lại là Âm.Hiểu được những yếu tố căn bản này thì khi phân tích mới không bị rơi vào tính đúng cục bộ và sai trong cái toàn cảnh.Có thể ngay bây giờ, anh chị em chưa thấy được tính ứng dụng của các nguyên lý này. Nhưng khi ứng dụng cụ thể sẽ rõ hơn. Thí dụ: Nguyên lý "Âm thuận tùng Dương" và "Dương trước Âm sau", nếu nói vậy thì thầy nào cũng nói được , Nhưng khi ứng dụng vào Phong Thủy mới thấy sự cụ thể của nguyên lý này: Người cùng huyết thống lớn nhất trong ngôi gia chính là mệnh chủ của ngôi nhà. Không nắm vững nguyên lý này thì ứng dụng loạn tùy theo cách hiểu của mỗi thầy. Người thì bảo con trai, người thì bảo sổ đỏ, người thì bảo ai nắm kinh tế sẽ chọn làm mệnh chủ....loạn cào cào cả. Một lý thuyết khoa học phải nhất quán với nó về hệ thống phương pháp luận.
NGUYÊN LÝ CĂN BẢN CỦA TRẤN YẾM.
Nguyên lý và định nghĩa về trấn yểm
Chúng ta đã học về khí và chúng ta đều biết rằng: Một vật thể nào đó - bao gồm cả cái nhà của chúng ta và các thành viên sống trong đó - thì chính sự tương tác của những phần tử tạo nên cấu trúc nội tại đã tạo nên khí chất của những vật thể đó. Do đó, nếu chúng ta thêm hoặc bớt một phần tử tạo nên cấu trúc nội tại của vật thể đó thì sẽ thay đổi khí chất của nó. Đó chính là nguyên lý lý thuyết của sự trấn yểm. Trên cơ sở nguyên lý này, định nghĩa về bản chất của vấn đề trấn yểm trong phong thủy Lạc Việt được phát biểu như sau:
Trấn yểm là một bộ môn chuyên biệt trong Phong Thủy Lạc Việt*, tồn tại bên cạnh các bộ môn khác trong Phong Thủy Lạc Việt gồm: Huyền Không, Loan đầu, Bát trạch và cấu trúc hình thể. Bộ môn Trấn yểm có mục đích nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp làm thay đổi khí chất của nhà ở ** và môi trường sống*** của con người, nhằm phục vụ cho con người. 

Trên cơ sở này, chúng ta nhận thấy rằng:
Bất cứ một hiện tượng thêm bớt, nhỏ thì như mua sắm, sửa chữa những đồ vật, cấu trúc nhà cửa; lớn thì các công trình xây dựng đô thị ...vv.... đều gây sự thay đổi về khí chất của môi trường sống của chúng ta. Tuy nhiên, mức độ thay đổi như thế nào còn tùy vào những hoàn cảnh cụ thể. Có nhưng tác động rất nhỏ, nhưng thay đổi rất lớn. Có những tác động rất lớn lại chẳng ảnh hưởng gì đáng kể. Những tác đông như thế nào thì mang lại hiệu quả trấn yểm sẽ tủy thuộc vào vị trí không gian (Địa điểm) và thời gian (Hoàn cảnh tương tac và các mối liên hệ. Tất cả đều có những quy luật của nó, chúng ta sẽ học tiếp trong những bài sau.
---------------------------------------------
Chú thích: 
* Chỉ có Phong Thủy Lạc Việt mới xác định về phương pháp trấn yểm là một bộ môn riêng biết. Những tư liệu còn lại từ cổ thư chữ Hán không bao giờ xác định điều này. Bởi vì, những phương pháp trấn yểm (Các chiêu thức, hoặc tuyết chiêu) sử dụng trong Phong Thủy từ hàng ngàn năm nay, cao cấp thì như Cao Biền trấn yểm thành Đại La (Tôi chỉ nói đến như một hiện tượng, chứ không xác nhận kết quả), thấp thì như cái gường treo trước nhà, đều chỉ là những chiêu thức truyền miệng, hoặc chỉ dẫn phương pháp cụ thể, chứ không phải là một phương pháp có hệ thống với những nguyên lý, nguyên tắc và tính quy luật. Các chiêu thức trấn yểm trong phong thủy không thể xếp vào trường phái nào của Phong Thủy đang ứng dụng - được coi là có nguồn gốc Hán hiện này. Điều này, một lần nữa anh chị em thấy được rằng: Nguồn gốc của Phong thủy không thể xuất phát từ văn minh Hán.
Trấn yểm và Huyền Không Lạc Việt là những bí ẩn lớn nhất của phong thủy. Các bộ môn khác là thuận theo tự nhiên để ứng dụng. Nhưng học đến khoa Trấn Yểm này chính là sự tác động mạnh mẽ nhất của tri thức con người với thiên nhiên, có giới hạn (Trấn yểm). Ngược lại, Huyền Không chính là sự tương tác từ vũ trụ mà con người chỉ có thể hạn chế và khó chống chọi. Phong thủy Lạc Việt khóa I cũng chưa học đến đây.
Bởi vậy, anh chị em còn lại cần cố gắng.
Một lần nữa tôi nhắc lại rằng:
Anh chị em cần thu thập tất cả các phương pháp ứng dụng của phong thủy lưu truyền trong dân gian và tư liệu từ mọi nới đưa về đây, để chúng ta cùng nghiên cứu phân tích, tham khảo. Phong thủy Lạc việt có thể dung nạp tất cả các phương pháp ứng dụng, nhưng những trường phái học từ cổ thư chữ Hán thì không thể tiếp thu của nhau.
** Dương trạch.
*** Âm trạch.


NGUYÊN LÝ CĂN BẢN CỦA TRẤN YẾM.
Mối liên hệ tương tác vũ trụ và hình tượng trấn yểm.
Chúng ta đều biết rằng: Nếu so Trái đất với mặt trời thì chỉ là hòn bi đối với quả bóng đá, Nếu so mặt trời với không gian Thái Dương hệ thì Mặt trời cũng chỉ là hòn bi so với cái lồng bàn đậy mâm cơm. Cả cái Thái Dương hệ này so với Ngân Hà lại là một hạt cát so với một rổ cát. Cả cái Ngân Hà này so với toàn bộ vũ trụ lại như một hạt cát so với sa mạc rộng lớn. Tôi nói những điều này thì anh chị em thấy rằng: Con người chúng ta trên trái Đất này - so về tỷ lệ với vũ trụ - thì nhỏ hơn con vi trùng bám vào hòn bi trong nhận thức của tha nhân.
Tương tự sự so sánh như vậy, chúng ta so sánh hòn non bộ dùng trấn yểm trong phong thủy với dãy Hymalaya cũng chỉ là một tỷ lệ chênh lệch không đáng kể so với đại vũ trụ. Với đại vũ trụ thì hòn non bộ và dãy Hymalaya cùng khí chất và cùng là núi cả. Tất nhiên sự tương tác của Đại vũ trụ với hòn non bộ của chúng ta dùng trấn yểm với khí chất của dãy Hymalaya là như nhau. Đây chính là nguyên lý "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" dùng để trấn yểm được giải thích trong Phong Thủy Lạc Việt và của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt nói chung. Bởi vậy - từ nguyên lý này - chúng ta sẽ nhận thức được rằng: 

Bất cứ một vật thể nào - dù gọi là to hay nhỏ với chúng ta - thì chúng đều có tính chất của vật tương ứng về hình tượng với nó trong tương tác của Đại vũ trụ.
Đây chính là nguyên lý dùng hình tượng để trấn yểm trong Phong thủy Lạc Việt.
Trong những thí nghiệm về vật lý lượng tử, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng: Các hạt cơ bản cùng tính chất, dù ở cách xa nhau hàng triệu km, nhưng chúng đều có thuộc tính vận động giống nhau. Hiện tương này là nhận xét trực quan của tri thức khoa học hiện đại xác nhận một thực tế tồn tại khách quan. Nhưng Lý học Đông phương đã tổng kết thành một nguyên lý lý thuyết chính là câu "Đồng thanh tương ứng, đống khí tương cầu" và đã ứng dụng...từ hàng chục ngàn năm trước, cho đến khi nền văn minh Lạc Việt - kế thừa nền văn minh huyền vĩ này sụp đổ ở miền Nam sông Dương tử. Và người ta không giải thích được thực tại nào làm nên những phương pháp đó, khiến nó trở nên mơ hồ, huyền bí.
Hình tượng trấn yểm.
Trên cơ sở phân tích ở trên thì chúng ta thấy rằng: Dùng hình tượng trấn yểm trong Phong Thủy là hoàn toàn khả thi và có cơ sở suy luận hợp lý. Hình tượng có thể là một vật thể, như: non bộ, giả sơn, suối nước, tường nước, bể cá, cây cối thuộc mộc, các hình tượng bán ở các của hàng phong thủy..v.v..Nhưng đôi khi hình tượng chỉ là tranh vẽ.
Đến đây, tôi muốn nói thêm ngoài lề với anh chị em là:
Trong phong tục, tập quán của người Việt rất kiêng cữ các hình tượng xấu. Thí dụ như treo một bức tranh mang tính ma quái trong nhà là các cụ chửi ngay và bắt gỡ xuống. Điều này cho thấy các cụ chịu ảnh hưởng của kiến thức về các mối liên hệ tương tác từ rất xa xưa bởi nguyên lý trấn yểm này. Người Việt có rất nhiều cái kiêng cữ, nhiều đến mức mà cứ kiêng theo các cụ, nhưng không tìm hiểu rõ nguyên nhân của nó thì chỉ có ở không trong nhà không làm gì cả. Nhưng chính sự hiện diện của những kiêng cữ này cho chúng ta thấy những dấu vết còn lại của một thời xa xưa khi mà những tri thức của Thuyết Âm Dương Ngũ hành phổ biến như thế nào trong đời sống của cư dân Văn Lang xưa.
Trở lại vấn đề hình tượng trấn yểm. Những hình tượng trấn yểm này, phần lớn có tác dụng cục bộ. Thí dụ: Đèn cầu tài thì chỉ có tác dụng cầu tài, hình tượng "Mã Thượng phong hầu", có tác dụng về công danh (Nhưng tôi chê hình tượng này. Vì một con khỉ lại là hình tượng của sự khôn ngoan, ranh mãnh, đem kích thích vào cung quan lộc thì e rằng sẽ giúp cho người thành đạt vụ lợi cá nhân, gây những điều không tốt cho cộng đồng). Hoặc như tháp Văn Xương - chủ về học hành thi cử. Những người bệnh tật, ốm đau có thể treo ảnh các danh y hoặc bình hồ lô là biểu tượng của thày thuốc ngày xưa.
Khu vực trấn yểm
* Trấn
Hình tượng trấn yểm sẽ chỉ phát huy tác dụng nếu đặt đúng chỗ - và như tôi đã nói - phải có môi trường tương tác thích hợp là điều kiện tiên quyết: Đó chính là vượng khí. Bởi vậy, khi làm phong thủy cho một ngôi gia thì yêu cầu đầu tiên của các phong thủy gia Lạc Việt là phải làm vượng khí cho ngôi gia đó trước, theo các tiêu chí phong thủy mà tôi đã giảng. Sau đó mới dùng trấn yểm để kích thích theo nhu cầu cụ thể của gia chủ.
Nhưng khu vực trấn yểm là những phương vị liên quan đến các tính chất phương vị của gia chủ theo Bát trạch. Thí dụ như: Hướng Thiên Y, phương Thiên Y có tác dụng hóa giải bệnh tật, phương và hướng hỗ trợ là Sinh khí. Hoặc thí dụ như ngăn Thiên Y, ngăn phòng Sinh Khí là nơi cần phát huy tác dụng của việc kích thích. Nhưng phương và hướng có tác dụng làm hại cho sức khỏe gia chủ cần trấn trấn yểm.....Thí dụ như: Họa Hại, Ngũ Quỉ....vv..... Tủy theo tính chất Ngũ hành của phương vị mà chúng ta trấn yểm. Như phương Ngũ Qủy là phương Tây Đoài chẳng hạn - thì làm cho nó sinh xuất bằng cách treo một tranh vẽ nước chảy dữ dội (Thác nước lớn, sóng biển...), hoặc khắc chế bằng đèn đỏ, tranh vẽ mặt trời....
Anh chị em cần lưu ý là:
Cũng là sinh xuất, nhưng làm cho có lợi cho gia chủ sẽ khác với sinh xuất nhằm không chế cái hại của gia chủ.
Thí dụ: Cũng là phương Tây Đoài. Nếu là cung Họa hại Lộc tồn Mộc Tỉnh thì cần cần dùng đèn đỏ sáng chói, gay gắt. Nhưng nếu lại là cung sinh khí Tham Lang Mộc tinh thì muốn sinh xuất có lợi cho gia chủ - bởi hướng hoặc mạng thuộc Thổ thì cần đèn đỏ sáng dịu, hiền hòa, cân đối và phù hợp với ngăn phòng. Hoặc nếu gia chủ mạng hỏa, hoặc Mộc thì có thể dùng một bể cá sinh thái treo tường.
Hướng trấn yểm còn tùy theo phương vị của phương pháp Huyền không, do tính chất ngũ hành của các sao đáo hướng hoặc sơn. Trấn yểm theo Huyền Không, Loan Đầu (Gồm Thủy Pháp, Hoàng Tuyền, Bát Sát) về nguyên tắc cũng không nằm ngoài sự sinh khắc của Ngũ hành với những hình tượng trấn yểm liên quan.
Thí dụ: Hướng Đông Nam theo Phong Thủy Lạc Việt đang bị Ngũ Hoàng Đô Thiên sát vận niên song tinh đáo hướng. Chúng dùng Đèn Ngũ Hành trấn yểm ở phương đó. Điều này rất có tác dụng. Cụ thể Hoàng Triều Hải đã dùng đèn Ngũ Hành trấn yểm cho con gái tôi ở Hanoi. Nó bán hàng rất đắt.
Nhưng vấn đề mà tôi trình bày ở trên thuộc về nguyên lý trấn, thuộc Dương. Do đó, độ số liên quan - nếu cần thiết thì cung Dương dùng số Dương, cung Âm dùng số Âm. Thí dụ: Cung Khảm Bắc thuộc Dương dùng độ số 1, 10, 11...vv.
* Yểm.
Yểm là chôn xuống, ấn vào, che dấu đi. Đồng nghĩa với "Ếm" trong bùa ngải.
Về nguyên tắc thì việc Yểm cũng theo nguyên lý sinh khắc thừa vũ của Ngũ hành tùy theo phương vị. Nhưng Yểm thuộc Âm nên trong trường hợp cụ thể này về độ số thay đổi: Cung Dương thì dùng độ số cung đồng hành Âm và ngược lại. Thí dụ: Cung Đoài độ số 9, dùng số của Tốn 4. Cụ thể: Đứt trạch - do đào hầm, hố....ở cung Đoài, cần yểm 4, 40, 44 , 400....Kg kim loại. Kim loại dùng để trấn yểm tốt nhất là Đồng vì nó có màu vàng cùng màu với hành Thổ. Nguyên lý "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" sẽ tốt hơn. Nhưng yểm bằng đồng tốn kém, nên tôi thường dùng sắt và pha thêm cho đủ ngũ kim như: Đồng, nhôm, chì và một hai phân vàng, hoặc bạc.....
Thông thường phương pháp yểm khó hơn rất nhiều việc trấn. Vì vấn đề phải đào bới nền nhà trong hoàn cảnh hiện nay.
Thông thường, những vật thể dùng để yểm trong phong thủy hiện nay phổ biến là:
Dùng đá, kim loại, muối (Thuộc Dương Kim 
*), Than , vôi, tượng đất...tóm lại phần lớn thuộc Kim hoặc thổ hình. Nhưng vật liệu cụ thể khác như : sinh vật sống - như trường hợp Cao biền dùng tám tráng niên, tám cô gái đồng trinh , tám tiểu nhi để yểm ở sông Tô Lịch, nhằm tụ khi cho vùng đất thành Đại La để xây thành.
Đến đây, tôi nói thêm để anh chị em thấy hiện tượng trấn yểm của Cao biền ở thành Đại La. Tất nhiên theo cái nhìn của cá nhân tôi.
Vào năm 2002, khi phát hiện trận đồ trấn yểm ở sông Tô Lịch, trả lời phỏng vấn của phóng viên Song Thu báo đô thị và Nông Thôn - tôi đã xác định ngay đây là trận đồ trấn yểm của Cao Biền. Cách nhìn nhận này khác với Trần Quốc Vương cho là do các vua Lý.

Tôi xác định rằng: Cao Biền trấn yểm việc này không phải vì để triệt long mạch Lạc Việt , mà là y nhận thấy cuộc đất Long Biên có thế đất của Kinh Đô có thể hùng cứ một phương. Nhưng hình thế thì có, mà khí thì chưa tụ. Bằng chứng là đất không đủ độ cứng để xây thành Đại La. Hành vi trấn yểm này mục đích tụ sinh khí của cuộc đất. Nhưng anh chị em cũng biết rằng: Tất cả đều phải chờ thời gian, gọi là vận. Cao Biền đã quá vội vã, nên âm mưu bại lộ và bị vua Đường Ý Tông gọi về giết chết. Trong dân gian Việt có câu "Lẩy bẩy như Cao biền dậy non" là vì vậy. Non đây là non yếu, chứ không phải non là nuí.
Nói chung phương pháp yểm bằng sinh vật mang tính phi nhân bản, nên tôi khuyên anh chị em không nên dùng, bởi đằng sau nó những hậu họa không thể biết được đối với người trấn yểm.
Nói chung, trấn yểm cuộc đất trong nhà , hoặc các công trình đô thị, hoàn toàn dựa trên nguyên lý sinh, khắc , thừa , vũ theo nguyên lý của Âm Dương tương tác và ngũ hành. Phương pháp trần yểm, hết sức phong phú và đa dạng, tùy theo hoàn cảnh cụ thể để sáng tạo và ứng dụng.
Từ hàng ngàn năm nay, các chiêu thức trấn yểm đã hình thành và tồn tại do các phong thủy gia nghĩ ra rất nhiều. Chúng ta cần phải học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và phân tích, suy nghiệm trên cơ sở nguyên lý tôi đã giảng và ứng dụng tùy từng trường hợp cụ thể. Không thể cứ thấy tuyệt chiêu, bí kíp là ứng dụng được trong mọi trường hợp.



(*)Trong bài 84, tôi có sửa lại câu: "Thái cực trở thành Dương" bằng câu: "Thái Cực - do tính đối đãi - nằm trong phạm trù Dương".

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;