Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Bài 27-Phần nâng cao

CẤU TRÚC HÌNH THỂ NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT
(Phần thứ I)
(Tương đương với nội dung Dương trạch tam yếu từ bản văn chữ Hán cổ) 

Anh chị em thân mến.

Chúng ta đã tiếp thu phần căn bản của Bát Trạch Lạc Việt - là một trong 4 yếu tố tương tác quan trọng trong phong thủy. Bắt đầu từ bài này, chúng ta tìm hiểu về yếu tố quan trong thứ 2 trong phong thủy Lạc Việt. Đó là cấu trúc hình thể nhà. Chúng ta cần lưu ý rằng: "Bát trạch" và "Cấu trúc hình thể" là hai phương pháp ứng dụng khá phổ biến trong Phong thủy Dương trạch. Bởi vì, so với các phương pháp khác, như Loan Đầu và Huyền Không, chúng dễ tiếp thu hơn. Chúng ta cũng biết rằng: Trong bản văn chữ Hán thì Bát Trạch Minh Cảnh và Dương trạch Tam yếu được coi là hai trường phái khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng được "phát minh" ở hai thời kỳ khác nhau và với tác giả khác nhau. Phái Bát Trạch thì được cho rằng phát minh vào đầu đời Đường - nhưng cũng rất mơ hồ. Phái Dương trạch thì được cho rằng vào cuối thời Đường, đầu Tống. Nhưng thực tế cả hai phương pháp này đều chỉ thuần túy ứng dụng và không có một nguyên lý căn bản tổng hợp từ nhận thức thực tế. Những khái niệm đều rất mơ hồ, chỉ học thuộc lòng và ứng dụng cụ thể.
Ngược lại, Phong Thủy Lạc Việt là sự tổng hợp những yếu tố tương tác và nhất quán với nguyên lý căn để Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Đồng thời những khái niệm là rõ ràng và thống nhất. Ngoài ra phong thủy Lạc Việt còn giải thích rõ ràng về khí - sẽ học sau ngay phần này - là một thực tại tương tác mà con người có thể nhận thức được.


II. CẤU TRÚC HÌNH THỂ NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT
Cổ thư gọi là Dương Trạch tam yếu - tức ba yếu tố căn bản trong Dương trạch. Người đời sau gọi tắt là phái Dương trạch. Nhưng như tôi đã trình bày, để thống nhất về danh từ vì Phong Thủy Lạc Việt là sự tổng hợp của các yếu tố tương tác, nên chúng ta cần phải chính danh trong các khái niệm liên quan. Bởi vậy nếu chúng ta vẫn theo cách gọi cũ là Dương trạch tam yếu thì sẽ lẫn với khái niệm Dương trạch là quan niệm chung về các phương pháp phong thủy liên quan đến nhà ở. Bởi vậy, tôi đã chính thức định danh là yếu tố: "Cấu trúc hình thể" - dùng trong Phong thủy Lạc Việt. Khái niệm này phong phú và bao trùm hơn nhiều khái niệm Dương trạch tam yếu và cũng nói lên tính liên quan với các yếu tố khác, thí dụ như yếu tố Hình Lý Khí mà chúng ta sẽ tham khảo sau này.

A- PHÂN LOẠI CẤU TRÚC HÌNH THỂ NHÀ TRONG CỔ THƯ CHỮ HÁN.

Trong cấu trúc hình thể theo bản văn chữ Hán cổ chia nhà làm 4 loại. Lần lượt có tên gọi là:

1: Tịnh trạch: 
Nhà xây chỉ có một phòng, trong nhà không có tường ngăn.

2: Động trạch: 
Là từ mặt tiền tới mặt hậu được chia làm từ 2 ngăn tới 5 ngăn bởi tường vách chặn ngang có chừa cửa ra vào. Tủ, bình phong và màn trướng không kể là phòng, ngăn.

3: Biến trạch: 
Là nhà từ mặt tiền tới mặt hậu được phân làm từ 6 ngăn tới 10 ngăn bởi tường vách chặn ngang có chừa cửa ra vào. Tủ, bình phong, màn trướng không được kể là phòng, ngăn.

4: Hóa trạch:

Là nhà từ mặt tiền tới mặt hậu được phân làm từ 11 ngăn tới 15 ngăn bởi những tường vách chặn ngang có chừa cửa ra vào. Tủ, bình phong, màn giăng không được kể là tường vách.


Cách phân chia này, anh chị em cũng thấy sẽ khó có câu giải đáp trong kiến trúc hiện đại. Bởi vì nó không giải quyết được các hiện tượng sau đây:

* Những nhà có nhiều tầng, nhưng nếu mỗi tầng chỉ 1 phòng từ trước ra sau thì thuộc loại nào trong 4 loại trên?
* Nhà thuộc tịnh trạch, nhưng người ta ngăn bằng tường lửng nhôm kính - như các văn phòng hiện đại thì các vách ngăn này sẽ coi như tường vách , hay chỉ coi như tủ và bình phong.
Lưu ý: 
Các vách này không có chôn xuống nền mà chỉ bắt vít.
* Trên 15 ngăn thì gọi là gì?
Bởi vậy, với kiến trúc hiện đại, 4 khái niệm trên thực tế không dùng được. Do đó, cùng chung số phận với các phương pháp ứng dụng Phong thủy khác - do tính không thich ứng với sự phát triển của môi trường, sự thất truyền của một nguyên lý lý thuyết và sự mơ hồ, không nhất quán của những khái niệm, mà môn phong thủy cũng như các môn học khác của nền học thuật cổ Đông phương có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán ngày càng đi đến chỗ bế tắc về mặt lý thuyết. Bởi vậy căn cứ trên nhưng lý thuyết về vận khí, phong thủy Lạc Việt định nghĩa lại về khái niệm cấu trúc hình thể nhà.

B. PHÂN LOẠI CẤU TRÚC HÌNH THỂ NHÀ THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT.

1: Tịnh trạch. 
Nhà chỉ có một tầng, một cửa vào và một phòng duy nhất. Dương khí vào nhà theo một đường cong đẳng hướng (Chúng ta sẽ học sau về bản chất của Khí).
Lưu ý: Trường hợp nhà này trùng khớp với loại nhà theo khái niệm tịnh trạch cổ.

HÌNH MINH HỌANếu nhà này chỉ có một phòng duy nhất là tịnh trạch.



2: Động trạch:
Nhà có một của vào duy nhất, trong nhà có phân phòng và có tầng nhà. Tầng lửng tính là tầng. 
Dương khí lan tỏa ra nhiều vị trí khác nhau trong nhà (do nhà nhiều ngăn, phòng và các tầng). 

Lưu ý: 
Trường hợp này nhà có cấu trúc gần giống với các trường hợp 2 - 3 -4 của cổ thư.

HÌNH MINH HỌA
Động trạch với một cửa vào duy nhất, cho dù tầng dưới từ trước ra sau chỉ một phòng.Nhưng có nhiều tầng
.




3: Biến trạch:
Nhà có một hoặc nhiều tầng, nhưng cấu trúc thành một khối kiến trúc duy nhất. Có ít nhất hai cửa có thể đi vào và di chuyển trong toàn bộ căn nhà. Dương khí từ các cửa vào nhà lan tỏa ra nhiều vị trí khác nhau trong nhà (Do nhà nhiều ngăn phòng).
HÌNH MINH HỌA
Nhà chỉ gồm một khối kiến trúc duy nhất và có từ hai cửa trở lên gọi là "biến trạch".





Cao ốc Lawrence S.Ting - Trụ sở chính Công ty LD Phú Mỹ Hưng

4: Hóa trạch:
Nhà có một hay nhiều tầng, nhưng cấu tạo gồm nhiều khối kiến trúc. Có ít nhất hai hay nhiều cửa có thể đi vào và di chuyển trong toàn bộ căn nhà. Dương khí từ các cửa và nhà lan tỏa ra nhiểu vị trí khác nhau của căn nhà.
HÌNH MINH HỌA
Nhà gồm ít nhất hai khối kiến trúc và có hai hay nhiều cửa gọi là Hóa trạch




Đây là định nghĩa chính thức của phong thủy Lạc Việt và anh chị em ghi nhớ điều này. 

Như vậy, căn cứ vào định nghĩa này thì hấu hết các căn hộ ở thành phố đều rơi vào biến trạch hoặc động trạch. Các căn hộ chung cư và cao ốc có cấu trúc hình khối duy nhất sẽ rơi vào biến trạch. Các nhà cao tầng và căn hộ chung cư có cấu trúc kết nối nhiều hình khối sẽ rơi vào hóa trạch.

Anh chị em cũng nhận thấy rằng: Sự phân loại cấu trúc hình thể nhà theo Phong thủy Lạc Việt không lấy căn cứ ngăn phòng để phân loại. Mà căn cứ vào cấu trúc hình thể - gồm nhiều khối hay một khối kiến trúc, căn cứ vào số cửa vào nhà. Trên cơ sở phân loại này chúng ta sẽ ứng dụng để giải thích và tính toán được những vấn đề mà cổ thư chữ Hán không lý giải được hoặc lúng túng trong cách lý giải; như: Phiên tinh cho các tầng nhà - là điều lúng túng theo sách cổ chữ Hán (Sẽ học tới đây).



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;