BÁT TRẠCH LẠC VIỆT TU TẠO
Anh chị em thân mến.
Bắt đầu từ bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các phương pháp ứng dụng cụ thể của Bát trạch Lạc Việt trong việc mưu cầu hạnh phúc.
Trong suốt qua trình học Phong thủy Lạc Việt, tôi sẽ luôn luôn lưu ý anh chị em rằng: Bản chất của các yếu tố ứng dụng trong phong thủy là một hệ thống nhất quán và hoàn chỉnh và thuộc về nền văn hiến Lạc Việt huyền vĩ. Những gì ghi chép lại và truyền đến ngày nay trong các bản văn cổ chữ Hán chỉ là sự cóp nhặt rồi bị Hán hóa không hoàn chỉnh và sai lệch những di sản của nền văn minh này, khi sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử từ hơn 2000 năm trước. Những bài giảng sẽ luôn luôn kèm theo sự minh chứng này.
Trong Phong Thủy Lạc Việt có những cái chưa thể giải thích cho anh chị em một cách hoàn hảo và thỏa mãn về bản chất đích thực của nó. Điều này không phải tôi dấu nghề - mà chính là những thực tại vũ trụ chưa nhận biết được từ trí thức của nhân loại hiện đại - nhưng lại được tổng hợp và qui ước hóa trong những tri thức Phong thủy. Bởi vậy, trong điều kiện hiện nay, chúng ta chỉ có thể tổng hợp những trí thức của cổ nhân trong các văn bản cổ hoặc còn lưu truyền trong dân gian để hiệu chỉnh trong mối tương quan hợp lý có tính định tính cho những vấn đề liên quan, có thể chưa xác định được về định lượng.
Tôi rất hy vọng trong khóa này sẽ đào tạo được các nhà nghiên cứu nhiều hơn là những nhà phong thủy ứng dụng. Trong các bài giảng của tôi, tôi sẽ xen kẽ cả những phương pháp nghiên cứu và định hướng để cùng chia sẻ, thảo luận.
Cảm ơn sự quan tâm của anh chị em.
Bắt đầu từ bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các phương pháp ứng dụng cụ thể của Bát trạch Lạc Việt trong việc mưu cầu hạnh phúc.
Trong suốt qua trình học Phong thủy Lạc Việt, tôi sẽ luôn luôn lưu ý anh chị em rằng: Bản chất của các yếu tố ứng dụng trong phong thủy là một hệ thống nhất quán và hoàn chỉnh và thuộc về nền văn hiến Lạc Việt huyền vĩ. Những gì ghi chép lại và truyền đến ngày nay trong các bản văn cổ chữ Hán chỉ là sự cóp nhặt rồi bị Hán hóa không hoàn chỉnh và sai lệch những di sản của nền văn minh này, khi sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử từ hơn 2000 năm trước. Những bài giảng sẽ luôn luôn kèm theo sự minh chứng này.
Trong Phong Thủy Lạc Việt có những cái chưa thể giải thích cho anh chị em một cách hoàn hảo và thỏa mãn về bản chất đích thực của nó. Điều này không phải tôi dấu nghề - mà chính là những thực tại vũ trụ chưa nhận biết được từ trí thức của nhân loại hiện đại - nhưng lại được tổng hợp và qui ước hóa trong những tri thức Phong thủy. Bởi vậy, trong điều kiện hiện nay, chúng ta chỉ có thể tổng hợp những trí thức của cổ nhân trong các văn bản cổ hoặc còn lưu truyền trong dân gian để hiệu chỉnh trong mối tương quan hợp lý có tính định tính cho những vấn đề liên quan, có thể chưa xác định được về định lượng.
Tôi rất hy vọng trong khóa này sẽ đào tạo được các nhà nghiên cứu nhiều hơn là những nhà phong thủy ứng dụng. Trong các bài giảng của tôi, tôi sẽ xen kẽ cả những phương pháp nghiên cứu và định hướng để cùng chia sẻ, thảo luận.
Cảm ơn sự quan tâm của anh chị em.
I - THIÊN ẤT QUÍ NHÂN
I - 1: Phương pháp cầu con của Bát trạch Minh cảnh.
Khôn giả cầu con
Duy tài đinh, Táo khẩu nghi hướng phục vì, mị kì niên Thiên Ất quý nhơn đào mạng tắc sanh tử tôn việc nghiệm.
Như thượng ngươn Canh Thìn niên (1880) Tam bích trị, tức dỉ tam bích nhập cung ngủ trung, tứ lục tại Càn, ngủ huỳnh tại Đoài, lục bạch tại Cấn, thất xích tại Ly, bát bạch tại Khảm, cửu tử tại Khôn, nhứt bạch tại Chấn, nhì hắc tức Khôn tức Thiên Ất quý nhơn tại Tốn. Nhược Tốn mạng nhơn phục vì, Táo tức Thiên Ất Khôn đáo mạng đã tất sanh tử tôn
Lược dịch:
Trong việc đặt hướng bếp. Cửa bếp quay về hướng Phục Vị, gặp năm có Thiên Ất Quý nhân đáo hướng cửa bếp, tất sanh con.
Thí dụ: Năm Canh Thìn Thượng Nguyên 1880. Sao Tam Bích nhập trung. Sao Tứ Lục tại Càn, Ngũ Hoàng tại Đoài, Lục Bạch tại Cấn, Thất Xích tại Ly, Bát Bạch tại Khảm, Cửu Tử tại Khôn, Nhất Bạch tại Chấn, Nhị Hắc tức Khôn - Thiên Ất Quí nhân tại Tốn . Nếu Tốn Mạng là Phục Vị và hướng Bếp thì khi Thiên Ất Quí Nhân chiếu tất sinh con, cháu.Anh chị em thân mến.
Qua đoạn trích dẫn trên từ Bát trạch Minh Cảnh có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán, chúng ta lại một lần nữa thấy rằng:
Chính phương pháp phi tinh của môn Huyền không, được ứng dụng cùng phương pháp Bát trạch để nhằm mục đích sinh con trong ứng dụng phong thủy.
Đoạn văn cổ trên cho thấy:
Vào năm 1880 - tức cách ngày nay 128 năm - một thí dụ về Huyền không (Phi tinh sao Nhị Hắc - trên cửu cung nguyên thủy cùng phương vị quái Khôn - Dù sách Tàu Lạc Thư hay sách Việt Hà Đồ thì cũng có độ số 2 - Nhị Hắc) đã được ứng dụng phối hợp cùng phương pháp Bát trạch để cầu sinh con trong phong thủy.
Bởi vậy, Phong Thủy Lạc Việt - cội nguồn của các phương pháp phong thủy Đông phương, chính là sự tổng hợp một cách nhất quán, hoàn chỉnh có tính qui luật, khách quan và khả năng tiên tri , chính là căn nguyên của các phương pháp ứng dụng gọi là môn phái phong thủy từ cổ thư chữ Hán, khi nền văn minh Việt bị sụp đổ ở miền Nam Dương Tử và lần lượt bị Hán Hóa. Căn nguyên này chính là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ".
Đây là một bằng chứng sắc sảo minh chứng cho tính tổng hợp và thống nhất của Phong Thủy Lạc Việt - nhân danh nền văn hiến Việt huyền vĩ.
Vì liên quan đến vấn đề huyền không - sẽ học sau - nên tôi phải trình bày sơ qua để anh chị em nào quan tâm sẽ tìm hiểu và không phải nội dung chính của bài này:
Chúng ta hãy xem hình ảnh minh họa dưới đây về vận tam nguyên - "Tam Bích nhập trung cung"trong phương pháp phi tinh Huyền không để thấy rõ điều này:
Hình bên trái là phi tinh trên cửu cung Hà Đồ theo phương pháp Huyền không Lạc Việt - sẽ học sau.
Hình bên phải là phương pháp phi tinh Huyền không trên Lạc Thư có nguồn gốc từ sách Hán , minh họa cho ví dụ trên.
Thí dụ: Năm Canh Thìn Thương Nguyên 1880. Sao Tam Bích nhập trung. Sao Tứ Lục tại Càn, Ngũ Hoàng tại Đoài, Lục Bạch tại Cấn, Thất Xích tại Ly, Bát Bạch tại Khảm, Cửu Tử tại Khôn, Nhất Bạch tại Chấn, Nhị Hắc tức Khôn - Thiên Ất Quí nhân tại Tốn . Nếu Tốn Mạng là Phục Vị và hướng Bếp thì khi Thiên Ất Quí Nhân chiếu tất sinh con, cháu.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Qua hình bên phải - Phi tinh Huyền Không trên Lạc Thư - chúng ta thấy hoàn toàn trùng khớp với thí dụ trong sách Bát trạch Minh Cảnh của soạn giả Thái Kim Oanh.
Khi sao Nhị Hắc nhập cung Tốn (Đông Nam theo sách Tàu), gặp người Tốn Mạng theo quan niệm của sách Tàu thì hướng Đông Nam Phục Vị thì năm đó sẽ có con.
Như vậy, chúng ta thấy rằng:
Theo Bát trạch Minh Cảnh thì bất kể tuổi nào, nếu cửa bếp quay về hướng Phục Vị kết hợp được với sao Nhị Hắc phi tinh đến hướng đó thì năm đó sẽ dễ sinh con. Nhưng bây giờ, chúng ta quán xét lại cách giải thích của Bát trạch Minh Cảnh trên xem có đúng trong trường hợp cụ thể này không?
Trong phương pháp Huyền Không lưu trữ từ cổ thư chữ Hán chúng ta thấy họ coi sao Nhị Hắc và Ngũ Hoàng (Sẽ học sau) là hai ngôi sao xấu nhất trong phương pháp Huyền không. Vậy tại sao họ lại nói Nhị Hắc đáo hướng bếp Tốn Phục vị lại có con?
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Khi sao Nhị Hắc nhập cung Tốn (Đông Nam theo sách Tàu), gặp người Tốn Mạng theo quan niệm của sách Tàu thì hướng Đông Nam Phục Vị thì năm đó sẽ có con.
Như vậy, chúng ta thấy rằng:
Theo Bát trạch Minh Cảnh thì bất kể tuổi nào, nếu cửa bếp quay về hướng Phục Vị kết hợp được với sao Nhị Hắc phi tinh đến hướng đó thì năm đó sẽ dễ sinh con. Nhưng bây giờ, chúng ta quán xét lại cách giải thích của Bát trạch Minh Cảnh trên xem có đúng trong trường hợp cụ thể này không?
Trong phương pháp Huyền Không lưu trữ từ cổ thư chữ Hán chúng ta thấy họ coi sao Nhị Hắc và Ngũ Hoàng (Sẽ học sau) là hai ngôi sao xấu nhất trong phương pháp Huyền không. Vậy tại sao họ lại nói Nhị Hắc đáo hướng bếp Tốn Phục vị lại có con?
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Thực ra đây là một sai lầm và cách giải thích gượng ép của sách Tàu. Bây giờ chúng ta xét theo Bát trạch và Huyền không Việt thì thực ra sao Nhị Hắc lúc ấy mới đúng là nằm ở Tây Nam (Do đổi chỗ Tốn Khôn) - Hướng bếp Đông nam khôn là xấu - Họa Hại với người cung Tốn - nhưng do sao Cửu Tử Kim (Vũ khúc theo Cấu trúc Phong thủy) đến, Họa Hại bị sinh xuất, nên giảm xấu. Cộng với nhiều yếu tố khác - chúng ta sẽ học tiếp tục để kết hợp các yếu tố sau. Hơn nữa theo quy luật huyền không thì 9 năm sao mới đáo hướng một lần. Nếu chẳng may vào năm thứ nhất thì xoay bếp đúng phục vị phải đợi....9 năm sau. Rõ ràng đây là điều vô lý.
I -2: Cầu con theo Bát trạch Lạc Việt:
Nhưng theo Phong Thủy Lạc Việt thì việc cầu con nói chung không nhất thiết chỉ dùng hương bếp. Hướng bếp chỉ là một yếu tố quan yếu mà thôi và không phải duy nhất.
Thông thường một gia đình muộn con, ngoài tình trạng cơ chế sinh lý không thể sinh như: Già cả; vô sinh bẩm sinh, giải phẫu các bộ phận liên quan đến sinh nở...thì sự hiếm muộn theo quan niệm Á Đông chính là khí tuyệt hoặc hãm.
Bởi vậy, phong thủy Lạc Việt chữa vô sinh thì việc đầu tiên trong nhà phải là khí vượng và thông thoáng - những hướng tốt, phương vị tốt của gia chủ được phát huy tối đa. Cấu trúc nhà hợp lý theo Phong thủy Lạc Việt và Huyền không Lạc Việt (Tức là gồm nhiều yếu tố kết hợp - Các môn này học sau). Riêng về hướng bếp phải là Phúc Đức trù - tức là Sơn hướng tọa đề tốt: Tây trạch là Đông Nam - Tây Bắc, Đông trạch là Bắc - Nam.
Như trên tôi đã trình bày:
Hướng Phúc Đức trù là cực tốt. Nhưng khi hạn xấu tới cũng chỉ hạn chế. Trường hợp gặp những năm hạn xấu với gia chủ (*) - chúng ta phải có phương pháp hóa giải. Gọi là các chiêu thức trong phong thủy - sẽ học sau.
Tóm lại - theo Bát trạch Lạc Việt, cách giải thích và thí dụ trên không đúng. Muốn cầu con - trong điều kiện đã nói ở trên thì phải không rơi vào các trường hợp "tình trạng cơ chế sinh lý không thể sinh như: Già cả; vô sinh bẩm sinh, giải phẫu các bộ phận liên quan đến sinh nở..." . Bát trạch Lạc Việt ứng dụng liên quan đến việc cầu con phải gồm những yếu tố sau:
* Bếp phải Phúc Đức trù và không vô khí (Về khí sẽ học sau).
* Vượng khí trong nhà (Sẽ tiếp tục học liên quan đến Hình lý khí)
* Cung Sinh Khí vượng (Liên quan đến trấn yểm trong phong thủy ở cung này- sẽ học sau)
* Các cung tốt không bị khuyết hãm, xâm phạm bởi wc, hầm cầu (Bể phốt) - sẽ tiếp tục học trong phương pháp Bát trạch Lạc Việt. Những cung tốt phải được phát huy.
Trên đây là những yếu tố cần trong phương pháp cầu con của Bát Trạch Lạc Việt và phải phối hợp với các yếu tố khác trong Phong thủy Lạc Việt.
II - CẦU TÀI LUẬN
Phần này nói về phương pháp cầu tài lộc theo quan niệm của Bát trạch Lạc Việt. Anh chị em cũng lưu ý rằng: Bát trạch Lạc Việt cũng như Phong thủy Lạc Việt nói chung - trên nguyên tắc - là sự tiếp thu, hiệu chỉnh những di sản còn lại của ông cha bị Hán Hóa sai lệch từ hàng ngàn năm trước, chứ không phải là sự phủ định hoàn toàn những giá trị truyền thống. Bởi vậy, vẫn rất nhiều phương pháp ứng dụng trong cổ thư truyền lại được ứng dụng nguyên si. Chúng ta chỉ hiệu chỉnh khi phát hiện những sự sai lệch, phi quy luật so với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ".Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:
I -2: Cầu con theo Bát trạch Lạc Việt:
Nhưng theo Phong Thủy Lạc Việt thì việc cầu con nói chung không nhất thiết chỉ dùng hương bếp. Hướng bếp chỉ là một yếu tố quan yếu mà thôi và không phải duy nhất.
Thông thường một gia đình muộn con, ngoài tình trạng cơ chế sinh lý không thể sinh như: Già cả; vô sinh bẩm sinh, giải phẫu các bộ phận liên quan đến sinh nở...thì sự hiếm muộn theo quan niệm Á Đông chính là khí tuyệt hoặc hãm.
Bởi vậy, phong thủy Lạc Việt chữa vô sinh thì việc đầu tiên trong nhà phải là khí vượng và thông thoáng - những hướng tốt, phương vị tốt của gia chủ được phát huy tối đa. Cấu trúc nhà hợp lý theo Phong thủy Lạc Việt và Huyền không Lạc Việt (Tức là gồm nhiều yếu tố kết hợp - Các môn này học sau). Riêng về hướng bếp phải là Phúc Đức trù - tức là Sơn hướng tọa đề tốt: Tây trạch là Đông Nam - Tây Bắc, Đông trạch là Bắc - Nam.
Như trên tôi đã trình bày:
Hướng Phúc Đức trù là cực tốt. Nhưng khi hạn xấu tới cũng chỉ hạn chế. Trường hợp gặp những năm hạn xấu với gia chủ (*) - chúng ta phải có phương pháp hóa giải. Gọi là các chiêu thức trong phong thủy - sẽ học sau.
Tóm lại - theo Bát trạch Lạc Việt, cách giải thích và thí dụ trên không đúng. Muốn cầu con - trong điều kiện đã nói ở trên thì phải không rơi vào các trường hợp "tình trạng cơ chế sinh lý không thể sinh như: Già cả; vô sinh bẩm sinh, giải phẫu các bộ phận liên quan đến sinh nở..." . Bát trạch Lạc Việt ứng dụng liên quan đến việc cầu con phải gồm những yếu tố sau:
* Bếp phải Phúc Đức trù và không vô khí (Về khí sẽ học sau).
* Vượng khí trong nhà (Sẽ tiếp tục học liên quan đến Hình lý khí)
* Cung Sinh Khí vượng (Liên quan đến trấn yểm trong phong thủy ở cung này- sẽ học sau)
* Các cung tốt không bị khuyết hãm, xâm phạm bởi wc, hầm cầu (Bể phốt) - sẽ tiếp tục học trong phương pháp Bát trạch Lạc Việt. Những cung tốt phải được phát huy.
Trên đây là những yếu tố cần trong phương pháp cầu con của Bát Trạch Lạc Việt và phải phối hợp với các yếu tố khác trong Phong thủy Lạc Việt.
II - CẦU TÀI LUẬN
Phần này nói về phương pháp cầu tài lộc theo quan niệm của Bát trạch Lạc Việt. Anh chị em cũng lưu ý rằng: Bát trạch Lạc Việt cũng như Phong thủy Lạc Việt nói chung - trên nguyên tắc - là sự tiếp thu, hiệu chỉnh những di sản còn lại của ông cha bị Hán Hóa sai lệch từ hàng ngàn năm trước, chứ không phải là sự phủ định hoàn toàn những giá trị truyền thống. Bởi vậy, vẫn rất nhiều phương pháp ứng dụng trong cổ thư truyền lại được ứng dụng nguyên si. Chúng ta chỉ hiệu chỉnh khi phát hiện những sự sai lệch, phi quy luật so với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ".Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:
II - 1:
Nội dung trích dẫn
* Phạm cưỡng cầu, bại đức giả tất suy.
Là những kẻ ngổ nghịch, bại luân, tổn đức gượng cầu vô ích. Cầu tại miệng Táo hảy hạp mạng hướng kiết.
Là những kẻ ngổ nghịch, bại luân, tổn đức gượng cầu vô ích. Cầu tại miệng Táo hảy hạp mạng hướng kiết.
Câu: "Phạm cưỡng cầu, bại đức giả tất suy", chúng ta không nên hiểu một cách đơn giản rằng: Những kẻ thất đức, vô phúc không xứng đáng được hưởng, nhưng cũng cố gắng cầu tài lộc thì dù có vượng lên nhất thời sau đó cũng sẽ suy bại. Chúng ta cần hiểu một cách nhất quán và khoa học là:
Phong thủy - theo quan niệm của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt - cũng chỉ là một yếu tố tương tác, cần, nhưng không phải đủ. Còn nhiều yếu tố tương tác khác để dẫn đến sự hoàn thiện cho cuộc sống con người. Những yếu tố đó là: Môi trường sống lành mạnh về tự nhiên và văn hóa, cuộc sống gia đình lành mạnh. Hoàn cảnh khu vực cũng tốt theo quan niệm phong thủy...Chúngvv ta hãy tưởng tưởng tượng một ngôi nhà hoàn hảo, nhưng ở giữa sa mạc, hoặc tại một xóm nghèo với những ngôi nhà ổ chuột với xóm đèn đỏ thì cũng không thể hoàn mỹ về cuộc sống.
II - 2:
Nội dung trích dẫn
* Hiệp Sanh khí Tham Lang tinh được đại phú, ký ngoặt đắc đại tài là hạp Sanh khí.
Mộc tinh, ứng tại Hợi, Mẹo, Mùi niên ngoặt là ứng vào những tháng và những năm Hợi, Mẹo, Mùi. Phải biết tháng giêng là tháng Dần, tháng 2 là Mẹo, tháng 3 là Thìn, 4 Tị, 5 Ngọ, 6 Mùi, 7 Thân, 8 Dậu, 9 Tuất, 10 Hợi, 11 Tý, tháng chạp là Sửu. Trên đây nói ứng những năm Hợi, Mẹo, Mùi thì để biết, còn những tháng Hợi, Mẹo, Mùi là tháng 10, tháng 2 và tháng 6 ứng phát tài....v.v…
Mộc tinh, ứng tại Hợi, Mẹo, Mùi niên ngoặt là ứng vào những tháng và những năm Hợi, Mẹo, Mùi. Phải biết tháng giêng là tháng Dần, tháng 2 là Mẹo, tháng 3 là Thìn, 4 Tị, 5 Ngọ, 6 Mùi, 7 Thân, 8 Dậu, 9 Tuất, 10 Hợi, 11 Tý, tháng chạp là Sửu. Trên đây nói ứng những năm Hợi, Mẹo, Mùi thì để biết, còn những tháng Hợi, Mẹo, Mùi là tháng 10, tháng 2 và tháng 6 ứng phát tài....v.v…
II - 3:
Nội dung trích dẫn
* Hiệp đặng Thiên Y Cự Môn tinh.
Thổ tinh ứng tại Thân, Tý, Thìn niên ngoạt phát tài dư ngàn, vạn.
Thổ tinh ứng tại Thân, Tý, Thìn niên ngoạt phát tài dư ngàn, vạn.
II - 4:
Nội dung trích dẫn
* Hiệp Phúc đức - Diên niên Vũ khúc Kim tinh.
Ngày tháng đắc tài trung phú.
Ngày tháng đắc tài trung phú.
II - 5:
Nội dung trích dẫn
* Hiệp Phục Vị - Tả Phủ Thủy tinh.
Đặng tiểu phú, ngày ngày có tiểu tài tấn ích phát giàu ứng tại Hợi, Mẹo, Mùi niên ngoạt.
Đặng tiểu phú, ngày ngày có tiểu tài tấn ích phát giàu ứng tại Hợi, Mẹo, Mùi niên ngoạt.
Trên đây là bốn yếu tố đặt bếp theo 4 hướng tốt của Đông hoặc Tây trạch. Theo sách Bát Trạch Minh cảnh thì phát từ đại phú đến tiểu phú. Nhưng anh chị em cũng biết rằng: Trên thực tế đã không xảy ra như vậy. Bởi vì, bếp xấu hay tốt chỉ là một yếu tố cần trong Phong Thủy Lạc Việt. Một cái bếp tốt hoặc xấu không phải yếu tố duy nhất làm nên sự thịnh suy của gia chủ. Ngay trong việc đặt bếp, chúng ta cần lưu ý các mối tương quan đã trình bày ở trên: Bếp không được quay ra cửa.....
III - TU TẠO LUẬN
Phần này nói về tu tạo tức là xây dựng, sửa chữa, cơi nới. Phần này giảng về các phương vị tọa tốt xấu của nhà cửa, phòng ốc.
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:
Nội dung trích dẫn
Phàm các việc thay đổi tu bổ thêm phòng ốc, cả đến sự trồng hoa lập vườn cứ phương hướng kiết mà làm, kị tạo hung phương. Trong nửa năm hoạ phước có thấy ứng.
Mỗi cung mạng phương hướng kiết hung khác nhau. Kẻ này Sanh khí hướng Tây Đoài, người nọ Sanh khí lại nơi Đông, Chấn....v.v.....
Có người dùng phương Sanh khí thì phát tài hưng vượng còn ngừơi sao lại dùng phương Sanh khí mà điêu linh, suy hại.
Bởi vì:
1. Sanh khí thuộc Mộc tinh lập tại Thủy, Mộc, Hỏa vi đắc vị, bất nghi Kim, Thổ phương.
2. Thiên y thuộc Thổ lập tại Hỏa, Thổ Kim vi đắc vị, bất nghị Mộc, Thủy phương.
3. Diên niên thuộc Kim lập tại Kim, Thổ, Thủy vi đắc vị bất nghị Mộc, Hỏa phương.
Mỗi cung mạng phương hướng kiết hung khác nhau. Kẻ này Sanh khí hướng Tây Đoài, người nọ Sanh khí lại nơi Đông, Chấn....v.v.....
Có người dùng phương Sanh khí thì phát tài hưng vượng còn ngừơi sao lại dùng phương Sanh khí mà điêu linh, suy hại.
Bởi vì:
1. Sanh khí thuộc Mộc tinh lập tại Thủy, Mộc, Hỏa vi đắc vị, bất nghi Kim, Thổ phương.
2. Thiên y thuộc Thổ lập tại Hỏa, Thổ Kim vi đắc vị, bất nghị Mộc, Thủy phương.
3. Diên niên thuộc Kim lập tại Kim, Thổ, Thủy vi đắc vị bất nghị Mộc, Hỏa phương.
Câu 1: Sanh khí thuộc Mộc tinh lập tại Thủy, Mộc, Hỏa vi đắc vị, bất nghi Kim, Thổ phương.
Trên nói: Những người tu tạo nhà cửa dùng phương Sanh khí Tham Lang Mộc tinh nhằm hướng Thủy, Mộc, Hỏa mới đắc vị và tốt. Bởi Sanh khí thuộc Tham Lang Mộc tinh. Mộc tinh gặp Thủy được sinh sôi nẩy nở, gặp Mộc thêm rườm rà vượng phát, gặp Hỏa được tương sinh (xem lại ngũ hành tương sanh ngũ hành tương khắc). Gặp Kim, Thổ bị khắc thì dùng sinh khí cũng không tốt.
Ví dụ:
Nội dung trích dẫn
Người mạng Càn tức Sanh khí hướng Đoài, Đoài thuộc Kim khắc Mộc tinh hung.
Người Khảm - Sanh khí hướng Tốn Mộc vượng phát Mộc tinh kiết.
Người Cấn - Sanh khí hướng Khôn Thổ bị Mộc tính khắc hung.
Người Chấn - Sanh khí hướng Ly Hoả đặng tương sanh kiết.
Người Tốn - Sanh khí hướng Khảm Thủy sanh Mộc kiết.
Người Ly - Sanh khí hướng Cấn Mộc đặng Mộc vượng.
Người Khôn - Sanh khí hướng Cấn Thổ bị tương khắc.
Người Đoài - Sanh khí hướng Cấn Thổ bị tương khắc.
Người Đoài - Sanh khí hướng Càn Kim khắc Mộc tinh hung.
Người Khảm - Sanh khí hướng Tốn Mộc vượng phát Mộc tinh kiết.
Người Cấn - Sanh khí hướng Khôn Thổ bị Mộc tính khắc hung.
Người Chấn - Sanh khí hướng Ly Hoả đặng tương sanh kiết.
Người Tốn - Sanh khí hướng Khảm Thủy sanh Mộc kiết.
Người Ly - Sanh khí hướng Cấn Mộc đặng Mộc vượng.
Người Khôn - Sanh khí hướng Cấn Thổ bị tương khắc.
Người Đoài - Sanh khí hướng Cấn Thổ bị tương khắc.
Người Đoài - Sanh khí hướng Càn Kim khắc Mộc tinh hung.
Câu 2. Thiên Y Cự Môn tinh thuộc Thổ lập tại Hỏa, Thổ Kim vi đắc vị, bất nghị Mộc, Thủy phương.
Câu 3. Diên niên thuộc Kim lập tại Kim, Thổ, Thủy vi đắc vị bất nghị Mộc, Hỏa phương.
Chứng minh tương tự như hai câu trên, chúng ta suy lý ngủ hành sinh khắc để xét thấy tuổi nào phương Sanh khí lợi thì dùng, bằng bất lợi thì dùng Phúc Đức (Diên niên) hoặc Thiên y cũng rất tốt.
(Xem kỹ lại cửu tinh ngũ hình tới cửu tinh chế phục cho kỹ mới khỏi sai lầm).
Anh chị em lưu ý:
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:
Nội dung trích dẫn
Người Khảm - Sanh khí hướng Tốn Mộc vượng phát Mộc tinh kiết..
Hoặc:
Nội dung trích dẫn
Người Tốn - Sanh khí hướng Khảm Thủy sanh Mộc kiết..
Theo Bát trạch Lạc Việt thì hướng Tốn thuộc Âm Kim - Kim sinh Thủy (Khảm) nên tốt. Kết quả giống nhau, nhưng cách giải thích khác nhau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét