La kinh được cấu tạo gồm 4 bộ phận chính là thân la kinh, mặt la kinh, đường định vị chữ thập, và kim nam châm.
Về chất liệu của các bộ phận và nội dung của la kinh tôi không nhắc đến vì không thuộc nội dung topic này.
2. phương pháp lấy đường chỉ tiêu của hướng nhà.
Để kết quả đo được chính xác ta phải tiến hành lấy chỉ tiêu cho hướng nhà, mục đích là để định hướng cho la kinh và thiết lập hướng đặt la kinh sao cho xa tường để tránh ảnh hưởng của từ trường lên kim nam châm.Cách xác định là lấy chiều ngang của căn nhà chia đôi.
Trong ví dụ này tôi cho chiều ngang của căn nhà là 5m . chia đôi thì được mỗi bên 2,5m, đánh dấu lại rồi dung 1 sợi chỉ dài, kéo thẳng từ trước ra sau ngôi nhà, nối liền 2 điểm đã đánh dấu trước đó.
3. Khi đã lấy được chỉ tiêu cho hướng nhà, ta bắt đầu đặt la kinh để đo tọa độ.
Chú ý là đường định vị của la kinh phải trùng với đường chỉ tiêu của hướng nhà, như vậy là hướng nhà, đường chỉ tiêu và đường định vị của la kinh đều nằm trên 1 đường thẳng. khi đo phải đặt la kinh cao hơn mặt đất khoảng 50cm để tránh từ trường của mặt đất làm sai lệch kim nam châm
4. giữ chắc thân la kinh, tránh lệch lạc 2 đường chỉ tiêu, sau đó xoay mặt la kinh sao cho vị trí 0 độ nằm đối diên mũi chỉ hướng bắc của kim nam châm. Đọc độ số ở đầu đường định vị trên mặt la kinh. Độ số này chính là tọa độ của hướng nhà, dùng để lập tinh bàn huyền không.
5. đo tâm nhà thì ta kẻ 2 đường chéo giao nhau giữa 4 góc nhà. Giao điểm của 2 đường chéo chính là tâm nhà, nơi đặt la kinh để xác định phương hướng bên trong căn nhà và hướng cửa chính.
5. đo tâm nhà thì ta kẻ 2 đường chéo giao nhau giữa 4 góc nhà. Giao điểm của 2 đường chéo chính là tâm nhà, nơi đặt la kinh để xác định phương hướng bên trong căn nhà và hướng cửa chính.
6. Trong ví dụ này ta thấy đo được hướng nhà là 90 độ.
Tương tự như vậy ta có thể đo tâm phòng A,B,C....
0 nhận xét:
Đăng nhận xét