Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

KHỔ-SƯỚNG-LAO ĐỘNG-THIẾT KẾ XÂY DỰNG

buddhism

Mỗi sớm mai thức dậy
Chào đón mặt trời lên
Gắng làm việc có ích
Xin vợi đi ưu phiền
A Di Đà Phật
KHỔ
(Phật giáo) (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là một khái niệm quan trọng của Phật giáo, là cơ sở của Tứ diệu đế. Khổ là một trong ba tính chất của sự vật. Không phải chỉ là những cảm thụ khó chịu mới là Khổ; Khổ dùng để chỉ tất cả mọi hiện tượng vật chất và tâm thức, xuất phát từ Ngũ uẩn, chịu dưới quy luật của sự thay đổi và biến hoại. Như thế tất cả những điều an lạc đang có cũng là khổ vì chúng sẽ hoại diệt. Khổ xuất phát từ Ái (sa. tṛṣṇā) và con đường thoát khổ là Bát chính đạo. Chân lí thứ nhất của Tứ diệu đế nói về tính chất của khổ như sau: "Sinh là khổ; già là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; lo lắng, than thở, buồn rầu, tuyệt vọng, thù oán là khổ; không đạt gì mình ưa thích là khổ; nói tóm lại: mọi thứ dính líu đến Ngũ uẩn là khổ." (sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, cầu bất đác khổ, ngũ uẩn xí thạnh khổ.)


SƯỚNG
Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng.
Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.
Hạnh phúc, sung sướng là hai từ gần nghĩa, đều chỉ cảm giác thoải mái khi đạt được một giá trị, một mục đích, một kết quả... nhưng điểm khác nhau nằm ở tính hữu hình hay vô hình của giá trị, của mục đích, của kết quả đạt được đó. Chẳng hạn, tình yêu, sự thành công, sự nổi tiếng, sự yêu mến... mang lại hạnh phúc. Còn tiện nghi sinh hoạt, sự giàu có... mang lại sung sướng. Ngoài ra, còn phải kể đến cảm giác sung sướng khi được thỏa mãn các bản năng cơ bản như ăn uống, vui chơi giải trí, sinh hoạt tình dục...
Một so sánh tương đối giữa hạnh phúc và sung sướng là hạnh phúc liên quan đến lý trí và sung sướng liên quan đến bản năng.
Có hạnh phúc thì mới có sung sướng và không ngược lại :D

LAO ĐỘNG
Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động.


THIẾT KẾ XÂY DỰNG
Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Phương án công nghệ; Công năng sử dụng; Phương án kiến trúc; Tuổi thọ công trình; Phương án kết cấu, kỹ thuật; Phương án phòng chống cháy nổ; Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao; Giải pháp bảo vệ môi trường; Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng. Người làm thiết kế xây dựng được gọi là kỹ sư thiết kế xây dựng.
http://dotuanhanh.blogspot.com


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
;